Quản lý nhà nước về lễ hội từ thực tiễn Thành phố Hội An

Quản lý nhà nước về lễ hội từ thực tiễn Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lễ hội là nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử, là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể. Cùng với các hoạt động văn hóa, Lễ hội còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, nó chính là phương tiện để quảng bá, giới thiệu văn hóa, con người, vùng đất với bè bạn trong nước và quốc tế.

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cùng với việc giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, công tác quản lý, tổ chức lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cực trong tư duy, nhận thức của các cấp lãnh đạo và toàn xã hội. Việc ban hành các chủ trương, chính sách quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra lễ hội thường xuyên đã góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân.

Ngày nay, quản lý Nhà nước về di sản văn hoá nói chung và đối với văn hóa lễ hội nói riêng có mối quan hệ thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững – nếu mô hình quản lý ấy đem lại hiệu quả. Theo đó, giá trị văn hóa lễ hội có thể được xem là sản phẩm du lịch đặc thù; và đây cũng là một trong những nhiệm vụ đặt ra trong đối với quản lý nhà nước nhằm vừa bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa lễ hội, vừa góp phần thúc đẩy du lịch phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.

Trong kho tàng hệ thống lễ hội truyền thống ở mọi vùng miền của nước ta, trên thực tế chỉ có một tỷ lệ không lớn là có thương hiệu và trở nên nổi tiếng, có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước; sự góp mặt của nó dưới sự quản lý hiệu quả của Nhà nước thì không những phát huy được tiềm năng của lễ hội ở địa phương sở tại, mà nó còn đóng góp quan trọng đem lại nhiều nguồn lực cho địa phương đó, đem lại lợi ích nhiều mặt cho cộng đồng và người dân (cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần)…

Mặc dù quản lý về lễ hội gắn với du lịch hiện đang là xu hướng về nhu cầu tất yếu ở rất nhiều cộng đồng (ngoại trừ một số rất ít có các đặc trưng riêng/ có thể là cấm kỵ trong quan niệm/ tập quán tâm linh). Song với phần lớn các lễ hội của rất nhiều địa phương, trong đó có thành phố Hội An (Quảng Nam) hiện vẫn đang lúng túng trong quản lý và tổ chức các lễ hội, nhất là vẫn đang thiếu sự đầu tư trong nghiên cứu, định hướng, phát huy một số lễ hội dân gian truyền thống. Hơn nữa, trong thực tiễn quản lý nhà nước về văn hóa lễ hội trên địa bàn Hội An vẫn chưa giải quyết hài hòa, thỏa đáng đối với lợi ích của cộng đồng có văn hóa lễ hội; nói cách khác, là vẫn chưa xem văn hóa lễ hội (với tư cách là tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch) là tiền đề và mục tiêu trong phát triển du lịch. Biểu hiện cụ thể là, nhiều cộng đồng ở địa phương không được hưởng lợi từ các sản phẩm du lịch mà Nhà nước và các doanh nghiệp đã khai thác từ nguồn vốn văn hóa phi vật thể (lễ hội) của họ. Không ít sản phẩm du lịch/ tổ chức sự kiện quảng bá du lịch mới chỉ tập trung mang lại lợi ích cho nhà doanh nghiệp kinh doanh du lịch, còn phía người dân (chủ thể trung tâm của văn hóa lễ hội) thì rất ít được hưởng lợi thỏa đáng để duy trì, phục hồi và bảo tồn bản sắc văn hóa lễ hội. Mặt khác, dưới áp lực của cơ chế thị trường khi có khuynh hướng thương mại hóa chỉ đơn thuần coi lễ hội truyền thống là cơ hội phát triển kinh tế, nhất là kinh doanh du lịch cũng đặt ra thách thức lớn về nguy cơ làm biến dạng bản sắc văn hóa truyền thống… Với hiện trạng của một số vấn đề đặt ra đó, vô hình chung gây tác động ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình bảo tồn di sản văn hóa lễ hội.

Xuất phát từ lý do khách quan nêu trên cùng với lợi thế so sánh của thành phố Hội An, bản thân tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về lễ hội từ thực tiễn Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” để thực hiện luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Với mong muốn qua nghiên cứu này để có cách nhìn, nhận định rõ hơn những giá trị văn hóa lễ hội và các vấn đề còn bất cập ở địa bàn Thành phố Hội An, đồng thời vận dụng những kiến thức từ bản thân và các văn bản pháp luật để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với loại hình di sản này. Đó là yêu cầu cấp thiết đối với Thành phố Hội An hiện nay, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với những sản phẩm lễ hội đặc sắc phục vụ du lịch, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiêncứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn, đó là: Cung cấp một số luận cứ khoa học của quản lý nhà nước về lễ hội từ thực tiễn Thành phố Hội An; qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn Thành phố Hội An (Quảng Nam) hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Trình bày làm rõ một số cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về lễ hội.

– Phân tích làm rõ thực trạng công tác quản lý Nhà nước về lễ hội từ thực tiễn Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

– Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội từ thực tiễn Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đó là quản lý nhà nước về lễ hội.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi nội dung nghiên cứu: Quản lý nhà nước về lễ hội từ thực tiễn Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

-Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Phương pháp luận nghiên cứu được đề tài luận văn tiếp cận đó là chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý nhà nước đối với lễ hội.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, đó là:

– Phương pháp thu thập thông tin, phân tích tài liệu thứ cấp, khảo sát thực địa, thống kê so sánh, hệ thống hóa các lễ hội đang được tổ chức, các lễ hội đang bị thất truyền, mai một trên địa bàn Hội An, sử dụng phương pháp phân tích logic tổng hợp…

– Phương pháp phân tích văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong quá trình quản lý nhà nước về lễ hội.

– Phương pháp tiếp cận hệ thống cấu trúc, tiếp cận phương pháp liên ngành khoa học xã hội nhân văn để nghiên cứu nhằm vận dụng những tri thức liên ngành khoa học quản lý, luật học, văn hóa học, du lịch học, nhân học… để phát hiện các vấn đề cơ bản có tính nguyên nhân của thực trạng; cũng như cung cấp luận cứ khoa học nhằm đề xuất giải pháp khả thi trong quản lý nhà nước về lễ hội.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp vào việc hệ thống hóa khung lý luận tạo lập một số cơ sở khoa học trong việc tiếp cận quản lý lễ hội; và hệ thống hóa cơ sở chính sách pháp lý hiện hành trong công tác quản lý nhà nước về lễ hội.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Từ đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn Thành phố Hội An những năm qua, xác định các nguyên nhân chủ yếu để cung cấp luận cứ thực tiễn nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội từ thực tiễn Thành phố Hội An giai đoạn hiện nay. Đồng thời, kết quả luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở các cấp chính quyền địa phương về lễ hội. Ngoài ra, kết quả công trình này còn góp phần tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho các tầng lớp nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội; góp phần đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động lễ hội, nâng cao tính gắn kết cộng đồng; đồng thời tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch lễ hội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

7. Kết cấu của luận văn

Bên cạnh phần mở đầu, phần kết luận cũng như danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu bởi 3 chương, cụ thể là:

Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về lễ hội

Chương 2. Thực trạng của quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008 đến nay

Chương 3. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội từ thực tiễn Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện nay.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI

1.1. Khái niệm, vai trò và nội dung của quản lý nhà nước về lễ hội

1.1.1. Khái niệm lễ hội

Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng, được cấu thành bởi hai phần lễ và hội. “Lễ” là phần nghi thức, liên quan đến tín ngưỡng dân gian và tôn giáo chính thống, được tiến hành trong không gian thiêng và thường là với số người hạn chế (trước bàn thờ, khu vực sân đình, khu vực dâng cúng…). Lễ thiêng về mối quan hệ giữa người với giới siêu thực, giới tự nhiên, là động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, tưởng nhớ một sự kiện tôn giáo, với các hoạt động, ẩm thực và nghi lễ đặc sắc riêng, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là phần phát triển, nối tiếp với lễ liên quan đến sinh hoạt văn hóatôn giáonghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Hội thiêng về mối quan hệ giữa người với người hơn, không gian mở rộng “trần tục” hơn (sân đình, bãi ruộng, đường làng…). Phần vui chơi hay trò diễn được thể hiện bằng nghệ thuật biểu diễn (ca múa, âm nhạc, động tác, ngôn từ biểu cảm…), bằng nghệ thuật tạo hình (màu sắc, hình khối, đường nét, trang phục, đạo cụ…của các nhân vật hội…). Tất cả trò diễn, trò chơi, đám rước…được hiểu là nằm trong hệ thống hội.

Tuy mỗi phần lễ và hội có nội dung và ý nghĩa khác nhau nhưng đều có đặc trưng chung là sinh hoạt tập thể của cộng đồng người, lễ và hội là thực thể thống nhất không thể chia tách; “lễ và hội hòa quyện xoắn xít với nhau để cùng nhau biểu thị một giá trị nào đó của một cộng đồng. Trong lễ cũng có hội và trong hội đã có lễ” (Trần Bình Minh, Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 2000, Tr 120).

Các loại hình lễ hội ở Việt Nam được hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành.

Theo đó, các loại hình lễ hội bao gồm:

1. Lễ hội dân gian là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh người có công với nước với cộng đồng; thờ cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Quy định về tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành.

2. Lễ hội lịch sử, cách mạng là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh những danh nhân, sự kiện lịch sử, cách mạng.

3. Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch là lễ hội được tổ chức để quảng bá về văn hóa thể thao, du lịch bao gồm: festival, liên hoan văn hóa, thể thao, du lịch; tuần văn hóa, thể thao, du lịch; tuần văn hóa – du lịch; tháng văn hóa – du lịch; năm văn hóa – du lịch và các lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch khác.

4. Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam là lễ hội do tổ chức của Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam tổ chức nhằm giới thiệu giá trị văn hóa tốt đẹp của nước ngoài với công chúng Việt Nam.

Như vậy, lễ hội là một hiện tượng văn hóa được hình thành và phát triển trong những điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế nhất định, gắn với những đặc điểm văn hóa cộng đồng. Bên cạnh việc bảo lưu, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội đã và đang tạo nên những thói quen mới, lối sống mới, cách hành xử mới trước các sự kiện, dấu ấn lịch sử đương đại. Các loại hình lễ hội có yêu cầu về không gian, thời gian, lễ thức riêng. Lễ hội là di sản văn hóa quý của quốc gia, dân tộc.

1.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về lễ hội

Theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, cơ quan trong hệ thống chính quyền có trách nhiệm quản lý tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó có cả hoạt động lễ hội.

Vì vậy, quản lý nhà nước về lễ hội là quá trình xây dựng đường lối, chính sách, định hướng, huy động, tổ chức, điều hành các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra và các công việc liên quan đến lễ hội, đảm bảo hài hòa giữa các giá trị truyền thống với sự sáng tạo những giá trị mới và đáp ứng các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội.

Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội bao gồm các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp gồm: Chính phủ, UBND các cấp ngoài ra có các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý như Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường, Ban Tôn giáo Chính phủ… Theo Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 hiện nay quy định thì chủ thể tham gia quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hiện nay bao gồm:

Cấp hành chínhCơ quan/ chủ thể

trực tiếp quản lý

Cơ quan/ chủ thể

trực tiếp thực hiện

Trung ươngChính phủBộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ)
Cấp TỉnhUBND Tỉnh (Phó Chủ tịch phụ trách văn – xã)Sơ Nội vụ

(Ban Tôn giáo)

Cấp HuyệnUBND Huyện

(Chủ tịch UBND Huyện)

Phòng Nội vụ (Phó Trưởng phòng phụ trách) hoặc phòng ban lễ hội, tôn giáo
Cấp XãUBND Xã

(Chủ tịch UBND Xã)

Công chức văn hóa – Xã hội

Đối tượng của quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội bao gồm:

Các hoạt động lễ hội, mọi công dân tham gia hoạt động lễ hội và những phương tiện, cơ sở vật chất, tinh thần phục vụ cho hoạt động lễ hội truyền thống.

1.1.2. Một số đặc điểm của lễ hội

* Tính thiêng

Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý do mang tính “thiêng” nào đó. Đó là người anh hùng đánh giặc bị tử thương, ngã xuống mảnh đất ấy, lập tức được mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một người anh hùng bỗng dưng hiển thánh, bay về trời. Cũng có khi đó chỉ là một bờ sông, nơi có một xác người chết đuối, đang trôi bỗng nhiên dừng lại, không trôi nữa; dân vớt lên, chôn cất, thờ phụng… Cũng có khi lễ hội chỉ hình thành nhằm ngày sinh, ngày mất của một người có công với làng với nước, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác (có người chữa bệnh, có người dạy nghề, có người đào mương, có người trị thủy, có người đánh giặc… ). Song, những người đó bao giờ cũng được “thiêng hóa” và đã trở thành “Thần thánh” trong tâm trí của người dân.

Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, không chỉ có thể phù hộ cho họ trong những mặt mà sinh thời người đó đã làm: chữa bệnh, làm nghề, sản xuất, đánh giặc… mà còn có thể giúp họ vượt qua những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống.

Chính tính “Thiêng” ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến.

* Tính “cộng đồng”

Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nước.

* Tính địa phương

Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa. Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng…

* Tính cung đình

Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội của người Việt, là các người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa. Bởi thế những nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu… đều mô phỏng sinh hoạt cung đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục, động tác đi lại… Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn, lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho người tham gia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày thường, đáp ứng tâm lý, những khao khát nguyện vọng của người dân.

* Tính đương đại

Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới, những cách bài trí mới, những phương tiện kỹ thuật mới như rađio, cassete, video, tăng âm, micro… đã tham gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội được thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu mới.

Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nguyện của nhân dân, được cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp ghép tùy tiện, vô lý…

1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về lễ hội

Vai trò của quản lý nhà nước đối với lễ hội là định hướng, điều chỉnh lễ hội theo mục tiêu  “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Với tính chất đặc thù, lễ hội mang trong mình rất nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. Nó đóng vai trò hết sức cần thiết vì nó dẫn dắt và định hướng hoạt động lễ hội theo hướng tích cực, phát huy đồng thời khắc phục, sửa chữa những hạn chế phát sinh cũng như những hệ lụy mà hoạt động lễ hội gây ra. Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nước về lễ hội đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện ở những điểm sau:

Quản lý nhà nước đối với lễ hội nhằm tạo điều kiện cũng như tạo một môi trường thuận lợi cho các lễ hội được diễn ra theo đúng mục đích và đúng bản chất. Bên cạnh đó, còn giúp cho lễ hội phát triển thông qua các chính sách bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, quyền về văn hóa – xã hội của con người. Đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến văn hóa, mà hoạt động lễ hội là một lĩnh vực trong đó.

Quản lý nhà nước đối với lễ vội vừa có vai trò phát huy, bảo tồn, gìn giữ các tinh hoa văn hóa của lễ hội và vừa có vai trò bảo vệ hoạt động lễ hội, giúp lễ hội được diễn ra đúng với tinh thần vốn có của lễ hội đem đến giá trị tinh thần hết sức to lớn cho quần chúng nhân dân.

1.2. Nội dung của quản lý nhà nước về lễ hội

1.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách

Để bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa lễ hội, việc xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch tổ chức lễ hội cụ thể là việc làm cần thiết và cấp bách. Công tác nghiên cứu phải có sự hiểu biết đầy đủ về các giá trị văn hóa của lễ hội, tính đặc trưng của mỗi lễ hội, từ đó tìm ra những phương thức, biện pháp quản lý hiệu quả nhất, vừa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, vừa loại bỏ các yếu tố lạc hậu, chắc lọc những tinh hoa văn hóa cảu dân tộc. Việc ban hành xây dựng thể chế, chính sách phải được ban hành cụ thể, rõ ràng, có sự thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương.

Ở cấp trung ương: ban hành, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội, lễ hội truyền thống. Các văn bản quy phạm pháp luật đó phải giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và điều hành theo hướng dân chủ hóa công tác quản lý, phải là các quyết định hành chính mang tính khả thi, tránh chồng chéo, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ mỗi bên, không để tình trạng nhiều đơn vị cùng có chức năng quản lý nhưng khi quy kết trách nhiệm không đơn vị nào đứng ra nhận hoặc văn bản thiếu cơ sở thực thi, triển khai không kịp thời.

Cấp địa phương: là cấp tổ chức thực hiện, thường xuyên tham mưu với cấp trên các vấn đề về quản lý nhà nước đối với lễ hội. Việc tổ chức thực hiện là một trong những mấu chốt quan trọng, quyết định tính hiệu lực, hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, khi các văn bản được áp dụng trong cuộc sống sẽ bộc lộ rõ các ưu, khuyết điểm, do đó cấp chính quyền địa phương cần có trách nhiệm tham mưu với cấp trên để sửa đổi, hoàn thiện và chỉ đạo thực hiện hiệu quả.

Ngày 12/7/2001, Chủ tịch nước ban hành Lệnh số 09/2001/L-CTN về việc công bố Luật Di sản văn hóa, là cơ sở căn bản về luật pháp nhằm duy trì, đảm bảo sự quản lú nhà nước đối với hoạt động lễ hội. Đồng thời, nhiều Nghị định hướng dẫn thi hành luật cũng được ban hành đảm bảo cho việc thực thi đúng luật và phù hợp với thực tiễn ở mỗi địa phương. Theo đó, Bộ Văn hóa-Thông tin đã công bố Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT, ngày 23/8/2001 của Bộ trưởng về ban hành Quy chế tổ chức lễ hội, thay thế Quy chế lễ hội ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-QC ngày 21/5/1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy phạm về quản lý nhà nước đối với các hoạt động tổ chức lễ hội dận tộc. Ngày 16/12/2009 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư Số: 04/2009/TT-BVHTTDL quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ. Đến ngày 29/8/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức và quản lý lễ hội, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2018; đây là lần đầu tiên có một văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức Nghị định của Chính phủ về công tác quản lý và tổ chức lễ hội, là hành lang pháp lý quan trọng để các cấp, ngành và địa phương làm căn cứ tổ chức thực hiện. Tiếp đến Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Nghị định Số: Số: 604/VBHN-BVHTTDL ngày 21 tháng 02 năm 2019 ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng. Như vậy, Ngành Văn hóa-Thông tin đã có nhiều sự điều chỉnh, bổ sung văn bản cho phù hợp với xu thế phát triển, xác định vai trò của mình là quản lý công tác tổ chức lễ hội bằng những nguyên tắc, quy định chung. Bên cạnh đó, chủ trương chung là giảm bớt gánh nặng hành chính trong việc tổ chức lễ hội. Những lễ hội được tổ chức thường xuyên, định kỳ không cần phải xin phép. Điều này đã tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tiến hành tổ chức lễ hội một cách thuận lợi hơn.

1.2.2. Tổ chức hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội

Để làm tốt công tác quản lý, tổ chức lễ hội, cần phải nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý, không đùn đẩy, né tránh; phân công trách nhiệm rõ ràng; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm trong xử lý những hiện tượng tiêu cực. Vì vậy, cần tập trung những nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng bộ máy quản lý và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quản lý hoạt động lễ hội

Ngày nay, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của nguồn lực con người trong mọi hoạt động của đời sống. Trong quản lý tổ chức các hoạt động của lễ hội nói chung, có thể nói các nhà tổ chức hoạt động lễ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của lễ hội. Họ là người chịu trách nhiệm chính trong việc huy động, kết nối, tổ chức và điều hành các nguồn để tạo ra một sản phẩm lễ hội. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ QLNN về hoạt động lễ hội là việc cần được tiến hành khẩn trương, liên tục và phải đảm bảo tính hiệu quả thiết thực. Công tác tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội, đồng thời phải xây dựng kế hoạch lâu dài trong chiến lược QLNN đối với hoạt động lễ hội.

Thứ hai, công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Hiện nay, có ba loại lễ hội: Lễ hội truyền thống, Lễ hội tôn giáo, Lễ hội du nhập từ nước ngoài đều do cộng đồng dân cư lo toan tổ chức, chủ yếu là ở quy mô làng, xã và một số rất ít có quy mô vùng miền. Cơ chế cộng đồng người dân đứng ra tổ chức tất phải tuân thủ theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Dân chúng hơn ai hết phải hiểu biết cách tổ chức lễ hội như thế nào tùy thuộc vào khả năng tài chính, ý thức tự giác của người dân để đáp ứng nhu cầu văn hóa lễ hội của họ. Với cơ chế tự quản, mọi người biết cách điều chỉnh hài hòa các lợi ích cá nhân, cộng đồng xuất phát từ nhu cầu của các tầng lớp trong xã hội. Chính quyền sở tại chính là chủ thể quản lý, hướng dẫn tổ chức lễ hội sao cho phù hợp với bản sắc văn hóa, vùng miền, thuần phong mỹ tục, đồng thời cũng là chủ thể giám sát và tham gia trực tiếp vào tổ chức nhiều lễ hội. Nếu chính quyền làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho hoạt động lễ hội được tổ chức tốt hơn, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân theo quy định của luật pháp. Do vậy, các lễ hội truyền thống ở cùng quy mô cũng nên dựa theo những kinh nghiệm này.

1.2.3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động QLNN về lễ hội

Nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra là một nội dung hết sức quan trọng của quản lý nhà nước về lễ hội. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, các nhà quản lý mới có thể phát hiện, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các tình huống, các trường hợp vi phạm. Phát huy những nhân tố tích cực, biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân có những đóng góp hiệu quả vào hoạt động lễ hội; khuyến khích và nhân rộng những mô hình mới, cách thức mới tiến bộ mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị – xã hội thực hiện chức năng giám sát, quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên và các hội viên trong việc thực hiện Chỉ thị số 27 –CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và Kết luận 51 –KL/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27 –CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hiện nay, các văn bản pháp quy ngày càng hoàn thiện, quy định cụ thể hơn đối với việc nghiêm cấm một số hành vi tại nơi tổ chức lễ hội (Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức và quản lý lễ hội, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2018). Kiên quyết xử lý vi phạm nhằm đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật trong hoạt động lễ hội, đáp ứng yêu cầu về quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm hại.

1.2.4. Tổng kết, đánh giá

Để tổ chức các hoạt động lễ hội, ngành văn hóa cơ sở và các tổ chức xã hội báo cáo kế hoạch tổ chức, nội dung, biện pháp chỉ đạo lễ hội đến cơ quan văn hóa cấp trên trực tiếp, nếu được chấp nhận mới được tổ chức lễ hội. Sau lê hội, Ban tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và rút ra bài học kinh nghiệm cho lần tổ chức tiếp theo, báo cáo bằng văn bản lên cơ quan văn hóa cấp trên.

Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL, ngày 03/02/2010 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch về việc “Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di tích” giao cho Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc chế dộ báo cáo với lãnh đạo Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch kết quả thực hiện Chỉ thị này ở địa phương theo quy định:

a) Hoàn thành và gửi Báo cáo định kỳ về tình hình tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tại các di tích ở địa phương trong dịp lễ hội đầu năm (lễ hội Xuân) trước ngày 30/4 hằng năm;

b) Hoàn thành và gửi Báo cáo định kỳ tổng kết tình hình tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tại các di tích ở địa phương hằng năm trước ngày 30 tháng 10;

c) Thực hiện Báo cáo đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thược Trung ương và với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch những trường hợp phức tạp liên quan đến việc tổ chức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tại di tích để được chỉ đạo và phối hợp giải quyết kịp thời.

Thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại giữa các nhà quản lý với các nhà nghiên cứu và người dân tham gia trực tiếp hoạt động lễ hội, để thống nhất đánh giá tình hình hoạt động lễ hội, từ đó có biện pháp xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội.

1.3. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về lễ hội

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý và tổ chức lễ hội, được các địa phương kịp thời triển khai thực hiện, đáp ứng yêu cầu về tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn cả nước. Năm 2018, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29-8-2018 quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Đây là lần đầu tiên có một văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức Nghị định của Chính phủ về công tác quản lý và tổ chức lễ hội; là hành lang pháp lý quan trọng để các cấp, ngành và địa phương làm căn cứ tổ chức thực hiện.

Với những quy định cụ thể, phù hợp với thực tiễn về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của ban tổ chức lễ hội; quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội, Nghị định là căn cứ để Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý.

Có thể khẳng định, với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của chính quyền các cấp, sự tuân thủ nghiêm túc các quy định tại Nghị định, ý thức trách nhiệm của ban tổ chức và người tham gia lễ hội trong thời gian gần đây đã được nâng lên rất nhiều. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã đi vào nền nếp, hiệu quả, đảm bảo đúng mục đích, nội dung, giá trị văn hoá, lịch sử của lễ hội; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tính nhân văn đối với xã hội và mỗi người dân; tăng tính hiệu quả trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc.

Nhìn chung, các hoạt động lễ hội trên địa bàn cả nước trong những năm gần đây được tổ chức an toàn, đáp ứng nhu cầu tinh thần trong đời sống của nhân dân. Ý thức tham gia lễ hội của cộng đồng thực sự có những chuyển biến tích cực.

1.4. Các điều kiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 848/QĐ-BVHTTDL ngày 8-3-2019 phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền, khuyến nghị người dân không đốt đồ mã, vàng mã tại di tích, cơ sở thờ tự và lễ hội; Quyết định số 1983/QĐ-BVHTTDL ngày 4-6-2019 phê duyệt Đề án Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội giai đoạn 2020-2021; Quyết định số 3020/QĐ-BVHTTDL ngày 30-8-2019 ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa mê tín dị đoan, loại bỏ hủ tục lạc hậu, văn hóa phẩm đồi trụy trái với thuần phong mỹ tục giai đoạn 2020-2022. Đồng thời, Bộ cũng giao trách nhiệm cho Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa, Thanh tra Bộ, hằng năm, thành lập các đoàn kiểm tra đến các địa phương để đánh giá thực trạng, những bất cập, vướng mắc, từ đó tham mưu đề xuất nội dung, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 12\SAU BAO VE/ DANG XUAN CANH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *