Quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế

Quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Dak Lak

1. Lý do chọn đề tài luận văn

Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước nói chung, chính vì vậy việc quản lý tốt các nguồn thu và công tác chống thất thu là một vấn đề quan trọng đặt ra đối với ngành Thuế. Trong đó nguồn thu thuế từ tiền thuê đất là một trong những nguồn thu tương đối quan trọng, nó cũng là công cụ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư từ khu vực tư nhân vào khu vực nhà nước thông qua nhiều hình thức khác nhau nó cũng là một trong những công cụ tài chính giúp nhà nước khuyến khích khu vực tư nhân thực hiện đầu tư phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng mà nhà nước chưa đủ nguồn lực để thực hiện góp phần tạo nhiều lao động của xã hội, góp phần phát triển kinh tế tư nhân và đóng góp tương cho NSNN. Song đây cũng là một trong nhưng nguồn thu tương đối phức tạp đòi hỏi phải quản lý thường xuyên liên tục và chặt chẽ vì nguồn thu lớn nhưng việc thu hút đầu tư lại là khoản ưu đãi được hưởng đối với các doanh nghiệp nên tiềm ẩn rất nhiều những hệ lụy và những sai phạm xảy ra rất lớn nếu buôn lỏng quản lý và không có chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm gây thất thu ngân sách và sử dụng đất sai mục đích so với chủ trương chính sách chung của toàn tỉnh.

Đất đai không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn là một trong các tư liệu sản xuất quan trọng và việc sử dụng đất đai là vấn đề thiết yếu, không thể thay thế được. Chính vì vậy, các hình thức sử dụng đất đai là vấn đề cần phải chú ý trong việc xây dựng khung chính sách, pháp luật. Một trong những hình thức đó là hoạt động cho thuê đất, thể hiện việc Nhà nước phân bổ tư liệu sản xuất quan trọng cho người sử dụng. Việc phát triển kinh tế – xã hội thường thông qua các dự án từ nguồn lực của các nhà đầu tư, trong đó có các dự án mà sử dụng tư liệu sản xuất là đất đai. Chính vì vậy, Nhà nước tạo điều kiện cho các chủ thể nhất định bằng hình thức giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; và hiện nay, hình thức chủ yếu là cho thuê đất.

Luật Đất đai 2013 được ban hành, khắc phục những hạn chế của Luật Đất đai 2003, đồng thời cơ chế hóa các quan điểm đổi mới của Đảng phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển nhanh kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều đổi mới trong công tác cho thuê đất. Luật đã thu hẹp các trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất và cơ bản chuyển sang thuê đất nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Có thể nói, cùng với sự phát triển của quá trình đổi mới, chính sách pháp luật đất đai từng bước giải phóng sức sản xuất, góp phần khai thác nguồn lực đất đai hiệu quả hơn, chuyển nguồn tài chính tiềm năng từ đất đai thành nguồn tài chính hiện thực cho đầu tư phát triển của xã hội. Hoạt động quản lý, sử dụng đất của các chủ sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013, bên cạnh những thành tựu đạt được còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định. Tại hầu hết các địa phương, việc cho thuê đất dư dôi so với khả năng, nhu cầu sử dụng đất thực sự tại một số dự án lãng phí tài nguyên đất; chính sách giá đất chưa phù hợp, chưa tương xứng với bản chất kinh tế, xã hội của các quan hệ sử 2 dụng đất làm gia tăng chi phí đầu vào của các dự án, làm phát sinh nhiều tham ô tham nhũng từ đất đai; hiệu quả huy động vốn từ quỹ đất sạch còn thấp; có sự phân biệt rõ rệt giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước về phương thức thanh toán tiền thuê đất, về quyền nhận chuyển nhượng các dự án xây dựng khu nhà ở, khu đô thị. Tỷ lệ các dự án mới bỏ hoang còn diễn ra tràn lan trên phạm vi cả nước gây thất thoát và lãng phí nguồn lực đất đai của toàn dân. Hơn nữa khi Luật Đất đai 2013 và đồng loạt các luật mới có hiệu lực đi vào thực tiễn, cũng đã nảy sinh rất nhiều những bất cập do sự lúng túng của các cơ quan thực thi, trông chờ vào văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời ở góc độ lý luận pháp lý thì chưa có nhiều công trình mới ra đời để đáp ứng vấn đề lý luận cho pháp luật về đất đai theo tinh thần của đổi mới và hội nhập.

Vì vậy, trong quá trình thi hành pháp luật đã phát hiện ra một số bất cập trên và với mục đích khắc phục những bất cập thì tác giả lựa chọn nghiên cứu luận văn “Quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk”. Việc nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan đến cho thuê đất, kết quả đạt được từ công tác quản lý thu tiền thuê đất từ năm 2015 đến 2019 đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh. Từ đó, thông qua phân tích việc thi hành các quy định này tại thực tiễn công tác quản lý tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk để phát hiện những hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp thực thi pháp luật về cho thuê đất đất đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.

2. Câu hỏi nghiên cứu

– Thực trạng về công tác quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk như thế nào?

– Những yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý thu từ tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk?

– Có những giải pháp nào để tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu đối với nguồn thu từ tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk?

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.

3.2. Mục tiêu cụ thể

– Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp.

– Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu tiền thuê đất của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.

– Đề xuất các giải pháp nhằm nâng hiệu quả công tác quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.

Đối tượng khảo sát là các Doanh nghiệp thuộc văn phòng Cục thuế tỉnh Đắk Lắk quản lý và cán bộ làm công tác quản lý thu tiền thuê đất thuộc Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng nguồn số liệu quản lý thu tiền thuê đất từ năm 2015 đến năm 2019 từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025.

– Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

– Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk qua các khía cạnh thông báo đơn giá thu tiền thuê đất và thông báo nộp tiền thuê đất, chứng từ nộp nộp tiền thuê đất; quản lý miễn, giảm tiền thuê đất; khấu trừ tiền đền bù giải phóng mặt bằng; quản lý hoàn tiền thuê đất nộp thừa; quản lý nợ tiền thuê đất; công tác kiểm tra, giám sát thu tiền thuê đất. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.

Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH
Quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

5. Dự kiến những đóng góp của luận văn

Luận văn là sự tổng hợp thực trạng công tác quản lý thu tiền thuê đất của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đối với các doanh nghiệp và đề các giải pháp, biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.

Luận văn “Quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk ” đề xuất những ý kiến giúp ngành thuế tỉnh phát huy được những ưu điểm và khắc phục những hạn chế, khó khăn, tăng cường sự chỉ đạo, giám sát của Cục Thuế đối với công tác quản lý tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp để đảm bảo quản lý tốt nguồn thu từ tiền thuê đất góp phần hoàn thành công tác quản lý nguồn thu của Cục Thuế nói chung. Bên cạnh đó thông qua công tác quản lý thu để kiểm tra đối chứng tình hình thực hiện của các dự án đầu tư có thuê đất để đề xuất các cơ quan ban ngành cùng phối hợp quản lý mang lại hiệu quả trong thực hiện quỹ đất của Nhà nước để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

6. Kết cấu của luận văn

Nội dung chính của Luận văn, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, được kết cấu thành 3 chương, bao gồm :

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Các khái niệm

Tiền thuê đất là một loại phí mà tổ chức hoặc cá nhân phải trả hàng năm hoặc một lần khi được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (còn gọi là cho thuê đất) với một diện tích được xác định (Điều 8 và Điều 108 Luật đất đai 2013).

Nguồn thu tiền thuê đất là một khoản thu trong hệ thống thuế Nhà nước, nó là một trong những khoản thu NSNN đối với người sử dụng đất trong trường hợp được nhà nước cho thuê đất. Nhà nước cho thuê đất là việc nhà nước trao quyền sử dụng đất Quyết định cho thuê đất thông qua hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất (Điều 107 Luật đất đai 2013). Tiền thuê đất là số tiền mà người thuê đất phải trả trong thời gian thuê đất cho nhà nước khi được thuê đất theo quy định của pháp luật gọi chung là (tiền thuê đất).

Quản lý nhà nước: Các cơ quan, ban ngành được Nhà nước trao quyền quản lý sử dụng các công cụ pháp luật của nhà nước để thực thi pháp luật về đất đai, xử lý các vi phạm hành chính về đất đất để tạo tính thống nhất công tác quản lý của Nhà nước về đất đai.

Quản lý thu tiền thuê đất là việc tổ chức thực thi pháp luật về đất đai của Nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người sử dụng đất chấp hành nộp các khoản nghĩa vụ tài chính liên quan đến thuê đất vào NSNN theo quy định của pháp luật.

Quản lý thu tiền thuê đất là đảm bảo thực hiện tốt nhất dự toán thu ngân sách, Quản lý thu tiền thuê đất phải đảm bảo thi hành nghiêm pháp luật về đất đai và phát huy được vai trò tích cực nguồn thu tiền thuê đất. Đảm bảo đúng yêu cầu thu đúng, thu đủ ,thu kịp thời về nguồn thu tiền thuê đất theo đúng nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất theo đúng pháp luật về đất đai mà người được trao quyền sử dụng đất thông qua hình thức thuê đất phải thực hiện nghĩa vụ NSNN theo quy định của pháp luật.

1.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc của hoạt động cho thuê đất

1.1.2.1. Đặc điểm của hoạt động cho thuê đất

Thuê đất là việc làm phát sinh quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, thông qua việc cho thuê đất giúp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng đất đai để khai thác, sử dụng mang lại lợi ích về mặt kinh tế nhất định (Khoản 8, Điều 4, Luật Đất đai 2013).Tuy nhiên thuê đất có một số đặc điểm khác với giao đất cụ thể:

Thứ nhất: Thuê đất làm phát sinh quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở hợp đồng cho thuê đất. Trong khi đó giao đất là phát sinh quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân dựa trên quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất …) về giá trị pháp lý của việc cho thuê đất. Hoạt động cho thuê đất của Nhà nước làm phát sinh QSDĐ thông qua Hợp đồng.

Thứ hai: trong trường hợp thuê đất thì người được giao quyền sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất chỉ nộp tiền thuê đất và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (nếu có được cho thuê đất có phần diện tích đất phi nông nghiệp). Trong khi đó người được giao đất có thu tiền sử dụng đất sau khi nộp tiền sử dụng đất còn phải nộp thuế sử dụng đất trong thời hạn được giao đất. Hoạt động cho thuê đất của Nhà nước phát sinh giữa Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai với bên kia là nhà đầu tư đủ điều kiện để thuê đất thực hiện dự án đầu tư. Trong khi đó, hoạt động cho thuê lại QSDĐ lại diễn ra giữa người SDĐ (người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn) với người có nhu cầu thuê đất. Hơn nữa, mặc dù hoạt động cho thuê đất của Nhà nước được thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng song do Nhà nước vừa là tổ chức chính trị quyền lực vừa là đại diện chủ sở hữu đất đai; nên ở một mức độ nhất định, hoạt động cho thuê này vẫn mang nặng tính quyền lực Nhà nước. Trong khi đó, hoạt động cho thuê lại QSDĐ với tổ chức, hộ gia đình cá nhân khác nên sự tự do thỏa thuận, ý chí bình đẳng được thể hiện đậm nét hơn.

Thứ ba: so sánh giữa hình thức Nhà nước giao đất với hình thức Nhà nước cho thuê đất, cho thấy giữa chúng còn có sự khác nhau, cụ thể: Đối tượng được Nhà nước giao đất sẽ được cân nhắc hơn theo các quy định của Luật Đất đai (Điều 54, Điều 55 Luật Đất đai 2013). Tuy nhiên, đối với hình thức Nhà nước cho thuê đất, đối tượng được cho thuê đất bao gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhu cầu SDĐ. Điều này cho thấy rằng thông qua hình thức cho thuê đất, mọi đối tượng SDĐ có cơ hội bình đẳng hơn khi có nhu cầu SDĐ.

Thứ tư: do tính chất đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta nên đối tượng của hoạt động thuê đất là đất đai – tài sản đặc biệt, không thuộc sở hữu của bên cho thuê là Nhà nước mà thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai được giao thực hiện quyền định đoạt đất đai thông qua việc cho thuê đất; vì vậy, hoạt động cho thuê đất của Nhà nước phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về điều kiện, thẩm quyền, hình thức và trình tự, thủ tục cho thuê đất.”

Thứ năm, về nghĩa vụ tài chính. Nếu như trong hoạt động Nhà nước giao đất, có những đối tượng SDĐ phải nộp tiền SDĐ (các trường hợp sử dụng đất vào mục đích kinh tế, sản xuất..vv..) và có những đối tượng không phải nộp tiền SDĐ (các trường hợp sử dụng đất vào mục đích công cộng, quốc phòng – an ninh), thì hoạt động cho thuê đất của Nhà nước thì người SDĐ luôn phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê đất cho Nhà nước.

1.1.2.2. Nguyên tắc chung tính tiền thuê đất

Căn cứ tính tiền thuê đất, thuê mặt nước: Người sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất phải nộp tiền thuê đất theo quy định của Luật Đất đai và được xác định trên các căn cứ sau (Nghị định 46/2014/NĐ-CP, 2014): Diện tích đất cho thuê; Thời hạn cho thuê đất; Đơn giá thuê đất đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; đơn giá thuê đất của thời hạn thuê đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, Trường hợp đấu giá quyền thuê đất thì đơn giá thuê đất là đơn giá trúng đấu giá; Hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, cụ thể:

* Thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm 

Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP thì tiền thuê đất mà người thuê phải trả được tính theo công thức sau:

Tiền thuê đất phải nộp=Diện tích phải nộp tiền thuêxĐơn giá thuê đất

Trong đó, đơn giá thuê đất được xác định theo từng trường hợp cụ thể:

1 – Không qua đấu giá

Đơn giá thuê đất hàng năm = 1% x Giá đất tính thu tiền thuê đất.

+ Giá đất để tính thu tiền thuê đất là giá đất cụ thể.

Lưu ý: Tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất có thể dao động từ 0,5 – 3,0 % tùy vào từng khu vực, từng loại đất cho thuê và điều kiện thực tế của địa phương theo quyết định của UBND cấp tỉnh.

2 – Thuê đất thông qua đấu giá

Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 46/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 3 Nghị định 135/2016/NĐ-CP) giá thuê đất trong trường hợp thuế đất thông qua đấu giá được tính như sau:

– Đơn giá thuê đất là đơn giá trúng đấu giá của thời hạn một năm.

– Đơn giá trúng đấu giá được ổn định 10 năm, hết thời gian ổn định thực hiện điều chỉnh nhưng mức điều chỉnh không vượt quá 30% đơn giá thuê đất trúng đấu giá hoặc đơn giá thuê đất của kỳ ổn định liền kề trước đó.

3 – Thuê đất xây dựng công trình ngầm

– Nhà nước cho thuê để xây dựng công trình ngầm nhưng không phải là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất.

– Đơn giá thuê đất không quá 30% đơn giá thuê đất trên bề mặt với hình thức thuê đất trả tiền, thuê đất hàng năm có cùng mục đích sử dụng. Đơn giá thuê đất này ổn định trong 05 năm.

4 – Thuê đất có mặt nước

Đơn giá thuê đất có mặt nước được xác định theo 02 phần:

– Đối với phần diện tích đất không có mặt nước: Đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm được xác định như trường hợp 1 – Không qua đấu giá cho thuê đất nêu ở phần trên.

– Đối với phần diện tích đất có mặt nước: Đơn giá thuê đất hàng năm không thấp hơn 50% đơn giá thuê đất hàng năm của loại đất có vị trí liền kề có cùng mục đích sử dụng.

Thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

Theo điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định thuê đất trả tiền một lần trong cả thời gian thuê được xác định theo 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Thuê đất không mặt nước

Tiền thuê đất

phải nộp

=Diện tích phải nộp tiền thuêxĐơn giá thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê

Trong đó,

1 – Không thông qua đấu giá

Đơn giá thuê đất thu một lần cho cả thời gian thuê là giá đất cụ thể được xác định theo từng loại đất.

2 – Thuê đất thông qua đấu giá

Đơn giá thuê đất là đơn giá trúng đấu giá của thời hạn thuê đất.

3 – Đất xây dựng công trình ngầm

Đơn giá thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê không quá 30% đơn giá thuê đất trên bề mặt với hình thức thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có cùng mục đích sử dụng và thời hạn sử dụng đất.

Trường hợp 2: Thuê đất có thuê mặt nước

Tiền thuê đất

phải nộp

=Diện tích phải

nộp tiền thuê

xĐơn giá thuê đất có mặt nước thu một lần cho cả thời gian thuê

– Đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê không thấp hơn 50% đơn giá thuê đất hàng năm của loại đất có vị trí liền kề có cùng mục đích sử dụng.

– Mức thu do UBND cấp tỉnh quyết định sau khi Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình lên.

Như vậy, giá thuê đất có mặt nước thu một lần cho cả thời gian thuê thì do UBND từng tỉnh quy định.

1.1.3. Vai trò và sự cần thiết quản lý thu tiền thuê đất

1.1.3.1. Vai trò

– Quản lý Thuế là quản lý tính tuân thủ pháp luật, thông qua đó Nhà nước và NNT điều chỉnh kịp thời những sai lệch, vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về thuế.

– Quản lý tốt thu tiền thuê đất có vai trò quan trọng trong việc động viên nguồn thu thường xuyên, ổn định cho NSNN.

– Quản lý tiền thuê đất tạo điều kiện hình thành thói quen tuân thủ pháp luật của các DN, các cá nhân trong hoạt động kinh tế xã hội.

– Quản lý tốt công tác thu tiền thuê đất có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin về việc chấp hành các quy định chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước đối với các cá nhân và doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất.

– Thông qua quản lý tiền thuê đất để đánh giá tính hữu hiệu của việc thông qua hình thức cho thuê đất để thu hút đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
Quản lý thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

1.1.3.2. Sự cần thiết

Khác với các loại tài sản sản, đất đai không phải là tài sản thông thường mà nó mang tính đặc thù riêng. Việc này được nhận thức bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới và thể hiện trên góc độ quản lý Nhà nước. Ngoài ra, đất đai còn là yếu tố quan trọng tạo nên môi trường sống, là nguồn nội lực, tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, nó không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, không thể tự tái tạo nhưng do dân số ngày càng đông và phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội nên nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng. Với quỹ đất hữu hạn khó có thể đáp ứng được nhu cầu trên. Do đó, đòi hỏi việc quản lý và sử dụng đất đai một cách khoa học, tiết kiệm và hiệu quả đối với sự phát triển của đất nước ngày càng có ý nghĩa to lớn. Trong quản lý và sử dụng đất, cho thuê đất là hình thức phổ biến nhất. Ở Việt Nam, do tính chất đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên toàn bộ đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý; song trên thực tế, Nhà nước không chiếm hữu, sử dụng mà giao đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất. Thông qua hình thức cho thuê đất, Nhà nước bảo đảm và bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trong quá trình khai thác, sử dụng đất.

Cho thuê đất là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, ổn định, tiết kiệm và có hiệu quả, giúp Nhà nước bổ sung nguồn thu từ đất cho thuê; góp phần đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “Đất đai phải được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao…”, “Thu hẹp các đối tượng được giao đất và mở rộng đối tượng được thuê đất”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Quy định cụ thể điều kiện để nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời có chế tài đồng bộ, cụ thể để xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhưng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng…”. Trên tinh thần của Nghị quyết, Quốc hội thông qua Luật Đất đai năm 2013 thay thế Luật Đất đai năm 2003. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để thể chế hóa quan điểm của Nghị quyết Trong trường hợp này, người sử dụng đất là nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất. Việc cho thuê đất từ Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư tạo tiền đề vững chắc, qua đó, người sử dụng đất đầu tư, cải tạo và bồi bổ đất, sử dụng đất có hiệu quả để tăng khả năng sinh lợi từ đất. Ngoài ra, nhà đầu tư trở thành chủ thể của quan hệ cho thuê đất và được hưởng các quyền quy định trong pháp luật đất đai. Và đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất, nhà đầu tư sẽ có cơ hội được bình đẳng hơn trong việc tiếp cận với tài nguyên đất đai so với hình thức giao đất.Nhà nước cho thuê đất tạo điều kiện để những người sử dụng đất có điều kiện tiếp cận đất đai sâu rộng hơn, được quyền khai thác và hưởng lợi từ đất một cách hợp pháp. Việc cho thuê đất đã góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư; đảm bảo lợi ích hài hòa, cân đối giữa Nhà nước (bên cho thuê) và nhà đầu tư (bên thuê); tạo niềm tin tưởng giữa các bên trong quan hệ pháp luật về thuê đất.

1.1.4. Nội dung quản lý thu tiền thuê đất

Căn cứ Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Căn cứ Thông tư 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Công tác Quản lý thu tiền thuê đất cũng chịu sự quản lý của Luật Quản lý thuế nhưng tiền thuê đất là một loại phí mà người sử dụng đất phải trả cho nhà nước nên nó không phải là một sắc thuế do đó Luật Quản lý Thuế không quy định cụ thể từng bước cụ thể trong quản lý loại phí này bên cạnh đó từ ngày Thông tư 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính bãi bỏ luôn việc NNT phải thực hiện kê khai tiền thuê đất cho Cơ quan Thuế nên việc thực hiện quản lý thu khoản tiền thuê đất được thực hiện như việc quản lý thu một khoản phí tại Cơ quan Thuế và nó được hiểu là thực hiện các công việc phát sinh như sau:

Để thực hiện công tác Quản lý tiền thuê đất thông qua các công tác; thông báo đơn giá thu tiền thuê đất; thông báo nộp tiền thuê đất, thông tin về người nộp tiền thuê đất, hỗ trợ người nộp tiền thuê đất, chứng từ nộp nộp tiền thuê đất, tiền nợ, tiền chậm nộp; miễn, giảm tiền thuê đất; khấu trừ tiền đền bù giải phóng mặt bằng; hoàn tiền thuê đất nộp thừa; chứng từ nộp tiền thuê đất; công tác quản lý nợ tiền thuê đất; công tác kiểm tra sau miễn, giảm tiền thuê đất đối với các Doanh nghiệp thuộc văn phòng Cục thuế tỉnh Đắk Lắk.

Các nội dung cụ thể bao gồm:

1.1.4.1. Quản lý thông tin về người nộp tiền thuê đất, hỗ trợ người nộp tiền thuê đất

* Quản lý thông tin NNT

Thông tin về người nộp thuế là yếu tố quan trọng và quyết định trong quản lý thuế theo mô hình chức năng. Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, DN có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin theo HS khai thuế và các thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ tiền thuê đất; Các cơ quan chức năng tùy theo lĩnh vực công việc của mình mà có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến NNT và việc xác định nghĩa vụ thuế của DN.

Thông tin về người nộp thuế là tài sản của CQT, CQT có trách nhiệm bảo quản, bảo mật và sử dụng vào mục đích quản lý thuế. CQT được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng trong một số trường hợp, cụ thể :

– Trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn.

– Vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác.

– Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan lý thuế theo quy định của pháp luật.

* Tuyên truyền hỗ trợ NNT

– Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, mỗi công chức thuế là một tuyên truyền viên về thuế, từng công chức thuế phải tự nâng cao trách nhiệm, ý thức phục vụ NNT, phải nổ lực hơn trong học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về mọi mặt.

– Thường xuyên cảnh báo gian lận, vi phạm chế độ chính sách thuế, công khai doanh nghiệp nợ thuế; đồng thời biểu dương các tổ chức, cá nhân điển hình thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

– Thường xuyên rà soát, đánh giá TTHC để đề xuất UBND tỉnh hoặc Tổng cục Thuế xem xét sửa đổi, bổ sung TTHC cho phù hợp với quy định hiện hành. Đồng thời ban hành văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Thuế về những vướng mắc về chính sách thuế và đưa ra những ý kiến, quan điểm, hướng xử lý.

– Tổ chức theo dõi chặc chẽ để đôn đốc các Chi cục Thuế và Tổng cục Thuế trả lời những vướng mắc của doanh nghiệp đảm bảo kịp thời.

– Ngành thuế phối hợp với các doanh nghiệp làm đại lý thuế để làm cầu nối giữa cơ quan thuế với người nộp thuế nhằm tuyên truyền cho các doanh nghiệp thực hiện tốt các chủ trương chính sách thuế.

– Không ngừng động viên các DN sử dụng hóa đơn điện tử.

– Tổ chức tập huấn các Nghị định, Thông tư hướng dẫn kịp thời khi có sự thay đổi về chính sách liên quan đến đất đai.

1.1.4.2. Quản lý thông báo đơn giá tính tiền thuê đất, điều chỉnh đơn giá thuê đất, thông báo nộp tiền thuê đất

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC TAY NGUYEN\NGUYEN THI HANG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *