Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn Quảng Ngãi

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi.

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương mang tính chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Bên cạnh đó, từ khi nước ta gia nhập WTO, tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế lớn của khu vực và thế giới, sức ép của hội nhập và phát triển ngày một lớn, đặt ra yêu cầu rất cao đối với nền kinh tế nước ta, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực phải đối phó với nhiều thách thức nhất.

Tuy vậy, các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự hiệu quả, thiếu bền vững ở nhiều mặt, có thể nói chưa đáo ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, chưa đưa sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thành sản xuất hàng hóa thực sự.

Để góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho được các mô hình NTM đủ yêu cầu phát huy nội lực, tiềm năng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đủ điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới.

Huyện An Lão, tỉnh Bình Định cũng là một trong những địa phương của cả nước thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM. Qua 5 năm triển khai thực hiện, bước đầu cũng đã đạt được những thành tựu cơ bản, quang trọng trong phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng; tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn được đổi mới, nhân dân phấn khởi đồng thuận ủng hộ.

Với tất cả những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện An Lão, tỉnh Bình Định” làm luận văn thạc sĩ ngành Chính sách công với mong muốn đề tài này góp một phần nhỏ cho tư liệu nghiên cứu và định hướng xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện An Lão, tỉnh Bình Định.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu: Vận dụng lý luận về chính sách xây dựng NTM của Việt Nam và thực tiễn xây dựng NTM ở một số địa phương trong nước, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về chính sách xây dựng NTM.

Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2011-2015;

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng NTM tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn 2016-2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian

Phạm vi thời gian

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu bàn giấy (Desk study): nghiên cứu các tài liệu sẵn có và kế thừa các kết quả nghiên cứu;

Phương pháp phân tích chính sách, áp dụng cho phân tích quy trình thực hiện chính sách công trong thực tiễn quản lý quá trình phát triển nông thôn;

Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích so sánh số liệu phục vụ cho việc minh chứng, minh họa cho các nội dung đánh giá, phân tích.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách xây dựng NTM

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định.

Chương 3: Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách xây dựng NTM.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

      1. 1.1.1.1. Khái niệm Nông thôn
      2. 1.1.1.2. Khái niệm nông thôn mới (NTM)

Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã 1.2. Chính sách xây dựng NTM

      1. 1.1.1.3. Khái niệm chính sách xây dựng NTM

Chính sách xây dựng NTM là một dạng chính sách công được triển khai thực hiện trên cơ sở hệ thống văn bản chính sách từ trung ương đến địa phương nhằm xây dựng nông thôn theo những tiêu chí mới, hướng đến mục tiêu “Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị; Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn; Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn; Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn; Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị – xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân”.

      1. 1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
      2. 1.2.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
      3. 1.2.1.1. Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới là nhằm biến ý đồ chính sách thành hiện thực
      4. 1.2.1.2. Thực hiện chính sách nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung.
      5. 1.2.1.3. Thực hiện chính sách nhằm khẳng định tính đúng đắn của chính sách
      6. 1.2.1.4. Thực hiện chính sách nhằm giúp cho chính sách ngày càng hoàn chỉnh

1.2.2. Yêu cầu đối với việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

1.2.2.1. Yêu cầu thực hiện mục tiêu

1.2.2.2. Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống

1.2.2.3. Yêu cầu các cơ quan nhà nước phải đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách

1.2.2.4. Yêu cầu đảm bảo lợi ích thật sự cho các đối tượng thụ hưởng

    1. 1.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
      1. 1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
      2. 1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách xây dựng nông thôn mới
      3. 1.3.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
      4. 1.3.4. Duy trì chính sách
      5. 1.3.5. Điều chỉnh chính sách
      6. 1.3.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
      7. 1.3.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm
    2. 1.4. Chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

1.4.1. Hệ thống văn bản chính sách đã ban hành về xây dựng nông thôn mới

1.4.2. Nội dung thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

1.4.2.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

1.4.2.2. Phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội

1.4.2.3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

1.4.2.4. Giảm nghèo và an sinh xã hội.

1.4.2.5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu

quả ở nông thôn.

1.4.2.6. Phát triển Giáo dục – đào tạo ở nông thôn

1.4.2.7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn

1.4.2.8. Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn

1.4.2.9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

1.4.2.10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị – xã hội trên địa bàn

1.4.2.11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng NTM

      1. 1.5.1. Những nhân tố chủ quan

1.5.1.1. Nhận thức của chính quyền

1.5.1.2. Mức độ tuân thủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính sách

1.5.1.3. Năng lực thực thi chính sách xây dựng NTM của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý Nhà nước

Xây dựng NTM chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố năng lực (kỹ năng) và tâm huyết của đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những yếu tố cơ bản. Kỹ năng ấy được thể hiện như sau:

Thứ nhất, kỹ năng lập kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Thứ hai, kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện xây dựng NTM.

 Thứ ba, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin trong lãnh đạo, điều hành.

Thứ tư, kỹ năng xử lý mâu thuẫn trong nhân dân, đơn thư khiếu nại, tố cáo.

1.5.1.4. Các điều kiện vật chất để thực thi chính sách xây dựng NTM

Trong xây dựng NTM, các nguồn lực và điều kiện vật chất ảnh hưởng có tính quyết định, bao gồm:

Thứ nhất, nguồn đóng góp của cộng đồng

Thứ hai, vốn đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ tư nhân.

Thứ ba, vốn tín dụng

Thư tư, vốn ngân sách (bao gồm vốn Trung ương, địa phương)

1.5.1.5. Sự đồng tình ủng hộ của người dân

Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm làm thay đổi bộ mặt của nông thôn cho phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vai trò đó được thể hiện qua những nội dung:

Một là, nông dân là nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM.

Hai là, nông dân là người trực tiếp xây dựng, giữ gìn và bảo vệ kết cấu hạ tầng nông thôn.

Ba là, nông dân là những người trực tiếp đóng góp và đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng NTM đi vào cuộc sống. 

Bốn là, nông dân là chủ thể xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các vùng nông thôn.

Năm là, nông dân là chủ thể giữ gìn an ninh, trật tự ở các vùng nông thôn.

      1. 1.5.2. Những nhân tố khách quan

Các yếu tố khách quan là những yếu tố xuất hiện và tác động đến tổ chức thưc thi chính sách xây dựng NTM từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý.

1.5.2.1. Tính chất của vấn đề chính sách xây dựng NTM

1.5.2.2. Môi trường thực thi chính sách xây dựng NTM

1.5.2.3. Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách xây dựng NTM

1.5.2.4. Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách

1.5.2.5. Đặc tính của đối tượng thực hiện chính sách xây dựng NTM

1.6. Kinh nghiệm xây dựng NTM của một số địa phương và bài học rút ra

      1. 1.6.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.6.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Yên

Phải đặt công tác tuyên truyền lên vị trí “tiền phong” để người dân cùng đồng thuận vào cuộc với Nhà nước.

Phải đảm bảo được tính công khai, minh bạch trên tinh thần dân chủ trong mọi hoạt động của chương trình.

Phải gắn chặt nhiệm vụ xây dựng NTM với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư“, phong trào xây dựng cộng đồng dân cư văn hóa.

Phải có sự thống nhất, đoàn kết và tinh thần trách nhiệm cao trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Lồng ghép, quản lý vốn, huy động các nguồn lực để vừa đảm bảo được mục tiêu, vừa huy động được nguồn lực khác của địa phương.

1.6.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ngãi

Công tác tuyên truyền là khâu then chốt, phải làm sâu rộng để nâng cao nhận thức trong nhân dân về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM.

Xây dựng NTM cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến tận thôn; phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp.

Ðồng thời, xác định nguồn vốn xây dựng NTM là rất lớn. Do vậy, cần phải đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM theo phương châm “Huy động nguồn lực xã hội hóa là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”.

Ðặc biệt, trong quá trình triển khai tại các xã phải luôn bảo đảm sự công khai, minh bạch, tuân thủ chủ trương “dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Thường xuyên tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại địa phương.

1.6.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh phúc

Nắm chắc các chủ trương, nghị quyết của cấp trên, coi trọng công tác vận động nhân dân, phát huy dân chủ rộng rãi, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, xây dựng mô hình điểm cho nhân dân học tập, làm theo.

Ưu tiên lựa chọn các nội dung tiêu chí thực hiện cần ít vốn làm trước, chú trọng đầu tư cho phát triển sản xuất, coi trọng việc lấy ý kiến của cán bộ Đảng viên và nhân dân.

Phát huy nội lực của nhân dân đóng góp cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và từng nội dung công việc, tạo môi trường thuận lợi để nhân dân an tâm đầu tư.

Tập trung cao độ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự điều hành cương quyết của chính quyền, nêu cao vai trò lãnh đạo của các chi bộ Đảng.

Trong công tác chỉ đạo phải sâu sát, quyết liệt, đảm bảo tiến độ thời gian đến từng tiêu chí, dự án, công trình.

Chủ động xây dựng các cơ chế chính sách, nguồn lực; phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm từ chính quyền xã đến các khu dân cư.

Xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cư làm chủ, trong đó người dân là chủ thể; huy động nội lực từ xã hội hoá là chính.

      1. 1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra

1.6.2.1. Bài học về sự thành công

Một là, tiến hành xây dựng NTM trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM.

Hai là, lựa chọn mục tiêu ưu tiên trong chương trình xây dựng NTM.

Ba là, thực hiện chính sách khuyến khích Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng NTM.

Bốn là, thực hiện phương châm làm từng bước, từ thấp đến cao, từ thí điểm trên diện hẹp đưa ra toàn quốc, từ xây dựng lan sang sản xuất, từ nông nghiệp sang phi nông.

Năm là, phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng địa phương, tránh rập khuôn, máy móc.

Sáu là, phát huy dân chủ trong xây dựng NTM. Việc xây dựng NTM phải được nhân dân bàn bạc dân chủ, công khai, phát huy cao nhất tinh thần cộng đồng và trách nhiệm tham gia xây dựng NTM.

Bảy là, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Tám là, suy cho cùng sự thành công của xây dựng NTM được quyết định chủ yếu bởi nhân tố con người.

Chín là, nông thôn là địa bàn sống, hoạt động của nhiều chủ thể, từ Nhà nước, tư nhân, cộng đồng.

1.6.2.2. Bài học về những bất cập, hạn chế trong xây dựng NTM

Nhận thức của một số cán bộ và nhân dân về xây dựng NTM còn chưa đúng, chưa đầy đủ; tư tưởng trông chờ, không chủ động tích cực thực hiện, vai trò chủ thể của người dân tham gia xây dựng NTM chưa được phát huy triệt để. Việc nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của các cấp, các ngành, ở một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở còn hạn chế, dẫn đến nhận thức chưa đầy đủ, lúng túng trong cách làm. Chỉ đạo chọn nội dung, tiêu chí cụ thể, xác định việc làm trước, việc làm sau, nhất là nội dung cần thực hiện ngay sau khi đề án được duyệt cũng chưa được xác định rõ

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi.
Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NTM Ở HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Tổng quan các chính sách về xây dựng NTM do tỉnh Bình Định ban hành

2.2. Tổ chức thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện An Lão

    1. Huyện An Lão có điểm xuất phát kinh tế – xã hội thấp, nguồn lực đầu tư hạn chế, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; năng suất trong sản xuất còn thấp, công nghiệp, thương mại dịch vụ còn nhỏ lẻ và manh mún; văn hóa, giáo dục, y tế còn nhiều khó khăn, bức xúc. Nguồn thu ngân sách của huyện rất thấp, chủ yếu được bổ sung từ ngân sách cấp trên.
      1. 2.2.1. Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện xây dựng NTM

Huyện ủy An Lão ban hành Kế hoạch số 09/KH-HU ngày 10/10/2011 “Về thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2016 và tầm nhìn đến năm 2020.

Chỉ đạo 08 xã lập Đề án quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn xã và xây dựng các Kế hoạch cụ thể để thực hiện từng tiêu chí chưa đạt. Ban hành 08 Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng NTM của 08/08 xã.

Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 02-CT/HU ngày 21/10/2011 về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2020.

Ban chỉ đạo NTM huyện Ban hành kế hoạch số 41/KH-BCĐ ngày 06/4/2012 để triển khai thực hiện Chỉ thị 02-CT/HU của Huyện ủy về xây dựng NTM trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2020.

UBND huyện An Lão ban hành Quyết định số 1572/QĐ-CTUBND ngày 08/10/2010 của Chủ tịch UBND huyện An Lão “Về việc thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 huyện An Lão”

Thường xuyên chỉ đạo các ngành, UBND các xã xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện các tiêu chí chưa đạt ở các xã để triển khai thực hiện, Kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt ở các xã.

Nhờ vậy, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn đạt nhiều kết quả tích cực, đúng theo lộ trình, kế hoạch, mục tiêu đề ra.

      1. 2.2.2. Thực hiện quy hoạch và đề án xây dựng NTM

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Bình Định, huyện An Lão đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015.

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với phát triển kinh tế, dự báo về nhu cầu quỹ đất đối với phát triển nông nghiệp, khu chăn nuôi, đất rừng, đất sử dụng cho phát triển cụm công nghiệp, công trình văn hóa xã hội nhằm hướng mục tiêu đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, đảm bảo phát triển hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường, tạo sự phân phối hợp lý về đất đai cho các ngành, các lĩnh vực nhằm xây dựng huyện An Lão thành một trong những địa phương giàu mạnh và văn minh.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, các xã đã thực hiện lấy ý kiến góp ý của cộng đồng dân cư từ khâu khảo sát, lập danh mục đầu tư, xác định nguồn vốn đến khâu hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành theo phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân là người hưởng lợi.

Để thực hiện thắng lợi chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM; UBND huyện An Lão xây dựng Kế hoạch thực hiện “Nông thôn mới trên địa bàn huyện An Lão giai đoạn 2011-2020”.

      1. 2.2.3. Thực hiện chính sách phát triển sản xuất, tạo thu nhập cho người dân

Chủ trương phát triển sản xuất, tạo thu nhập cho nhân dân của huyện là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với quy hoạch xây dựng NTM cũng như phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng xã.

Ở các xã trong huyện, nông nghiệp vẫn được coi là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất.

Huyện cũng hướng dẫn nông dân xây dựng và phát triển, nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình trồng dưa hấu, trồng nấm rơm, nấm Linh Chi, trồng rau mầm, trồng khổ qua, mô hình trồng hoa cúc, hoa ly ly, mô hình chăn nuôi dê thâm canh, nuôi lợn lấy thịt, nuôi gà thả vườn, bồ câu Pháp, nuôi bò ở các xã miền núi, mô hình nuôi cá nước ngọt (cá trê lai, cá rô đầu vuông, cá trắm cỏ, rô phi).

      1. 2.2.4. Thực hiện chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng trong xây dựng NTM

Trong 5 năm qua, các địa phương trên địa bàn huyện từ các nguồn vốn khác nhau đã đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cụ thể:

Về giao thông – Về thuỷ lợi – Hệ thống điện – Về cơ sở vật chất văn hoá – Về nhà ở dân cư.

Ngoài ra huyện cũng quan tâm đâu tư xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực như: trạm y tế và chợ, nhà làm việc xã, trụ sở dân quân cơ động và các công trình xây mới, nâng cấp và sửa chữa khác.

      1. 2.2.5. Thực hiện chính sách phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM

Về trường học.

Về y tế.

Về văn hóa, công tác thông tin, tuyên truyền và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần.

Về bảo vệ môi trường.

      1. 2.2.6. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn là khâu then chốt, là chìa khóa thành công của công cuộc xây dựng NTM ở huyện An Lão. Giai đoạn 2011-2015 Đảng bộ huyện An Lão đạt “trong sạch, vững mạnh” và chính quyền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ở xã, các tổ chức trong hệ thống chính trị luôn được quan tâm củng cố, kiện toàn đủ số lượng, đảm bảo chất lượng về nhân sự, tổ chức bộ máy từ Ban Chấp hành đến các Chi đoàn, Chi hội nên chất lượng hoạt động của Mặt trận và các hội đoàn thể tiếp tục được nâng lên. Tích cực phối hợp với các cơ quan, ban ngành và địa phương thực hiện các chương trình, đề án trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề, đảm bảo trật tự an toàn xã hội như: Phối hợp, nắm tình hình và tham gia giải quyết các vụ việc mâu thuẩn trong nhân dân, trong tôn giáo; phối hợp vận động nhân dân tham gia các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Dân vận khéo”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đặc biệt đã phát động và thực hiện có hiệu quả phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới”.

      1. 2.2.7. Kết quả thực hiện theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM

Qua 05 năm thực hiện, kết quả 19 tiêu chí NTM ở 08 xã của huyện An Lão như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả thực hiện theo các tiêu chí xây dựng NTM ở huyện An Lão (tính đến cuối năm 2015)

TTTiêu chíNội dung tiêu chíChỉ tiêu

Chung

Hiện trạng năm 2010Kết quả đến năm 2015
1Quy hoạch và thực hiện quy hoạch1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụĐạt6/8 xã đạt8/8 xã đạt
1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội – môi trường theo chuẩn mớiĐạt6/8 xã đạt8/8 xã đạt
1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹpĐạt6/8 xã đạt8/8 xã đạt
2Giao thông2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT100%1/8 xã đạt1/8 xã đạt
2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT≥ 70%1/8 xã đạt1/8 xã đạt
2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.100% (70% cứng hoá)1/8 xã đạt1/8 xã đạt
2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện≥ 70%1/8 xã đạt1/8 xã đạt
3Thủy lợi3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinhĐạt1/8 xã đạt4/8 xã đạt
3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa≥ 70%1/8 xã đạt4/8 xã đạt
4Điện4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điệnĐạt3/8 xã đạt5/8 xã đạt
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn≥ 98%3/8 xã đạt5/8 xã đạt
5Trường họcTỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia≥ 80%0/8 xã đạt0/8 xã đạt
6Cơ sở vật chất văn hóa6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DLĐạt0/8 xã đạt0/8 xã đạt
6.2. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL100%0/8 xã đạt0/8 xã đạt
7Chợ nông thônChợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy địnhĐạt1/8 xã đạt6/8 xã đạt
8Bưu điện8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.Đạt2/8 xã đạt4/8 xã đạt
8.2. Có Internet đến thônĐạt2/8 xã đạt4/8 xã đạt
9Nhà ở

dân cư

9.1. Nhà tạm, dột nátKhông0/8 xã đạt7/8 xã đạt
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng≥ 80%0/8 xã đạt7/8 xã đạt
10Thu nhậpThu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn (triệu đồng/ người)Mức bình quân chung của tỉnh11 triệu đồng/ người18,5 triệu đồng/ người
11Hộ nghèoTỷ lệ hộ nghèo≤5%0/8 xã đạt0/8 xã đạt
12Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyênTỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động≥ 90%4/8 xã đạt8/8 xã đạt
13Hình thức tổ chức sản xuấtCó tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả2/8 xã đạt2/8 xã đạt
14Giáo dục14.1. Phổ cập giáo dục trung học cơ sởĐạt2/8 xã đạt2/8 xã đạt
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)≥ 85%2/8 xã đạt2/8 xã đạt
14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo≥ 35%2/8 xã đạt2/8 xã đạt
15Y tế15.1. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế≥ 80%4/8 xã đạt8/8 xã đạt
15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc giaĐạt4/8 xã đạt6/8 xã đạt
16Văn hóaXã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DLĐạt1/8 xã đạt2/8 xã đạt
17Môi trường17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia≥ 95%1/8 xã đạt5/8 xã đạt
17.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trườngĐạt1/8 xã đạt5/8 xã đạt
17.3. Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹpĐạt1/8 xã đạt5/8 xã đạt
17.4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạchĐạt1/8 xã đạt5/8 xã đạt
17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy địnhĐạt1/8 xã đạt5/8 xã đạt
18Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh18.1. Cán bộ xã đạt chuẩnĐạt1/8 xã đạt2/8 xã đạt
18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.Đạt1/8 xã đạt2/8 xã đạt
18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”Đạt1/8 xã đạt2/8 xã đạt
18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lênĐạt1/8 xã đạt2/8 xã đạt
19An ninh, trật tự xã hộiAn ninh, trật tự xã hội được giữ vữngĐạt8/8 xã đạt8/8 xã đạt

(Nguồn: Thường trực BCĐ huyện)

2.3. Đánh giá thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão

      1. 2.3.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục của tỉnh; sự phối hợp có hiệu quả trong tổ chức thực hiện giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, huy động được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc.

Hệ thống chỉ đạo, điều hành ở các cấp thường xuyên được kiện toàn. Ban chỉ đạo của huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện Chương trình tại các xã, kịp thời uốn nắn, khắc phục những hạn chế, yếu kém.

Ở xã, Ủy ban nhân dân xã rất tích cực trong việc lập Đề án xây dựng NTM, Đề án phát triển sản xuất, thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban phát triển thôn để triển khai thực hiện chương trình.

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.

Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai đúng định hướng, tạo chuyển biến tích cực từ huyện đến xã và toàn thể nhân dân.

Đội ngũ cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp từng bước hiểu việc, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo.

Các chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển sản xuất của Trung ương, của tỉnh được triển khai qua các đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể và phát huy hiệu quả cao. Các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được chú ý nhân rộng.

      1. 2.3.2. Khó khăn, hạn chế

Huyện An Lão là huyện miền núi nghèo, có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Sản xuất nông nghiệp năng suất chưa cao, chủ yếu là lúa nước, tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm.

Các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn chưa có chuyển biến tích cực.

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ quy mô còn nhỏ, hiệu quả kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững; sản xuất chưa gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, nhất là chăn nuôi; các cụm công nghiệp kém tính thu hút.

Công tác đào tạo nghề được chú trọng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận dân cư, nhất là vùng núi, dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.

Phát triển sản xuất, tăng thu nhập được coi là gốc của xây dựng NTM nhưng đang là vấn đề khó nhất trong thực hiện tiêu chí này của Chương trình.

Hạ tầng giao thông được đầu tư song vẫn còn hạn chế.

Công tác lãnh đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình từ huyện đến cơ sở có tập trung nhưng thiếu tính cụ thể.

Năng lực của cán bộ thôn còn nhiều hạn chế.

Công tác tuyên truyền cho nhân dân, nhất là cư dân nông thôn còn chưa “đủ tầm”, hình thức tổ chức, phương pháp tuyên truyền chưa được phong phú.

Ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp theo quy định cho chường trình còn hạn chế.

Trong cơ cấu đầu tư xây dựng NTM, đa phần các xã đều lo tập trung vào xây dựng hạ tầng (có nơi chiếm đến 95% tổng nguồn lực), thường ít chú ý đến đầu tư cho sản xuất và văn hóa. 

      1. 2.3.3. Nguyên nhân

Một số chính sách về xây dựng NTM còn chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, nhất là liên quan tới tiêu chí cụ thể đạt chuẩn xã NTM.

Nguồn lực tài chính cho việc đạt được tất cả các tiêu chí NTM còn hạn hẹp, huy động vốn từ nguồn ngoài xã hội.

Sự chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện của BCĐ, BQL xây dựng NTM ở một số nơi còn chưa theo kịp và không đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Công tác vận động tuyên truyền chưa sâu rộng, hình thức và phương thức vận động, tuyên truyền còn chưa phong phú, thiếu đa dạng và không phù hợp. Nhận thức, ý thức của một số cán bộ và người dân về Chương trình xây dựng NTM còn nhiều hạn chế.

Cán bộ thực hiện chính sách xây dựng NTM từ các bộ, ngành Trung ương đến cấp cơ sở đều còn rất hạn chế về năng lực.

Chưa coi trọng công tác sơ kết, tổng kết từ thực tiễn, khen thường kịp thời các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua xây dựng NTM.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

XÂY DỰNG NTM

3.1. Mục tiêu, quan điểm xây dựng NTM tại huyện An Lão

      1. 3.1.1. Mục tiêu

3.1.1.1. Mục tiêu chung

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

      1. 3.1.2. Quan điểm
      2. Thứ nhất, xây dựng NTM là mục tiêu lâu dài và bền bỉ. Do đó, cần có kế hoạch, đề án đảm bảo tính khả thi để tổ chức thực hiện đồng bộ hiệu quả.
      3. Thứ hai, chính sách xây dựng NTM phải kết hợp giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội bền vững với bảo tồn phát huy giá trị văn hoá truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc.

Thứ ba, xây dựng NTM lấy con người làm trung tâm, phục vụ lợi ích cho người dân, chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện.

Thứ tư, xây dựng NTM phải tuân thủ theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội toàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thứ năm, xây dựng NTM phải đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, xây dựng bộ mặt nông thôn hiện đại.

Thứ sáu, xây dựng NTM phải kết hợp sức mạnh tổng hợp của toàn đảng, toàn dân trên tinh thần phát huy nội lực của cộng đồng, ý chí tự chủ, tự lực, tự cường của nhân dân là chính, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.

3.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng NTM

      1. 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, văn bản hướng dẫn từ Trung ương đến địa phương về chính sách xây dựng NTM
    1. Kể từ khi thực hiện chương trình đến nay, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách xây dựng NTM đã ban hành khá nhiều ở các cấp, các ngành; nhưng đang có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu; có nhiều lĩnh vực phức tạp, khó hiểu, khó áp dụng, tiêu chuẩn đòi hỏi cao; có những văn bản không phù hợp với thực tế, điều kiện đặc thù của mỗi địa phương nhưng chậm sửa đổi, bổ sung.
    2. Trước mắt, cần nghiên cứu ban hành cơ chế hỗ trợ thực hiện các nội dung ở cấp hộ gia đình để gắn với xây dựng thôn, làng văn hóa. Bổ sung tiêu chí xã đạt chuẩn NTM: không có nợ đọng vốn xây dựng cơ bản và đảm bảo sự hài long của người dân.
    3. Mặc khác, cần xác định 02 nhóm tiêu chí là:
    4. Thứ nhất, nhóm tiêu chí “cơ bản
    5. Thứ hai, nhóm tiêu chí “vận dụng”
      1. 3.2.2. Tập trung huy động và bố trí nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn xây dựng NTM

Cùng với nguồn vốn đầu tư của ngân sách Trung ương, của tỉnh; nguồn vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước; huyện cần có kế hoạch quy hoạch sử dụng đất hợp lý, trong đó chú trọng quy hoạch các khu dân cư để bán đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tăng vốn đầu tư cho NTM tại các xã. Huy động nguồn lực trong dân để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”; “Nhân dân làm, nhân dân hưởng lợi, Nhà nước hỗ trợ”.

      1. 3.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Ủy đảng và Chính quyền các cấp; đồng thời đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị
      2. Hoạt động xây dựng NTM chủ yếu thực hiện trên địa bàn xã, nhưng được triển khai trên qui mô toàn quốc về các vấn đề như: Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, văn hóa-xã hội-môi trường đòi hỏi có cách nhìn ở tầm chiến lược, định hướng và chỉ đạo có tính vĩ mô để kết nối quy hoạch tổng thể, đảm bảo sự thống nhất, phân bổ nguồn lực hợp lý, nhất là các công trình phúc lợi người dân không thể tự làm hoặc những vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
      3. 3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng NTM
      4. Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền điển hình trong xây dựng nông NTM.
      5. Thứ hai, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền NTM.
      6. Thứ ba, xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ tuyên truyền NTM.
      7.  Thứ tư, tích cực sử dụng phương pháp tuyên truyền nêu gương cán bộ, đảng viên, nông dân điển hình trong việc vận động nhân dân đóng góp vật chất và công sức xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho NTM.
      8. 3.2.5. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đảm bảo nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện bộ mặt nông thôn.
      9. Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất phải đảm bảo phù hợp, thiết thực với từng địa phương; phải gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; Đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường công tác khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, quản lý giống cây trồng, vật nuôi.
      10. Tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để đạt chuẩn theo đề án xây dựng NTM của xã.
      11. 3.2.6. Tăng cường hệ thống tổ chức chính trị – xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội

Hoàn thiện đầy đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Xây dựng Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã phấn đấu đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Giữ vững sự ổn định và phát triển của xã hội có tổ chức, có kỷ cương, trên cơ sở những quy định của pháp luật.

      1. 3.2.7. Tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ, công chức

Tiếp tục nâng cao nhận thức, quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa của việc bồi dưỡng, đào tạo kiến thức xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến cơ sở; đội ngũ cán bộ chủ chốt, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến xã, đặc biệt là cán bộ cấp xã.

      1. 3.2.8. Đẩy mạnh phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và công tác kiểm tra, giám sát; đánh giá tổng kết và khen thưởng trong xây dựng nông thôn mới

Cần chú trọng phát động mạnh phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng NTM”; gắn, lồng ghép với các phong trào thi đua khác do các cấp, các ngành phát động. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện những sai sót, những hạn chế, bất cập nhằm uốn nắn, sửa chữa kịp thời.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nắm vững chủ trương và quán triệt sâu sắc tinh thần đó, những năm qua với sự quyết tâm thực hiện của Đảng bộ và nhân dân huyện An Lão, kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc, về nông nghiệp đã chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa với quy mô diện tích, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi được bố trí phù hợp với từng vùng sinh thái, thổ nhưỡng với quy mô tập trung, chuyên canh; cơ sở hạ tầng cơ bản được đầu tư xây dựng và ngày càng phát triển. Cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất và các thành tựu khoa học, công nghệ được ứng dụng và chuyển giao; năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng. Đời sống, vật chất, tinh thần của nhân dân trong huyện ngày càng được cải thiện. Cơ cấu kinh tế nông thôn được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cơ bản được đầu tư xây dựng; trong quá trình phát triển nhiều mô hình kinh tế được hình thành và phát triển như mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại lôi cuốn được nhiều thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, ổn định và phát triển; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, môi trường sinh thái được bảo vệ; bản sắc văn hóa được giữ gìn, an ninh chính trị được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tất cả những nhân tố ấy đã góp phần tạo nên bộ mặt mới của nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 4\CHINH SACH CONG]\PHAM XUAN VINH\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *