Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản

Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản từ thực tiễn tỉnh Bình Định

Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản từ thực tiễn tỉnh Bình Định

1. Tính cấp thiết của đề tài

Khai thác thủy sản nước ta những năm qua đã phát triển nhanh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo.Tuy nhiên, trong các năm trở lại đây hoạt động khai thác hải sản đã nảy sinh nhiều tồn tại, bất cập như: công tác quản lý tàu cá; nghề khai thác hải sản phát triển tự phát không kiểm soát được; tổ chức sản xuất trên biển mang tính nhỏ lẻ, phân tán, tự phát chưa có sự liên kết và hợp tác trong tổ chức sản xuất; công nghệ khai thác, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu còn lạc hậu so với các nước trong khu vực; sự cạnh tranh trong khai thác ngày càng tăng; tình trạng đánh bắt bất hợp pháp vẫn diễn ra đã làm cạn kiệt nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ; Thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu nghề cá để phục vụ cho công tác quản lý, qui hoạch khai thác hải sản; đầu tư cơ sở hạ tầng còn dàn trải và thiếu đồng bộ…; Mặc khác, hệ thống tổ chức quản lý khai thác và thực thi pháp luật chưa được kiện toàn.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên; kiểm soát được hoạt động tàu cá trên biển, khai thác trên cơ sở sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực, các hoạt động hỗ trợ phục vụ cho khai thác hải sản để phát triển bền vững, gắn khai thác hải sản với bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển đảo của tổ quốc và sự hội nhập quốc tế, việc nghiên cứu xây dựng các mô hình quản lý đối với hoạt động khai thác thủy sản là hết sức cần thiết.

Việc nghiên cứu, đánh giá các mô hình quản lý khai thác thủy sản đang áp dụng tại các địa phương có hoạt động khai thác thủy sản là tiền đề cho việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về khai thác thủy sản. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “ Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản từ thực tiễn tỉnh Bình Định” là đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích của luận văn

Mục đích tổng quát của luận văn là xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng, trên phạm vi toàn quốc nói chung trong bối cảnh phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ của luận văn

– Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của QLNN đối với hoạt động khai thác thủy sản; các yêu cầu về nội dung và biện pháp quản lý khai thác thủy sản.

– Đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động khai thác thủy sản tại tỉnh Bình Định trong thời gian vừa qua;

– Xác định nhu cầu, quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động khai thác thủy sản từ thực tiễn tỉnh Bình Định

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

– Các vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản

– Các quy định pháp luật liên điều chỉnh hoạt động QLNN về khai thác thủy sản;

– Thực tiễn HĐ QLNN về khai thác thủy sản tại tỉnh Bình Định.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2014

– Phạm vi không gian: quản lý nhà nước về khai thác thủy sản tại tỉnh Bình Định.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là những luận điểm trong học thuyết Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng.

Các phương pháp cụ thể được tác giả sử đụng trong luận văn gồm: phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học, phương pháp tống hợp…, từ đó rút ra những kết luận cần thiết.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về lý luận, luận văn đã hệ thống hoá về lý luận và thực trạng QLNN đối với khai thác thủy sản. Về thực tiễn, luận văn đã kiến nghị hoàn thiện một số quy định pháp luật liên quan đến QLNN về khai thác thủy sản, đề xuất một số giải pháp khác nhằm tăng cường hiệu quả QLNN về khai thác thủy sản.

Các nghiên cứu, đề xuất trong luận án là tài liệu hữu ích cho công tác nghiên cứu tại các trường đại học, có giá trị tham khảo đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về quản lý nhà nước về khai thác thủy sản.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản tại tỉnh Bình Định.

Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về khai thác thủy sản từ thực tiễn tỉnh Bình Định.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN

1.1. Thủy sản và khai thác thủy sản

1.1.1. Thủy sản

Hiện nay, thuật ngữ thủy sản và thuật ngữ nguồn lợi thủy sản được dùng thay thế nhau trong các tài liệu nghiên cứu và các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành.

“Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản” (Điều 2 Luật Thủy sản Việt Nam 2003).

1.1.2. Khai thác thủy sản

Pháp luật Việt Nam hiện nay đã có khái niệm về khai thác thủy sản tại Điều 2 Luật Thủy sản 2003 “Khai thác thuỷ sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.” Khái niệm được đưa ra rất bao quát, nhưng không phân biệt được khai thác mang tính bền vững và khai thác mang tính hủy diệt.

1.2. Quản lý nhà nước về khai thác thủy sản

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về khai thác thủy sản

Có thể đưa ra khái niệm về quản lý khai thác thuỷ sản như sau: Quản lý nhà nước về khai thác thủy sản là quá trình thu thập thông tin, phân tích, quy hoạch, tư vấn, ra quyết định, phân bổ nguồn lợi, xây dựng, ban hành thi hành các quy định của pháp luật, chính sách nhằm bảo đảm các hoạt động khai thác thủy sản đạt được các mục tiêu đã được xác định trước.

1.2.2. Các bộ phận cấu thành quản lý nhà nước về khai thác thủy sản

1.2.2.1. Chủ thể quản lý

Cơ quan quản lý khai thác thuỷ sản được FAO [16, tr7] định nghĩa là: Chủ thể pháp lý nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nghề cá do một hoặc nhiều nước giao quyền bằng các biện pháp nhất định. Theo hệ thống quốc gia, kể cả hệ thống liên bang, cơ quan quản lý thường là một bộ, một cục thuộc bộ hoặc là một tổ chức (chính phủ hoặc phi chính phủ). Cơ quan quản lý khai thác có thể mang tính quốc tế và bao gồm một tổ chức quản lý cấp khu vực, phân khu vực hoặc toàn cầu.

1.2.2.2. Nội dung quản lý

Hoạt động quản lý khai thác thủy sản thực hiện ba nội dung quản lý cơ bản sau đây:

  • Thực hiện hoạt động tổ chức quản lý
  • Hoạt động điều chỉnh khai thác thủy sản
  • Hoạt động điều chỉnh tốc độ phát triển nghề cá

1.2.2.3. Biện pháp quản lý khai thác thủy sản

Các biện pháp quản lý hoạt động khai thác thủy sản được sử dụng sớm nhất và lâu đời nhất để nhằm giảm tác động xấu của hoạt động khai thác đến tính bền vững của nguồn lợi thủy sản là các biện pháp hạn chế các yếu tố đầu vào như hạn chế ngư cụ khai thác, hạn chế tiếp cận ngư trường khai thác, hạn chế cường lực khai thác. Tiếp theo đó, các biện pháp hạn chế đối với đầu ra, tức là hạn chế đối với sản lượng khai thác, như là quản lý bằng hạn ngạch, được sử dụng khá phổ biến ở các nước có nghề cá quy mô lớn.

1.2.2.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về khai thác thủy sản

Cường lực khai thác

Cường lực khai thác là toàn bộ sự cố gắng của con người thể hiện qua số lượng ngư cụ, phương tiện, thời gian khai thác nhằm mục đích đánh bắt nhiều nhất sản lượng thuỷ sản trong thuỷ vực .

Đối tượng khai thác

Tuỳ thuộc vào từng đối tượng khai thác, các nhà quản lý có thể xác lập được tiêu chuẩn kích thước hoặc khối lượng khai thác tối ưu, xây dựng các vấn đề pháp lý, bảo vệ và bảo tồn có hiệu quả.

Ngư cụ khai thác

Đến nay, một số loại ngư cụ khai thác mang tính hủy diệt hoặc có ảnh hưởng không chỉ đến đối tượng khai thác mà cả ngư trường khai thác được hạn chế hoặc cấm khai thác (như chất độc, chất nổ, lưới kéo…). Bên cạnh đó, kích thước ngư cụ, kích thước mắt lưới nơi tập trung cá, số lượng ngư cụ cũng đã được tính toán và được đưa vào quy chuẩn.

Mùa vụ khai thác

Tùy thuộc vào điều kiện sinh thái, sinh lý và môi trường mà người ta tính toán để quy định mùa vụ khai thác sao cho hợp lý. Nghĩa là mùa vụ khai thác được thiết lập trên cơ sở phải đảm bảo để nguồn lợi thủy sản có điều kiện sinh sản, sinh trưởng và phát triển để bổ sung sinh khối vào đàn cá.

Ngư trường khai thác

Ngư trường là nơi sinh sống của các loại thủy sản. Ở các nước có nghề cá phát triển mạnh quản lý ngư trường thông qua biện pháp đồng quản lý hoặc quản lý cộng đồng. Đồng thời có lực lượng cảnh sát biển thực hiện tuần tra hoạt động của các tàu khai thác cá.

Các yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội

Nghề cá có trách nhiệm đòi hỏi phải hiểu được nhiều yếu tố quan trọng cấu thành các chiều hướng văn hoá – kinh tế – xã hội trong hệ thống quản lý.

1.3. Pháp luật quản lý nhà nước về khai thác thủy sản

1.3.1. Quy định về tổ chức bộ máy quản lý khai thác thủy sản

Cơ quan quản lý khai thác thủy sản ở nước ta được tổ chức theo ngành dọc từ cấp Trung ương đến địa phương, bao gồm: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục thủy sản, các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Ban Nông nghiệp. Bên cạnh đó, còn có các viện nghiên cứu, viện quy hoạch, các cục, … hỗ trợ Bộ trong hoạt động của mình.

1.3.2. Quy định về nội dung quản lý nhà nước về khai thác thủy sản

Theo quy định tại Điều 51 Luật Thủy sản quy định về nội dung quản lý nhà nước về thủy sản đã cụ thể hóa các hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản bao gồm 10 nội dung.

Về nội dung của hoạt động quản lý về khai thác thủy sản có thể đề cập đến ba nội dung cơ bản là: hoạt động ban hành văn bản pháp luật; hoạt động quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản, hoạt động hỗ trợ phát triển khai thác thủy sản

1.3.3. Quy định về các biện pháp quản lý khai thác thủy sản

Hiện nay các quy định của nước ta về biện pháp quản lý khai thác thủy sản bao gồm các biện pháp quản lý đối với các yếu tố đầu vào (quản lý đối với tàu cá, ngư cụ, thuyền viên…), các biện pháp quản lý đối với các yếu tố đầu ra (sản phẩm thủy sản) và biện pháp đồng quản lý nguồn lợi thủy sản.

1.3.3.1. Biện pháp quản lý đối với các yếu tố đầu vào

Quy định quản lý tàu thuyền khai thác thủy sản

Theo Quy chế Đăng ký tàu cá và thuyền viên của Bộ trưởng Bộ Thủy sản số 10/2006/QĐ – BTS thì khái niệm tàu cá bao gồm các tàu thuyền, canô, xàlan, các phương tiện nổi có động cơ hoặc không có động cơ được sử dụng vào các mục đích: Khai thác thuỷ sản, chế biển thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản, thu gom thuỷ sản, vận chuyển thuỷ sản, hậu cần phục vụ nghề cá, điều tra, nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi thuỷ sản, kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hoạt động trên biển, sông, hồ, kênh, rạch, đàm phá, vũng, vịnh …

Quy định quản lý ngư cụ khai thác

  • Sản xuất, kinh doanh ngư cụ và các thiết bị khai thác.

Việc sản xuất, kinh doanh ngư cụ (bao gồm cả vật liệu chế tạo ngư cụ) và các thiết bị phục vụ khai thác được quy định tại Điều 9 Nghị định của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản, số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005

– Quản lý kích thước mắt lưới tại phần tập trung cá.

Để giảm lượng cá con, cá tạp bị khai thác (đối tượng ngoài mục đích khai thác), Bộ Thuỷ sản đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra quy định mắt lưới nhỏ nhất tại phần tập trung cá thông qua Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 về hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản:

Quy định về quản lý ngư trường khai thác

Hoạt động quản lý ngư trường khai thác dựa trên các quy định về tuyến hoạt động của tàu cá, vùng khai thác và khu bảo tồn biển. Mục đích của việc phân chia các khu vực khai thác là hành lang pháp lý cho việc xác định vùng nước đó được quyền hay không được quyền khai thác thuỷ sản và là cơ sở của hợp đồng bảo hiểm và quyền được bồi thường hoặc không được bồi thường bảo hiểm nếu tàu không thực hiện đúng quy định ghi trong hợp đồng.

Quy định quản lý mùa vụ khai thác

Ở nước ta, mùa vụ khai thác diễn ra quanh năm và được phân chia thành hai mùa: Mùa vụ chính (vụ Bắc) bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau, mùa vụ phụ (vụ Nam) từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9. Do điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thuỷ sản ở vùng biển nước ta là sinh sản quanh năm nên các nhà quản lý chưa đưa chính sách điều tiết mùa vụ khai thác mà chỉ sử dụng các biện pháp hành chính và kỹ thuật khác nhau để quản lý.

1.3.3.2. Biện pháp quản lý đối với các yếu tố đầu ra

Ở nước ta việc quản lý đầu ra chỉ mới dừng lại ở việc quy định kích thước tối thiểu (chiều dài) cá cho phép khai thác và các đối tượng cấm khai thác không thời hạn và cấm khai thác có thời hạn. Pháp luật nước ta chưa đề cập đến vấn đề sản lượng cho phép khai thác, giới hạn thời gian khai thác trên biển cho từng tàu, từng cá nhân, công tác quản lý sản lượng dựa vào hạn ngạch chưa được quan tâm.

1.3.3.3. Biện pháp quản lý dựa vào cộng đồng – đồng quản lý

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển các mô hình đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành một số văn bản có liên quan đến Đồng quản lý hay quản lý có sự tham gia của người dân. Tuy nhiên, các văn bản chưa đầy đủ, cụ thể để thực hiện, nằm rải rác các văn bản khác nhau, chưa đồng bộ.

Kết luận chương 1

Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản từ thực tiễn tỉnh Bình Định
Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản từ thực tiễn tỉnh Bình Định

Chương 2

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU LỰC, HIỆU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Tổng quan hoạt động khai thác thủy sản tại tỉnh Bình Định

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, sinh thái và nguồn lợi thủy sản tại tỉnh Bình Định

Bình Định có chiều dài bờ biển 134 km cùng với vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, 03 đầm với tổng diện tích gần 8.000 ha (Thị Nại 5060 ha, Đề Gi 1600 ha, Trà Ổ 1200 ha ), hồ chứa bao gồm : hồ tự nhiên 126 hồ và hồ nhân tạo khoảng 200 hồ. Đây là một điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nguồn lợi thủy sản với nhiều chủng lọai phong phú, đa dạng.

2.1.2. Hoạt động khai thác thủy sản tại tỉnh Bình Định

2.1.2.1. Sản lượng và hiệu quả khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản đóng vai trò quan trọng có tính chất chủ đạo trong phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh Bình Định. Trong ba lĩnh vực chính: khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ thủy sản thì khai thác thủy sản luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Bình Định.

2.1.2.2. Lao động khai thác thủy sản

Tương ứng với sự gia tăng số lượng tàu cá hàng năm, lao động trực tiếp khai thác thủy sản cũng tăng theo, từ 40.665 người (năm 2005) lên 49.500 người (năm 2013), mỗi năm bổ sung khoảng trên 1000 lao động. Trong khi đó lao động trong tỉnh là 43.500 người chưa đáp ứng với nhu cầu sản xuất, vì vậy các tàu thuyền di chuyển ngư trường đánh bắt sẽ thuê thêm lao động ở các địa phương khác, khoảng 6.000 lao động ngoài tỉnh.

2.1.2.3. Tình hình tổ chức khai thác thủy sản

Thực hiện Quyết định 2288/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản tỉnh Bình Định, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hội thảo đánh giá tình hình hoạt động của tổ đoàn kết sản xuất trên biển tỉnh Bình Định và triển khai kế hoạch củng cố Tổ đoàn kết khai thác thủy sản năm 2014. Kết hợp tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn thành lập tổ hợp tác/ tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển theo Quyết định 292/QĐ-TCTS-KTBVNL ngày 24/7/2012.

2.2. Hoạt động quản lý nhà nước về khai thác thủy sản tại tỉnh Bình Định

2.2.1. Hoạt động ban hành văn bản quản lý nhà nước về khai thác thủy sản tại Bình Định

Các văn bản chính đã ban hành gồm:

– Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển NLTS trên địa bàn tỉnh Bình Định.

– Quyết định số 5170/QĐ-UB ngày 26/7/1994 của UBND tỉnh Ban hành Quy chế Quản lý và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Bình Định.

– Chỉ thị số 06/CT-UB ngày 20/02/1998 của UBND tỉnh V/v nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, xiếc máy, chất độc để khai thác thủy sản.

– Quyết định số 4944/QĐ-UB ngày 06/12/2002 của UBND tỉnh Bình Định V/v Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010.

– Chỉ thị số 15/2003/CT-UB ngày 06/05/2003 của UBND tỉnh V/v nghiêm cấm hành vi khai thác san hô, hủy hoại môi trường sống của các loài thủy sản.

– Chỉ thị số 12/CT-UB ngày 26/5/2004 V/v nghiêm cấm các tàu thuyền chưa đăng ký, đăng kiểm hoạt động nghề các trên vùng biển, vùng đầm tỉnh Bình Định.

– Quyết định số 918/QĐ-UB ngày 20/04/2005 của UBND tỉnh Bình Định V/v Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

– Chỉ thị số 12/2005/CT-UB ngày 25/04/2005 của UBND tỉnh về việc Tăng cường triển khai thực hiện phong trào thi đua Toàn dân tham gia Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

– Quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của UBND tỉnh Phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2008 – 2012, định hướng đến năm 2020.

– Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 14/01/2011 của UBND tỉnh Ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển NLTS trên địa bàn tỉnh Bình Định. Dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản và xây dựng các văn bản chuyên ngành trong tỉnh.

– Quyết định số 2288/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 của UBND tỉnh Bình Định về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản tỉnh Bình Định;

2.3.1. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý nhà nước về khai thác thủy sản tại tỉnh Bình Định

Tỉnh Bình Định đang sử dụng hai công cụ quản lý thủy sản để khắc phục tình trạng trên: đối với việc khai thác thủy sản ven bờ, công cụ hiệu quả đang được áp dụng là mô hình đồng quản lý thủy sản hay còn gọi là sự chia sẻ trách nhiệm quản lý nguồn lợi giữa cộng đồng và chính quyền địa phương; đối với việc khai thác thủy sản xa bờ đang áp dụng mô hình Tổ đoàn kết khai thác trên biển. Đây là hai mô hình đã được nghiên cứu, áp dụng và tiến hành đánh giá hiệu quả thực tế tại địa phương.

Thứ nhất, đối với mô hình đồng quản lý nghề cá,

Việc đánh giá tính hiệu quả của mô hình này thể hiện ở bốn tiêu chí như việc ban hành chính sách và quy chế quản lý, sự tham gia và trao quyền quản lý cho động đồng nghề cá, sự liên kết và thể chế chặt chẽ, nguồn lực và kinh phí thực hiện. Các kinh nghiệm của tỉnh Bình Định được rút ra từ bốn tiêu chí đánh giá này là:

– Việc áp dụng mô hình đồng quản lý nghề cá đòi hỏi phải có chính sách phát triển rõ ràng phù hợp với mục tiêu của quốc gia.

– Khi áp dụng mô hình Đồng quản lý nghề cá, việc trao quyền quản lý cho cộng đồng dân cư là nội dung rất quan trọng.

– Để triển khai có hiệu quả mô hình Đồng quản lý phải đảm bảo sự liên kết tốt giữa các bên, các chủ thể có liên quan..

– Cuối cùng, để duy trì được mô hình Đồng quản lý triển khai dài hạn và có tính bền vững phải xác định liệu nguồn lợi có đủ lớn để được quản lý hay không, đảm bảo việc thực hiện và bổ sung kinh phí lâu dài.

Thứ hai, đối với mô hình Tổ đoàn kết khai thác thủy sản trên biển

Hoạt động của mô hình Tổ đoàn kết khai thác thủy sản trên biển tại tỉnh Bình Định đã được xây dựng dựa trên các đặc điểm sau:

– Đa số các tổ hoạt động có hiệu quả đều dựa trên trên tiêu chí thành lập là cùng nghề khai thác, cùng ngư trường hoạt động, cùng địa phương cư trú, cùng dòng họ, thân thích, bạn bè. Tổ đoàn kết phải tạo được sự đoàn kết trong quá trình hoạt động như hỗ trợ nhau khi khai thác hải sản, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

– Đối với bản thân các tổ, việc thành lập tổ phải trên cơ sở tự nguyện của các thành viên trong tổ, tránh gượng ép, hình thức, chạy theo số lượng để hình thành. Chính quyền địa phương chỉ là người xác nhận sự đồng thuận của các thành viên thông qua Quyết định thành lập hoặc phê duyệt nội quy hoạt động.

– Để tổ, đội duy trì hoạt động và hoạt động có hiệu quả, phải xác định việc thành lập, xây dựng các tổ, đội không khó bằng việc hỗ trợ duy trì hoạt động của tổ, đội. Do vậy sự quan tâm phối hợp hỗ trợ hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng là hết sức quan trọng.

– Tỷ lệ chia lợi nhuận từ khai thác thủy sản phù hợp với công sức đóng góp của các thành viên, có thực hiện ký kết hợp đồng lao động để ràng buộc trách nhiệm thuyền viên gắn bó với thuyền nghề, gắn quyền lợi cá nhân với quyền lợi tập thể.

2.3.2. Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân

2.3.3.1. Hạn chế, khó khăn

  • Công nghệ khai thác thủy sản chậm được cải tiến.

– Cơ cấu tàu thuyền mất cân đối, khai thác cạn kiệt nguồn lợi ven bờ; Lao động nghề khai thác thủy sản xa bờ thiếu, không qua đào tạo:

– Hoạt động khai thác thủy sản thông qua Tổ đội sản xuất chưa đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra.

– Quản lý nhà nước về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn nhiều bất cập

(i) Thiếu cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực khai thác thủy sản xa bờ và chuyển đổi cơ cấu tàu khai thác.

(ii) Công tác quản lý cấp phép, đăng ký tàu thuyền khai thác thủy sản còn chưa chặt chẽ.

(iii) Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả thấp, chưa tạo được ý thức tự giác trong cộng đồng dân cư.

(iv) Bộ máy quản lý khai thác thủy sản thiếu, bất cập.

2.3.3.2. Nguyên nhân những hạn chế, yếu kém

– Thiếu cơ chế, chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào khai thác thủy sản;

– Chưa có chính sách cụ thể phát triển nguồn nhân lực ngành khai thác thủy sản

– Các cơ quan quản lý nhà nước ngành thủy sản hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy được sức mạnh của toàn dân trong việc quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

– Chưa có giải pháp hữu hiệu chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản, tạo chuỗi giá trị ngành thủy sản bền vững

– Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất thủy sản và quản lý ngành chậm triển khai, đặc biệt công nghệ thông tin và các công nghệ hỗ trợ điện tử cho khai thác thủy sản.

– Hợp tác quốc tế ngành thủy sản ở mức độ thấp.

Kết luận chương 2

Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản từ thực tiễn tỉnh Bình Định
Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản từ thực tiễn tỉnh Bình Định

Chương 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC

THỦY SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Quan điểm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác thủy sản

3.1.1. Đảm bảo sự phát triển bền vững của nguồn lợi thủy sản

Mục tiêu về khai thác thủy sản bền vững được đặt là mục tiêu đầu tiên trong Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Thủ tướng Chính phủ số 1445/QĐ-TTg năm 2013: “Quy hoạch phát triển thủy sản phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cả nước, phù hợp với quy hoặc tổng thể phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tiếp tục đưa thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn với khả năng cạnh tranh cao”

3.1.2. Gắn hoạt động khai thác thủy sản với bảo vệ chủ quyền

Theo quy hoạch phát triển thủy sản của Chính phủ thì việc gắn kết hoạt động khai thác thủy sản và hoạt động bảo vệ chủ quyền được xác định là một trong các mục tiêu phải được giữ vững trong giai đoạn sắp tới.

3.2. Giải pháp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác thủy sản từ thực tiễn tại tỉnh Bình Định

3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển khai thác thủy sản

Nhà nước có thể hỗ trợ phát triển các cơ chế chính sách phát triển khai thác thủy sản như sau:

Chính sách khuyến khích liên kết sản xuất, chế biến và thương mại thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm.

Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản được đầu tư các kho lạnh bảo quản cá ở các cảng cá; Bổ sung dây truyền sản xuất hoặc nhà máy sản xuất thực phẩm chế biến từ thuỷ sản để xuất khẩu nhằm gia tăng giá trị. Khuyến khích đầu tư các đội tàu hậu cần nghề cá kèm theo thu mua sản phẩm thủy sản khai thác.

Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực thủy sản.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tập trung các lĩnh vực chính như: Sản xuất giống thuỷ sản (giống cá biển, giống cá rô phi đơn tính), chế biến thuỷ sản và thực phẩm từ sản phẩm thuỷ sản (để gia tăng chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng, phù hợp với thị hiếu, thị trường của các nước), nuôi trồng và chế tác ngọc trai thành phẩm

3.2.2. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản

– Về thị trường nội địa: Hình thành các chợ đầu mối, chợ thủy sản và các kênh phân phối, hệ thống buôn bán thủy sản ở các đô thị, các vùng công nghiệp tập trung. Tăng cường quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, phát triển và giới thiệu các món ăn thủy sản truyền thống được chế biến từ các loài thủy sản bản địa.

– Về thị trường xuất khẩu: Duy trì thị trường truyền thống, đặt biệt giữ vững 3 thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực: Trung Quốc, EU, Nhật; Chủ động hội nhập, nắm lấy cơ hội có được do gia nhập cộng đồng ASEAN vào năm 2015 để mở rộng thị trường sang các nước ASEAN, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia…

3.2.3. Tăng cường hợp tác quốc tế

Thông qua sự trợ giúp của các tổ chức và các chính phủ, trong thời gian qua, các chuyên gia của Việt Nam đã có điều kiện tham dự nhiều cuộc họp và trở thành thành viên của nhiều tổ chức quản lý nghề cá của FAO và khu vực, các đại diện của Việt Nam đã chứng tỏ được năng lực của mình trong các hoạt động bảo vệ nguồn lợi và quản lý khai thác thuỷ sản. Một số địa phương cũng nhận được sự trợ giúp trong lĩnh vực khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản như Thanh Hoá, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Bến tre, Kiên Giang v.v và đã thu được kết qủa đáng kể. Chính vì vậy, tăng cường hợp tác quốc tế sẽ góp phần tích cực trong việc đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý khai thác thủy sản nước ta, giúp cho Việt Nam tiếp cận với kinh nghiệm và nguồn tri thức khổng lồ của thế giới trong việc quản lý và khai thác thủy sản bền vững. Đồng thời, hợp tác quốc tế cũng góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo Việt Nam.

3.2.4. Tăng cường năng lực các tổ chức của ngư dân để thúc để thúc đẩy nỗ lực đồng quản lý nguồn lợi thủy sản

Các tổ chức của ngư dân cần được hỗ trợ một số hoạt động sau:

* Nâng cao nhận thức cho các bên tham gia quản lý và ngư dân:

* Lựa chọn hạt nhân quản lý

* Xây dựng cơ chế quản lý hợp lý:

Xây dựng cơ chế quản lý dựa trên tiêu chí: hiệu quả; khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là đối với cộng đồng; đảm bảo sự công bằng cho các bên liên quan.

* Hỗ trợ về thể chế chính sách:

* Hỗ trợ về vốn:

3.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước

Thứ nhất, Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong việc thực thi pháp luật thông quan việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý ngành thuỷ sản cấp tỉnh, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tránh chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm trong việc quản lý khai thác thủy sản.

Thứ hai, tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn

– Ở cấp tỉnh: Thành lập các trạm trực thuộc các chi cục khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản, kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân trong sản xuất nuôi trồng và khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tìm kiếm cứu nạn.

  • Cấp huyện: Bổ sung cán bộ theo dõi ngành thuỷ sản có chuyên môn, đối với các địa phương ven biển cần có tối thiểu 2 biên chế quản lý Thủy sản. Kiện toàn, thống nhất bộ máy khuyến ngư (thuộc khuyến nông, lâm, ngư) và đội ngũ cộng tác viên.

Thứ ba, tăng cường công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý Thủy sản, trong đó chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ vệ tinh và các thiết bị điện tử trong việc triển khai nhiệm vụ, hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu quản lý tàu thuyền nghề cá, bao gồm công tác cấp phép khai thác thủy sản, đăng ký đăng kiểm tàu thuyền nghề cá. Xây dựng dự án quản lý tàu thuyền khai thác thủy sản xa bờ thông qua hệ thống vệ tinh.

Thứ tư, nâng cao chất lượng cán bộ công chức quản lý ngành thủy sản nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như kịp thời tham mưu những cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ngành thủy sản.

Thứ năm, tăng cường cải cách hành chính: Tại các cơ quan đơn vị, cử cán bộ có trình độ và kinh nghiệm làm việc ở bộ phận một cửa, công khai minh bạch thủ tục hành chính, thái độ làm việc thân thiện giúp đỡ nhân dân. Đối với các lĩnh vực đặc thù như đăng ký, đăng kiểm tàu cá và gia hạn cấp phép thủy sản cần thông báo rộng rãi đến người dân, cử cán bộ trực tiếp xuống địa phương thực hiện theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của nhân dân.

Kết luận chương 3

KẾT LUẬN

Chủ thể thực hiện hoạt động quản lý khai thác thủy sản chính là các cơ quan quản lý khai thác thủy sản. Các cơ quan quản lý khai thác thủy sản ở các quốc gia đều phải tuân thủ các yêu cầu về quản lý nghề cá có trách nhiệm, phù hợp với đặc điểm của tình hình khai thác thủy sản cụ thể của nước đó và được xây dựng dựa trên sự mong đợi và nhận thức của người sử dụng nguồn lợi thủy sản.

Hoạt động quản lý khai thác thủy sản thực hiện ba nội dung quản lý cơ bản sau đây:

  • Thực hiện hoạt động tổ chức quản lý
  • Hoạt động điều chỉnh khai thác thủy sản
  • Hoạt động điều chỉnh tốc độ phát triển của nghề cá.

Dưới góc độ đánh giá thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về khai thác thủy sản cho thấy, Tỉnh Bình Định có nhiều tiềm năng thế mạnh về vị trí địa lý, tài nguyên mặt nước, hệ thống nguồn lợi thủy sản phong phú và truyền thống để phát triển hoạt động khai thác thủy sản. Trong những năm qua, sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Bình Định có sự gia tăng ổn định, cung cấp các sản phẩm thủy sản phong phú cho thị trường nội địa và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu thủy sản và nhu cầu phục vụ cho hoạt động du lịch tại địa phương.

Cũng như thực trạng chung của các tỉnh ven biển Việt Nam, nghề khai thác thủy sản ở tỉnh Bình Định có quy mô nhỏ, chủ yếu là khai thác ven bờ. Chính vì vậy, Tỉnh Bình Định đang sử dụng hai công cụ quản lý thủy sản để khắc phục tình trạng trên, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh.Đối với việc khai thác thủy sản ven bờ, công cụ hiệu quả đang được áp dụng là mô hình đồng quản lý thủy sản hay còn gọi là sự chia sẻ trách nhiệm quản lý nguồn lợi giữa cộng đồng và chính quyền địa phương; đối với việc khai thác thủy sản xa bờ đang áp dụng mô hình Tổ đoàn kết khai thác trên biển.

Một số hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước tại tỉnh Bình Định được tổng kết là

(i) Thiếu cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực khai thác thủy sản xa bờ và chuyển đổi cơ cấu tàu khai thác. Công tác kết hợp khai thác thủy sản xa bờ kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo chưa được quan tâm đúng mức.

(ii) Công tác quản lý cấp phép, đăng ký tàu thuyền khai thác thủy sản còn chưa chặt chẽ:

(iii) Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả thấp, chưa tạo được ý thức tự giác trong cộng đồng dân cư

(iv) Bộ máy quản lý khai thác thủy sản thiếu, bất cập

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020, Chiến lược Biển Việt Nam theo Nghị quyết 09 – NQ/TƯ ngày 9/2/2007 xác định vai trò quan trọng của kinh tế biển, trong đó có kinh tế thủy sản. Tỉnh Bình Định đã xác định vai trò, thế mạnh phát triển kinh tế ngành khai thác thủy sản tỉnh Bình Định. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành các cơ sở pháp lý, định hướng cho sự phát triển của ngành khai thác thủy sản, lập và phê duyệt các quy hoạch, có các chính sách hỗ trợ khai thác xa bờ, khắc phục thiên tai. Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng giúp ngành thủy sản của tỉnh Bình Định phát triển.

Để thực hiện được các mục tiêu phát triển khai thác thủy sản, phát huy được những lợi thế so sánh, tiềm năng về điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Định, kế thừa kinh nghiệm lâu đời và phát huy truyền thống của ngành khai thác thủy sản của tỉnh Bình Định, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong việc thực thi pháp luật thông quan việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý ngành thuỷ sản cấp tỉnh, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tránh chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm trong việc quản lý khai thác thủy sản.

Thứ hai, tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn ở cả cấp tỉnh và cấphuyện

Thứ ba, tăng cường công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý Thủy sản, trong đó chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ vệ tinh và các thiết bị điện tử trong việc triển khai nhiệm vụ, hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu quản lý tàu thuyền nghề cá, bao gồm công tác cấp phép khai thác thủy sản, đăng ký đăng kiểm tàu thuyền nghề cá.

Thứ tư, nâng cao chất lượng cán bộ công chức quản lý ngành thủy sản nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như kịp thời tham mưu những cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ngành thủy sản.

Thứ năm, tăng cường cải cách hành chính: Tại các cơ quan đơn vị, cử cán bộ có trình độ và kinh nghiệm làm việc ở bộ phận một cửa, công khai minh bạch thủ tục hành chính, thái độ làm việc thân thiện giúp đỡ nhân dân. Đối với các lĩnh vực đặc thù như đăng ký, đăng kiểm tàu cá và gia hạn cấp phép thủy sản cần thông báo rộng rãi đến người dân, cử cán bộ trực tiếp xuống địa phương thực hiện theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của nhân dân./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\LUAT HANH CHINH\TRAN KIM DUONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *