Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum

1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết 29/NQ-TW, đã nhấn mạnh những thành tựu đạt được của giáo dục Việt Nam, đồng thời cũng nêu các hạn chế, yếu kém “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu kém, trong đó phải kể đến là công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục.

Kiểm tra nội bộ cũng là một công cụ góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, mở rộng dân chủ trong quản lý nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong những năm qua hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục nói chung, hoạt động kiểm tra nội bộ của các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã đi vào nền nếp và cơ bản đáp ứng được yêu cầu; tuy nhiên hoạt động kiểm tra nội bộ vẫn còn tồn tại các hạn chế thiếu sót, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ.

Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum” nhằm góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý giáo dục của huyện Đăk Tô.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học cơ sở.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ (KTNB) của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

4. Giả thuyết khoa học

Dựa trên cơ sở lý thuyết và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng ở các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum có thể xây dựng một hệ thống quản lý khoa học, hiệu quả, phù hợp với tình hình của các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở.

Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết để thu thập, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu khoa học, các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra, kiểm tra.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;

Phương pháp tổng kết thực tiễn;

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý và phân tích số liệu từ các bảng hỏi thu thập được.

8. Ý nghĩa khoa học của đề tài

8.1. Ý nghĩa lí luận

Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường trung học cơ sở.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

Làm sáng tỏ thực trạng của vấn đề nghiên cứu, đồng thời đúc rút kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp cụ thể, có tính khả thi trong quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường trung học cơ sở ở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Đề tài còn có thể áp dụng cho các trường trung học cơ sở tại các nơi khác có cùng điều kiện.

9. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

KIỂM TRA NỘI BỘ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động kiểm tra nội bộ trường học của một số nước trên thế giới

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Quản lý

Quản lý là hệ thống những tác động, có chủ định, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý, nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của khách thể quản lý để đạt mục tiêu chung của hệ thống trong một môi trường luôn biến động.

1.2.2. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các công cụ và phương pháp đặc trưng trong môi trường sư phạm của hệ thống giáo dục để đạt được hiệu quả mong muốn.

1.2.3. Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của chủ thể quản lý giáo dục để thực hiện quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, tiến tới hoàn thành những mục tiêu giáo dục đề ra.

1.2.4. Kiểm tra

Kiểm tra là quá trình thông qua thực tế, đánh giá thực trạng dựa trên hoạt động của cá nhân và các bộ phận phụ thuộc từ đó khuyến khích cái tốt, phát hiện những lệch lạc và điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra với mục đích đưa toàn bộ hệ thống được quản lý tới mục tiêu dự kiến và đạt trình độ chất lượng cao hơn.

1.2.5. Kiểm tra nội bộ trường học

Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy – học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng.

1.2.6. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ là những tác động có hệ thống, khoa học, có ý thức và có mục tiêu của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là quá trình kiểm tra ở các cơ sở giáo dục.

1.3. Lý luận về kiểm tra nội bộ trường học

1.3.1. Vai trò và ý nghĩa của kiểm tra nội bộ trường học

Kiểm tra nội bộ trường học là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường. Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

1.3.2. Mục tiêu hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường trung học cơ sở

Hoạt động KTNB nhằm thu thập đầy đủ các minh chứng thích hợp về việc thực hiện nhiệm vụ, thực hiện các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với trường học, chấp hành chính sách, pháp luật về giáo dục; đánh giá toàn diện tình hình hoạt động của nhà trường. Đồng thời đưa ra những giải pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường.

1.3.3. Đối tượng của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Đối tượng kiểm tra nội bộ của nhà trường bao gồm: Hoạt động tổ chức, quản lý của đơn vị; hoạt động sư phạm của giáo viên, cán bộ công chức, viên chức, nhân viên trong đơn vị; hoạt động học tập, rèn luyện của người học về các mặt: tri thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm…; kiểm tra về tổ chức, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính của đơn vị; mối tương tác giữa các thành tố trong quá trình dạy học: Mục đích, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, giáo viên, học sinh, kết quả.

1.3.4. Nội dung của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Tự kiểm tra các hoạt động của nhà trường

Tổ chức và hoạt động của nhà trường bao gồm: ban hành văn bản quản lý nội bộ và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng tổ chức bộ máy; thực hiện quy chế chuyên môn, nội dung, phương pháp giáo dục; công tác tuyển sinh, cấp phát văn bằng chứng chỉ, công tác phổ cập giáo dục; công tác quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động khác; thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác.

Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn

Công tác quản lý của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn; hồ sơ chuyên môn, hồ sơ quản lý và nề nếp sinh hoạt chuyên môn; việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh và chất lượng dạy học của tổ.

Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên; thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (Việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy như: Chấp hành quy chế chuyên môn; chất lượng giờ dạy trên lớp; kết quả học sinh; việc thực hiện các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác).

Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng.

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật; quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác KTNBTH; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch; quản lý giáo viên, nhân viên, phát triển đội ngũ; xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học; công tác thi đua, khen thưởng; thực hiện quy chế dân chủ; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tự kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và phòng chống tham nhũng

1.3.5. Hình thức của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Kiểm tra theo thời gian: Kiểm tra đột xuất; kiểm tra định kỳ.

Kiểm tra theo nội dung: Kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ; kiểm tra chuyên đề.

Kiểm tra theo phương pháp: Kiểm tra trực tiếp; kiểm tra gián tiếp; kiểm tra xác suất.

1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở

1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học. Huy động đoàn thể, tổ trưởng, giáo viên có năng lực chuyên môn để kiểm tra trường học cùng hiệu trưởng.

1.4.2. Chuẩn bị các điều kiện hoạt động kiểm tra nội bộ

1.4.2.1. Xây dựng lực lượng kiểm tra nội bộ

Lực lượng kiểm tra phải có đủ thành phần, đã được đào tạo, bồi dưỡng về công tác kiểm tra.

1.4.2.2. Xây dựng chuẩn kiểm tra

Tiêu chuẩn là cơ sở để đo lường và xác định thành quả đạt được trên thực tế. Người kiểm tra cần căn cứ vào chuẩn để so sánh, đo lường đánh giá hoạt động và các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị…đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan.

1.4.2.3. Xây dựng chế độ kiểm tra

Chế độ kiểm tra hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy công việc. Hiệu trưởng cần qui định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, qui trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc mỗi kiểm tra viên …

1.4.3. Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ

1.4.3.1. Ban hành các quyết định về kiểm tra nội bộ, phân công nhiệm vụ cho các thành viên

1.4.3.2. Hướng dẫn lực lượng kiểm tra hoàn thành các nhiệm vụ: Hiệu trưởng cần hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản của hoạt động kiểm tra gồm: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy.

1.4.2.3. Điều chỉnh trong thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ

Hiệu trưởng điều chỉnh kịp thời những sai lệch trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra nhằm đảm bảo hoạt động KTNB diễn ra bình thường, đạt mục tiêu đã định, đồng thời khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác KTNB.

1.4.4. Chỉ đạo hoạt động kiểm tra nội bộ

1.4.4.1. Chỉ đạo các thành viên tổ kiểm tra nội bộ

Chỉ đạo các thành viên của Ban/ Tổ KTNBTH là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong quá trình quản lý hoạt động KTNBTH.

1.4.4.2. Chỉ đạo các bộ phận thực hiện nhiệm vụ

Đối tượng của hoạt động KTNB trường học, bao gồm các thành tố trong cơ cấu tổ chức, các hoạt động của nhà trường, các hoạt động của tổ chuyên môn, hoạt động sư phạm của nhà giáo, các bộ phận được phân công phụ trách các lĩnh vực, nội dung công việc cụ thể.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ

Kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động KTNB nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân, biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót đó.

1.4.5.1. Xử lý kết quả kiểm tra nội bộ

Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho nhà quản lý ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong trường; cải tiến công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân.

1.4.5.2. Sử dụng kết quả kiểm tra nội bộ

Kết quả KTNB của nhà trường là cơ sở để hiệu trưởng đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của từng cá nhân, tập thể; từ đó có kế hoạch phát huy những mặt mạnh, nhân rộng những cá nhân, tập thể điển hình và khắc phục, điều chỉnh hoạt động của nhà trường cũng như cách quản lý nhà trường.

1.4.5.3. Lưu trữ kết quả kiểm tra nội bộ

Hồ sơ KTNB là một trong những hồ sơ quan trọng trong nhà trường, do đó cần lưu trữ theo quy định.

1.4.5.4. Tổng kết, điều chỉnh

Sau khi kiểm tra, hiệu trưởng cần thực hiện sơ kết, tổng kết theo từng tháng hoặc từng đợt, từng học kỳ, tổng kết năm học.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

1.5.1. Yếu tố khách quan

Hệ thống văn bản, quy định pháp luật liên quan đến KTNB trường học; Yêu cầu về thực hiện CT GDPT 2018:

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác kiểm tra nội bộ trường THCS.

Kỹ năng của các chủ thể tham gia vào quá trình kiểm tra nội bộ.

Năng lực của Hiệu trưởng về kiểm tra nội bộ.

Điều kiện, kinh phí cho kiểm tra nội bộ trường học.

Sử dụng kết quả kiểm tra nội bộ.

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ là những tác động có hệ thống, khoa học, có ý thức và có mục tiêu của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là quá trình kiểm tra ở các cơ sở giáo dục.

Nội dung của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học bao gồm: Các hoạt động của nhà trường; kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn; kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo; tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng; kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và phòng chống tham nhũng.

Nội dung quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ bao gồm: Lập kế hoạch KTNB; tổ chức thực hiện kế hoạch KTNB; chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch KTNB; phương pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở bao gồm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát: Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ, quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở của huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

2.1.2. Nội dung khảo sát: Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ, quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

2.1.3. Đối tượng, và địa bàn khảo sát: Tổng số: 200 người ở 6 trường THCS thuộc huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

2.1.4. Phương pháp khảo sát: Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi.

2.1.5. Phân tích kết quả: Mã hoá, thống kê, xử lý số liệu trên phần mềm Microsoft 2019, tiến hành phân tích kết quả.

2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

2.2.1. Vị trí địa lí, đặc điểm dân cư: Đăk Tô là huyện miền núi và vùng cao, nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum, bao gồm 9 xã, thị trấn với diện tích tự nhiên là 50.870,31 ha, dân số trung bình năm 2017 có 45.847 người.

2.2.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum: Cơ cấu kinh tế cơ bản là các ngành sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2020 là 14,24%.

2.2.3. Đặc điểm tình hình giáo dục huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum: Năm học 2020-2021, toàn ngành giáo dục của huyện Đăk Tô có 32 trường học với 526 lớp, 14.293 học sinh.

2.2.4. Đặc điểm tình hình giáo dục trung học cơ sở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum: Năm học 2021-2022, huyện Đăk Tô có 06 trường THCS với 92 lớp, 3.125 học sinh, học sinh là người DTTS: 1.713 em, chiếm 54,82%, tỷ lệ giáo viên/ lớp đạt 1,9. Cán bộ quản lý: có 13 CBQL (06 hiệu trưởng, 07 phó hiệu trưởng); Giáo viên: 176 người, Nhân viên: 13 người.

2.2.5. Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học ở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Tô đã ban hành các văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ, các trường học đã tổ chức xây dựng kế hoạch KTNB và báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Tô. Từ năm học 2019-2020 đến nay, do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nên tiến độ thực hiện kế hoạch KTNBTH ở các đơn vị còn chậm, chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ ở một số nội dung chưa đảm bảo.

2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

2.3.1. Nhận thức về vai trò và ý nghĩa của kiểm tra nội bộ trường học

Từ kết quả khảo sát, cho thấy trong đội ngũ CBQL, GV, NV làm công tác giáo dục ở các trường học vẫn còn đánh giá thấp vai trò kiểm tra nội bộ trường học. Đặt ra yêu cầu hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Đăk Tô phải có các biện pháp phù hợp để nâng cao nhận thức đội ngũ CBQL, GV, NV về hoạt động KTNB trường học.

Về các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến hoạt động KTNB trường học thì yếu tố khách quan được đánh giá là có ảnh hưởng nhưng không nhiều, nhưng về yếu tố chủ quan, hầu hết các ý kiến cho rằng có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác kiểm tra nội bộ trường học.

2.3.2. Mục đích kiểm tra nội bộ ở trường trung học cơ sở

Qua kết quả khảo sát mục đích của hoạt động kiểm tra nội bộ, các trường Trung học cơ sở đều đánh giá cao về thực trạng mục đích kiểm tra nội bộ: đánh giá, tư vấn, thúc đẩy các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy học; việc thực hiện nhiệm vụ, chấp hành pháp luật về giáo dục của các cá nhân, các bộ phận và của đơn vị; phát huy ưu điểm, động viên khuyến khích và nhân rộng mô hình tốt đồng thời khắc phục, chấn chỉnh các hạn chế, thiếu sót.

2.3.3. Đối tượng kiểm tra nội bộ trường học

Kết quả khảo sát thực trạng các đối tượng KTNB ở các trường THCS thấy rằng bình quân, tỷ lệ số phiếu đánh giá tất cả các đối tượng KTNB trường học ở mức “rất tốt” chiếm 85,0%, ở mức “tốt” chiếm 14,63% và một tỷ lệ rất nhỏ: 0,37% ở mức “không tốt”, điều đó cho thấy các trường THCS đã xác định đúng các đối tượng trong KTNB.

2.3.4. Nội dung kiểm tra nội bộ trường học

Qua khảo sát về thực trạng nội dung KTNB, đội ngũ đánh giá cao các nội dung thực hiện kiểm tra nội bộ ở các trường THCS, bình quân thì tỷ lệ “rất tốt” chiếm đến 70%, tỷ lệ “tốt” chiếm 26,9%. Có một tỷ lệ nhỏ, số người được hỏi đã đánh giá “không tốt” với các nội dung trong công tác KTNB trường học.

2.3.5. Hình thức kiểm tra nội bộ trường học

Kết quả khảo sát thực trạng về hình thức KTNB trường học thì hình thức kiểm tra đột xuất, có đến gần 1/2 số phiếu đánh giá là “không tốt”, số người đánh giá ở mức “rất tốt” chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 22,5% và ở mức “tốt” là 28,0%.

2.3.6. Xử lý kết quả kiểm tra nội bộ

Thực trạng xử lý, sử dụng kết quả KTNB ở trường THCS, không được đội ngũ CBQL, GV, NV đánh giá cao. Bình quân, số người đánh giá ở mức “rất tốt” cho 4 nội dung trên chiếm 25,9%, đồng thời có 20,6% đánh giá ở mức “không tốt”. Điều này, cũng phù hợp với mức độ hài lòng về kết quả KTNB trường học.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ

Các nội dung trong việc xây dựng và phổ biến KH KTNBTH đều được đánh giá ở mức trung bình trở lên, trong đó, nội dung “Kế hoạch KTNBTH phù hợp với tình hình của đơn vị, có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” có số phiếu đánh giá ở mức “trung bình” cao nhất chiếm tỷ lệ 15,5%; ở mức “tốt” nội dung này cũng chiếm tỷ lệ khiêm tốn (66,0%). Điểm trung bình đạt thấp nhất (=3,51 điểm), có thứ bậc 4. Trong giai đoạn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng các trường THCS cần phải xây dựng kế hoạch KTNB đảm bảo thúc đẩy được nội dung đổi mới trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.

2.4.2. Thực trạng chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động kiểm tra nội bộ

Kết quả thống kê cho thấy đa số các trường thành lập tổ/ đoàn kiểm tra nội bộ đủ các thành phần. Về các tiêu chuẩn cụ thể để thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ, thì được đánh giá không cao. Công tác chuẩn bị các điều kiện hoạt động kiểm tra nội bộ còn có phần hạn chế, nhất là việc chuẩn bị “tiêu chuẩn”, “quy trình” để kiểm tra có phần không được tốt. Do đó, hiệu trưởng các trường cần có tổ chức xây dựng “tiêu chuẩn”, “quy trình” kiểm tra để đảm bảo công tác quản lý có tính khoa học, nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục.

2.4.3. Thực trạng tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ

Qua khảo sát, thấy rằng tất cả các trường THCS đã “ban hành quyết định KTNB”, và đều được đánh giá rất cao. Có 38,5% số phiếu cho rằng việc “điều chỉnh kế hoạch KTNBTH” chỉ ở mức “trung bình. Do đó, việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch KTNB phải đảm bảo tính toàn diện, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

2.4.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động kiểm tra nội bộ

Chỉ đạo hoạt động KTNBTH là thành tố không thể thiếu trong hoạt động quản lý KTNB, là một chức năng quan trọng. Qua khảo sát thì hoạt động “chỉ đạo các thành viên tổ KTNB thực hiện đúng đối tượng, nội dung, quy trình, quy định về công tác kiểm tra” có tỷ lệ đánh giá ở mức “tốt” thấp nhất, điểm trung bình nội dung này chỉ đạt 3,21; có thứ bậc là 3.

2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động KTNB

Qua kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động KTNB, nội dung “Lực lượng kiểm tra, đối tượng kiểm tra hài lòng với kết quả KTNBTH” có thứ bậc thấp nhất, với điểm trung bình là 3,46 điểm. Do đó, hiệu trưởng cần bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra nội bộ; xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để KTNB đạt được hiệu quả cao.

2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

2.5.1. Kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, giáo dục huyện Đăk Tô đã có những bước phát triển mạnh mẽ, chuyển mình để bắt kịp sự phát triển chung của khu vực, với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của đội ngũ CBQL, nhất là hiệu trưởng các trường THCS đã góp phần to lớn trong sự lớn mạnh của giáo dục huyện nhà. Cùng với công tác đổi mới, công tác quản lý, nhất là quản lý hoạt động KTNB được các hiệu trưởng chú trọng đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

2.5.2. Hạn chế, nguyên nhân

Nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động KTNBTH của một bộ phận CBQL, GV, NV và HS chưa cao, chưa đầy đủ. Nghiệp vụ kiểm tra của lực lượng kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số nội dung, hình thức KTNB chưa được chú trọng. Hiện nay, các trường THCS đã thực hiện chương trình GDPT 2018, nhưng hoạt động KTBN chưa chú trọng nhiều về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, giáo dục cũng như kiểm tra đánh giá, dẫn đến hiệu quả, hiệu lực quản lý chưa cao, việc kiểm tra chưa mang lại nhiều kết quả để phục vụ điều chỉnh công tác quản lý nhà trường. Việc sử dụng kinh phí không phù hợp, chưa bố trí một phần hổ trợ cho các hoạt động KTNB.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý công tác KTNB tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum có thể nói, trong thời gian qua việc quản lý hoạt động KTNB tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đăk Tô đã góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện, tuy vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhất định.

Do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan, công tác quản lý KTNB trường học chưa đạt hiệu quả cao, còn nhiều hạn chế bất cập. Để khắc phục tình trạng này, cần phải có những giải pháp khoa học, khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác KTNB ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Hoạt động KTNB phải được tổ chức công khai, khách quan tuân theo các quy định của pháp luật. Khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở trường THCS cần căn cứ vào các quy định. Nguyên tắc tuân theo pháp luật là nguyên tắc chung được thể hiện ở trong tất cả các giai đoạn của hoạt động KTNB.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc xây dựng các biện pháp quản lí phải đảm bảo nguyên tắc thực tiễn; theo nguyên tắc, luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động KTNB và thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp đều phải cân nhắc đến tính vừa sức và cân đối với điều kiện hiện có, biện pháp đề ra phải đem lại chất lượng, hiệu quả cho sự phát triển của nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý hoạt động KTNB được đề xuất phải phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, phù hợp với các đối tượng được KT và phải đảm bảo các nguyên tắc giáo dục và nguyên tắc của hoạt động KT, đánh giá.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Để nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB phải có sự thống nhất đồng bộ trong đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTNB. Bảo đảm sự thống nhất giữa nội dung, hình thức của các biện pháp quản lý. Các thành tố cấu thành hệ thống sư phạm nhà trường, sự tương tác giữa chúng tạo ra một phương thức hoạt động đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch giáo dục và tạo ra kết quả giáo dục mong muốn.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoat động KTNB phải dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng hoat động KTNB và quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng trường THCS huyện Đăk Tô, phân tích và làm rõ nguyên nhân các biện pháp đã và đang tiến hành có hiệu quả, các biện pháp chưa có hiệu quả và cả những biện pháp chưa phù hợp với thực tiễn giáo dục.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển

Các nhà quản lý giáo dục khi đưa ra các biện pháp quản lý phải tuân theo quy luật phát triển, hay nói cách khác phải tìm ra những lỗi hệ thống, các biện pháp lỗi thời, lạc hậu kìm hãm sự phát triển để thay thế bằng những biện pháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Hoạt động KTNB liên quan đến mọi hoạt động trong nhà trường, tác động đến các thành viên, các bộ phận trong nhà trường. Mỗi cá nhân, bộ phận đều có vai trò, trách nhiệm đối với hoạt động KTNB của nhà trường. Do vậy, việc nâng cao nhận thức về hoạt động KTNB cho đội ngũ CBQL, GV, NV nhà trường là biện pháp quan trọng, tạo tiền đề cho các biện pháp khác.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ trường học đảm bảo tính toàn diện

Kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học, đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra phải dựa trên cơ sở pháp lý, có tính toàn diện, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của đơn vị, có tính khả thi và được công bố công khai đến tất cả các đối tượng được kiểm tra, cần có dự thảo kế hoạch để lấy ý kiến tham khảo, góp ý của các lực lượng trong nhà trường.

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra và Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở

Bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động KTNB trường học là nâng cao một cách toàn diện về nhận thức, hành vi và thái độ trong quản lý hoạt động KTNB của hiệu trưởng và giáo viên làm nhiệm vụ KTNB.

Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch, quy hoạch về đội ngũ làm nhiệm vụ KTNB.

3.2.4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ trường học theo yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo

Các trường THCS đang thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, thực hiện CT GDPTG 2018, điều đó đòi hỏi hoạt động KTNB phải đảm bảo các nội dung theo yêu cầu đổi mới. Hiệu trưởng các trường THCS có biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động KTNB theo yêu cầu đổi mới.

3.2.5. Xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ

Muốn kiểm tra, người kiểm tra phải có chuẩn để theo đó mà so sánh, đo lường đánh giá hoạt động. Việc xây dựng chuẩn KT cũng cần linh hoạt dựa trên đặc điểm thực tế, phù hợp với văn hóa của nhà trường. Các chuẩn KT sau khi được xây dựng sẽ chính thức trở thành quy chế, quy định, quy trình, thủ tục mà các thành viên trong nhà trường buộc phải tuân thủ. Quy trình hoạt động được xây dựng càng cụ thể, rõ ràng, áp dụng đúng văn bản pháp luật sẽ càng làm cho KT được khoa học, hiệu quả.

3.2.6. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở

Đặt mua các tài liệu có liên quan đến công tác kiểm tra nói chung và công tác KTNB. Kinh phí chi hỗ trợ trực tiếp cho các cộng tác viên thanh tra và những người tham gia vào hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THCS.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THCS nêu trên tuy có tính chất độc lập tương đối nhưng lại có quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ, ràng buộc lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Để nâng cao chất lượng hoạt động KTNB trong các nhà trường, cần sử dụng tất cả các biện pháp một cách đồng bộ, phối hợp hài hòa, linh hoạt các biện pháp với nhau để vừa hạn chế được những khó khăn, điểm yếu vừa khai thác, phát huy được những điểm mạnh của nhà trường. Kết quả của biện pháp này là yếu tố thành công cho các biện pháp khác, tất cả cùng hướng tới mục tiêu là quản lý có hiệu hoạt động kiểm tra nội bộ trường THCS.

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Tác giả khảo sát 194 người về các mức độ cấp thiết, khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp đề xuất trên để quản lý hoạt động KTNB trường THCS ở huyện Đăk Tô đều được đánh giá có tính cấp thiết và tính khả thi ở mức cao.

Về tính cấp thiết: cả 6 biện pháp đề xuất được đánh giá là có tính rất cấp thiết cao, đạt tỷ lệ trung bình 91,67%. Điểm trung bình của các biện pháp đều đạt từ 2,87 điểm trở lên. Trong đó biện pháp “Xây dựng kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ trường học đảm bảo tính toàn diện” được đánh giá là có tính “rất cấp thiết” cao nhất, chiếm tỷ lệ 95,88%; biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan về hoạt động KTNB ở trường THCS” được cho là có tính cấp thiết thấp nhất, đạt tỷ lệ 88,14%.

Về tính khả thi: cả 6 biện pháp đều được đánh giá là có tính khả thi, đạt tỷ lệ trung bình 88,49%. Điểm trung bình của các biện pháp đều đạt từ 2,47 điểm trở lên. Trong đó biện pháp “Xây dựng kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ trường học đảm bảo tính toàn diện” được đánh giá có tính khả thi nhất chiếm tỷ lệ 96,39%; biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra và Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở” được cho là có tính khả thi thấp nhất, đạt tỷ lệ 80,93%.

Kết quả phân tích cho thấy, tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp cơ bản là tương đồng, các ý kiến đánh giá có tính tỷ lệ thuận với nhau như biện pháp 2,4,5 mức độ đánh giá tính cấp thiết ngang với tính khả thi. Tuy nhiên cũng có biện pháp có tính khả thi không đồng nhất với tính cấp thiết.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, các biện pháp tác giả đề xuất theo cấu trúc: xác định mục đích, nội dung, cách thức tổ chức và điều kiện thực hiện. Trong quá trình thực hiện các biện pháp, cần phải phối kết hợp các biện pháp thì mới đem lại hiệu quả nhất định. Với sự tâm huyết, lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm, với việc sử dụng các biện pháp quản lý phù hợp với từng thời điểm, với tình hình, điều kiện của nhà trường sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu của trường THCS.

Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo nghiệm cho phép tác giả kết luận rằng: Các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất là cấp thiết và khả thi, nếu CBQL biết vận dụng một cách đồng bộ, linh hoạt trong công tác quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KTNB và chất lượng giáo dục của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn “Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Trung học cơ sở huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum” đã kế thừa, hệ thống hoá các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận, luận văn đã làm sáng tỏ các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Quản lý, kiểm tra và kiểm tra trong quản lý, kiểm tra nội bộ trường học; đối tượng, nội dung và hình thức của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. Tác giả đã làm rõ các nội dung quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.

Trên cơ sở hệ thống lý luận, luận văn đã phân tích rõ thực trạng về hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS, thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra NBTH của hiệu trưởng các trường THCS cũng như các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động KTNB trường học huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

Hiệu trưởng các trường THCS huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã thực hiện nghiêm túc các nội dung trong công tác KTNB trường học nên các cơ sở giáo dục ngày càng phát triển, chất lượng giáo dục trên địa bàn ngày càng tăng, năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ CBQL ngày càng vững vàng để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện thành công CT GDPT 2018 trong điều kiện đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội. Bên cạnh các mặt đạt được của công tác quản lý trong thời gian qua, hoạt động KTBN ở các trường học vẫn còn những hạn chế, bất cập dẫn đến chất lượng quản lý chưa đạt được hiệu quả tương xứng với tiềm lực của các cơ sở giáo dục. Để khắc phục các hạn chế đó, luận văn đã đề xuất 06 biện pháp để quản lý hiệu quả hoạt động KTNB.

Các biện pháp đã nêu có thể được xem là một hệ thống, các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc, đan xen nhau tạo nên chỉnh thể thống nhất trong quá trình quản lý hoạt động KTNB của hiệu trưởng các trường THCS. Các biện pháp trên đã được kiểm chứng và cho thấy có tính cấp thiết và khả thi cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum

2.2. Với Uỷ ban nhân dân huyện Đăk Tô

2.3. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Tô

2.4. Với hiệu trưởng các trường trung học cơ sở

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\THAY HOANG DHSP\SAU BAO VE KON TUM\r.R-HO QUOC TUAN\R-HO QUOC TUAN\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *