Quản lý Nhà nước về công chức cấp xã từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn

Quản lý Nhà nước về công chức cấp xã từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn

Quản lý Nhà nước về công chức cấp xã từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý công chức là công việc quan trọng trong xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi công vụ, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và xã hội. Trong chiều dài các giai đoạn của lịch sử, yếu tố con người có vai trò hết sức quan trọng, quyết định thành bại của sự nghiệp cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ và là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. Ở bất cứ chế độ chính trị, kiểu nhà nước nào, hay bất kỳ lĩnh vực nào, sự hưng thịnh hay suy vong đều phụ thuộc ở nhân tố con người; yếu tố con người đóng vai trò hạt nhân, then chốt hướng đến đạt được các mục tiêu đề ra. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Chính vì vậy, công tác cán bộ luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng quan tâm, bằng việc đề ra những định hướng, chiến lược để xây dựng, đào tạo và quản lý đội ngũ cán bộ. Chủ trương cải cách hành chính Nhà nước là một trong những chủ trương quan trọng đó, và cụ thể hóa Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết về Chương trình tổng thể giai đoạn 2011-2020, đề ra mục tiêu “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” và nhiệm vụ “Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý …”.

Trong hệ thống hành chính bốn cấp của Nhà nước ta, cấp xã phường là đơn vị hành chính cấp cơ sở, cấp thấp nhất trong hệ thống. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức ở đây có vai trò hết sức quan trọng trong việc làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với Nhà nước. Do tính chất công việc, đội ngũ cán bộ, công chức này vừa giải quyết những công việc hàng ngày, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, vừa phải tổng kết kinh nghiệm, tham mưu giúp đảng uỷ, chính quyền đề ra kế hoạch, chủ trương và biện pháp đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cấp xã, phường. Tại hội nghị lần thứ V, BCH TW khóa IX đã ban hành Nghị quyết về đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn, nhấn mạnh vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức và đề ra một loạt chủ trương, biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, trong đó có công chức cấp xã xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu đã có sự chuyển biến, nhiều mặt đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý nhà nước về công chức cấp xã vẫn còn nhiều vấn đề cần phải làm, đáng được quan tâm. Chính vì một bộ phận công chức cấp xã do được hình thành từ nhiều nguồn nên cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, tính chuyên nghiệp còn thấp, hoạt động đôi khi chưa thực sự dựa vào pháp luật, còn giải quyết theo ý muốn chủ quan. Bên cạnh đó, hiện tượng chây ì, thiếu tinh thần trách nhiệm, đùn đẩy công việc, chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính chưa nghiêm,… vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả.

Thực tiễn quản lý đối với công chức cấp xã trên đây phản ánh trực tiếp tình hình quản lý tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về công chức cấp xã từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu làm đề tài luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.Mục đích nghiên cứu

Là đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, chỉ ra những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế đó, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã, đáp ứng các yêu cầu đặt ra của thực tiễn.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã.

– Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng; làm rõ những kết quả đạt được; những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của nó trong quá trình hoạt động quản lý.

– Đề xuất các quan điểm và giải pháp tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về công chức cấp xã nói chung và trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Là những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã và thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã dưới góc độ luật hành chính, trong phạm vi trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng và trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2016.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như của các cấp chính quyền thành phố Đà Nẵng về hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý công chức cấp xã nói riêng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, như phương pháp logic kết hợp với lịch sử, điều tra, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn dưới góc độ pháp luật hành chính về hoạt động quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng:

6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu của các độc giả, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý vàhọc viên.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã nói chung và công chức cấp xã trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về công chức cấp xã.

Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về công chức cấp xã tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Chương 3. Quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công chức cấp xã tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ CÔNG CHỨC CẤP XÃ

    1. 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về công chức cấp xã

1.1.1. Công chức cấp xã – đối tượng của quản lý nhà nước

1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của công chức cấp xã

Theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 thì “công chức” và “công chức cấp xã” được hiểu như sau:

“Công chức” là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước…

“Công chức cấp xã” (bao gồm xã, phường, thị trấn) là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [23].

Từ hai nội dung trên, có thể hiểu rằng: “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam, được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã gồm các chức danh: Trưởng công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hoá – xã hội, trong biên chế do cấp huyện quản lý và hưởng lương từ nguồn ngân sách của địa phương”.

Vấn đề làm rõ hơn khái niệm về công chức cấp xã, cho thấy công chức cấp xã có những đặc điểm:

– Công chức cấp xã là những người gần dân, gắn bó mật thiết với dân, người trực tiếp triển khai các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống của dân.

– Được tuyển dụng, xếp loại theo ngạch, bậc, mỗi ngạch được chuyên môn hóa riêng biệt gắn liền với đặc điểm, yêu cầu của từng vị trí công việc cụ thể theo khả năng, trình độ được đào tạo.

– Là người đại diện cho quần chúng nhân dân ở cơ sở, luôn lắng nghe ý kiến của người dân, từ đó có cách thức tiến hành công việc phù hợp, đảm bảo được những lợi ích chính đáng của người dân.

– Là người trực tiếp giải quyết các yêu cầu, quyền lợi của dân và là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

– Là người xuất phát từ cơ sở, trực tiếp tham gia vào các hoạt động của người dân, đại diện cho nhân dân, vừa thực hiện chức năng quản lý, giải quyết các công việc của nhà nước liên quan đến người dân, do đó công chức cấp xã có thể bị chi phối, ảnh hưởng nhiều bởi những phong tục, tập quán,văn hóa đặc thù của địa phương và dòng họ, dẫn đến hiệu quả giải quyết công việc chưa cao.

– Công chức cấp xã theo pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ có ở UBND các cấp, không có ở các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị như cấp hành chính cao hơn, cấp cao hơn.

1.1.1.2. Vai trò của công chức cấp xã

– Công chức cấp xã là những người làm việc tại UBND cấp xã. Đây là lực lượng công chức giúp UBND tiến hành việc quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

– Công chức cấp xã vừa là người đại diện Nhà nước, vừa là người đại diện cho người dân, gần gũi, sát dân cho nên họ là người trực tiếp nắm tâm tư, nguyện vọng của người dân để phản ánh lên các cấp chính quyền, để các cấp chính quyền đặt ra chính sách đúng. Thực tế thấy rằng, ở đâu công chức cấp xã gần dân, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của dân thì ở đó cấp chính quyền sẽ đề ra chính sách đúng đắn, ngược lại ở đâu mà công chức cấp xã hách dịch, quan liêu, xa rời dân thì ở đó những chính sách đề ra sẽ không phù hợp.

– Công chức cấp xã là người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cho nhân dân và vận động nhân dân chấp hành, thực hiện tốt trong cuộc sống. Là người tiên phong, gương mẫu trong thực hiện chính sách pháp luật, xây dựng gia đình văn hóa tại khu dân cư.

– Công chức cấp xã là người am hiểu các phong tục, tập quán của địa phương, họ là người tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở, là người phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư.

– Công chức cấp xã là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu, thắc mắc về lợi ích chính đáng của người dân.

1.1.2. Quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã

1.1.2.1. Khái niệm

Quản lý là một khái niệm rất rộng, thường có nhiều cách hiểu khác nhau tùy thuộc góc độ tiếp cận nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, theo quan điểm chung nhất thì: “Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung”.

Khái niệm quản lý nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước, được hiểu “Là một dạng của quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì ổn định và phát triển của xã hội”. Theo nghĩa rộng, 3 chức năng cơ bản của Quản lý nhà nước, đó là: lập pháp do cơ quan lập pháp thực hiện; hành pháp (chấp hành và điều hành) do hệ thống hành chính nhà nước đảm nhiệm; và tư pháp do cơ quan tư pháp thực hiện. Còn theo nghĩa hẹp, là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật. Theo đó, Quản lý nhà nước bao gồm có 2 chức năng cơ bản: Lập quy được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản QPPL để hướng dẫn thực hiện pháp luật; Tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế – xã hội để đưa luật pháp vào đời sống xã hội.

Quản lý nhà nước về công chức, trong đó có công chức cấp xã là sự tác động có tổ chức bằng chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với đội ngũ công chức nhằm xây dựng đội ngũ công chức có đủ trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức chính trị, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Đối tượng chịu sự tác động của quản lý nhà nước chính là đội ngũ công chức và những hành vi, quan hệ mà đội ngũ công chức thực hiện trong quá trình thực thi công vụ.

Chủ thể trong quản lý nhà nước về công chức trước hết là Chính phủ. Chính phủ thống nhất trong quản lý, Bộ Nội vụ được giao thay mặt Chính phủ trực tiếp quản lý đội ngũ công chức; ở các Bộ, ngành thì có Vụ, Ban tổ chức cán bộ; ở các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương là Ban tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ; ở cấp huyện là Ban tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội Vụ ,…

Quản lý đội ngũ công chức nói chung, công chức cấp xã nói riêng có chất lượng cần phải trải qua nhiều khâu và nhiều công đoạn khác nhau, từ việc xác định chủ trương, đường lối đến việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; luân chuyển, bố trí, sử dụng, xây dựng và thực hiện chính sách đối với công chức. Quá trình này được coi là quản lý đội ngũ công chức.

Từ những trình bày trên, có thể hiểu: “Quản lý nhà nước về công chức cấp xã là toàn bộ các mặt hoạt động công tác, từ việc xác định mục tiêu đến việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, được tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềnnhằm tạo nên một đội ngũ công chức cấp xã đồng bộ, có số lượng và cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương trong từng giai đoạn lịch sử”.

Quản lý nhà nước về công chức cấp xã có một số đặc điểm sau:

– Quản lý nhà nước về công chức cấp xã bao gồm nhiều nội dung khác nhau, như ban hành văn bản pháp luật, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, xác định số lượng, khen thưởng kỷ luật, thanh tra, kiểm tra,… Các nội dung này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình thực hiện.

– Quản lý nhà nước về công chức cấp xã được tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công, phân cấp theo thẩm quyền như: Chính phủ, Bộ Nội vụ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong đó cơ quan có vai trò tham mưu quan trọng là Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ cấp quận, huyện. Mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ riêng.

– Quản lý nhà nước về công chức cấp xã nhằm tạo ra một đội ngũ công chức có chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị đặt ra đối với chính quyền cấp xã.

– Quản lý nhà nước về công chức cấp xã đơn giản hơn rất nhiều so với công chức các cấp trên đó bởi các chức danh công chức đơn giản hơn công chức các cấp, ngành khác.

– Quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã nhằm hạn chế và kịp thời xử lý nghiêm những sai phạm của đội ngũ công chức.

1.1.2.2. Vai trò

Thứ nhất, Quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Thứ hai, Quản lý nhà nước về công chức cấp xã nhằm đảm bảo tính hiệu quả hoạt động và tính hiệu lực hoạt động của chính quyền cấp cơ sở.

Thứ ba, Quản lý nhà nước về công chức cấp xã nhằm xây dựng đội ngũ công chức cấp xã vững mạnh, có uy tín, có năng lực trình độ và có bản lĩnh vững vàng, luôn gắn bó với mật thiết với nhân dân và luôn vì nhân dân phục vụ.

    1. 1.2. Quản lý nhà nước bắng pháp luật về công chức cấp xã

Quản lý nhà nước bằng pháp luật là việc nhà nước bằng công cụ pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quản lý nhà nước và tổ chức, bảo đảm thực hiện pháp luật đó. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với công chức cấp xã bao gồm những nội dung cơ bản sau:

1.2.1. Xác định bằng pháp luật -mục tiêu quản lý nhà nước về công chức cấp xã

Nhằm xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu của cơ quan Nhà nước, pháp luật hướng tới các mục tiêu sau đây:

– Phát triển đội ngũ công chức cấp xã thích ứng với yêu cầu của từng giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nhà nước, cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và yêu cầu quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội;

– Tạo điều kiện, cơ hội để công chức cấp xã phát triển tài năng;

– Bảo đảm việc thực thi công vụ đúng pháp luật nhà nước quy định;

– Xây dựng một môi trường làm việc có văn hoá, có hiệu quả trên cơ sở hợp tác, phối hợp giữa từng cán bộ, công chức cấp xã với nhau trong cơ quan, tổ chức.

1.2.2. Điều chỉnh pháp luật – nội dung quản lý nhà nước về công chức cấp xã

Xét tổng quát, nội dung quản lý công chức cấp xã được pháp luật quy định bao gồm:

– Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công chức cấp xã.

– Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng công chức cấp xã.

– Quy định tiêu chuẩn, chức danh công chức cấp xã.

– Quy định số lượng công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ; việc quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng; chế độ thôi việc, nghỉ hưu, đánh giá công chức cấp xã; việc phân cấp quản lý công chức cấp xã; ban hành quy định tuyển dụng, chế độ tập sự đối với công chức cấp xã.

– Thực hiện khen thưởng, xử lý vi phạm đối với ông chức cấp xã và thưc hiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với công chức cấp xã.

– Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về công chức cấp xã;

– Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra đối với cơ quan, tổ chức và đối với công chức cấp xã trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức cấp xã.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã.

– Các công tác khác có liên quan đến việc quản lý công chức cấp xã.

Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với công chức cấp xã bao gồm: Chính phủ và UBND các cấp. Bộ Nội vụ có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ, Sở Nội vụ và phòng Nội vụ có trách nhiệm tham mưu cho UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công chức cấp xã. Mỗi cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp và được pháp luật quy định cụ thể:

  • Bộ Nội vụ:

Chủ trì trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các quy định về công chức cấp xã;

Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công chức cấp xã về tuyển dụng, sử dụng, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với công chức cấp xã;

Chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể tiêu chuẩn đối với từng chức danh công chức cấp xã;

Thanh tra, kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân các cấp và đối với công chức cấp xã trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức cấp xã;

Thống kê, tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên phạm vi toàn quốc.

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Quyết định số lượng cụ thể công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn Bộ Nội vụ; hướng dẫn việc kiêm nhiệm một số chức danh để bảo đảm các lĩnh vực công tác ở địa phương đều có công chức đảm nhiệm;

Ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã; hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đánh giá công chức cấp xã hàng năm;

Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã;

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã; từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng công chức cấp xã;

Hàng năm, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã;

Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã; Ban hành quy định về phân cấp quản lý đối với công chức cấp xã;

Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn cấp tỉnh;

Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ và theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp đối với công chức cấp xã;

Hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã;

Tổ chức tuyển dụng đối với công chức cấp xã; quyết định tiếp nhận, điều động và quản lý công chức cấp xã theo quy định và theo phân cấp quản lý công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện cho thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;

Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với công chức cấp xã;

Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã theo hướng dẫn và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với công chức cấp xã theo phân cấp quản lý công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về công chức cấp xã;

Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;

Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn cấp huyện;

Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc nhận xét, đánh giá công chức cấp xã hàng năm; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã;

Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.

  • Ủy ban nhân dân cấp xã:

Trực tiếp quản lý và sử dụng công chức cấp xã; nhận xét, đánh giá hàng năm đối với công chức cấp xã;

Thực hiện chế độ, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, tạo nguồn đối với công chức cấp xã;

Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở cấp huyện khen thưởng công chức cấp xã theo phân cấp quản lý công chức ở địa phương;

Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện về xử lý vi phạm đối với công chức cấp xã;

Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;

Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã;

Lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã. [8]

Nội dung công tác quản lý công chức cấp xã thể hiện mối quan hệ bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về công tác cán bộ và trách nhiệm quản lý trực tiếp đối với đội ngũ công chức thể hiện sự phân cấp rõ ràng, cụ thể của cấp cơ sở và cấp trên cơ sở.

Để thực hiện tốt công tác quản lý đội ngũ công chức, trước hết cấp ủy Đảng các cấp phải cụ thể hóa bằng quy chế phân cấp quản lý công chức trên cơ sở thống nhất sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và phát huy vai trò quản lý trực tiếp của UBND các cấp. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý cán bộ, công chức.

Thực hiện công tác quản lý công chức trên cơ sở quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bố trí cán bộ, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, nhận xét công chức, lấy thước đo hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao làm yếu tố cơ bản trong đánh giá công chức tốt hay chưa tốt.

Quản lý Nhà nước về công chức cấp xã từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Quản lý Nhà nước về công chức cấp xã từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

1.2.3. Ghi nhận pháp luật các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã

Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.

Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.

Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.

Thực hiện bình đẳng giới.

1.2.4. Chủ thể quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã

Một nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về công chức cấp xã là xác định chủ thể quản lý nhà nước đối với đối tượng công chức này. Điều đó liên quan đến việc xác định chức năng, nhiệm vụ và phân cấp quản lý cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan, các cấp, người có thẩm quyền quản lý về công chức cấp xã. Cơ quan quản lý nước ta đối với công chức cấp xã gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp.

Theo quy định, trên cơ sở tổng biên chế công chức do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền quyết định giao biên chế và thực hiện quản lý biên chế công chức đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc; còn đối với HĐND cấp tỉnh quyết định giao biên chế, Chủ tịch UBND cùng cấp thực hiện và quản lý biên chế được giao trong phạm vi địa phương quản lý.

    1. 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về công chức cấp xã

1.3.1. Mức độ hoàn thiện pháp luật

Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng đến chất lượng quản lý cán bộ, công chức vì các quy định pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính cấp xã. Chẳng hạn, về cơ cấu tổ chức, trong những năm qua, tổ chức bộ máy của các cơ quan chức năng từng bước được cải cách theo hướng tinh giản, từng bước tách chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh. Trong hoạt động điều hành, từng bước phân cấp quản lý phù hợp với tình hình thực tếđã đem lại những chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng công tác quản lý nhà nước cấp xã. Hiện nay bộ máy hành chính trong nội bộ xã chưa thực sự xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường. Các quy định pháp luật chưa thực sự chặt chẽ đã ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động quản lý. Ở nhiều cấp xã, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch và tập thể ủy ban nhân dân còn chồng chéo, chưa rõ ràng, chưa thực sự linh hoạt… dẫn đến tình trạng có nhiều xã cùng làm nhưng không hiệu quả như việc kiểm tra, thanh tra, vấn đề quản lý đất đai,… trong khi đó có những nhiệm vụ cần thiết phải làm thì lại chưa có hệ thống cơ quan chuyên trách đảm nhiệm như vấn đề đánh giá chất lượng hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

1.3.2. Chất lượng, hiệu quả của công tác tổ chức quản lý

Chất lượng, hiệu quả của công tác tổ chức quản lý là kết quả quản lý đạt được của bộ máy hành chính trong sự tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Chất lượng, hiệu quả của công tác tổ chức quản lý công chức cấp xã được thể hiện trên các phương diện sau: 

Đạt mục tiêu quản lý nhà nước tối đa với mức độ chi phí các nguồn lực nhất định;

Đạt mục tiêu nhất định với mức độ chi phí các nguồn lực tối thiểu;

Đạt được mục tiêu không chỉ trong quan hệ với chi phí nguồn lực mà còn trong quan hệ với hiệu quả xã hội.

1.3.3. Phân cấp hợp lý việc quản lý công chức cấp xã

Để xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với công việc, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của công cuộc CNH – HĐH đất nước cần có nhiều giải pháp khác nhau, nhưng không thể thiếu giải pháp quan trọng là phân cấp quản lý công chức cấp xã. Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đã đề ra 6 định hướng phân cấp chủ yếu, trong đó có vấn đề phân cấp quản lý cán bộ, công chức. Định hướng phân cấp quản lý về cán bộ, công chức theo Nghị quyết này nhằm nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã nước ta trước những yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới, góp phần xây dựng hệ thống hành chính trong sạch, vững mạnh, dân chủ và hiện đại.

Phân cấp quản lý nhà nước là sự phân định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp chính quyền phù hợp với năng lực thực tế nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước. Mục đích của phân cấp QLNN không phải là tạo ra một cơ cấu quyền lực cố định, cứng nhắc, cô lập giữa các cấp chính quyền với nhau mà là nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội, khai thác những thế mạnh đặc thù của từng địa phương.

Phân cấp quản lý công chức được hiểu là các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới được trao thêm nhiều quyền hạn trong việc quyết định các vấn đề và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý công chức, phải đảm bảo các nguyên tắc của phân cấp theo các quy định của pháp luật, như phân cấp về tuyển dụng, về quản lý biên chế, ngạch công chức, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, về lĩnh vực tiền lương.

Phân cấp hợp lý sẽ làm cho quản lý nhà nước về công chức cấp xã có hiệu quả, góp phần xây dựng và bảo đảm hoạt động công vụ của công chức cấp xã tốt nhất.

1.3.4. Năng lực của cán bộ quản lý đối với công chức cấp xã

Muốn quản lý tốt công chức cấp xã thì bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý phải là người có năng lực quản lý để thực hiện công tác xây dựng đội ngũ công chức cấp xã, bao gồm chiến lược đào tạo, sử dụng và phát triển công chức.

Khi xem xét đến nhân tố con người trong quản lý nhà nước về công chức cấp xã, chúng ta có thể tính đến một số phương diện sau:

– Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan nhà nước cấp xã. Đối với vị trí công tác, khi cán bộ lãnh đạo không đáp ứng được những yêu cầu về trình độ, năng lực thì không thể hoạt động có hiệu quả cao. Một số cán bộ lãnh đạo do yếu về trình độ chuyên môn nên giải quyết công việc chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, thiếu căn cứ khoa học dẫn đến hạn chế khả năng quản lý đối với công chức cấp xã.

– Phẩm chất, đạo đức của cán bộ quản lý cũng là một vấn đề được quan tâm. Muốn các hoạt động quản lý công chức cấp xã đạt được chất lượng tốt thì cán bộ quản lý phải có các tiêu chuẩn, như biết lắng nghe, luôn thân thiệt, linh hoạt, có kiến thức và kỹ năng giải quyết công việc,… Để đáp ứng được các yêu cầu trên thì hệ thống cơ quan hành chính nói chung và cấp xã nói riêng cần phải quan tâm đến công tác cán bộ, phải có chiến lược đào tạo, sử dụng và phát triển công chức cấp xã.

– Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công việc ảnh hưởng đến khả năng quản lý của cán bộ quản lý. Khi điều kiện cơ sở vật chất được đảm bảo thì chất lượng công việc sẽ được tăng lên, giúp cán bộ quản lý hoàn thành nhanh chóng các nhiệm vụ. Do đó, điều kiện để làm việc có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.

– Đảm bảo thông tin liên lạc phải phù hợp với vị trí của đội ngũ công chức, phát huy tối đa hiệu quả kinh tế của thông tin liên lạc, tránh tình trạng lãng phí. Vị trí công việc nào cần phải liên lạc, trao đổi thường xuyên, xử lý thông tin nhanh thì phải trang bị cho vị trí công việc đó, tránh tình trạng chỗ cần trang bị thì không và ngược lại chổ không cần thiết thì lại trang bị quá đầy đủ.

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản đối với quản lý nhà nước về công chức cấp xã và những vấn đề liên quan về công chức cấp xã, như: khái niệm, đặc điểm về công chức, công chức cấp xã; vai trò và vị trí của công chức cấp xã;khái niệm, đặc điểm về quản lý, quản lý công chức cấp xã,những yếutố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về công chức cấp xã. Việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận này, là cơ sở khoa học làm tiền đề để nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công chức cấp xã và đề ranhững giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về công chức cấp xã trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã là hết sức quan trọng, đặt nền tảng vững chắc để hoàn thành nghiên cứu các mục đích đã đề ra của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG CHỨC

CẤP XÃ TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    1. 2.1. Đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội

Quận Ngũ Hành Sơn là một quận của thành phố Đà Nẵng, được thành lập theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP ngày 23/1/1997 của Chính phủ và Quyết định 181/QĐ-UB ngày 27/1/1997 của UBND thành phố Đà Nẵng. Quận nằm về phía Đông Nam của thành phố, phía Đông giáp biển Đông, có bờ biển dài 12 km; phía Tây giáp với huyện Hoà Vang và quận Cẩm Lệ; phía Nam giáp với thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; phía Bắc giáp với quận Hải Châu và quận Sơn Trà.

Quận là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng, gồm 4 phường Hòa Quý, Hòa Hải, Khuê Mỹ, Mỹ An, diện tích là 36,72 km2 và dân số hiện nay khoảng 105.237 người.

Ngũ Hành Sơn có diện tích rộng vừa có biển, có núi, có sông tạo nên một cảnh quan giàu tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ. Với những thế mạnh, như có làng nghề truyền thống sản xuất hàng đá Mỹ nghệ, khu di tích lịch sử quốc gia danh thắng Ngũ Hành Sơn, có nhiều bãi biển đẹp với nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, có lễ hội Quán Thế Âm, Thạch nghệ Tổ sư, Vu lan báo hiếu,… hàng năm có khoảng hơn 3 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch và nghỉ dưỡng.

Kết cấu hạ tầng của Quận đang ngày càng được hoàn thiện, công tác chỉnh trang đô thị diễn ra nhanh chóng, nhiều dự án lớn được triển khai đầu tư rộng khắp, tạo ra một diện mạo mới, một đô thị trẻ trung ngày càng phát triển sầm uất, hấp dẫn thu hút đầu tư. Cùng với tốc độ phát triển liên tục và nhanh chóng trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận đã có sự chuyển dịch đáng kể. Tỷ trọng ngành nông nghiệp, công nghiệp giảm dần; tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ, thương mại tăng nhanh, được xem là ngành mũi nhọn của địa phương.

2.1.2. Đội ngũ công chức cấp xã

Theo pháp luật nước ta, công chức cấp xã chỉ có trong cơ quan hành chính – UBND xã, phường, thị trấn. Tổ chức bộ máy các phường của Quận thực hiện theo quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp phường. Đội ngũ công chức phường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng xét cả về số lượng và chất lượng cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh tế – chính trị – xã hội của địa phương.

Đơn vị hành chính cấp xã của Quận bao gồm các phường: Hòa Hải, Hòa Quý, Mỹ An, Khuê Mỹ; công chức phường được xác định số lượng theo quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn và Quyết định 38/2015/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về quản lý cán bộ, công chức phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; được quy định cụ thể như sau: phường loại I không quá 25 người; phường, phường loại II không quá 23 người; phường loại III không quá 21 người. Căn cứ vào quy định Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ; Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn đã ban hành Quyết định 2069/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2013 về việc giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã thuộc các phường..

Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức, người lao động các phường trên địa bàn Quận là 135 người. Trong đó, định biên khối Đảng – Mặt trận – Đoàn thể là 21 người (tổng định biên được giao 21 người); khối Nhà nước là 51 người (tổng định biên được giao 54 người). Công chức phường có các chức danh: Trưởng Công an phường; Chỉ huy trưởng Quân sự phường; Công chức Văn phòng – thống kê; Công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Công chức Tài chính – kế toán; Công chức Tư pháp – hộ tịch và công chức Văn hóa – xã hội.

 Việc bồi dưỡng cũng như đào tạo, nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ công chức phường góp phần xây dựng một nền hành chính vững mạnh, trong sạch, từng bước hiện đại, đồng thời có tác động tích cực đến nhiều mặt hoạt động trong đời sống xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh, quốc phòng tại địa phương.

Hiện nay, việc thực hiện chính sách đối với CC phường được Đảng ủy, UBND Quận thường xuyên quan tâm, tạo động lực thúc đẩy đội ngũ công chức hoàn thành tốt công tác, như nâng lương, chuyển ngạch, khen thưởng, nghỉ phép, chăm sóc sức khỏe, giải quyết chế độ hưu trí, chính sách thúc đẩy, động viên công chức về việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: ngoài kinh phí thực hiện chế độ học tập, khen thưởng theo quy định của nhà nước, hàng năm UBND Quận xây dựng phương án về kinh phí để dành một phần ngân sách đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, hỗ trợ, tạo điều kiện cho công chức hoàn thành việc học tập của mình theo kế hoạch đăng ký tự học (tốt nghiệp đại học), kể cả việc học thêm đại học chuyên ngành khác (bằng 2) và theo học các lớp sau đại học, khen thưởng nhằm động viên khuyến khích những cán bộ có thành tích trong học tập (giỏi, khá) theo quy định; những công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; những công chức có những sáng kiến đóng góp vào sự phát triển của quận, thành phố trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội,…

Trong những năm gần đây, nhờ làm tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức nên tỷ lệ công chức của các phường đạt trình độ chuyên môn được nâng cao hơn, thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.1. Số lượng và chất lượng của 7 chức danh công chức phường

Trình độ

chuyên môn

Năm
20122013201420152016
SLTL (%)SLTL (%)SLTL (%)SLTL (%)SLTL (%)
Tổng cộng2810028100281002810028100
Sơ cấp00000
Trung cấp0517,860414,29027,14013,580
Cao đẳng0621,430725,000414,29027,14027,14
Đại học1760,711760,712071,432278,572071,43
Sau đại học (Thạc sĩ)00027,140310,710621,43

Nguồn: Báo cáo của UBND quận Ngũ Hành Sơn qua các năm

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng, trình độ chuyên môn của công chức phường có sự chuyển biến đáng kể, tăng lên qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ sau đại học (năm 2016 chiếm 21,43% tổng số công chức phường); tỷ lệ công chức có trình độ trung cấp không còn; tỷ lệ công chức có trình độ cao đẳng đã học lên đại học và trình độ đại học học lên sau đại học thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, để đáp ứng với xu thế hiện nay thì cần phải tiếp tục có chính sách động viên, khích lệ, cải thiện trình độ chuyên môn của đội ngũ này.

    1. 2.2. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước đối với công chức cấp xã

Cho đến nay, các cấp chính quyền ở Trung ương và địa phương đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh về công chức cấp xã. Có thể nêu một số văn bản chủ yếu sau:

2.2.1. Các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trung ương

– Luật cán bộ, công chức năm 2008;

– Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp phường.

– Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước

– Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/04/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

– Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn.

– Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

– Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/04/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

2.2.2. Các văn bản pháp luật của địa phương

– Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 18/6/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về ban hành quy định về việc tiếp nhận, bố trí công tác và chính sách ưu đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng.

– Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 14/09/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng về ban hành quy định về quản lý bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu thuộc UBND thành phố Đà Nẵng.

– Quyết định số 6221/QĐ-UBND ngày 02/08/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành quy định về thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố và trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ban, ngành, UBND quận, huyện.

– Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 08/10/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Quy định về tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

– Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 18/05/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ban thành kèm theo quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 08/10/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng.

– Quyết định 38/2015/QĐ-UBND ngày 16/12/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về quản lý cán bộ, công chức phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

– Quyết định 03/2018/QĐ-UBND ngày 30/01/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng về sửa đổi, bổ sung một nội dung Quyết định 38/2015/QĐ-UBND ngày 16/12/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về quản lý cán bộ, công chức phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

– Hướng dẫn số 1492/HD-SNV ngày 25/7/216 của Sở Nội vụ Đà Nẵng và Công văn số 1232/UBND-PNV ngày 28/07/2016 của phòng Nội vụ quận Ngũ Hành Sơn về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định 38/2015/QĐ-UBND và Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng.

– Quyết định số 7396/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn về ban hành Quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với với công chức, người lao động đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND quận Ngũ Hành Sơn quản lý.

– Quyết định số 219/QĐ-UBND ngày 27/02/2010 của UBND quận về việc quy định kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công cức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách, lao động hợp đồng tại các phòng, ban, đơn vị và địa phương thuộc quận Ngũ Hành Sơn.

Các văn bản pháp luật kể trên quy định các nội dung quản lý nhà nước đối với công chức đã nêu ở Chương 1 hoặc là văn bản quy phạm pháp luật hoặc là các quy định chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể của UBND thành phố Đà Nẵng, UBND quận Ngũ Hành Sơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 9\HANH CHINH\NGUYEN VAN HIEN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *