Phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội của lực lượng Cảnh sát

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI DO NGUYÊN NHÂN XÃ HỘI THEO CHỨC NĂNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI DO NGUYÊN NHÂN XÃ HỘI THEO CHỨC NĂNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ, CÔNG AN 

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tội phạm giết người là loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm, không chỉ tước đi mạng sống của con người một cách trái pháp luật mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho gia đình, người thân của người bị hại, gây mất trật tự an toàn xã hội, gây sự bất bình trong dư luận quần chúng nhân dân. Hậu quả của tội phạm này là vô cùng to lớn, vì thế trong những năm qua các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và lực lượng Công an nói riêng đã tập trung phòng ngừa, đấu tranh để kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này, giữ gìn sự bình yên cuộc sống của nhân dân.

Nhận thức được tính nghiêm trọng và hậu quả của các vụ án giết người trong những năm qua lực lượng CSHS, Công an TP. Đà Nẵng đã tập trung phát huy mọi khả năng, lực lượng để điều tra khám phá nhanh chóng và có hiệu quả các vụ án hình sự nói chung và các vụ án giết người do NNXH nói riêng. Nhờ vậy tỉ lệ điều tra khám phá các vụ án hình sự nói chung và án giết người do NNXH nói riêng đạt kết quả cao, trung bình tỉ lệ điều tra khám phá án hình sự từ năm 2014 đến năm 2018 là 82,1% và án giết người do NNXH là 98,7%. Đây là kết quả rất đáng được khích lệ, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Mặc dù tỉ lệ điều tra khám phá án cao như vậy, tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy, công tác phòng ngừa tội phạm giết người nói chung và tội phạm giết người do NNXH nói riêng của Công an TP. Đà Nẵng cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả phòng ngừa. Trong khi đó tội phạm giết người do NNXH có xu hướng gia tăng về số vụ và số đối tượng tham gia và ngày càng trở thành nỗi lo cho toàn xã hội. Đáng báo động, nhiều nhóm thanh, thiếu niên và người thân trong gia đình bột phát sát hại nhau dã man, tàn bạo mà động cơ chủ yếu bắt nguồn từ mâu thuẩn nhỏ nhặt trong sinh hoạt, thù tức cá nhân, mâu thuẫn trên mạng xã hội… hoặc mâu thuẫn nhất thời khi xích mích từ lời nói “trái tai”, cái nhìn thiếu thiện cảm, để lại hậu quả khôn lường. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm này là rất cần thiết trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.

Từ những trình bày trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội theo chức năng của lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Đà Nẵng” làm luận văn Thạc sĩ luật học là hoàn toàn mang tính cấp thiết.

2. Tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua, đã công bố một số công trình, đề tài nghiên cứu khoa học về phòng ngừa tội phạm như:

– GS,TS Nguyễn Xuân Yêm (2005), Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB CAND, Hà Nội.

– Lê Văn Tín (2012), Nâng cao hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn TP. Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Học viện CSND, Hà Nội.

– Võ Thanh Việt (2012), Phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ, Học viện CSND, Hà Nội.

– Nguyễn Thị Dung (2012), Hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Đắk Nông, Luận văn Thạc sĩ, Đại học CSND, TP. Hồ Chí Minh.

– Lê Quang Bình (2007), Nâng cao hiệu quả giai đoạn điều tra ban đầu các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ, Học viện CSND, Hà Nội.

Như vậy, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH theo chức năng của lực lượng CSHS, Công an TP. Đà Nẵng. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

– Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm rõ những vấn đề lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa hoạt động của lực lượng CSHS trong phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

– Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động của lực lượng CSHS, Công an thành phố Đà Nẵng trong phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH.

+ Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động của lực lượng CSHS, Công an TP. Đà Nẵng trong phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH trên các phương diện: những ưu điểm, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.

+ Dự báo và xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng CSHS, Công an TP. Đà Nẵng trong phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp luận:

+ Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, quy định của Bộ Công an về đấu tranh phòng chống tội phạm.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:

+ Phương pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê.

+ Phương pháp tổng kết thực tiễn.

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

+ Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là: Phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH theo chức năng của lực lượng CSHS, Công an TP. Đà Nẵng.

– Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sâu về hoạt động phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng CSHS, Công an TP. Đà Nẵng đối với tội giết người được quy định tại điều 93 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Điều 123 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

– Về không gian: Địa bàn TP. Đà Nẵng.

– Về thời gian: Từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2019.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

– Ý nghĩa lý luận:

Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm sáng tỏ và làm phong phú thêm lý luận về hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm giết người do NNXH nói riêng. Luận văn còn là tài liệu tham khảo tốt cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập của các trường đào tạo Cảnh sát nhân dân.

– Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cho cơ quan chức năng nhất là lực lượng CSHS, Công an TP. Đà Nẵng nhìn nhận được thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm này và vận dụng các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.

7. Bố cục đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và hệ thống biểu, bảng, luận văn được cấu trúc thành ba chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội của lực lượng Cảnh sát hình sự

Chương 2: Thực trạng họat động phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo chức năng của lực lượng Cảnh sát hình sự

Chương 3: Dự báo và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo chức năng của lực lượng Cảnh sát hình sự

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI  DO NGUYÊN NHÂN XÃ HỘI THEO CHỨC NĂNG  CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ
PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI DO NGUYÊN NHÂN XÃ HỘI THEO CHỨC NĂNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ

Chương 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI DO NGUYÊN NHÂN XÃ HỘI CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ

1.1. Nhận thức chung về tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

1.1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội giết người

1.1.1.1. Khái niệm tội giết người

Tội giết người là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, nhằm tước đoạt tính mạng của người khác và đáng phải chịu hình phạt.

1.1.1.2. Các dấu hiệu cấu thành của tội giết người

– Khách thể của tội phạm: xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.

– Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Tội giết người được thực hiện bởi lỗi cố ý, trong đó bao gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

– Chủ thể của tội phạm: Người từ đủ 14 tuổi trở lên và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

1.1.2. Khái niệm tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

1.1.2.1. Các dạng tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

Giết người do mâu thuẫn thù tức, do ghen tuông tình ái, do mâu thuẫn bộc phát.

1.1.2.2. Khái niệm tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

Tội phạm giết người do NNXH là một loại tội phạm giết người mà ở đó, người thực hiện hành vi phạm tội giết chết người khác vì sự tác động của hoàn cảnh xã hội và họ hoàn toàn không có mục đích chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

1.2. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội theo chức năng của lực lượng cảnh sát hình sự

1.2.1. Khái niệm hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội theo chức năng của lực lượng Cảnh sát hình sự

Hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH của lực lượng CSHS là tổng hợp các biện pháp điều tra, nắm tình hình, tiến hành tham mưu đề xuất, tổ chức hướng dẫn và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ do lực lượng CSHS tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công nhằm nhanh chóng, phát hiện, ngăn chặn, điều tra xử lý kịp thời khi có tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội xảy ra và giáo dục đối tượng phạm tội thành người có ích cho xã hội đồng thời làm rõ, từng bước khắc phục những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm giết người do NNXH.

1.2.2. Đặc điểm và nội dung hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội theo chức năng của lực lượng Cảnh sát hình sự

1.2.2.1. Đặc điểm của hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

– Chủ thể tiến hành phòng ngừa.

– Đối tượng phòng ngừa.

– Công cụ, phương tiện, biện pháp.

– Phạm vi hoạt động phòng ngừa.

– Mối quan hệ, phối hợp trong phòng ngừa.

1.2.2.2. Nội dung của hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

Nghiên cứu, làm rõ tình hình; Dự báo tình hình; Xây dựng chương trình, kế hoạch phòng ngừa; Tổ chức triển khai các biện pháp phòng ngừa; Sơ kết, tổng kết đánh giá.

1.3. Cơ sở pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

1.3.1. Cơ sở pháp lý của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

1.3.1.1. Những quan điểm chủ trương cơ bản của Đảng và Nhà nước về phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

– Chỉ thị 48 – CT/TW.

– Nghị quyết 43 – NQ/TW.

1.3.1.2. Cơ sở pháp lý của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

Hiến pháp năm 2013; Bộ luật hình sự năm 2015; Luật Công an nhân dân năm 2018; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.

– Các Thông tư số 18/2013/TT-BCA, 19/2013/TT-BCA, 20/2013/TT-BCA, 21/2013/TT-BCA, 22/2013/TT-BCA.

– Các Quyết định số 2408/QĐ – BCA và 12757/QĐ – X11.

– Các Nghi quyết liên tịch giữa Bộ Công an với các cơ quan trung ương.

1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

Tham mưu, đề xuất cấp ủy Đảng và chính quyền; Xây dựng và triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa; Phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đoàn thể trong phòng ngừa.

1.4. Biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội của lực lượng Cảnh sát hình sự

1.4.1. Phòng ngừa xã hội

Tham mưu, hướng dẫn các cấp ủy Đảng và chính quyền; Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật; Vận động quần chúng nhân dân; Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị; Hướng dẫn quần chúng tham gia quản lý đối tượng.

1.4.2. Phòng ngừa nghiệp vụ

1.4.2.1. Công tác điều tra cơ bản

1.4.2.2. Công tác sưu tra, quản lý đối tượng

1.4.2.3. Công tác xác minh hiềm nghi

1.4.2.4. Công tác xây dựng, sử dụng cộng tác viên bí mật

1.4.2.5. Công tác đấu tranh chuyên án

1.5. Quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSHS với các lực lượng khác trong phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

Lực lượng CSHS quan hệ, phối hợp với các lực lượng khác trong và ngoài ngành Công an nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của công tác phòng ngừa.

Kết luận Chương 1

Chương 1 của luận văn, tác giả đã làm rõ những vần đề liên quan đến lý luận về hoạt động phòng ngừa của lực lượng CSHS đối với tội phạm giết người và tội phạm giết người do NNXH: Khái niệm và dấu hiệu pháp lí của tội phạm giết người và tội phạm giết người do NNXH; khái niệm hoạt động phòng ngừa của lực lượng CSHS đối với tội phạm giết người do NNXH; nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng CSHS trong hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH; nội dung, biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH của lực lượng CSHS; Quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSHS với các lực lượng khác trong phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH. Qua đó cho thấy lực lượng CSHS có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH. Và hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và phối hợp với các lực lượng khác phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH trong tình hình hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI DO NGUYÊN NHÂN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO CHỨC NĂNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ

2.1. Tình hình tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội trên địa bàn thành phố 

2.1.1. Tình hình có liên quan đến hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội trên địa bàn thành phố 

2.1.1.1. Đặc điểm địa lý – dân cư – kinh tế – xã hội thành phố 

Một số đặc điểm về địa lý, dân cư, kinh tế, xã hội của TP có liên quan đến hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH.

2.1.1.2. Tình hình phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội trên địa bàn và kết quả đấu tranh của Công an thành phố 

Xảy ra 2.893 vụ, trung bình hàng năm xảy ra 536 vụ. Riêng đối với tội phạm giết người do NNXH xảy ra 82 vụ, bình quân 14 vụ. Số lượng các vụ PPHS hàng năm xảy ra trên địa bàn tăng giảm thất thường và diễn biến phức tạp. Các loại TNXH: Mại dâm, cờ bạc, ma tuý… đang gia tăng, đáng chú ý là tệ nạn cờ bạc và tệ nạn nghiện các chất ma tuý.

Đã điều tra khám phá làm rõ 2.374 vụ (chiếm 82,06%), bắt 3.748 đối tượng. Riêng đối với tội phạm giết người do NNXH, tỷ lệ điều tra khám phá đạt mức cao nhất, đạt 98,7%. Về TNXH: Công an TP. Đà Nẵng đã tập trung đấu tranh triệt phá các loại TNXH và đạt được những kết quả nhất định.

2.1.2. Đặc điểm tội phạm học của tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội trên địa bàn thành phố 

2.1.2.1. Diễn biến của tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Qua thống kê trên cho thấy, hàng năm số vụ giết người do NNXH trên địa bàn TP. Đà Nẵng luôn ở mức cao và có xu hướng tăng, thiệt hại do tội phạm này gây ra ngày càng lớn và đặc biệt hơn là xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn gây án tinh vi, táo tợn.

2.1.2.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội

Giới tính (chủ yếu là nam), nghề nghiệp (không nghề nghiệp chiếm đa số), trình độ học vấn (phần lớn là trung học phổ thông), độ tuổi (chủ yếu là 18 – 30), nơi cư trú (phần lớn tại Đà Nẵng) và đa phần là chưa có tiền án, tiền sự.

2.1.2.3. Đặc điểm về địa bàn và thời gian gây án

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI  DO NGUYÊN NHÂN XÃ HỘI THEO CHỨC NĂNG  CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ
PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI
DO NGUYÊN NHÂN XÃ HỘI THEO CHỨC NĂNG
CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ

Địa bàn gây án (Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê chiếm tỷ lệ lớn); Thời gian gây án (chủ yếu xảy ra từ 18h – 24h).

2.1.2.4. Đặc điểm về động cơ, mục đích phạm tội

Chủ yếu là giết người do mâu thuẫn thù tức và ghen tuông tình ái.

2.1.2.5. Đặc điểm về phương thức, thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm

Có sự chuẩn bị hoặc chỉ là hành động bộc phát và có sử dụng rượu bia. Trong nhiều vụ án có sự che giấu với nhiều thủ đoạn khác nhau.

2.1.2.6. Đặc điểm về công cụ, phương tiện gây án

Chủ yếu là sử dụng dao, kiếm, búa, mã tấu, tiếp sắt.

2.1.2.7. Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Nguyên nhân, điều kiện từ bản thân người phạm tội, từ gia đình người phạm tội, từ xã hội tác động đến người phạm tội.

2.2. Tổ chức lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an trong phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

2.3. Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội của lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an 

2.3.1. Biện pháp phòng ngừa xã hội

2.3.1.1. Thực hiện chức năng tham mưu hướng dẫn của lực lượng Cảnh sát hình sự

2.3.1.2. Công tác tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm

2.3.1.3. Vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội

2.3.2. Biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Đà Nẵng

2.3.2.1. Công tác điều tra cơ bản

Tiến hành ĐTCB 161 hồ sơ, trong đó hồ sơ ĐTCB về địa bàn là 62, tuyến là 44, hệ loại là 55..

2.3.2.2. Công tác sưu tra

Tiến hành sưu tra tổng cộng 3.098 đối tượng. Trong đó có 705 đối tượng sưu tra hệ xâm phạm tính mạng, sức khỏe.

2.3.2.3. Công tác xác minh hiềm nghi

Xác lập tổng cộng 234 hiềm nghi với 211 hiềm nghi về người và 23 hiềm nghi về việc, hiện tượng. Riêng đối với tội phạm giết người do NNXH đã xác lập 05 hiềm nghi về người, kết quả xác minh đã khởi tố, bắt 05 đối tượng.

2.3.2.4.Công tác xây dựng, sử dụng cộng tác viên bí mật

Xây dựng 2.438 CTVBM, cung cấp tổng cộng gần 6.000 tin tức có giá trị phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đối với tội phạm giết người do NNXH, đã xây dựng, sử dụng 208 CTVBM với 39 Đặc tình, 163 Cơ sở bí mật, 06 Cộng tác viên danh dự.

2.3.2.5. Công tác đấu tranh chuyên án

Xác lập và đấu tranh 238 chuyên án hình sự các loại. Trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm giết người do NNXH, đã xác lập 79 chuyên án và đấu tranh làm rõ 78 chuyên án, bắt 130 đối tượng, đình chỉ, tạm đình chỉ 01 chuyên án.

2.3.2.6. Công tác điều tra khám phá tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội của lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Đà Nẵng

Xảy ra 82 vụ án giết người do NNXH, đã tiến hành điều tra, khám phá 81 vụ, bắt 130 đối tượng, tỉ lệ điều tra khám phá đạt 98,7%.

2.4. Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát hình sự với các lực lượng khác trong phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Công tác phối hợp đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cong một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

2.5. Nhận xét, đánh giá chung

2.5.1. Những ưu điểm và kết quả đạt được

2.5.2. Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân

Kết luận Chương 2

Trong chương này, luận văn đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm địa bàn TP. Đà Nẵng có ảnh hưởng tới tình hình tội phạm hình sự nói chung, tội phạm giết người do NNXH nói riêng và tổ chức lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm này; Thực trạng hoạt động của lực lượng CSHS – Công an TP. Đà Nẵng trong công tác phòng ngừa tội phạm giết người do NNXH xảy ra trên địa bàn.

Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát thực tiễn, luận văn cũng đã chỉ ra được những tồn tại thiếu sót trong quá trình phòng ngừa tội phạm này và nêu lên được các nguyên nhân của những tồn tại thiếu sót đó làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp ở chương sau.

Chương 3

DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI DO NGUYÊN NHÂN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO CHỨC NĂNG CỦA CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ

3.1. Dự báo tình hình tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới

3.1.1. Căn cứ dự báo

Tình hình kinh tế – xã hội; Tình hình tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội; Công tác phòng chống tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội.

3.1.2. Nội dung dự báo

Dự báo về diễn biến tình hình tội phạm; Thành phần đối tượng phạm tội; Thủ đoạn gây án, động cơ gây án, công cụ, phương tiện phạm tội ; Địa bàn gây án và nạn nhân.

3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội trên địa bàn thành phố của lực lượng Cảnh sát hình sự

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN HOC VIEN CANH SAT\Luận văn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *