QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP SỚM TRẺ MẦM NON CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP SỚM TRẺ MẦM NON CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP SỚM TRẺ MẦM NON CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục – đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước. Trong đó, giáo dục chuyên biệt tập trung vào đối tượng là học sinh có nhu cầu đặc biệt như các vấn đề khuyết tật hoặc các rối loạn phát triển mà giáo dục thông thường sẽ không thể giải quyết được. Hiện nay, trẻ có nhu cầu đặc biệt mặc dù chiếm tỷ lệ không cao, trên dưới 2% tổng dân số nhưng đây thực sự là bài toán khó của toàn xã hội và ngành giáo dục. Trong số đó trẻ chậm phát triển trí tuệ chiếm tỷ lệ lớn và đang có xu hướng ngày càng tăng, vấn đề này khiến cho ngành giáo dục gặp khá nhiều khó khăn trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ có thể hòa nhập với cộng đồng. Từ năm 1987 trở lại đây Phát hiện sớm – Can thiệp sớm trẻ khuyết tật nói chung, trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ nói riêng tại Việt Nam được thực hiện trong chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Kết quả đã cho thấy nếu trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ được phát hiện và can thiệp sớm ngay từ khi còn rất nhỏ thì ảnh hưởng của khuyết tật với cuộc sống, học tập của trẻ sẽ giảm đi rất nhiều và nhiều trẻ đã có cơ hội hòa nhập xã hội. Để can thiệp sớm đạt hiệu quả cao nhất, công tác quản lý hoạt động can thiệp sớm tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cho trẻ đặc biệt mà còn có ý nghĩa trong việc phát triển quy mô, hệ thống các cơ sở can thiệp sớm và đảm bảo các nhiệm vụ của giáo dục thời đại mới.

Chính vì vậy trong 15 năm trở lại đây, một số tổ chức Phi chính phủ quốc tế đã phối hợp với các đối tác của mình để triển khai chương trình Phát hiện sớm – Can thiêp trẻ khuyết tật sớm ở một số tỉnh/thành phố, trong đó chậm phát triển trí tuệ là một trong số các khuyết tật phổ biến và được quan tâm nhất. Đáng chú ý là Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV), Tổ chức Tầm nhìn Quốc tế – Mỹ (Word Vision International), Tổ chức Tàn tật Quốc tế (HI), Tổ chức CRS-Mỹ, Tổ chức Global Civil Sharing – Korea…đã đóng góp rất nhiều công sức và thu hút nhiều kết quả tốt ở một số tỉnh điểm như Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắc, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nội….

Trên thực tế, từ 10 năm trở lại đây Nhà nước bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến Phát hiện sớm – Can thiệp sớm trẻ khuyết tật và trẻ có các rối loạn phát triển. Bộ Y tế đã triển khai nhiều lớp tập huấn về Phát hiện sớm – Can thiệp sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ cho khoảng hơn 30 tỉnh/thành phố. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu số lượng trẻ đặc biệt ngày càng tăng, các cơ sở giáo dục chuyên biệt được thành lập và đi vào hoạt động ngày càng nhiều, hầu hết tất cả các tỉnh thành đều đã có các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, một trong những thành phố đang trên đà phát triển vượt bậc về mọi mặt, các cở sở giáo dục chuyên biệt cũng theo đó ngày càng phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Phát hiện sớm – Can thiệp sớm trẻ khuyết tật, đặc biệt là công tác quản lý hoạt động Can thiệp sớm cho trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các Cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã bộc lộ nhiều hạn chế và lỏng lẻo khiến phụ huynh các trẻ đặc biệt trở nên hoang mang, làm tốn kém thời gian, tiền của và công sức của gia đình, số lượng trẻ được phát hiện sớm tăng nhưng không đi cùng với chất lượng can thiệp sớm. Vì vậy, trước nhu cầu cấp bách của xã hội về can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật nói chung trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ nói riêng, cũng như giải quyết hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý can thiệp sớm, tôi chọn đề tài : “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP SỚM TRẺ MẦM NON CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”.

2. Mục tiêu nghiên cứu 

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các Cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các Cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các Cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

4. Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các Cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay còn nhiều hạn chế và chưa hiệu quả, việc tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và những người thực hiện can thiệp sớm đồng thời tăng cường các điều kiện tổ chức hoạt động can thiệp sớm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt

5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các Cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

5.3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các Cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

6. Phạm vi nghiên cứu 

Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 5 cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

– Phương pháp phân loại và hệ thống hóa tài liệu thông qua nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các công trình nghiên cứu liên quan.

– Phương pháp phân tích và tổng hợp : phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc để tổng hợp lại thành một chỉnh thể những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp phỏng vấn sâu

– Phương pháp nghiên cứu hồ sơ cá nhân

– Phương pháp chuyên gia

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 

Để xử lý kết quả điều tra, khảo sát

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được bố cục trong 3 chương 

Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chương 2 : Thực trạng quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Chương 3 : Biện pháp quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP SỚM TRẺ MẦM NON CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP SỚM TRẺ MẦM NON CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

CAN THIỆP SỚM TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về can thiệp sớm trẻ CPTTT

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường

1.2.2. Giáo dục chuyên biệt, Quản lý cơ sở giáo dục chuyên biệt

1.2.3. Can thiệp sớm, chậm phát triển trí tuệ

1.2.4. Hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ

1.2.5. Quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt

1.3. Hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt

1.3.1. Mục tiêu hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ

1.3.2. Nội dung và quy trình can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt

1.3.3. Các phương pháp và hình thức can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt

1.3.4. Các điều kiện tổ chức hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt

1.4. Quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt

1.4.2. Quản lý nội dung, quy trình can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt

1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt

1.4.4. Quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt

1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt

Tiểu kết Chương 1

Dựa trên cơ sở tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ CPTTT, Chương 1 đã làm rõ các khái niệm chính:

Quản lý trường chuyên biệt/các cơ sở GDCB là sự tác động có chủ đích, hệ thống, kế hoạch của Ban lãnh đạo trường/cơ sở đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ, phụ huynh bằng hệ thống các văn bản, phương pháp theo nhiều hình thức khác nhau nhằm đạt được mục tiêu của Trường/cơ sở đã đặt ra một cách hiệu quả nhất.

Can thiệp sớm là những tác động sớm, có chủ đích, có kế hoạch, có phương pháp của nhà giáo dục tới những điểm mạnh, tiềm năng và nhu cầu của trẻ đặc biệt nhằm ngăn chặn, giảm thiểu những khó khăn do khuyết tật gây nên, tạo ra những cơ hội để trẻ phát triển một cách tốt nhất, không làm gián đoạn sự phát triển của trẻ hoặc trẻ phát triển lệch hướng, giúp chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào môi trường hòa nhập.

Trẻ Mầm non chậm PTTT là trẻ dưới 6 tuổi gặp các rối loạn về sự phát triển tinh thần của trẻ (ảnh hưởng đến khả năng học các kỹ năng so với các trẻ khác cùng tuổi) do các nguyên nhân xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh, nếu không được can thiệp và hỗ trợ kịp thời, trẻ sẽ khó có thể hòa nhập vào cộng đồng như những trẻ bình thường khác.

Quản lý hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại Cơ sở GDCB là sự tác động của Ban lãnh đạo cơ sở chuyên biệt đến toàn bộ giáo viên, nhân viên, chuyên viên, học sinh, phụ huynh để sử dụng hiệu quả những nguồn lực phục vụ cho chương trình can thiệp sớm nhằm đạt được mục tiêu CTS đã đề ra cho trẻ CPTTT.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP SỚM

TRẺ MẦM NON CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

2.1.2. Nội dung khảo sát

2.1.3. Khách thể khảo sát và mẫu khảo sát

Khách thể khảo sát là hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại 8 cơ sở GDCB trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Đề tài tiến hành trên 56 đối tượng cụ thể như sau: 16 CBQL, 40 giáo viên can thiệp tại 8 cơ sở GDCB trên địa bàn TP Đà Nẵng.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

b. Phương pháp phỏng vấn sâu:

c. Phương pháp chuyên gia:

d. Phương pháp thống kê toán học

2.2. Khái quát về tình hình trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ và các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Tình hình trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

2.2.2. Hệ thống các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

2.3. Thực trạng hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, GV và phụ huynh về hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Theo thống kê qua các bảng biểu trên, có thể thấy điểm trung bình các nhận định về việc các CBQL, NV, GV nhận thức vấn đề CTS trẻ CPTTT gần với điểm tuyệt đối, là 3,46/4, đây là khoảng cao. Như vậy, về tổng quan, các CBQL, GV, nhân viên tại các cơ sở GDCB được khảo sát có nhận thức tương đối chính xác về CTS. Tuy nhiên, qua khảo sát có thể thấy một số người chưa nhận thức đúng về CTS cho trẻ CPTTT, cụ thể là có 26.78% người cho rằng trẻ CPTTT đều có trạng thái giống nhau, đây là một nhận định sai lầm về trẻ CPTTT, dẫn đến việc giáo viên có thể áp dụng rập khuôn cách thức can thiệp giống nhau cho các trường hợp CPTTT khác nhau.

2.3.2. Thực trạng mục tiêu hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ ở các cơ sở giáo dục chuyên biệt Thành phố Đà Nẵng

Nội dung CTS được đánh giá chung là có hiệu quả, với điểm trung bình chung là 3.35. Trong đó, hiệu quả nhất là Nội dung can thiệp ngôn ngữ – giao tiếp cho trẻ CPTTT với điểm trung bình đạt gần tuyệt đối là 3.8. Nội dung can thiệp có mức độ hiệu quả thấp nhất là can thiệp phục hồi chức năng vận động với 2.91 điểm. Từ những phân tích trên cho thấy những khó khăn, hạn chế trong việc triển khai các nội dung CTS vẫn còn tồn tại và để giải quyết những vấn đề trên, vai trò của các ban ngành liên quan trong việc cùng phối hợp với các cơ sở GDCB là vô cùng cần thiết.

b. Thực trạng Quy trình CTS trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Trong đó hoạt động triển khai thực hiện CTCTCN được đánh giá mức hiệu quả cao nhất là 3.45 điểm, đạt hiệu quả cao thứ hai là hoạt động Xây dựng CTCTCN phù hợp với tình trạng của trẻ (3.3 điểm. Tuy nhiên, hoạt động phát hiện sớm các khiếm khuyết của trẻ CPTTT được đánh giá mức hiệu quả thấp nhất là 2,29 điểm.

2.3.4. Thực trạng các phương pháp và hình thức CTS trẻ mầm non CPTTT tại các cơ sở GDCB trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

a. Thực trạng các phương pháp CTS trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Thống kê ở trên cho thấy tình hình chung của việc thực hiện các PP CTS trẻ mầm non CPTTT chưa thực sự hiệu quả, trung bình đạt 3.05 trên tổng số 4 điểm. Qua đó, thấy được thực trạng tại các cơ sở GDCB là kỹ năng của giáo viên can thiệp cần được nâng cao hơn nữa để thực hành được các phương pháp tác động một cách có hiệu quả.

b. Thực trạng hình thức CTS

Có thể nhận thấy, trung bình chung mức độ hiệu quả của việc thực hiện các hình thức CTS đạt 3.15 điểm, đây là mức hiệu quả tương đối cao nhưng chưa đạt xấp xỉ điểm tuyệt đối nên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Còn hình thức phối hợp nhà trường – gia đình – môi trường hòa nhập lại đạt mức hiệu quả thấp (chỉ đạt 2.21 điểm).

2.3.5. Thực trạng các điều kiện tổ chức hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các cơ sở GDCB trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Qua thống kê trên, thực trạng đảm bảo các điều kiện tổ chức các hoạt động CTS chưa thực sự cao, trung bình được đánh giá ở mức 2.87 điểm, đây là khoảng đáp ứng ở mức tương đối. Ngoài ra, các điều kiện về phòng ốc đầy đủ và đúng chức năng theo chương trình CTS (2.57 điểm) hay điều kiện về thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng các Nội dung của kế hoạch CTS (2.84 điểm), và cả điều kiện về tài liệu tham khảo, sách chuyên khảo, hướng dẫn, cung cấp kĩ năng, kiến thức cho CTS cũng còn nhiều hạn chế.

2.3.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Theo thống kê trên, mức độ hiệu quả trung bình của hoạt động KT – ĐG trong CTS là 3.05, chỉ đạt mức hiệu quả tương đối, chưa thực sự cao. Trong đó, hoạt động KT – ĐG việc xây dựng kế hoạch CTS và hoạt động KT- ĐG việc triển khai kế hoạch CTS được đánh giá là thực hiện thường xuyên và có hiệu quả nhất (tương ứng 3.49 và 3.53 điểm). Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong hoạt động KT – ĐG là khả năng ĐG của gia đình về tình hình, tiến triển của trẻ khi được CTS tại cơ sở GDCB.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các cơ sở GDCB trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Nhìn chung, hiệu quả quản lý mục tiêu hoạt động CTS được đánh giá ở mức độ tương đối, trung bình là 3,03 điểm. Trong đó các hoạt động xác định mục tiêu CTS phù hợp với năng lực và nhu cầu của trẻ, phù hợp với nguồn lực của cơ sở GDCB đạt hiệu quả cao (3.45 điểm và 3.25 điểm). Hoạt động được đánh giá ít hiệu quả nhất trong quản lý mục tiêu là phổ biến đến phụ huynh nắm được mục tiêu CTS cho con của họ

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung, quy trình hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

a. Quản lý nội dung hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Theo khảo sát đối với CBQL, GV tại các cơ sở GDCB, nhận thấy rằng hai nhiệm vụ quản lý là: quản lý nội dung CTS phù hợp với mục tiêu CTS và quản lý nội dung can thiệp ngôn ngữ – giao tiếp cho trẻ CPTTT là hai nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất và thuận lợi nhất (điểm khảo sát tương ứng là 3.66 và 3.63). Tuy nhiên, trong công tác quản lý ND can thiệp phục hồi chức năng vận động và kĩ năng liên cá nhân – xã hội gặp nhiều hạn chế.

b. Quản lý Quy trình hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Qua biểu đồ, có thể nhận định rằng các chỉ số đánh giá cho hoạt động quản lý quy trình CTS thể hiện mức độ hiệu quả tương đối cao, với điểm trung bình là 3.24. Theo thống kê thì chỉ có 2 chỉ số có khoảng điểm dưới 3 là quản lý hoạt động phát hiện sớm và và quản lý hoạt động KT – ĐG các bước của quá trình CTS, còn lại đều trên 3 điểm và có sự cân bằng, đồng đều.

2.4.3. Thực trạng quản lý các phương pháp và hình thức CTS trẻ mầm non CPTTT tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

a. Thực trạng quản lý các phương pháp CTS trẻ mầm non CPTTT tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Từ số liệu thống kê, có thể nhận thấy rằng hiệu quả chung cho hoạt động quản lý Phương pháp CTS trẻ mầm non CPTTT được đánh giá ở mức trên trung bình (3.05/4 điểm). Các nhiệm vụ quản lý như xác định phương pháp phù hợp với mục tiêu (3.34), quản lý phương pháp tác động chức năng ngôn ngữ (3.39), quản lý phương pháp tác động chức năng nhận thức (3.32), quản lý phương pháp tác động chức năng kiểm soát hành vi (3.23), đánh giá thường xuyên kết quả các phương pháp CTS (3.16) cho thấy sự quản lý đồng đều và ổn định khi các chỉ số đều trên 3 và không quá chênh lệch nhau. Tuy nhiên, thực trạng quản lý Phương pháp vẫn còn tồn tại khó khăn dễ dàng nhận ra là quản lý phương pháp tác động chức năng vận động (2.64 điểm) và quản lý việc tập huấn, đào tạo, bổi dưỡng đảo bảo năng lực, kĩ năng để thực hiện các phương pháp CTS (2.27 điểm).

b. Thực trạng quản lý các hình thức CTS trẻ mầm non CPTTT tại Cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Công tác quản lý các hình thức CTS trẻ mầm non CPTTT có những kết quả nhất định như: việc xác định hình thức CTS phù hợp với mục tiêu can thiệp đạt chỉ số hiệu quả cao (3.34) bằng với chỉ số hiệu quả của việc quản lý triển khai hình thức can thiệp cá nhân tại cơ sở GDCB. Khó khăn lớn nhất là việc quản lý triển khai hình thức phối hợp giữa cơ sở GDCB với gia đình hoặc môi trường hòa nhập.

2.4.4. Thực trạng quản lý điều kiện tổ chức hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại các cơ sở GDCB trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Khảo sát thực tế cho thấy, trung bình chung hiệu quả quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động CTS chỉ đạt mức trung bình, thậm chí là có 7/9 điều kiện không đạt 3 điểm (không đạt hiệu quả cao). Trong đó điều kiện nhân lực vẫn đáng báo động nhất (chỉ đạt 2.16/4 điểm). Quản lý các điều kiện nhân lực là quản lý việc tuyển chọn, thiết lập công việc, vị trí, giao việc, kiểm tra rà soát công việc, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của người được giao việc, đào tạo bồi dưỡng để đạt các tiêu chuẩn tối thiểu đáp ứng vị trí, yêu cầu của công việc….

2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại các cơ sở GDCB trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Kết quả khảo sát cho thấy công tác trạng quản lý công tác KT-ĐG hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại các cơ sở GDCB TP Đà Nẵng có kết quả tích cực với mức điểm trung bình là 3,14/4 điểm, có 9/11 nhiệm vụ quản lý công tác KT-ĐG đạt trên 3 điểm. Tuy nhiên, hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá đó là việc xây dựng và phổ biến các tiêu chí đánh giá kết quả CTS đến phụ huynh (chỉ đạt 2.43/4 điểm).

2.5. Thuận lợi và khó khăn của quá trình quản lý các hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn TP Đà Nẵng

* Thuận lợi:

* Khó khăn:

  • Nguyên nhân

Dễ dàng nhận thấy rằng, không yếu tố nào đáp ứng được tối đa yêu cầu của quá trình quản lý hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT. Và mức độ đáp ứng trung bình chỉ đạt 2.63/4 (đây là khoảng đáp ứng mức trung bình thấp). Đặc biệt phải kể đến yếu tố năng lực, phẩm chất của giáo viên – đội ngũ trực tiếp thực hiện các hoạt động CTS và ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng CTS. Bên cạnh đó, yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng không kém trong việc đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả CTS cho trẻ CPTTT. Cả 2 yếu tố này đều chỉ đạt 2.27/4 theo thống kê và cần giải pháp khắc phục ngay.

Tiểu kết Chương 2

Chương 2 của luận văn đã xác định các phương pháp nghiên cứu phù hợp với khung lý thuyết đã đưa ra ở Chương 1. Trong đó phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp trọng tâm nhất. Dựa vào kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy các hạn chế trong thực trạng quản lý hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại các cơ sở GDCB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đó là:

Về nhận thức, nhiều CBQL, GV và cả phụ huynh hiểu sai rằng trẻ CPTTT có trạng thái giống nhau và khi chưa bộc lộ rõ các biểu hiện điển hình thì chưa cần đến CTS.

Về quản lý mục tiêu CTS, hầu hết phụ huynh gia đình trẻ chưa nắm được các kiến thức, kỹ thuật cơ bản để hỗ trợ tại nhà cho trẻ và chưa hiểu rõ mục tiêu can thiệp cho trẻ tại cơ sở GDCB để cùng phối hợp thực hiện.

Về quản lý nội dung CTS, nội dung can thiệp phục hồi chức năng vận động cho trẻ CPTTT chưa đạt hiệu quả cao.

Về quản lý quy trình CTS, giai đoạn đầu tiên của quy trình là phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ CPTTT còn nhiều thiếu sót và chưa kịp thời.

Về quản lý phương pháp CTS, phương pháp phục hồi chức năng vận động còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng đầy đủ và chính xác các công cụ và kỹ thuật phục hồi chức năng.

Về quản lý hình thức CTS, hình thức triển khai phối hợp CTS giữa cơ sở GDCB với gia đình và môi trường hòa nhập còn thiếu sự nhất quán và liên tục.

Về quản lý các điều kiện tổ chức CTS, điều kiện về nhân lực chưa đáp ứng tốt các yêu cầu về năng lực, phẩm chất, kiến thức, kĩ thuật…

Về quản lý công tác KT – ĐG CTS, tiêu chí đánh giá chương trình can thiệp dành cho gia đình chưa được phổ biến rộng rãi.

Từ kết quả nghiên cứu trong chương 2, đề tài xác lập các biện pháp phù hợp nhằm giải quyết các hạn chế đã chỉ ra.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP SỚM

TRẺ MẦM NON CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Các nguyên tắc chung đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, Giáo viên và Phụ hunh về tầm quan trọng của quản lý hoạt động can thiệp sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ

a. Mục tiêu của biện pháp

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

CBQL đổi mới hình thức tự học, tự nghiên cứu cho GV, NV như: tổ chức thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tham quan học tập kinh nghiệm; đảm bảo môi trường giao lưu học tập ngoài nhà trường. CBQL quán triệt các mục tiêu và nhiệm vụ hàng năm của Trường với các cấp quản lý giáo dục. Tổ chức, bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

Tại trường CBQL cần tập trung bồi dưỡng cho GV, NV về kỹ năng CTS, đa dạng các phương pháp, cách thiết kết hoạt động CTS kết hợp ứng dụng CNTT và hình thức tổ chức các hoạt động can thiệp của GV và hoạt động chơi của trẻ theo độ tuổi, theo nhóm vấn đề, theo mức độ.

Tổ chức cho GV tham quan, học tập kinh nghiệm các cơ sở GDCB khác. Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra đánh giá phân loại trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng theo nhu cầu và năng lực của từng GV.

Nâng cao nhân thức của gia đình, phụ huynh thông qua các kênh thông tin: mạng xã hội, tài liệu, báo chí, chương trình truyền hình, các buổi sinh hoạt/họp phụ huynh tại các trường Mầm non, Tiểu học…

3.2.2. Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về nội dung, quy trình, phương pháp và các hình thức can thiệp sớm cho trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ

a. Mục tiêu của biện pháp

b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

b1. Trong bồi dưỡng dài hạn

Để thực hiện công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên CTS phải dựa trên nhu cầu phát triển giáo dục, căn cứ vào yêu cầu đặc thù của ngành GDCB. Một kế hoạch toàn diện phải được CBQL xây dựng trong nhiều năm, cần có sự đánh giá, xếp loại để xác định nhu cầu cụ thể

b2. Trong bồi dưỡng ngắn hạn

Mỗi năm, căn cứ vào kết quả thanh, kiểm tra, đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ giáo viên kết hợp yêu cầu thực tiễn về đội ngũ, nhiệm vụ năm học. CBQL xây dựng kế hoạch cụ thể tập trung vào những nội dung chính sau:

– Bồi dưỡng cập nhật tri thức mới

– Bồi dưỡng kiến thức thực tiễn hoạt động chăm sóc và giáo dục CTS

– Tổ chức tham quan học tập các cơ sở GDCB khác

– Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề

– Tạo điều kiện, khuyến khích và giành thời gian hợp lý cho các cá nhân tự học, tự bồi dưỡng

– Có chế độ khen thưởng kịp thời về vật chất và tinh thần

b3. Trong bồi dưỡng thường xuyên

Bồi dưỡng thường xuyên về trình độ chuyên môn, CBQL có kế hoạch tổ chức nghiên cứu chương trình bồi dưỡng thường xuyên mang ý nghĩa thiết thực, giúp giáo viên kiểm nghiệm kiến thức cung cấp cho trẻ, đồng thời cũng có cơ hội tích lũy, cập nhật kịp thời kiến thức thực tiễn từ đó giáo viên bổ sung nội dung giáo dục vào hoạt động chăm sóc và giáo dục và can thiệp cho trẻ.

3.2.3. Tăng cường điều kiện tổ chức hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

a. Mục tiêu của biện pháp

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thứ nhất, Xây dựng môi trường can thiệp lành mạnh, tích cực trong nhà trường

Thứ hai, Tăng cường quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động can thiệp, giáo dục và nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

Thứ ba, Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD để tăng cường nguồn kinh phí phục vụ hoạt động CSGD trẻ

Thứ tư, Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng trong giáo dục, can thiệp, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các cơ sở GDCB

3.2.4. Xây dựng tiêu chí đo lường chất lượng của chương trình can thiệp sớm trẻ mầm non CPTTT

a. Mục tiêu của biện pháp

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Bồi dưỡng cho lực lượng kiểm tra về nguyên tắc, ý nghĩa của công tác KT-ĐG các hoạt động chuyên môn. Tăng cường vai trò của gia đình trẻ trong công tác kiểm tra và tự kiểm tra.

Xây dựng chế độ kiểm tra: CBQL quy định về thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành.

Thời gian đo lường các tiêu chí đánh giá:

  • Đối với lực lượng đánh giá là CBQL: 1 tháng/lần
  • Đối với lực lượng đánh giá là phụ huynh: 3 tháng/lần

Đối với mỗi thang đo, được chia thành 3 mức độ: “Không tốt (1 điểm) – Tạm được (2 điểm) – Rất tốt (3 điểm)”

Sau khi nhận kết quả đo lường, thực hiện chế độ khen thưởng/phê bình đối với các trường hợp:

  • Trung bình 1 – 2 điểm: Phê bình kín (nhận xét, đánh giá và yêu cầu thay đổi một cách riêng tư)
  • Trung bình 2 – 2,5 điểm: Nhắc nhở, động viên, khuyến khích tích cực hơn
  • Trung bình 2,5 – 3 điểm: Khen thưởng công khai (tinh thần và vật chất)

3.2.5. Tổ chức hướng dẫn cho CBQL, GV, NV cách sử dụng các Bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non và phát hiện sớm trẻ mầm non CPTTT

a. Mục tiêu của biện pháp

b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Thứ nhất, lựa chọn Bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non và phát hiện sớm các dấu hiệu lệch chuẩn của trẻ CPTTT đã được chuẩn hóa

Thứ hai, hướng dẫn cách sử dụng Bộ công cụ để đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non và phát hiện sớm trẻ CPTTT bao gồm 6 bước

Thứ ba, hướng dẫn cách quản lý và sử dụng hồ sơ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non hoặc trẻ được kết luận là CPTTT

+) Bộ công cụ đánh giá chuẩn phát triển của trẻ mầm non theo độ tuổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đạo tạo đối với cấp học Giáo dục Mầm non

+) Bộ công cụ ASQ-3 đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non và phát hiện sớm trẻ CPTTT

+) Bộ công cụ đánh giá tâm lý – vận động của trẻ 0-6 tuổi bằng Test Denver II

3.2.6. Phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục chuyên biệt trong công tác CTS trẻ mầm non CPTTT

a. Mục tiêu của biện pháp

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Đối với nhà trường

* Đối với gia đình trẻ

3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề xuất trên có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTS trẻ CPTTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong các biện pháp trên, biện pháp bồi dưỡng năng lực thực hành nghề cho giáo viên, nhân viên về cách triển khai các hoạt động CTS theo đúng nội dung, quy trình, phương pháp, hình thức là biện pháp có tính chất then chốt nhất, quyết định đến chất lượng, hiệu quả trong công tác CTS trẻ CPTTT hiện nay. Các biện pháp khác mang tính bổ trợ, có vai trò thúc đẩy hoạt động CTS được toàn diện, mạnh mẽ, quyết liệt hơn.

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm

3.3.4. Địa bàn và đối tượng khảo nghiệm

– Địa bàn: Thành phố Đà Nẵng

– Đối tượng: 31 chuyên gia làm việc liên quan đến lĩnh vực Giáo dục đặc biệt và trẻ CPTTT

– Thời gian khảo nghiệm: Học kì 2 năm học 2019 – 2020

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

Tất cả các biện pháp đều được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và cấp thiết. Biện pháp được đánh giá ở mức độ cấp thiết cao nhất là 100% và thấp nhất là 74.19%, không có ý kiến đánh giá nào cho rằng là không cấp thiết. Trong các biện pháp, các ý kiến đều thống nhất đề xuất biện pháp ‘Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL và GV (đánh giá mức độ rất cấp thiết là 100%). Trong các biện pháp đưa ra, không có biện pháp nào được đánh giá là không khả thi, biện pháp khả thi nhất cũng là biện pháp cấp thiết nhất “Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL và GVvới mức đánh giá là 93.55%.

Tiểu kết Chương 3

Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận về CTS trẻ Mầm non CPTTT ở Chương 1 và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động CTS trẻ Mầm non CPTTT tại các cơ sở GDCB trên địa bàn TP Đà Nẵng ở Chương 2 để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động CTS trẻ Mầm non CPTTT tại các cơ sở GDCB một cách khoa học và tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính khả thi và tính hiệu quả.

Thứ nhất là nâng cao nhận thức của CBQL, GV và PH về tầm quan trọng của QL HĐ CTS trẻ mầm non CPTTT.

Thứ hai là tổ chức tập huấn cho CBQL, GV và NV về ND, QT, PP và HT CTS cho trẻ mầm non CPTTT.

Thứ ba là tăng cường điều kiện tổ chức hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại các cơ sở GDCB.

Thứ tư là xây dựng tiêu chí đo lường chất lượng của CT CTS trẻ mầm non CPTTT

Thứ năm là tổ chức hướng dẫn cho CBQL, GV, NV cách sử dụng các Bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non và phát hiện sớm trẻ mầm non CPTTT.

Thứ sáu là phối hợp giữa GĐ và cơ sở GDCB trong công tác CTS trẻ mầm non CPTTT.

Các biện pháp đề xuất trên có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau thúc đẩy hoạt động CTS trẻ CPTTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được toàn diện, mạnh mẽ, quyết liệt hơn.

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp được đề xuất cho thấy, tất cả sáu biện pháp đều rất cấp thiết và có tính khả thi cao, trong đó, biện pháp bồi dưỡng năng lực thực hành nghề cho giáo viên, nhân viên về cách triển khai các hoạt động CTS theo đúng nội dung, quy trình, phương pháp, hình thức là biện pháp có tính chất then chốt nhất, quyết định đến chất lượng, hiệu quả trong công tác CTS trẻ CPTTT hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

  1. Kết luận

Quản lý hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại Cơ sở GDCB là sự tác động của Ban lãnh đạo cơ sở chuyên biệt đến toàn bộ giáo viên, nhân viên, chuyên viên, học sinh, phụ huynh để sử dụng hiệu quả những nguồn lực phục vụ cho chương trình can thiệp sớm nhằm đạt được mục tiêu CTS đã đề ra cho trẻ CPTTT.

Trong quá trình quản lý hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại các cơ sở GDCB trên địa bàn TP Đà Nẵng, có những hạn chế còn tồn tại như: Nhận thức của CBQL, giáo viên, nhân viên, phụ huynh về CTS còn nhiều sai lệch; phụ huynh gia đình trẻ chưa nắm được các kiến thức, kỹ thuật cơ bản để hỗ trợ tại nhà cho trẻ và chưa hiểu rõ mục tiêu can thiệp cho trẻ tại cơ sở GDCB để cùng phối hợp thực hiện; việc triển khai can thiệp phục hồi chức năng vận động cho trẻ CPTTT gặp nhiều khó khăn; việc quản lý hoạt động phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ CPTTT còn nhiều thiếu sót và chưa kịp thời; thiếu sự phối hợp giữa cơ sở GDCB với gia đình và môi trường hòa nhập trong công tác CTS toàn diện cho trẻ CPTTT; nguồn nhân lực thực hiện CTS chưa đáp ứng tốt các yêu cầu về năng lực, phẩm chất, kiến thức, kĩ thuật… ; các tiêu chí đánh giá chương trình can thiệp dành cho gia đình chưa được phổ biến rộng rãi.

Kết quả nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTS trẻ Mầm non CPTTT tại các cơ sở GDCB trên địa bàn TP Đà Nẵng như nâng cao nhận thức của CBQL, GV và PH về tầm quan trọng của QL HĐ CTS trẻ mầm non CPTTT; tổ chức tập huấn cho CBQL, GV và NV về ND, QT, PP và HT CTS cho trẻ mầm non CPTTT; tăng cường điều kiện tổ chức hoạt động CTS trẻ mầm non CPTTT tại các cơ sở GDCB; xây dựng tiêu chí đo lường chất lượng của CT CTS trẻ mầm non CPTTT; tổ chức hướng dẫn cho Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cách sử dụng các bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non và phát hiện sớm trẻ mầm non chậm phát triển trí tuệ; phối hợp giữa gia đình và cơ sở giáo dục chuyên biệt trong công tác CTS trẻ mầm non CPTTT.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với các cơ sở giáo dục chuyên biệt và cán bộ quản lý

2.2. Đối với Gia đình

2.3. Đối với xã hội

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\LE THI THU TRANG\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *