Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai

Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai

Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai

1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết 29-NQ/TW cũng đặt ra mục tiêu: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 đã định hướng: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược”. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 của đất nước.

Vì lý do kinh tế và cuộc sống gia đình, một số GV chưa quan tâm đến việc tự học, tự nghiên cứu. Các tiết dạy trên lớp chỉ là giáo án, SGK và sách giáo viên; chưa có sự trăn trở, tìm tòi sáng tạo trong chuyên môn; ít nghiên cứu sách tham khảo hoặc chưa xây dựng thư viện tư liệu chuyên môn cho bản thân,…Một số GV không có đủ tri thức và kỹ năng để viết một đề tài nghiên cứu khoa học hoặc một sáng kiến kinh nghiệm theo đúng mục tiêu khoa học của nó

Để đáp ứng các yêu cầu trên, vấn đề cơ bản có tính quyết định và là giải pháp đột phá trong yêu cầu nâng cao năng lực, phẩm chất, kỹ năng sư phạm của người GV chính là các kỹ năng tự hướng nghiệp, tự học, tự nghiên cứu của họ. Muốn vậy, mỗi nhà giáo cần có kế hoạch tự bồi dưỡng tri thức, trong đó việc tổ chức phát triển các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho bản thân.

Hiện nay, công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai đã được thực hiện bằng nhiều biện pháp và đạt hiệu quả tương đối tốt. Chất lượng giáo dục ngày càng được phát triển. Trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay cần có các biện pháp quản lý tự bồi dưỡng cho giáo viên ở các trường tiểu học phù hợp hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động tự bồi dưỡng GVTH đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng ở các trường TH đối với hoạt động tự bồi dư­ỡng của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH.

3. Khách thể và đối tư­ợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động tự bồi dưỡng của GV ở các trường tiểu học

3.2. Đối t­ượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động tự bồi dư­ỡng của GVTH ở huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai.

4. Giả thuyết khoa học

Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên và thực trạng quản lý quản lý hoạt động này có thể đề xuất được các biện pháp hợp lý, khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH của địa phương.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự bồi d­ưỡng của GV ở các trường tiểu học

5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tự bồi dư­ỡng của GV ở các trường tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động tự bồi dư­ỡng của GVTH ở huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý cho hiệu trưởng về quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai giai đoạn 2020 – 2025

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được cấu trúc trong 3 chương sau:

– Chư­ơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự bồi dư­ỡng của giáo viên ở các trư­ờng tiểu học.

– Ch­ương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự bồi dư­ỡng của giáo viên ở các trư­ờng tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai.

– Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trư­ờng tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai.

Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai
Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG TỰ BỒI DƯỠNG CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Quản lý

Quản lý là quá trình tác động có tổ chức và mang tính hệ thống của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương pháp quản lý và công cụ quản lý phù hợp nhằm đưa hoạt động của mỗi cơ sở giáo dục, cũng như toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu quản lý đã được xác định.

1.2.2. Quản lý giáo dục

QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục được quản lý, vận hành theo đúng đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các mục tiêu giáo dục đề ra.

* Các nguyên tắc quản lý giáo dục

Nhóm thứ nhất: Những nguyên tắc chính trị – xã hội.

Nhóm nguyên tắc thứ hai: Những nguyên tắc tổ chức quản lý giáo dục.

Nhóm thứ ba: Những nguyên tắc về hoạt động quản lý giáo dục.

* Chức năng quản lý giáo dục

Chức năng quản lý là một phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của khoa học quản lý, là những loại hoạt động bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tổng thể, là những loại hoạt động quản lý đã được tách riêng, chuyên môn hoá.

1.2.3. Quản lý nhà trường

“Quản lý trường học là tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý (tập thể GV, học sinh và các bộ phận khác), đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế – xã hội, tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ trẻ và thực hiện tốt sứ mạng của nhà trường”.

1.2.4. Bồi dưỡng

Bồi dưỡng thực chất là một hoạt động dạy-học nhằm cập nhật hoặc bổ sung kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu cho những người lao động đã qua đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của họ.

1.2.5. Tự bồi dưỡng

Tự bồi dưỡng là quá trình tự tổ chức và thực hiện các hoạt động bằng nỗ lực của chính bản thân mình để chiếm lĩnh những tri thức mới, cách thức hành động mới nhằm biến chúng thành vốn kinh nghiệm của bản thân. Tự bồi dưỡng hình thành nên những con người năng động sáng tạo.

1.2.6. Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên

Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng GV là quá trình thực hiện các tác động quản lý đối với các thành tố của hoạt động bồi dưỡng – bao gồm: quản lý mục tiêu, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng; quản lý các phương pháp và hình thức tự bồi dưỡng GV; quản lý các điều kiện phục vụ tự bồi dưỡng; quản lý công tác tự bồi dưỡng GV để đảm bảo hoạt động tự bồi dưỡng đạt kết quả mong muốn được xác định từ ban đầu.

1.2.7. Bồi dưỡng thường xuyên

Bồi dưỡng thường xuyên trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là một hoạt động dạy – học được tổ chức đều đặn, không ngừng, không nghỉ, không bị gián đoạn nhằm cập nhật hoặc bổ sung kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ còn thiếu hoặc đã lạc hậu cho những người đã qua đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của ngành và mong muốn của toàn xã hội.

1.2.8. Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng thường xuyên

Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng thường xuyên là một bộ phận của quản lý giáo dục. Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên là thực hiện các chức năng quản lý trong quá trình tổ chức hoạt động BDGV từ việc lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện đến khâu kiểm tra, đánh giá để hoạt động tự BDGV đạt được mục tiêu và hiệu quả, quản lý các điều kiện CSVC phục vụ hoạt động tự bồi dưỡng thường xuyên.

1.2.9. Bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên TH

 Theo Thông tư số 17/2019/TT- BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức, biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông với yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông [4,tr.1]

1.3. Giáo dục tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục

1.3.1. Giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

a. Vai trò vị trí của giáo dục tiểu học

Điều 2 của Điều lệ Trường Tiểu học (Ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT và 50/2012/TT-BGDĐT ban hành ngày 22/01/2014 đã xác định vị trí của trường tiểu học là: “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”.

b. Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục tiểu học

Tại mục 2 của Điều 29 Luật Giáo dục số:43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định mục tiêu của GDTH như sau: “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.”

1.3.2. Những yêu cầu đối với giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay

Trong xã hội hiện đại, vai trò, vị trí và chức năng của nhà trường nói chung và người thầy nói riêng đã có những thay đổi căn bản.

1.3.3. Những tiêu chuẩn đối với giáo viên tiểu học đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT ban hành kèm Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ tr­ưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ mục đích [37]:

1.4. Lý luận về hoạt dộng tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học

1.4.1. Mục tiêu tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học

Tự bồi dưỡng nhằm nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên.

1.4.2. Nội dung, chương trình tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học

a. Xây dựng nội dung, chương trình tự bồi dưỡng của giáo viên

1) Khảo sát tình hình đội ngũ giáo viên để phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi nhóm.

2) Xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng

3) Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động bồi dưỡng

4) Dự kiến các biện pháp và hình thức thực hiện mục tiêu tự bồi dưỡng

b. Lựa chọn nội dung và chương trình tự bồi dưỡng

– Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị.

– Bồi dưỡng để cập nhật và nâng cao kiến thức.

– Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm (kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức).

1.4.3. Phương pháp tự bồi dưỡng của giáo viên

Phương pháp tự bồi dưỡng là cách làm, cách tiến hành triển khai hoạt động tự bồi dưỡng cho GV.

1.4.4. Các hình thức tự bồi dưỡng của giáo viên

* Tự bồi dưỡng tại chỗ

* Tự bồi dưỡng tập trung

* Bồi dưỡng thường xuyên

* Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu

* Bồi dưỡng trực tuyến

1.4.5. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên

– Chuẩn bị trụ sở nơi bồi dưỡng

– Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động tự bồi dưỡng

1.5. Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học

1.5.1. Quản lý mục tiêu tự bồi dưỡng giáo viên

Mục tiêu TBD phải được cụ thể hóa bằng văn bản pháp quy và quán triệt đến từng GV. Hơn nữa, phải để GV tham gia vào quá trình xây dựng mục tiêu, có như thế, việc tự bồi dưỡng GV mới đạt được mục tiêu đã xây dựng, cũng là mục tiêu chung của nhà quản lý.

1.5.2. Quản lý nội dung, chương trình tự bồi dưỡng giáo viên

Từ việc xác định lĩnh vực cần TBD, các nhà QLGD và mỗi GV lựa chọn nội dung cần TBD từ chương trình BDTX do Bộ GD-ĐT ban hành và các nội dung từ hoạt động TBD của Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT để cập nhật kiến thức chính trị, kinh tế-xã hội, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của CNN giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GD cho phù hợp.

1.5.3. Quản lý phương pháp tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học

Quản lý phương pháp tự bồi dưỡng nghĩa là nhà quản lý phải nắm được phương thức, cách thức sẽ tiến hành trong hoạt động tự bồi dưỡng, từ đó biết được phương pháp tiến hành tự bồi dưỡng đã phù hợp chưa?

1.5.4. Quản lý hình thức tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học

Để việc tự bồi dưỡng đạt mục tiêu, nhà quản lý cần sử dụng hợp lí, linh hoạt, đa dạng các hình thức TBD nhằm làm cho hoạt động TBD trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn, kích thích sự hứng thú, tự giác, tích cực GV tham gia vào hoạt động bồi dưỡng và biến hoạt động bồi dưỡng thành hoạt động tự bồi dưỡng.

1.5.5. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên

* Nhận thức của các cấp quản lý giáo dục và mỗi giáo viên về Chuẩn nghề nghiệp

* Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác bồi dưỡng giáo viên Tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp

1.5.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên

a. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng giáo viên

Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch TBD GV theo Chuẩn nên tiến hành ở tất cả các khâu.

b. Đánh giá hoạt động tự bồi dưỡng GV

Theo lý thuyết của của khoa học tâm lý học quản lý, hiệu quả làm việc = f (năng lực*động cơ). Vì thế đánh giá, khen thưởng khích lệ như thế nào để GV nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp là rất quan trọng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tập trung trình bày những cơ sở lý luận chung về quản lý, về GV và đội ngũ GVTH, Chuẩn nghề nghiệp GVTH, quản lý tự bồi dưỡng đội ngũ GV theo Chuẩn.

Tự bồi dưỡng đội ngũ GVTH theo chuẩn nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới. Với những đặc thù và tính ưu việt của CNN, cần khai thác triệt để hình thức này để BD nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH tiến đến nâng cao chất lượng giáo dục.

Những vấn đề lý luận trên đây là cơ sở để khảo sát, phân tích thực trạng quản lý tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

TỰ BỒI D­­ƯỠNG CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TR­­ƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên trường ở các trường tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Thực trạng về hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường Tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

Thực trạng về mức độ nhận thức các nội dung quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

Những khó khăn trong quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

2.1.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát

– Khảo sát 38 CBQL của 19 trường tiểu học trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

– Khảo sát 228 giáo viên của 19 trường tiểu học trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

– Phương pháp phỏng vấn

– Phương pháp quan sát

– Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động

– Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

2.1.5. Quy trình thực hiện khảo sát

Bước 1: khảo sát trên một nhóm mẫu trên một số cán bộ quản lý và giáo viên với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

2.2. Khái quát về tự nhiên và kinh tế – xã hội ở huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai

2.2.1. Điều kiện tự nhiên và KT-XH của huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai

2.2.2. Tình hình phát triển Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh

Trong thời gian qua, giáo dục và đào tạo của huyện đã có bước phát triển; phong trào xã hội hóa giáo dục được quan tâm; trang thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư, phương pháp dạy và học được chú trọng đổi mới. Toàn huyện có 47 trường với 16.879 học sinh, trong đó học sinh dân tộc thiểu số 8.305 em (chiếm hơn 57,14%). Đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, trình độ giáo viên trên chuẩn đạt 45,2%. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 98,5%, duy trì sĩ số học sinh đạt 99,4%; 15/15 xã, thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai

2.3.1. Về số lượng

2.3.2. Về trình độ đào tạo và chất lượng của GV tiểu học

Qua điều tra khảo sát đội ngũ CBQL của 19 trường TH trên địa bàn, chúng tôi thấy 100% CBQL, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn đạt trình độ đào tạo chuẩn. Trong đó trình độ thạc sĩ là 01/419 người (0.24%); trình độ đại học là 267/419 người (63,72%), trình độ cao đẳng là 43/419 người (10,26%); trung cấp 108/419 (25,78%); trình độ khác trong số đó có 40/42 CBQL (95,2%) đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. Như vậy, đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp và nhiệm vụ quản lý, tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy tại các trường TH trên địa bàn.

2.3.3. Về cơ cấu giáo viên tiểu học

Cơ cấu độ tuổi : giáo viên trẻ 158/377 (chiếm 41,91%)

Về trình độ: 100% đạt chuẩn.

2.3.4. Những khó khăn của giáo viên tiểu học ở huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai

Chư Păh là một huyện thuộc tỉnh Gia Lai, kinh tế, văn hóa, các mặt xã hội phát triển chậm so với các khu vực đồng bằng. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nhất là các xã Ia Kreng, Chư ĐangYa, Hà Tây, Đăk TơVer….

Các thể hệ thầy cô giáo và các em học sinh trong các nhà trường đã không ngừng cố gắng, khắc phục khó khăn vươn lên dạy tốt, học tốt. Chất lượng giáo dục trong nhà trường không ngừng được nâng lên, hàng năm tỉ lệ học sinh Khá, Giỏi không ngừng được nâng lên.

Tuy nhiên, hiện nay về cơ sở vật chất – Trang thiết bị phục vụ học tập tại các trường tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai còn rất thiếu thốn.

2.4. Thực Trang hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai

2.4.1. Thực trạng mục tiêu tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học

Bảng 2.5. Thực trạng mục tiêu tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học

S TTMục tiêuRất cần thiếtCần thiếtÍt cần thiếtKhông cần thiết
1Nhằm nâng cao, hoàn thiện chính trình độ chính trị150 (65.79)78 (34.21)00
2Nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên158 (69.30)70 (30.70)00
3Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục158 (69.30)70 (30.70)00
4Nhằm đảm bảo số lượng, cơ cấu143

(62.72)

70

(30.70)

15

(6.58)

0

Qua bảng 2.5 ta thấy, việc tổ chức tự bồi dưỡng cho giáo viên có tính cần thiết và rất cần thiết. Cán bộ, giáo viên đánh giá rất cao về các mục tiêu này. Bởi mục tiêu tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học là nhằm nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên đang là một việc làm chiến lược có ý nghĩa cấp bách và cơ bản nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên nước ta ngang tầm trong khu vực.

2.4.2. Thực trạng nội dung tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học

Bảng 2.6. Đánh giá sự lựa chọn và thực hiện nội dung tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học huyện Chư Păh

STTNội dung tự bồi dưỡngRất cần thiếtCần thiếtÍt cần thiếtKhông cần thiết
1Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT150

(65.79)

70

(30.70)

8

(3.51)

0
2Bồi dưỡng chính trị hè và triển khai nhiệm vụ năm học143

(62.72)

70

(30.70)

15

(6.58)

0
3Ứng dụng CNTT vào dạy học158 (69.30)70 (30.70)00
4Kỹ năng thiết kế hồ sơ bài dạy theo hướng đổi mới143 (62.72)68 (29.82)17 (7.46)0
5Phương pháp dạy học hướng dẫn học sinh tự học130 (57.02)68 (29.83)18 (7.89)12 (5.26)
6Nội dung và phương pháp chủ nhiệm lớp150 (65.79)78 (34.21)00
7Giao tiếp và ứng xử sư phạm158 (69.30)70 (30.70)00
8Chương trình và phương pháp dạy học bộ môn0143

(62.72)

70

(30.70)

15

(6.58)

9Đổi mới phương pháp đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh158 (69.30)70 (30.70)00
10Thiết kế và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp143

(62.72)

70

(30.70)

15

(6.58)

0
11Kiến thức về tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học150 (65.79)78 (34.21)00

Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.6 đã tổng hợp ý kiến đánh giá của giáo viên, CBQL về việc lựa chọn và kết quả thực hiện nội dung tự bồi dưỡng giáo viên cho thấy:

– Nội dung đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT được đội ngũ cốt cán của phòng GD&ĐT truyền đạt đến CBQL và giáo viên đầy đủ thông tin và có hiệu quả.

– Nội dung tự bồi dưỡng về chính trị hè và triển khai nhiệm vụ năm học.

– Nội dung tự bồi dưỡng 3 là nội dung bồi dưỡng ở kiến thức tự chọn trong 15 mô đun được Bộ GD&ĐT quy định theo Thông tư số: 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 Ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

2.4.3. Thực trạng về phương pháp tự bồi dưỡng giáo viên tiểu học

Theo đánh giá của giáo viên trên địa bàn huyện Chư Păh về các phương pháp tự bồi dưỡng tại bảng 2.7 thì: Phương pháp tự học, tự nghiên cứu được đánh giá ở mức độ rất tốt đạt 66.67% (152/228), Phương pháp thảo luận, trao đổi ở tổ nhóm, nghiên cứu bài học được đánh giá ở mức độ tốt đạt 62.72% (143/228) và Phương pháp xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng đạt 92.54% (211/228).

Bảng 2.7. Tổng hợp phương pháp tự bồi dưỡng của giáo viên trường tiểu học ở huyện Chư Păh (n = 228)

STTCác phương phápMức độ đánh giá (%)
Rất TốtTốtÍt tốtKhông tốt
1Phương pháp xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng143 (62.72)68 (29.82)17 (74.56)0
2Phương pháp thảo luận, trao đổi ở tổ nhóm, nghiên cứu bài học143

(62.72)

70

(30.70)

15

(6.58)

0
3Phương pháp tự học, tự nghiên cứu152 (66.67)70 (30.70)6

(2.63)

0

2.4.4. Thực trạng về hình thức tự bồi dưỡng giáo viên tiểu học

Bảng 2.8. Tổng hợp hình thức tự bồi dưỡng của giáo viên trường tiểu học ở huyện Chư Păh (n = 228)

STTCác hình thứcMức độ đánh giá (%)
Rất phù hợpPhù hợpÍt phù hợpKhông phù hợp
1Bồi dưỡng tại chỗ00158 (69.30)70 (30.70)
2Bồi dưỡng chuyên đề tập trung143 (62.72)68 (29.82)17 (74.56)0
3Bồi dưỡng thường xuyên130 (57.02)68 (29.82)18

(7.90)

12

(5.26)

4Bồi dưỡng theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet)150 (65.79)78 (34.21)00
5Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu kết hợp với trao đổi, thảo luận với sinh hoạt chuyên môn tại các tổ chuyên môn158 (69.30)70 (30.70)00

Qua khảo sát về các hình thức tự bồi dưỡng cho giáo viên (bảng 2.8), cho thấy:

– Hình thức bồi dưỡng tại chỗ tạo được đánh giá ít phù hợp (69.30%) và không phù hợp (30.70) với giáo viên vì ở hình thức này, vì trên thực tế hình thức này không mang lại hiệu quả cao.

– Hình thức Bồi dưỡng chuyên đề tập trung được đánh giá phù hợp với giáo viên 211/228 (92.54%).

– Đối với hình thức tự học của giáo viên kết hợp với trao đổi, thảo luận với sinh hoạt chuyên môn tại các tổ chuyên môn của nhà trường được đánh giá phù hợp và rất phù hợp với giáo viên 228/228 (100%).

– Bên cạnh đó, hình thức học tập từ xa như qua mạng internet, qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là qua website “truonghocketnoi.edu.vn” đã được phổ biến rộng rãi ở giáo viên và được đánh giá rất phù hợp với giáo viên 150/228 (65.79%).

2.4.5. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên

Bảng 2.9. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên

STTCác điều kiện hồ trợ hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viênRất cần thiếtCần thiếtÍt cần thiếtKhông cần thiết
1Chuẩn bị trụ sở nơi bồi dưỡng (phòng học, phòng hoặc bãi tập, máy móc và thiết bị dạy học, điện nước, tổ chức nơi ở, chỗ ăn, phương tiện giao thông, …).150

(65.79)

70

(30.70)

8

(3.51)

0
2Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động tự bồi dưỡng (tiền soạn thảo chương trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho giảng viên, tiền văn phòng phẩm, tiền thuê các thiết bị, …)150 (65.79)78 (34.21)00
3Các khoản chi phí khác để phục vụ cho hoạt động tự bồi dưỡng150 (65.79)78 (34.21)00

Qua bảng số liệu bảng 2.9 cho thấy các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên bao gồm: Chuẩn bị trụ sở nơi bồi dưỡng (phòng học, phòng hoặc bãi tập, máy móc và thiết bị dạy học, điện nước, tổ chức nơi ở, chỗ ăn, phương tiện giao thông, …); Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động tự bồi dưỡng (tiền soạn thảo chương trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho giảng viên, tiền văn phòng phẩm, tiền thuê các thiết bị, …); Các khoản chi phí khác để phục vụ cho hoạt động tự bồi dưỡng… Các điều kiện hỗ trợ này được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá là cần thiết và rất cần thiết. Không có đối tượng nào được khảo sát cho rằng các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên là không cần thiết.

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai

2.5.1. Thực trạng quản lý mục tiêu tự bồi dưỡng của giáo viên

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý mục tiêu tự bồi dưỡng của giáo viên

TTNội dung quản lýMức độ thực hiện
TốtKháTBYếu
1Mục tiêu được xây dựng có tính khả thi143

(62.72)

70

(30.70)

15

(6.58)

0
2Chỉ ra được chương trình hoạt động tự bồi dưỡng trong tương lai158 (69.30)70 (30.70)00
3Dự kiến các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu tự bồi dưỡng143 (62.72)68 (29.82)17 (74.56)0
4Xác định chính xác mốc thời gian bắt đầu và kết thúc các công việc nhiệm vụ130 (57.02)68 (29.82)18

(7.90)

12

(5.26)

Kết quả ở bảng 2.10 cho thấy:

Việc quản lý mục tiêu tự bồi dưỡng của giáo viên đã được BGH các nhà trường quan tâm triển khai thực hiện. Mục tiêu bồi dưỡng cũng đã xác định được mục tiêu và chương trình hoạt động bồi dưỡng trong tương lai của trường. Đồng thời chỉ ra phương án, xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó. Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên hiện nay vẫn còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng, chưa vạch ra được mục tiêu và chương trình hoạt động trong tương lai xa của nhà trường.

2.5.2. Thực trạng quản lý nội dung tự bồi dưỡng của giáo viên

Bảng 2.11. Mức độ hiệu quả của quản lý nội dung tự bồi dưỡng của giáo viên các trường tiểu học

SttNội dungMức độ đánh giá
Rất hiệu quảHiệu quảÍt hiệu quảKhông hiệu quả
1Nội dung bồi dưỡng 1158 (69.30)70

(30.70)

00
2Nội dung bồi dưỡng 2143

(62.72)

70

(30.70)

15

(6.58)

0
3Nội dung bồi dưỡng 3150 (65.79)78

(34.21)

00

Qua điều tra khảo sát bảng 2.11 cả CBQL và giáo viên đều đánh giá nội dung bồi dưỡng 3 “các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học” là nội dung rất hiệu quả với tỷ lệ 150/228 (65.78%) chứng tỏ hầu hết CBQL và giáo viên đều coi trọng và lựa chọn nội dung này để thực hiện tự bồi dưỡng tại trường cho giáo viên. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô đun tự bồi dưỡng với nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên chưa được chú trọng ở mức độ cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý các nội dung tự bồi dưỡng cho giáo viên và chất lượng chung trong công tác tự bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học.

2.5.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tự bồi dưỡng của giáo viên

* Thực trạng quản lý hình thức tự bồi dưỡng của giáo viên

Bảng 2.12. Tổng hợp thực trạng quản lý hình thức tự bồi dưỡng của GV của trường tiểu học

SttHình thức tự BDMức độ đánh giá
Rất phù hợpPhù hợpÍt phù hợpKhông phù hợp
1BD tập trung theo kế hoạch do phòng GD&ĐT tổ chức158 (69.30)70

(30.70)

00
2BDTX bằng tự học150 (65.79)78

(34.21)

00
3BDTX học từ xa143

(62.72)

70

(30.70)

15

(6.58)

0
4Bồi dưỡng theo hình thức tổ, nhóm, chuyên đề….143

(62.72)

70

(30.70)

15

(6.58)

0

Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.12 cho thấy đánh giá mức độ phù hợp của CBQL và giáo viên về việc quản lý 4 hình thức tự bồi dưỡng là tương đương nhau. Kết quả trên phản ánh một thực tế là giáo viên mong muốn được học tập tự bồi dưỡng bằng hình thức tự học, học từ xa phù hợp với điều kiện công tác của họ là 213/228 (93.42%). Ngược lại CBQL, giáo viên cho rằng học tập tự bồi dưỡng bằng hình thức học tập trung là phù hợp hơn và hiệu quả hơn.

* Thực trạng quản lý phương pháp tự bồi dưỡng của giáo viên

Bảng 2.13. Đánh giá thực trạng phương pháp và kết quả tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học

SttNội dungMức độ đánh giá
TốtKháTrung bìnhYếu
1Phương pháp tự bồi dưỡng phù hợp với với nội dung chương trình và mục tiêu bồi dưỡng150

(65.79)

70

(30.70)

8

(3.51)

0
2Kết hợp sử dụng các phương pháp: truyền thống và hiện đại trong tự bồi dưỡng143

(62.72)

70

(30.70)

15

(6.58)

0
3Chất lượng, hiệu quả của các phương pháp tự bồi dưỡng158 (69.30)70

(30.70)

00
4Tồng kết, đánh giá kết quả tự bồi dưỡng sau mỗi hoạt động tự bồi dưỡng143 (62.72)68

(29.82)

17 (74.56)0
5Sử dụng hợp lý giáo viên sau khi họ kết thúc các khóa bồi dưỡng130 (57.02)68

(29.82)

18

(7.90)

12

(5.26)

Qua kết quả bảng 2.13 cho thấy:

* Về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học của GV

Trong những năm vừa qua các nhà trường vẫn thường xuyên tổ chức việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, phương pháp bồi dưỡng ở đây chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống

* Về đánh giá kết quả tự bồi dưỡng

Hiện nay việc tổ chức tự bồi dưỡng cho giáo viên vẫn được Sở, Bộ và nhà trường tổ chức hàng năm tuy nhiên việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thì chưa thực sự được quan tâm.

2.5.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên

Kết quả xin ý kiến về các điều kiện cho công tác tự bồi dưỡng của giáo viên được thể hiện ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Thực trạng các điều kiện cho công tác tự bồi dưỡng của giáo viên

TTNội dung quản lýMức độ
TốtKháTBYếu
1Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường phục vụ cho hoạt động tự bồi dưỡng143

(62.72)

70

(30.70)

15

(6.58)

0
2Sự quan tâm của Ban Giám hiệu vể cơ sở vật chất phục vụ công tác tự bồi dưỡng158 (69.30)70 (30.70)00
3Huy động được nguồn lực vật chất để thực hiện các chính sách ưu đãi đối với hoạt động tự bồi dưỡng143 (62.72)68 (29.82)17 (7.46)0
4Xây dựng được các chính sách riêng đối với công tác tự bồi dưỡng130 (57.02)68

(29.82)

18

(7.90)

12

(5.26)

5Thực hiện thường xuyên các chính sách ưu đãi đối với giáo viên158 (69.30)70 (30.70)00
6Phối hợp tốt các ưu đãi về vật chất với việc khen thưởng cho các lực lượng tham gia công tác tự bồi dưỡng143 (62.72)68 (29.82)17 (7.46)0

Qua kết quả trên cho thấy:

* Về cơ sở vật chất các trường tiểu học huyện Chư Păh gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất

* Về cơ chế chính sách

Mặc dù đã có phần quan tâm, động viên với những đồng chí tham gia công tác tự bồi dưỡng của giáo viên cũng như đã có dự chi phần kinh phí cho hoạt động tự bồi dưỡng. Tuy nhiên hiện nay các chính sách cho hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên còn chưa rõ ràng và chưa mang tính khích lệ động viên.

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Những điểm mạnh

Công tác tự bồi dưỡng của giáo viên đã được Ban giám hiệu, các lực lượng trong các nhà trường chú trọng, quan tâm.Công tác xây dựng kế hoạch đã được triển khai một cách khoa học, sớm và đã có định hướng tầm nhìn đến 5 năm.Việc tổ chức thực hiện đã cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường. Đội ngũ giáo viên nhà trường phần lớn còn trẻ nên việc tếp cận các phương pháp bồi dưỡng hiện đại, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp quy định sẽ có nhiều thuận lợi. Bộ máy cán bộ QLGD được kiện toàn và củng cố.

2.6.2. Những điểm yếu

Các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tự bồi dưỡng còn hạn chế, thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Phương pháp tự bồi dưỡng vẫn chủ yếu là phương pháp truyền thống, chưa thực sự hợp lý và phát huy hiệu quả, cần có sự đổi mới cả hình thức và phương pháp tự bồi dưỡng. Đội ngũ giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm và độ chín về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng nghề nghiệp. Việc tự đánh giá, tự học tập rèn luyện để trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số giáo viên còn yếu. Cơ chế chính sách cho công tác tự bồi dưỡng năng giáo viên còn chưa phù hợp và chưa có sự quan tâm thỏa đáng đối với các lực lượng tham gia.

2.6.3. Nguyên nhân của những yếu kém

Các nhà trường thuộc khu vực vùng núi, điều kiện cơ sở vật chất các nhà trường còn rất nhiều khó khăn:

Các vấn đề về lập kế hoạch, thiết kế chương trình và sử dụng các phương pháp tự bồi dưỡng còn chưa sáng tạo, khoa học và hoàn hảo. Do đó kết quả đạt được của công tác tự bồi dưỡng giáo viên còn hạn chế.

Chất lượng đầu vào lớp 1 của học sinh chưa đồng đều.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng hoạt động tự bồi dưỡng cúa giáo viên và quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Từ thực trạng điều tra ở các trường tiểu học trên địa bàn nghiên cứu chúng tôi nhận thấy :

Phần lớn CBQL và giáo viên ở các trường rất quan tâm đến công tác tự bồi dưỡng coi đây là công tác trọng tâm không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường và thường xuyên tự học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn.Tuy nhiên còn không ít CBQL và giáo viên chưa thật sự quan tâm đến công tác này. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý chưa đồng đều, việc vận dụng linh hoạt những chủ trường chính sách của Nhà nước, những quy định, chỉ đạo và quản lý của ngành trong công tác TBD. Nhiều CBQL chưa có kế hoạch tổng thể chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo điều hành quản lý hoạt động BDTX còn nhiểu cứng nhắc, thiếu sáng tạo, linh hoạt.

Như vậy trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, tất cả CBQL và giáo viên phải hết sức quan tâm, chú trọng đến công tác TBD để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của ngành và toàn xã hội.

Cùng với cơ sở lí luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn của chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

TỰ BỒI DƯỠNG CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI

3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

3.2. Các biện pháp cụ thể

3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên tiểu học

a. Mục đích và ý nghĩa

Thông qua tự bồi dưỡng làm cho cán bộ quản lý, GV nhận thức rõ vai trò, vị trí , những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Đối với cán bộ quản lý và giáo viên cần nhận thức rõ vai trò của đội ngũ giáo viên tiểu học, tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng. Tổ chức học tập nghiên cứu các tiêu chí của năng lực dạy học theo quy định.

c. Điều kiện thực hiện

Người làm công tác QLGD phải nắm vững các văn bản có liên quan đến việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, tạo được không khí làm việc cởi mở, chân thành, đoàn kết thống nhất.

3.2.2. Tăng cường thực hiện các chức năng quản lí trong hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới GD-ĐT hiện nay

a. Mục đích và ý nghĩa

Tăng cường thực hiện các chức năng quản lí trong hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên tiểu học là điều kiện tiên quyết cho công tác tự bồi dưỡng giáo viên đạt được hiệu quả cao nhất.

b. Nội dung và cách thực hiện

– Khai thác cơ sở vật chất, thiết bị sẵn có của các cơ sở đào tạo như hội trường, trang thiết bị nghe – nhìn để phục vụ cho việc bồi dưỡng tập trung nhiều người học. Kinh phí hỗ trợ cho giáo viên tham gia học tập tự bồi dưỡng có ý nghĩa rất lớn để khuyến khích việc học tập của họ. Kinh phí khen thưởng để nhằm động viên, khích lệ cả vật chất lẫn tinh thần đối với CBQL và giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ tự bồi dưỡng

c. Điều kiện thực hiện

Trước hết các nhà quản lý giáo dục phải quan tâm đến việc xây dựng tập thể sư phạm thành một khối đoàn kết nhất trí, có nhận thức tốt về trách nhiệm tham gia tự bồi dưỡng.

3.2.3. Đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên

a. Mục đích và ý nghĩa

Đổi mới phương pháp và đa dạng hóa hình thức tự bồi dưỡng giáo viên là biện pháp vừa có tính tình thế vừa mang tính chiến lược nhằm thực hiện đồng bộ hóa chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

* Đa dạng hóa các hình thức tự bồi dưỡng

* Phương pháp tự bồi dưỡng

3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên

a. Mục đích và ý nghĩa

Để nâng cao hiệu quả công tác tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học nói chung, các trường tiểu học huyện Chư Păh nói riêng, cần tăng cường đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Kiểm tra đánh giá toàn bộ quá trình tự bồi dưỡng của giáo viên.

c. Điều kiện thực hiện

Nội dung đánh giá chuẩn giáo viên theo Thông tư số: 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

3.2.5. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động tự bồi dưỡng

a. Mục đích và ý nghĩa

Xác định những điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác tự bồi dưỡng của giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép để công tác này đạt hiệu quả tốt nhất, xác định nguồn để có được các điều kiện đó.

b. Nội dung và cách thức tiến hành

* Nguồn lực con người

* Nguồn lực vật chất

c. Điều kiện thực hiện

3.2.6. Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong quản lí để thực hiện hoạt động tự bồi dưỡng

a. Mục đích và ý nghĩa

Tăng sự tương tác giữa các bộ phận, các ngành chức năng trong quản lý hoạt động bồi dưỡng, tạo nên sự hợp lực, thống nhất và hỗ trợ thêm cho từng bộ phận chủ động khi thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

+ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo ra các văn bản chỉ đạo về mục tiêu, chương trình bồi dưỡng giáo viên, …

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng, đề ra các yêu cầu về nội dung bồi dưỡng đặc trưng cho địa phương.

+ Các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền địa phương hỗ trợ thêm về tinh thần, vật chất, tạo môi trường cộng đồng sư phạm.

+ Lãnh đạo các trường tranh thủ nguồn kinh phí từ các hoạt động xã hội hóa giáo dục của nhà trường như xây dựng quỹ khuyến học …

c. Điều kiện thực hiện

3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều chung một mục têu.

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến các chuyên gia.

Bước 2: Lựa chọn chuyên gia. Đội ngũ chuyên gia mà chúng tôi lựa chọn để lấy ý kiến 228 người.

Bước 3: Trưng cầu ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả theo mẫu.

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm và kết luận

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp

TTCác biện phápTính cấp thiếtTính khả thi
TổngTBThứ bậcTổngTBThứ bậc
1Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên tiểu học1642.7321722.861
2Tăng cường thực hiện các chức năng quản lí trong hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới GD-ĐT hiện nay1702.8311682.82
3Đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên1562.641642.733
4Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên1612.6831602.675
5Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động tự bồi dưỡng1542.5651572.626
6Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong quản lí để thực hiện hoạt động tự bồi dưỡng1562.641642.733
Trung bình2.682.73

Biểu đồ 3.1: So sánh tính cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp

Trong 6 biện pháp thì có 2 biện pháp có X > 2.73

Hệ số tương quan r = 0,83 cho phép kết luận sự tương quan giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp là tương quan thuận, chặt chẽ, mức độ nhận thức và mức độ thực hiện là phù hợp với nhau.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Thực hiện đồng bộ 6 biện pháp được trình bày tại chương 3 thì các trường tiểu học huyện Chư Păh sẽ có được đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học đáp ứng được yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu của cấp học nói riêng và mục tiêu của giáo dục nói chung trong thời đại mới.

Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên tiểu học

Biện pháp 2 : Tăng cường thực hiện các chức năng quản lí trong hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới GD-ĐT hiện nay

Biện pháp 3 : Đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên

Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên

Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động tự bồi dưỡng

Biện pháp 6: Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong quản lí để thực hiện hoạt động tự bồi dưỡng

Sáu biện pháp này giúp nhà quản lý nắm được hiệu quả của hoạt động tự bồi dưỡng, năng lực của các đội ngũ tham gia bồi dưỡng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để hoạt động tự bồi dưỡng ngày càng đạt hiệu quả. Ở mỗi biện pháp đều xác định rõ mục têu, nội dung và cách tiến hành cũng như điều kiện thực hiện. Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 6 biện pháp đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Trong đó biện pháp 1 có tính khả thi cao nhất, còn biện pháp 5 có tính cấp thiết và khả thi thấp nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Công tác tự bồi dưỡng của giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên uy tín, năng lực của mỗi người giáo viên. Công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã được quan tâm: Lãnh đạo nhà trường, các tổ chuyên môn có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Đa phần giáo viên trường tiểu học huyện Chư Păh đều có năng lực dạy học đảm bảo theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Nhiều giáo viên chủ động, tích cực tạo được phong trào, không khí sôi nổi, trong hoạt động chuyên môn của nhà trường…Tuy nhiên, còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự tích cực, làm còn mang tính hình thức, chưa bắt kịp với những điểm mới… Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên như: Nhận thức của một bộ phận giáo viên về vai trò của công tác tự bồi dưỡng, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, nhiều giáo viên trẻ,…Trong đó, nhận thức của giáo viên là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên.

Với quan điểm giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ ra: Để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo thì cần phải “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế”. Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay và thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung theo Nghị quyết số 29-NQ/TW thì việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trở thành một nhu cầu bức thiết đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục phải hết sức quan tâm, đặt công tác này vào vị trí trung tâm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Trong điều kiện đổi mới giáo dục, để khẳng định sự tồn tại và phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện tại và tương lai, việc nâng cao chất lượng đội ngũ vừa là nhiệm vụ vừa là yêu cầu của ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và giáo dục TH nói riêng. Trong tất cả các yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì việc quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên là việc làm thường xuyên, liên tục có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của nhà trường.

Hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên nhằm góp phần nâng cao, hoàn thiện chất lượng về trình dộ chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên TH. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Như một hệ quả tất yếu, muốn công tác tự bồi dưỡng đạt được mục tiêu đề ra thì công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của công tác BDTX và đánh giá chuẩn giáo viên. Từ cơ sở trên, chúng tôi nhận thấy đề tài: “Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai”, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Đề tài góp phần giúp hiệu trưởng các trường TH trên địa bàn huyện Chư Păh có thể vận dụng phù hợp với tình hình, điều kiện của trường, đối tượng học sinh. Từ đó góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục cũng như mục tiêu giáo dục của ngành.

Qua quá trình khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường TH huyện Chư Păh hiện nay cho thấy việc quản lý hoạt động tự bồi dưỡng cho giáo viên thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định:

– Có sự chuyển biến về nhận thức của CBQL, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng. Các trường đã xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng giáo viên trên cơ sở xác định nội dung tự bồi dưỡng, lý do cần tự bồi dưỡng và các hình thức tự bồi dưỡng tương đối phù hợp với điều kiện giáo viên của trường mình.

– Việc chỉ đạo tổ chức hoạt động tự bồi dưỡng được đánh giá tương đối tốt từ phòng Giáo dục và Đào tạo đến các trường.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng phản ánh những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên, đó là:

– Công tác điều tra tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên chưa được triển khai đều đặn ở một số trường. Một bộ phận giáo viên còn thụ động, chậm đổi mới, thiếu tính cầu tiến và còn nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, vẫn còn một vài giáo viên chưa đủ chuẩn nghề nghiệp.

– Cơ sở vật chất, các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc triển khai các nội dung tự bồi dưỡng chưa được đầu tư đúng mức và đủ so với yêu cầu. Nguồn tài chính dành cho hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên còn hạn chế.

– Cơ chế phối hợp với các ngành liên quan chưa chặt chẽ, đặc biệt là sự phối hợp với chính quyền địa phương để đào tạo, bồi dưỡng theo đặc thù từng địa phương chưa được coi trọng. Chưa có cơ chế quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của các đơn vị trường học và đăng kí tự học của giáo viên. Trong quá trình tự bồi dưỡng chưa quan tâm quản lý kết quả học tập, chưa động viên khen thưởng kịp thời.

Vì thế để quản lý tốt hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên, trên cơ sở 4 nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, tính hiệu quả, đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính khả thi , chúng tôi đề xuất được 6 biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đó là:

Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên tiểu học

Biện pháp 2 : Tăng cường thực hiện các chức năng quản lí trong hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới GD-ĐT hiện nay

Biện pháp 3 : Đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên

Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên

Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện cấp thiết cho hoạt động tự bồi dưỡng

Biện pháp 6: Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong quản lí để thực hiện hoạt động tự bồi dưỡng

Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 6 biện pháp đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Trong đó biện pháp 1 có tính cấp thiết khả thi cao nhất, còn biện pháp 5 có tính cấp thiết và khả thi thấp nhất. Các biện pháp đều cấp thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tễn để quản lý công tác tự bồi dưỡng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với UBND tỉnh và Sở GD – ĐT Gia Lai

Xây dựng các chế tài để nâng cao hiện thực, hiệu quả quản lý đối với việc triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện việc đánh giá xếp loại năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cũng như việc sử dụng kết quả đánh giá xếp loại năng lực dạy học giáo viên có tác dụng thúc đẩy, kích thích nỗ lực phấn đấu, phát triển nghề nghiệp của toàn thể đội ngũ

Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp để đồng thời động viên. Khích lệ giáo viên trong việc nỗ lực phấn đấu đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất điều kiện cấp thiết phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy và học.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá đồng bộ, cụ thể công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn. Phối kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận chuyên môn với các bộ phận tổ chức cán bộ, thanh tra, khảo thí và kiểm định để tăng cường kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng theo chuẩn.

2.2. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh

Chủ động xây dựng kế hoạch tự bồi cho CBQL, giáo viên các trường trên địa bàn huyện. Tiếp tục làm tốt công tác tự bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giáo viên để nâng cao trình đọ chuyên môn, nghiệp vụ.

Có chế độ chính sách thỏa đáng, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ kinh phí cho công tác TBD.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại CBQL và giáo viên tham gia TBD theo những tiêu chí mà Bộ Giáo dục và Đào tạoquy định.

2.3. Đối với nhà trường

Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho các lớp tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo các điều kiện để bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, chất lượng thực.

Tổ chức nghiên cứu và nâng cao nhận thức về quy định chuẩn cho CBQL, đội ngũ giáo viên để thực hiện tốt việc bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Thường xuyên nắm bắt thông tin để đánh giá thực trạng năng lực dạy học giáo viên so với chuẩn nghề nghiệp.

Chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng thường xuyên ngắn hạn, kịp thời đáp ứng những tiêu chí về năng lực dạy học theo chuẩn mà giáo viên của nhà trường đang khiếm khuyết và cần bổ sung.

Thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ, chính sách đối với giáo viên kịp thời động viên khích lệ giáo viên nỗ lực phấn đấu.

2.4. Đối với Hiệu trưởng các trườngTH

Hiệu trưởng phải quan tâm, chỉ đạo sâu sát đến công tác triển khai thực hiện hoạt động TBD.

Phân công, phân nhiệm rõ ràng cho CBQL tại trường mình về quản lý hoạt động TBD.

Lựa chọn giáo viên giỏi, có kinh nghiệm làm cốt cán trong hoạt động TBD.

Hướng dẫn chu đáo cho giáo viên, các tổ chuyên môn lập kế hoạch TBD một cách khoa học, hợp lý và đặc biệt phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

Quan tâm đến quyền lợi về vật chất và tinh thần để tạo điều kiện, khuyến khích đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động TBD một cách hiệu quả.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động TBD và báo cáo lên cấp trên.

Tích cực trong việc soạn kế hoạch và phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đơn vị; tăng cường tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở trường và các cụm chuyên môn về công tác tự bồi dưỡng; tăng cường giao lưu giữa các trường về công tác tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

2.5. Đối với giáo viên

Có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động tự bồi dưỡng.

Chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch đảm bảo nội dung phù hợp với điều kiện thực tế của bản thân, nhà trường, theo chuẩn và theo yêu cầu của xã hội.

Tự giác, tích cực chủ động trong việc triển khai thực hiện hoạt động tự bồi dưỡng./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\HOANG THI THU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *