Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum

Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum

Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum

1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”.

Giáo dục THPT cung cấp kiến thức cơ bản, nền tảng cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào lao động trong xã hội. Môn Toán THPT có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, tác phong làm việc khoa học. Nếu HS học tốt môn Toán thì cũng học tốt các môn khác và thực hiện các hoạt động giáo dục ở nhà trường rất hiệu quả.

Những năm gần đây chất lượng giáo dục ở các trường THPT thành phố Kon Tum từng bước được nâng lên. Nhưng, thực tế chất lượng môn Toán còn thấp so với các môn học khác, chưa đáp ứng được yêu cầu chung của xã hội. Đổi mới PPDH còn mang tính hình thức, nhiều HS thiếu nhiều kiến thức căn bản từ lớp dưới. Phần lớn đội ngũ CBQL nhà trường QL theo kinh nghiệm, chưa chú trọng nhiều đến biện pháp QLHĐDH của từng môn chuyên biệt.

Việc dạy học môn Toán và QLHĐDH môn Toán đặt ra nhiều thách thức cho CBGV và việc nâng cao chất lượng môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum là nhu cầu bức bách, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường.

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum” được lựa chọn nghiên cứu bởi tính ý nghĩa và tính cấp thiết trong thực tế quản lý giáo dục phổ thông hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Đề xuất các biện pháp QLHĐDH môn Toán để nâng cao chất lượng môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

3.2. Đối tượng nghiên cứu

4. Giả thuyết khoa học

Nếu làm sáng tỏ vấn đề lý luận, thực tiễn về QLHĐDH môn Toán và xác lập các biện pháp QL một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu công tác QL nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán của các trường THPT thành phố Kon Tum.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận; khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp QLHĐDH môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Phạm vi vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu công tác QLHĐDH môn Toán của HT ở các trường THPT thành phố Kon Tum.

6.2. Phạm vi đối tượng khảo sát

CBQL, GV Toán, HS và phụ huynh HS của 6 trường THPT thành phố Kon Tum; Cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT Kon Tum.

6.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu

– Nghiên cứu công tác QLHĐDH môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum từ năm học 2013- 2014 đến 2015 -2016.

– Đề xuất các biện pháp QLHĐDH môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum giai đoạn 2016-2020.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán học thống kê

8. Cấu trúc luận văn

Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum
Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục

a. Khái niệm quản lý

Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra.

b. Quản lý giáo dục

QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. QLGD tác động lên tập thể HS, GV và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động mọi lực lượng trong xã hội tham gia vào các hoạt động của nhà trường để đạt đến mục tiêu dự kiến.

1.2.2. Quản lý nhà trường

QL nhà trường chính là QLGD trong phạm vi một đơn vị giáo dục, nó tuân thủ theo các nguyên lý của QLGD. QL nhà trường bao gồm QLHĐDH (QL CM), QL CSVC, tài chính,… Trong đó QLHĐDH là hoạt động trọng tâm cơ bản của QL nhà trường.

1.2.3. Khái niệm HĐDH, HĐDH môn Toán ở trường THPT

a. Hoạt động dạy học

HĐDH là hệ thống những hành động phối hợp, tương tác giữa GV và HS, trong đó, dưới tác động chủ đạo của GV, HS tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất của nhân cách.

b. Hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT

HĐDH môn Toán là hoạt động GV tổ chức, hướng dẫn, điều khiển HS tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng cơ bản của Toán học và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ học tập ở HS. Các HĐDH môn Toán được thực hiện trong quá trình hình thành kiến thức Toán học hoặc vận dụng nội dung kiến thức đó.

1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT

QLHĐDH môn Toán trường THPT là sự tác động có mục đích, có định hướng, hợp quy luật của HT đến cách thức làm việc của GV dạy môn Toán và học tập của HS nhằm đạt được mục tiêu QLHĐDH môn Toán.

Biện pháp QLHĐDH môn Toán tức là các tác động của nhà QL tới HĐDH của GV Toán, hoạt động học Toán của HS và môi trường dạy học môn Toán bằng các biện pháp thuyết phục, tổ chức- hành chính, kinh tế, tâm lý.

1.3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT

1.3.1. Nội dung, chương trình dạy học môn Toán ở trường THPT (chương trình chuẩn)

a. Mục tiêu nội dung, chương trình

b. Nội dung, chương trình dạy học môn Toán ở trường THPT

1.3.2. Hình thức dạy học môn Toán

Trong thực tế có các hình thức dạy học chủ yếu là: cả lớp hoạt động; hoạt động theo nhóm; học cá nhân và tự nghiên cứu. GV cần sử dụng phối hợp một cách khéo léo các hình thức nêu trên, nhằm phát huy tốt nhất tác dụng các hình thức dạy học này và đem lại quả cao trong dạy học.

1.3.3. Phương pháp, phương tiện dạy học môn Toán ở trường THPT

a. Phương pháp dạy học môn Toán

PPDH môn Toán đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn đối với HS. Do đó, cần quan tâm tới một số PPDH tích cực và PPDH đặc thù của môn Toán: PP dạy học vấn đáp, đàm thoại; PP dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; PP luyện tập, thực hành; PP dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ; PP suy diễn ngược;..

b. Phương pháp học môn Toán ở trường THPT

Để học tốt môn Toán, trước hết phải xây dựng động cơ học tập cho HS. Nhà trường nên làm cho tri thức, kỹ năng, thái độ trở nên thân thiết hơn đối với HS. Vận dụng cơ sở tâm lý học hình thành động cơ học tập. Cải tiến PPDH để HS thật sự yêu thích môn học trong từng tiết học. Có biện pháp răn đe, nhắc nhở, thuyết phục đối với những HS chưa có động cơ học tập tốt. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn cho HS PP tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu khám phá để lĩnh hội tri thức. Việc tự học sẽ làm cho người học phát huy hết nội lực và đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình học tập.

c. Phương tiện dạy học môn Toán:

Các PTDH khác nhau có những chức năng sư phạm khác nhau, nhưng hỗ trợ lẫn nhau, nếu được sử dụng đúng đắn thì hiệu quả dạy học có thể được nâng cao rõ rệt.

1.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán

KTĐG kết quả học tập môn Toán của HS phải căn cứ vào mục đích dạy học môn Toán mà HS đạt được ở mức độ nào. Đồng thời căn cứ vào kết quả học tập môn Toán của HS để có thể đánh giá được hiệu quả dạy học môn Toán của GV.

1.3.5. Xu hướng dạy học môn Toán ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

a. Thực hiện dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng

b. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Toán

1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT

1.4.1. Quản lý hoạt động dạy Toán của giáo viên

a. Quản lý sự phân công giáo viên

Năng lực CM của GV là cơ sở quan trọng để phân công giảng dạy nên khi phân công lớp dạy, nhà QL phải xem xét năng lực cụ thể của GV, chiều hướng phát triển và trình độ của HS trong lớp.

b. Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình

Nội dung, chương trình môn Toán theo quy định của Bộ GD&ĐT là mang tính pháp lệnh, đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi GV phải nghiêm túc thực hiện. Nhà QL thông qua tổ, nhóm CM giúp cho GV Toán nắm vững chương trình; phân công, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình hàng tuần, hàng tháng…

c. Quản lý việc chuẩn bị trước khi lên lớp

Việc chuẩn bị trước khi lên lớp đối với GV Toán, CBQL cần chú ý các nội dung: kế hoạch dạy học, việc soạn giáo án, việc sử dụng PTDH.

d. Quản lý việc lên lớp và sau khi lên lớp đối với GV

Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học, trong đó người giữ vai trò chính, quan trọng nhất là GV. Vì vậy, CBQL phải tạo điều kiện phát huy khả năng và nhiệt tình của GV, đồng thời phải có những biện pháp tác động đến giờ lên lớp của GV.

e. Quản lý việc dự giờ của giáo viên

Hoạt động dự giờ, thực hiện các tiết thao giảng, dạy tốt rất có ý nghĩa trong việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV, cũng như đổi mới PPDH. HT chỉ đạo, thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch, tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm trong từng tiết dạy, kết hợp đánh giá chất lượng giờ dạy của GV và giờ học của HS.

f. Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới PPDH môn Toán ở trường THPT là hướng dẫn HS học tập tích cực, chủ động, phát huy tính sáng tạo, rèn luyện kỹ năng giải toán, phát triển tư duy Toán học. Đòi hỏi HT phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ CM, nghiệp cho GV; chỉ đạo thực hiện tốt việc đổi mới PPDH.

g. Quản lý công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu môn Toán

QL công tác bồi dưỡng HS giỏi Toán phải chú ý đến các công việc: Xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng; Kiểm tra, đánh giá; Tham gia hoặc tổ chức thi HS giỏi các cấp. Đối với HS yếu Toán phải chú ý đến việc: phân công HS khá giúp đỡ; Tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi việc tự học; Cho bài tập đảm bảo tính vừa sức.

h. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

KTĐG kết quả học tập là một trong những khâu quan trọng, giúp định hướng cho quá trình dạy học. Kiểm tra phải có mục tiêu: động viên, khuyến khích, tạo động lực cho HS học tập và tiến bộ không ngừng; điều chỉnh quá trình dạy học của GV; giúp CBQL giám sát quá trình dạy- học của thầy- trò, có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ thầy- trò tốt hơn.

i. Quản lý hoạt động chuyên môn của tổ Toán

QL tốt tổ Toán sẽ giúp triển khai có hiệu quả HĐDH và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong nhà trường. HT phải chú ý đến việc: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của tổ; chỉ đạo việc triển khai, thực hiện kế hoạch, nhất là việc nâng cao chất lượng các giờ dạy học trên lớp; theo dõi, kiểm tra hoạt động của tổ Toán bằng các hình thức: đột xuất, định kì, toàn diện và chuyên đề.

1.4.2. Quản lý hoạt động học tập môn Toán của học sinh

a. Quản lý việc xây dựng động cơ, thói quen và khả năng tự học Toán cho HS

QL việc xây dựng động cơ học Toán cho HS, chú ý các công việc: giúp GV dạy Toán thấu hiểu cách xây dựng động cơ từ việc đơn giản nhất (như cho bài tập, câu hỏi từ dễ đến khó; thông qua các câu chuyện, tấm gương, …); xây dựng nội quy học tập môn Toán; phát động phong trào thi đua, tổ chức thi HS giỏi Toán; kiểm tra việc làm bài tập Toán của HS.

QL việc xây dựng thói quen và năng lực tự học cho HS, cần chú ý: giúp HS xây dựng và thực hiện kế hoạch, nội dung tự học; xây dựng các điều kiện cho hoạt động tự học, kiểm tra hoạt động tự học của HS; bồi dưỡng PP tự học cho HS trong các giờ dạy trên lớp.

b. Quản lý hoạt động học trên lớp của HS

QL hoạt động học trên lớp của HS là chú ý đến các công việc: công tác nề nếp, chuyên cần đối với HS; kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc chuẩn bị của HS ở nhà; kiểm tra việc làm bài, thái độ học tập của HS trên lớp; giám sát trong các tiết kiểm tra.

c. Quản lý hoạt động tự học của HS

QL hoạt động tự học môn Toán của HS thường bao gồm: kế hoạch, thời gian tự học ở nhà của HS; kiểm tra việc học bài, làm bài tập, đọc trước nội dung bài mới ở nhà; PP tự học của HS; thông báo việc làm bài tập của HS cho phụ huynh.

1.4.3. Quản lý các điều kiện và môi trường dạy học môn Toán

a. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho HĐDH môn Toán: QL các điều kiện đảm bảo cho HĐDH môn Toán bao gồm: xây dựng kế hoạch trang bị, bổ sung hàng năm và quy định việc QL, sử dụng CSVC và PTDH nói chung và môn Toán nói riêng; xây dựng cơ chế tài chính phù hợp để hỗ trợ, động viên cho GV và HS có thành tích trong dạy và học; tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng CSVC, PTDH Toán cho GV.

b. QL công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong HĐDH môn Toán: Phối hợp các lực lượng giáo dục xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh trong cộng đồng. Thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 đã hệ thống và nêu rõ các khái niệm cơ bản về QL, QLGD, QL nhà trường, HĐDH, HĐDH môn Toán, QLHĐDH môn Toán ở trường THPT. Xác định, phân tích được những nội dung cơ bản của QLHĐDH môn Toán ở trường THPT bao gồm: QL HĐDH của GV, QL hoạt động học tập của HS và QL “môi trường sư phạm” HĐDH môn Toán. Các vấn đề trình bày trong Chương 1 chỉ là tri thức lý luận, còn để đề xuất được các biện pháp QLHĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum thì cần phải nghiên cứu về thực trạng QLHĐDH môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ KON TUM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ KON TUM

2.1.1. Về kinh tế – xã hội

2.1.2. Về giáo dục và đào tạo

2.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ KON TUM

2.2.1. Quy mô trường, lớp

Đến tháng 6/2016, thành phố Kon Tum có 6 trường THPT, với 5003 HS/151 lớp và 416 CBGV (23 CBQL, 61 GV Toán).

2.2.2. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD, GV Toán và HS ở các trường THPT thành phố Kon Tum

a. Đội ngũ cán bộ quản lý

100% đạt chuẩn trở lên, trong đó có 43.47% có trình độ là thạc sĩ. Tuy nhiên, chỉ có 34.78% lý luận chính trị trung cấp trở lên; 69.57% có chứng chỉ (hoặc văn bằng) QLGD; 60.87% có trình độ tin học từ B trở lên.

b. Đội ngũ giáo viên dạy môn Toán

Đội ngũ GV Toán của các trường khá đầy đủ theo quy định, 100% đạt chuẩn trở lên, trong đó trình độ thạc sĩ 9.84%.

c. Học sinh

Các năm học gần đây chất lượng môn Toán của HS còn thấp so với các môn học khác, đặc biệt là chất lượng môn Toán HS khối 10 mới tuyển.

2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học môn Toán

Có 152 phòng học, 24 phòng bộ môn, 55 máy chiếu (hoặc Tivi dạy học),… Theo số liệu khảo CSVC, PTDH phục vụ HĐDH môn Toán của các trường THPT thành phố Kon Tum chưa đáp ứng được yêu cầu khi sử dụng PPDH hiện đại.

2.3. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

2.3.1. Mục đích khảo sát

2.3.2. Đối tượng khảo sát

2.3.3. Nội dung khảo sát

2.3.4. Phương pháp khảo sát

2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ KON TUM

2.4.1. Thực trạng về hoạt động dạy của giáo viên

a. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Toán

Hầu hết GV dạy đúng, đầy đủ nội dung, chương trình, mục tiêu, chuẩn KTKN theo quy định; soạn bài theo đúng các bước lên lớp. Tuy nhiên, đa số giáo án chưa chỉ ra thời gian cụ thể cho từng đơn vị kiến thức, tiết dạy chưa thật trùng nhau giữa bố cục giáo án và các hoạt động trên lớp.

b. Thực trạng thực hiện các hình thức dạy học môn Toán

Hầu hết các tiết dạy GV chọn hình thức dạy học cả lớp hoạt động, rất ít chọn hình thức dạy hoạt động theo nhóm. Đặc biệt hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu đa số GV chưa để ý.

c. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn Toán

Việc sử dụng các PPDH tích cực nhằm phát huy tính tự giác, chủ động và tích cực học tập của HS cho thấy tỷ lệ GV thực hiện chưa được nhiều. GV chủ yếu dùng PP thuyết trình, vấn đáp trong các giờ học. Nhiều GV Toán chưa hiểu biết sâu các PPDH, phối hợp nhuần nhuyễn các PP chưa tốt, trong giờ dạy ít quan tâm đến HS yếu-kém.

d. Thực trạng về mức độ sử dụng các PTDH

Tất cả các GV đều sử dụng PTDH trong quá trình dạy học, nhưng việc sử dụng chưa thường xuyên và hiệu quả mang lại chưa cao.

e. Thực trạng KTĐG kết quả học tập môn Toán của HS

Đa số GV chưa thực sự coi trọng tới hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS, đặc biệt việc hướng dẫn cho HS biết quy trình, các hình thức KTĐG kết quả học tập đa số GV chưa thực hiện.

2.4.2. Thực trạng về hoạt động học môn Toán của HS

a. Thực trạng động cơ học môn Toán của HS

Đại đa số HS chưa có động cơ đúng trong học tập môn Toán, chưa thấy việc học Toán trong trường THPT là rất cần thiết.

b. Thực trạng việc tự học môn Toán của HS

Đa số HS có tinh thần tự học, có xác định nhiệm vụ học tập của mình trên lớp cũng như ở nhà. Các điều kiện tự học của HS được nhà trường, gia đình rất quan tâm. Tuy vậy, còn nhiều HS chưa biết lên kế hoạch tự học; đi học thêm nhiều nhưng hiệu quả thấp; việc hướng dẫn HS học ở nhà của GV chưa đầy đủ và cụ thể.

2.5. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ KON TUM

2.5.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên Toán

a. Thực trạng quản lý việc phân công dạy cho giáo viên Toán

Nhìn chung, việc phân công CM cho GV Toán ở các trường THPT là phù hợp và hiệu quả.

b. Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình môn Toán

QL việc thực hiện nội dung, chương trình của các nhà trường qua hồ sơ (kế hoạch của GV, sổ báo giảng, thời khóa biểu,…) đã thực hiện khá- tốt, nhưng việc kiểm tra đối chiếu thực hiện chương trình của GV, HS thực tế dạy học trên lớp chưa tốt.

c. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị trước khi lên lớp của GV

Hầu hết các nhà trường đã đề ra những quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp đối với GV. Tuy nhiên việc kiểm tra GV thực hiện các quy định về soạn bài và chuẩn bị lên lớp chưa tốt, việc kiểm tra đột xuất giáo án còn ít.

d. Thực trạng quản lý việc lên lớp và sau khi lên lớp của GV

Việc QL nền nếp ra vào lớp của GV được các nhà trường thực hiện tốt- khá. Còn dự giờ kiểm tra việc dạy trên lớp; kiểm tra nhận xét về nội dung, PP của giờ dạy của GV; kiểm tra nội dung hướng dẫn HS về nhà chưa được các nhà trường quan tâm nhiều.

e. Thực trạng quản lý hoạt động dự giờ môn Toán

Các nhà trường tổ chức khá tốt hoạt động dự giờ của GV. Tuy nhiên, hoạt động dự giờ của các nhà trường chỉ mới chú trọng kiểm tra số tiết theo quy định, còn việc nhận xét, đánh giá sau giờ dạy để nâng cao trình độ CM và PPDH thì chưa được chú ý.

f. Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH và bồi dưỡng đội ngũ GV Toán

Việc bồi dưỡng GV còn nhiều bất cập, tổ chức thi giáo án của GV theo hướng đổi mới chưa tốt; việc tổ chức hội thi GV giỏi chưa hiệu quả thể hiện ở chỗ chấm thi nhận xét giờ dạy còn chung chung, chưa động viên được sự cố gắng vươn lên của GV. Tổ chức các chuyên đề đổi mới PP còn ít, còn mang tính hình thức và chưa hiệu quả. Việc chỉ đạo bồi dưỡng PP học tập cho HS cả GV và CBQL đánh giá là hầu như bị bỏ ngỏ.

g. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Toán

Hầu hết các nhà trường đã quan tâm chỉ đạo tốt việc phân loại HS giỏi, yếu về môn Toán và tổ chức tốt việc bồi dưỡng HS giỏi. Tuy vậy, việc quan tâm đối với HS yếu chưa đúng mức, chưa có nhiều bài tập vừa sức cho các em luyện tập.

h. Thực trạng quản lý việc KTĐG kết quả học tập của HS

Các nhà trường chưa thực sự quan tâm tới hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS. Chất lượng các bài kiểm tra chưa thể hiện rõ các mức độ khó dễ khác nhau để phân loại HS. Việc QL hoạt động KTĐG của các trường mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức kiểm tra nghiêm túc, chưa chú ý nhiều tới chất lượng của các đề thi (kiểm tra) và chấm bài của GV.

i. Thực trạng quản lý việc sinh hoạt tổ chuyên môn tổ Toán

HT chỉ đạo khá-tốt việc xây dựng kế hoạch, nội dung sinh hoạt tổ CM, song thực tế vẫn còn một số trường sinh hoạt của các tổ CM chủ yếu nặng về mặt hành chính, sự vụ mà ít mang màu sắc CM.

2.5.2. Thực trạng quản lý hoạt động học môn Toán của học sinh

a. Thực trạng quản lý việc xây dựng động cơ học Toán cho HS

Hoạt động tạo động cơ học Toán cho HS của các nhà trường còn bị coi nhẹ, nhiều HS không có động cơ, thái độ học chưa đúng đắn. Các nhà trường cũng chưa tổ chức được nhiều các hoạt động nhằm xây dựng động cơ học tập cho HS.

b. Thực trạng quản lý việc xây dựng thói quen và khả năng tự học Toán cho HS

Các nhà trường có hướng dẫn cho HS xây dựng kế hoạch tự học môn Toán, đã yêu cầu GV Toán bồi dưỡng PP tự học cho HS trong các giờ dạy trên lớp. Thế nhưng, việc xây dựng các điều kiện cho hoạt động tự học chưa được quan tâm đúng mức, tổ chức cho HS trao đổi kinh nghiệm tự học môn Toán chưa tốt, thực tế trên lớp GV chưa quan tâm tới việc bồi dưỡng PP tự học Toán cho HS.

c. Thực trạng quản lý việc làm bài tập của HS

GV đã chú ý kiểm tra bài tập về nhà của HS, kiểm tra bài tập HS làm trong giờ học, thông báo việc làm bài tập của HS cho phụ huynh. Tuy nhiên, việc làm bài tập của HS ở nhà chưa được thực hiện tốt và thường xuyên.

d. Thực trạng quản lý nền nếp học môn Toán của HS

Các nhà trường xây dựng nội quy, nền nếp về học tập môn Toán cho HS rất tốt, có thông báo kết quả môn Toán cho cha (mẹ) HS biết để cùng phối hợp. Tuy nhiên, kiểm tra việc thực hiện quy định về nề nếp học Toán chưa được thường xuyên và có chất lượng.

2.5.3. Thực trạng QL các điều kiện và môi trường dạy học

a. Thực trạng quản lý CSVC và PTDH môn Toán

Các nhà trường đã quan tâm việc trang bị PTDH môn Toán; quy định QL, sử dụng CSVC, PTDH. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng năng lực sử dụng CSVC và PTDH Toán cho GV chưa được quan tâm đúng mức; việc QLPTDH môn Toán của các nhà trường còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng việc đổi mới PPDH.

b. Thực trạng quản lý cơ chế, chính sách đối với HĐDH môn Toán

Các nhà trường luôn chủ động xây dựng và thực hiện việc hỗ trợ tài chính, khen thưởng cho GV cũng như HS đạt thành tích cao trong dạy và học môn Toán. Nhưng, việc đãi ngộ đối với GV có thành tích dạy lớp có nhiều HS yếu Toán thực hiện chưa tốt.

c. Thực trạng QL công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong HĐDH môn Toán

Cơ bản HT đã chỉ đạo thực hiện tốt việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong các HĐDH môn Toán. Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa nhà trường với cha (mẹ) HS có lúc chưa kịp thời.

2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QLHĐDH MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ KON TUM

2.6.1. Điểm mạnh

SL, chất lượng đội ngũ CBQL, GV Toán đảm bảo theo quy định, thực hiện được yêu cầu đổi mới giáo dục như hiện nay. Phần lớn HS chăm, ngoan, thực hiện tốt nội quy của nhà trường và các quy định của pháp luật. CSVC, PTDH được đầu tư đáng kể và thường xuyên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho việc dạy và học.

2.6.2. Điểm yếu

Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV Toán về CM, nghiệp vụ, lý luận chính trị chưa được chú trọng nhiều. Hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG kết quả học tập của HS mới chỉ dừng lại ở hình thức, chất lượng chưa cao. Các biện pháp QLHĐDH môn Toán ở các nhà trường mới dừng lại việc QL hồ sơ, sổ sách chứ chưa đi sâu vào chất lượng các hoạt động dạy và học thực tế của nhà trường. Chất lượng học tập môn Toán của HS đa số còn thấp.

2.6.3. Cơ hội

2.6.4. Nguy cơ (thách thức)

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua khảo sát, phân tích ở Chương 2, thấy thực trạng công tác QLHĐDH môn Toán của các trường THPT thành phố Kon Tum bên cạnh những ưu điểm, còn nhiều bất cập và hạn chế. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất các biện pháp QL nêu ở Chương 3 nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để nâng cao chất lượng môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ KON TUM

3.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi và kế thừa

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ KON TUM

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức trong CBGV về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2016

Mục tiêu của biện pháp: Giúp CBQL, GV môn Toán có nhận thức, hành động đúng đắn về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; có định hướng đúng, đầy đủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2016.

Nội dung và cách thức thực hiện: Hàng năm, xây dựng kế hoạch và tiếp tục bồi dưỡng CBQL, GV Toán các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết số 29. Tăng cường bồi dưỡng sự hiểu biết và định hướng đúng việc đổi mới chương trình giáo dục cũng như chương trình SGK sau năm 2016. Xác định đúng vai trò và kế hoạch hành động của HT trước việc đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về CM, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ CBQL, GV môn Toán

Mục tiêu của biện pháp: Xây dựng đội ngũ CBQL, GV dạy Toán có trình độ CM, nghiệp vụ cao và thật sự có năng lực QL và dạy học; hiểu biết nhiều về môn học và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Nội dung và cách thức thực hiện: Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về CM, nghiệp vụ, lý luận chính trị đối với CBGV đảm bảo cụ thể, hiệu quả. Bồi dưỡng quy chế CM, chương trình dạy học, chuẩn KTKN môn Toán. Đánh giá, xếp loại CBQL, GV theo đúng quy định, làm cơ sở quy hoạch, sắp xếp, bồi dưỡng đội ngũ.

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường QLHĐDH môn Toán đối với GV

Mục tiêu của biện pháp: Đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp tiến độ nội dung, chương trình dạy học môn Toán theo quy định. Tăng cường nề nếp dạy và học trong nhà trường và đổi mới hoạt động của tổ CM. Từng bước nâng cao chất lượng học tập môn Toán của HS. Đưa CNTT vào hỗ trợ tích cực trong quá trình QL và tổ chức thực hiện các HĐDH.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: – Chỉ đạo tổ Toán, GV Toán tham mưu, thực hiện:

Xây dựng, thực hiện các kế hoạch năm học đầy đủ, kịp thời, nhất là về thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Toán. Chuẩn bị kế hoạch dạy học đầy đủ trước khi lên lớp. Tham gia đầy đủ các lớp học tập, bồi dưỡng CM, nghiệp vụ, nhiệm vụ năm học do Ngành và nhà trường tổ chức. Nâng cao hiệu quả phong trào thao giảng, dạy tốt, dự giờ, góp ý nhất là việc đổi mới PPDH.

– Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ CM môn Toán. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy chế CM của tổ và GV.

– Quán triệt về định hướng đổi mới PPDH, KTĐG kết quả học tập đối với HS và việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán.

3.2.4. Biện pháp 4. Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH môn Toán theo hướng hiện đại

Mục tiêu của biện pháp: Nâng cao nhận thức, hiểu biết cho CBQL, GV Toán chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới PPDH; giúp GV Toán nâng cao năng lực vận dụng các PPDH phù hợp với đối tượng HS và từng nội dung bài dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập.

Nội dung và cách thức thực hiện: Kiện toàn Ban chỉ đạo đổi mới PPDH và xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ hoạt động của Ban đảm bảo hiệu quả. Thường xuyên quán triệt chủ trương của ngành về việc thực hiện đổi mới PPDH; chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng cho GV Toán kiến thức về các xu hướng dạy học và PPDH hiện đại, đặc biệt là PPDH đặc thù môn Toán. Tổ chức các Hội thảo, Hội thi về đổi mới PPDH, sử dụng PTDH môn Toán có hiệu quả. Thực hiện tốt việc bồi dưỡng PP học tập tích cực cho HS.

3.2.5. Biện pháp 5. Nâng cao nhận thức và xây dựng khả năng tự học môn Toán đối với học sinh

Mục tiêu của biện pháp: Giúp HS nhận thức đúng vai trò, vị trí quan trọng của môn Toán. Đồng thời tạo cho HS nề nếp, thói quen tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập môn Toán.

Nội dung và cách thức thực hiện: Bồi dưỡng cho GV Toán cách thức giáo dục HS có nhận thức, động cơ học tập tích cực, nhận thức đúng vị trí, vai trò môn Toán. Cách thức dạy và học để đạt mục tiêu đề ra, động viên HS biết vượt qua mọi khó khăn để đạt kết quả cao nhất trong học tập. Phát động các phong trào thi đua thi giải Toán,…Xây dựng quy định về nền nếp học tập môn Toán; quy định phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh HS để QL, giáo dục HS. Bồi dưỡng PP học tập, hình thành năng lực tự học cho HS và tăng cường đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của HS bằng “điểm số” và “bằng lời”.

3.2.6. Biện pháp 6. Đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Toán đối với học sinh

Mục tiêu của biện pháp: Giúp HS và phụ huynh tự đánh giá được kiến thức, kỹ năng của bản thân HS; giúp cho GV theo dõi kịp thời sự tiến bộ của HS; giúp HT giám sát quá trình dạy học của thầy-trò, biết được hiệu quả giảng dạy của từng GV và kết quả học tập của HS; KTĐG đảm bảo công bằng, khách quan.

Nội dung và cách thức thực hiện:

Bồi dưỡng và nâng cao sự hiểu biết về triết lý, PP, kỹ thuật, hình thức KTĐG đối với CBQL và GV Toán; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho HS quy chế KTĐG trong nhà trường. Chỉ đạo việc bồi dưỡng, thực hiện quy trình KTĐG kết quả học tập môn Toán của HS đúng theo các quy định và phù hợp với điều kiện của nhà trường. Khuyến khích tổ, GV Toán đa dạng hóa các PP, hình thức KTĐG bộ môn mình để đánh giá ngày càng chính xác hơn năng lực của HS.

3.2.7. Biện pháp 7. Đầu tư cơ sở vật chất- phương tiện dạy học và xây dựng môi trường dạy học tích cực, thân thiện

Mục tiêu của biện pháp: Có đủ PTDH, điều kiện vật chất tối thiểu cho việc thực hiện các HĐDH môn Toán để nâng cao chất lượng các giờ dạy trên lớp của GV; động viên, khuyến khích GV và HS trong HĐDH môn Toán; Tạo bầu không khí cởi mở, gần gũi giữa thầy- trò và tạo được mối quan hệ phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục.

Nội dung và cách thức thực hiện: Tăng cường đầu tư CSVC, PTDH phục vụ các HĐDH môn Toán; bồi dưỡng, hướng dẫn cho GV Toán về cách sử dụng PTDH; quy định chế độ hỗ trợ, khen thưởng trong các HĐDH; xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường; xây dựng, thực hiện tốt các quy chế phối hợp giữa Nhà trường-Phụ huynh, giữa Nhà trường- Chính quyền địa phương.

3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP

Các biện pháp QLHĐDH môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ, ràng buộc lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, để nâng cao chất lượng học tập môn Toán của HS, cần thực hiện có hệ thống, đồng bộ và linh hoạt các biện pháp nêu trên.

3.4. KHẢO SÁT MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT

3.4.1. Mục đích khảo sát

3.4.2. Đối tượng khảo sát

3.4.3. Nội dung và kết quả khảo sát

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp

đề xuất

TTNội dung

biện pháp

Tính cần thiết (SL)Điểm

trung

bình

Thứ

bậc

Rất

cần thiết

Cần

thiết

Không

cần thiết

1Biện pháp 1305372.266
2Biện pháp 24436102.385
3Biện pháp 3513452.514
4Biện pháp 4731702.841
5Biện pháp 5652502.722
6Biện pháp 6563132.593
7Biện pháp 7295292.227

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TTNội dung

biện pháp

Tính khả thi (SL)Điểm

trung

bình

Thứ

bậc

Rất khả

thi

Khả

thi

Không khả

thi

1Biện pháp 14039112.326
2Biện pháp 2454052.445
3Biện pháp 3503372.484
4Biện pháp 4622802.682
5Biện pháp 5721802.801
6Biện pháp 6553322.593
7Biện pháp 73837152.267

Qua số liệu khảo sát, các biện pháp đề xuất được đa số CBQL, GV dạy Toán đánh giá có tính cần thiết, tính khả thi rất cao với mức điểm TB từ 2.22 trở lên. Trong đó biện pháp “Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH môn Toán theo hướng hiện đại” và “Nâng cao nhận thức và xây dựng khả năng tự học môn Toán đối với học sinh” được đánh giá có tính cần thiết, tính khả ở vị trí số 1 hoặc số 2.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng QLHDDH môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum, tác giả đề xuất 7 biện pháp QLHĐDH môn Toán ở các THPT thành phố Kon Tum như sau (các biện pháp đã khảo sát, có tính cần thiết và khả thi rất cao):

– Nâng cao nhận thức trong CBGV về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2016.

– Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về CM, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ CBQL, GV môn Toán.

– Tăng cường quản lý HĐDH môn Toán đối với GV.

– Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH môn Toán theo hướng hiện đại.

– Nâng cao nhận thức và xây dựng khả năng tự học môn Toán đối với HS

– Đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập môn Toán đối với HS.

– Đầu tư CSVC, PTDH và xây dựng môi trường dạy học tích cực, thân thiện.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống hóa các khái niệm về QL, QLGD, QL nhà trường, QLHĐDH, QLHĐDH môn Toán ở trường THPT và khẳng định phải có biện pháp QL phù hợp.

Luận văn đã mô tả, thống kê đầy đủ số liệu và đánh giá thực trạng QLHĐDH môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, dựa trên ý kiến đánh giá của CBQL, GV Toán, HS và các chuyên gia QLGD, tác giả đã xác lập được 7 biện pháp QLHĐDH môn Toán ở các trường THPT thành phố Kon Tum như sau: (như các biện pháp Tiểu kết Chương 3)

Các biện pháp nêu trên đã được kiểm chứng, có tính cần thiết và tính khả thi cao. Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng gắn kết, hỗ trợ nhau, làm nền tảng, tiền đề cho nhau. Việc sử dụng đồng bộ các biện pháp sẽ nâng cao chất lượng môn Toán của nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT: Triển khai kịp thời bồi dưỡng, tập huấn theo chương trình và SGK mới; có cơ chế hỗ trợ, giới thiệu và cung ứng TBDH theo yêu cầu nội dung, chương trình, SGK mới.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum: Tổ chức bồi dưỡng kịp thời nội dung, chương trình SGK mới; tăng cường bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo nâng cao năng lực QL và đổi mới PPDH, KTĐG đối với CBGV; tăng cường đầu tư CSVC, PTDH hiện đại cho các nhà trường.

2.3. Đối với các trường THPT thành phố Kon Tum

Chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp QLHĐDH môn Toán, nhất là quan tâm chỉ đạo việc đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS; bồi dưỡng PP tự học môn Toán; tăng cường sử dụng PTDH hiện đại đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\K29 KON TUM\R.Lê Văn Quí K29 QLGD\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *