Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma túy - Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam, số liệu thống kê về sử dụng ma túy và nghiện ma túy cho thấy, tính trung bình mỗi năm, cơ quan Nhà nước tổ chức cai nghiện cho khoảng 50.000 người, ước tính có khoảng 30.000 người nghiện đang bị quản lí trong các nhà tù, trại giam do vi phạm pháp luật và do nhiều nguyên nhân khác nhau, ước tính có khoảng 70%- 80% số người sau cai nghiện khi trở về với gia đình, cộng đồng từ các cơ sở cai nghiện đã quay trở lại sử dụng ma túy thường xuyên trong vòng một năm sau.[22]. Người sau cai nghiện ma túy trên con đường phục thiện vẫn mang trong mình những mặc cảm tội lỗi và không tránh khỏi sự cám dỗ của ma túy. Đặc biệt, người sử dụng ma túy bị phụ thuộc, trói buộc bởi tình trạng tâm lý, khát khao, thèm muốn, đam mê sử dụng ma túy, mắc phải nhiều thứ bệnh. Những người này hay mặc cảm, tự ti, dễ bị tổn thương, thiếu bản lĩnh, suy nghĩ lưng chừng, nhanh chán nản, dễ từ bỏ khi gặp khó khăn, nhất là với những người không có sự hiểu biết về pháp luật.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, số liệu thống kê về sử dụng ma túy cho thấy tổng số người nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh được cơ quan Nhà nước tổ chức cai nghiện cho mỗi năm khoảng 15.000 người, chiếm 50% số lượng người nghiện của cả nước. Ước tính số lượng người nghiện mỗi năm tăng gần 2000 người trong đó tỉ lệ nghiện mới là 70%, tỉ lệ tái nghiện là 6,7% còn lại là nguyên nhân khác. Từ năm 2014, tại Việt Nam việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện ma túy được thực hiện theo trình tự, thủ tục của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật Xử lý vi phạm hành chính không quy định việc quản lí sau cai nghiện như Luật phòng, chống ma túy và không cho tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện của quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án. Do đó, để đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại các cơ sở cai nghiện, Thành phố tạm thời ngưng thực hiện quản lí sau cai nghiện nhưng vẫn tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác Quản lí, hỗ trợ giúp đỡ người nghiện sau khi hoàn thành thời gian cai nghiện về tái hòa nhập cộng đồng.

Là một trong số những đơn vị Quản lí, giáo dục học viên cai nghiện ma túy, những năm gần đây, Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn, trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng nỗ lực, góp phần thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong giáo dục học viên cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng như: Dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, dạy nghề… Song, bên cạnh những mặt đã làm tốt, có hiệu quả, đóng góp nhiều công sức vào nhiệm vụ âm thầm, lặng lẽ này, Cơ sở đang còn phải tiếp tục tháo gỡ, rút kinh nghiệm nhiều vấn đề tiêu biểu và thực hiện nhiều biện pháp một cách khoa học. Đặc biệt là những biện pháp quản lí giáo dục pháp luật cho học viên nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục một cách bền vững của Cơ sở Cai nghiện ma túy. Mặt khác, đây là một lĩnh vực nghiên cứu chưa được khai thác.

Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên đề tài đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo của đơn vị.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại các cơ sở cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

– Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh.

– Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lí của Giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn đối với hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại đơn vị.

– Thực trạng vấn đề nghiên cứu được khảo sát trong giai đoạn 2019 – 2020. Các biện pháp quản lí được đề xuất cho giai đoạn 2020 – 2022.

4. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở các cơ sở cai nghiện ma túy trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn nói riêng còn nhiều bất cập, kết quả giáo dục chưa cao. Nguyên nhân chính của những bất cập này là các cấp quản lí triển khai các chỉ đạo về giáo dục pháp luật cho học viên không dựa trên tiếp cận/quan điểm quản lí phù hợp. Dựa trên lý thuyết quản lí hoạt động giáo dục có thể đề xuất được các biện pháp quản lí hợp lý, khả thi nhằm quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên, góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục tại đơn vị.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại các Cơ sở cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết. Các phương pháp này được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục pháp luật ở các Cơ sở cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội.

6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đề tài sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, quan sát.

– Phương pháp chuyên gia: được sử dụng trong xây dựng các biện pháp quản lí và khảo nghiệm các biện pháp quản lí đề xuất.

6.3. Nhóm các phương pháp xử lý thông tin

Dùng phương pháp thống kê toán để xử lý kết quả điều tra, khảo sát.

7. Cấu trúc luận văn

– Phần nội dung gồm ba chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí về quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại các Cơ sở cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội.

+ Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh.

+ Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh.

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma túy - Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành phố Hồ Chí Minh

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN Ở CÁC CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY – BẢO TRỢ XÃ HỘI

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Khái niệm quản lí giáo dục

1.2.1.1. Khái niệm Quản lí

Theo C. Mác và Ph. Ăng ghen thì quản lí là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đưa hệ thống đó đến trạng thái cần đạt được. Quản lí là một phạm trù xuất hiện trước khi có Nhà nước với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lí được phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản thân quản lí cũng là một loại hoạt động lao động. “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó” .

1.2.1.2. Khái niệm Quản lí giáo dục

Quản lí giáo dục bao gồm: Chủ thể Quản lí, khách thể quản lí và quan hệ Quản lí. Chủ thể Quản lí: Bộ máy quản lí giáo dục các cấp. Khách thể Quản lí: Hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học. Quan hệ Quản lí: Đó là những mối quan hệ giữa người học và người dạy; quan hệ giữa người quản lí với người dạy, người học; quan hệ người dạy – người học…Các mối quan hệ đó có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chất lượng hoạt động của nhà trường, của toàn bộ hệ thống giáo dục. Nội dung quản lí giáo dục bao gồm một số vấn đề cơ bản: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học; tổ chức bộ máy quản lí giáo dục; tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Quản lí, giáo viên; huy động, quản lí sử dụng các nguồn lực… Như vậy: “Quản lí giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, cán bộ, kế hoạch hoá…) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng”.

1.2.1.3. Khái niệm Quản lí nhà trường

Quản lí nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống quản lí giáo dục nói chung. Quản lí nhà trường chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lí thực hiện những chức năng quản lí để thực hiện các nhiệm vụ, công tác của mình. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch của chủ thể quản lí nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường mà trọng tâm là quá trình dạy và học. Bản chất của công tác quản lí nhà trường là quá trình chỉ huy, điều khiển sự vận động của các thành tố, đặc biệt là mối quan hệ giữa các thành tố. Mối quan hệ đó là do quá trình sư phạm trong nhà trường quy định. Quản lí trường học nói chung và quản lí trường tiểu học nói riêng là tổ chức, chỉ đạo và điều hành quá trình giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò, đồng thời quản lí những điều kiện cơ sở vật chất và công việc phục vụ cho dạy và học nhằm đạt được mục đích giáo dục, đào tạo.

1.2.2. Khái niệm hoạt động giáo dục pháp luật

Theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình ảnh hưởng của những điều kiện khách quan (những chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, môi trường sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, sự hội nhập quốc tế) và cả những nhân tố chủ quan (đó là tác động có chủ đích và định hướng của con người) lên đối tượng nhằm hình thành ở những phẩm chất, kỹ năng và năng lực nhất định.

Theo nghĩa hẹp: Giáo dục là quá trình tác động của nhân tố chủ quan (sự tác động tự giác, có mục đích, có chủ định, có định hướng của con người) lên đối tượng được giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu nhất định. Từ điển tiếng Việt nêu khái niệm giáo dục như sau: “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [17]. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì giáo dục không phải là sự tác động của các yếu tố khách quan mà chỉ có các yếu tố chủ quan, nói cách khác “Những ảnh hưởng hay tác động của các yếu tố khách quan không nằm trong nội hàm của khái niệm giáo dục”.

1.2.3. Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục pháp luật

Quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở cai nghiện ma túy là hệ thống những tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lí đến hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục nhằm đạt mục đích giáo dục, giúp cho các học viên có nhận thức và hành vi đúng đắn, hoà nhập với cuộc sống xã hội và có nghề nghiệp hợp pháp, nuôi sống bản thân và gia đình.

1.3. Hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.3.1. Đặc điểm học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.3.2. Mục tiêu giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.3.3. Nội dung giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.3.5. Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.3.6. Các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.3.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.4. Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.4.1. Quản lí mục tiêu giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội.

1.4.2. Quản lí nội dung giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.4.3. Quản lí việc lựa chọn các phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.4.4. Quản lí sự phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.4.5. Quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.4.6. Quản lí công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội

1.5.1. Những yếu tố khách quan

1.5.1.1. Chính sách dành cho giáo dục viên và học viên tại cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội

1.5.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội

1.5.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dục pháp luật cho học viên

1.5.2. Những yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Quản lí, giáo dục viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội

1.5.2.2. Học viên tại các cơ sở cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội

Tiểu kết Chương 1

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN Ở CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY – BẢO TRỢ XÃ HỘI PHÚ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

2.1.2. Nội dung khảo sát

2.1.3. Phương pháp khảo sát

2.1.4. Tổ chức khảo sát

2.2. Khái quát về cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Cơ cấu tổ chức

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

2.2.3. Nội dung và kết quả hoạt động

2.3. Thực trạng nhận thức hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Thực trạng xác định mục tiêu giáo dục pháp luật cho học viên

Có thể khẳng định lãnh đạo, chỉ huy các cấp và đội ngũ cán bộ Quản lí, giáo viên, học viên đã có nhận thức đúng, trách nhiệm cao đối với việc quản lí giáo dục pháp luật cho học viên; coi đây là cơ sở, nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Cơ sở cai nghiện ma tuý – bảo trợ xã hội.

2.3.2. Thực trạng xác định nội dung và thiết kế kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên

Đa số cán bộ Quản lí, giáo dục viên đều nhận thức được tầm quan trọng của nội dung chương trình giáo dục pháp luật cho học viên mang tính thiết yếu và cốt lõi. Nội dung giáo dục vừa phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, tính giáo dục vừa phải phù hợp với nhu cầu, sở thích của học viên.

2.3.3. Thực trạng lựa chọn phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho học viên.

Cơ sở tổ chức giáo dục pháp luật cho học viên dưới nhiều hình thức và phương pháp giáo dục phong phú, đa dạng và phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, phát huy được vai trò chủ động, kinh nghiệm của người dạy. Kết hợp kiến thức pháp luật vào việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, coi trọng việc thực hiện nội quy để giúp học viên thường xuyên rèn luyện lối sống và hành vi, nhân cách.

2.3.4. Thực trạng phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên

Dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc cơ sở, các phòng ban chuyên môn cơ sở phối hợp tham gia hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên.

Ngoài sự giáo dục của cơ sở thì sự tham gia của gia đình học viên trong hoạt động giáo dục pháp luật là rất quan trọng, trả lời câu hỏi này có 67% cho là rất quan trọng, 53% cho là quan trọng.

2.3.5. Thực trạng các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên

Cơ sở được xây dựng gồm 05 khu quản lí học viên, người bảo trợ xã hội và 01 khu trạm xá (Phòng Y tế). Học viên hiện được quản lí tập trung tại 04 Khu và 1 khu nuôi dưỡng người bảo trợ xã hội; học viên bệnh được chăm sóc, điều trị tại Phòng y tế.

Trả lời cho câu hỏi về thực trạng các điều kiện, phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục 64 cán bộ nhân viên cho là rất quang trọng, 56 ý kiến cho là quan trọng trong việc sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật mới như máy chiếu, máy tính, internet, mạng xã hội…

2.3.6. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên

Từ kết quả khảo sát cho thấy mức độ thực hiện của công tác KT – ĐG ở tất cả hoạt động đều đạt khá và tốt, cao nhất là 64% ở mức độ tốt trong việc thực hiện quy trình KT-ĐG: chọn phương pháp đánh giá, thực hiện KT-ĐG, công bố kết quả, lưu trữ và sử dụng kết quả.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh

2.4.1. Thực trạng quản lí mục tiêu, kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên

Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc xác định mục tiêu hoạt động GDPL tại cơ sở cho thấy: Về mức độ quan trọng ĐTB cao nhất là mục tiêu hoạt động giáo dục được xây dựng phù hợp mục tiêu giáo dục chung (4,58), cao thứ hai là việc thực hiện mục tiêu giáo dục được các cấp quản lí thường xuyên kiểm tra, đánh giá (4,57). Về mức độ thực ĐTB cao nhất là mục tiêu được toàn thể GV, HV, LLGD hiểu đúng, thực hiện triệt để (4,62). Tại cơ sở việc thực hiện mục tiêu giáo dục được các cấp quản lí thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện rất tốt, ĐTB đánh giá đạt 4,58.

2.4.2. Thực trạng quản lí nội dung giáo dục pháp luật cho học viên

Thực tiễn cho thấy nội dung dạy học, giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh được các cơ quan, đã tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên theo đúng chương trình chỉ đạo và hướng dẫn của Cơ sở bảo đảm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, hệ thống về pháp luật.

2.4.3. Thực trạng quản lí việc lựa chọn các phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho học viên

Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy việc hướng dẫn GV lựa chọn phương pháp/hình thức tổ chức hoạt động GD phù hợp nội dung GD là quan trọng nhất trong quản lí đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDPL, ĐTB đạt 4,48; về mức độ thực hiện tại 79 ý kiến đánh giá tốt, 41 ý kiến đánh giá khá, ĐTB đạt 4,66. Việc GV lựa chọn phương pháp/hình thức tổ chức hoạt động GD tính đến đặc điểm của học viên/nhóm HV cho phù hợp có 55 ý kiến cho là rất quan trọng, 65 ý kiến cho là quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng này việc thực hiện lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp cho HV cơ sở được thực hiện rất tốt, 56 ý kiến ở mức độ tốt, 64 đánh giá ở mức độ khá.

2.4.4. Thực trạng quản lí sự phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên

Trả lời câu hỏi về quản lí xây dựng và ban hành các quy định nội bộ về công tác phối hợp các LLGD trong tổ chức hoạt động GDPL cho HV tại cơ sở có 57% CBNV cho rằng rất quan trọng, 43% cho rằng quan trọng; mức độ thực hiện cũng đạt 86% cho là thực hiện tốt công tác này. Công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục luôn được đề cao và làm trọng tâm trong tất cả các hoạt động tại cơ sở cai nghiện ma tuý nói chung và cơ sở cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn nói riêng.

2.4.5. Thực trạng quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên

Cơ sở luôn chú trọng trong việc sang sửa khuôn viên, tạo quang cảnh xanh sạch đẹp, trong lành, thân thiện với môi trường thiên nhiên. Đây cũng là một lợi thế để tạo môi trường tinh thần cho hoạt động GD có tính thân thiện, khuyến khích giáo viên và học viên sáng tạo, chủ động trong rèn luyện và tự rèn luyện. Đánh giá mức độ quan trọng của môi trường tinh thần cho hoạt động giáo dục pháp luật 67 ý kiến cho là rất quan trọng, 53 ý kiến cho là quan trọng, ĐTB đạt 4,89; về mức độ thực hiện cơ sở thực hiện tốt với ĐTB 4,6. Môi trường vật chất tuy không hiện đại nhưng được thiết kế an toàn, thân thiện, có tính giáo dục và thẩm mỹ cao, 100% ý kiến cho là rất quan trọng và quan trọng cho hoạt động giáo dục, 60 ý kiến đánh giá cơ sở có mức thực hiện tốt. Để nâng cao điều kiện vật chất trong giáo dục thì nguồn lực tài chính là một yêu cầu thiết yếu, 54 ý kiến cho rằng rất quan trọng, 66 ý kiến cho là quan trọng. Với tiêu chí này Cơ sở cai nghiện ma tuý – bảo trợ xã hội hiện nay hoạt động như một doanh nghiệp nhà nước, tự chủ một phần có khả năng tự chủ kinh phí với những công trình hạng mục nhỏ vừa để phục vụ cho công tác giáo dục được tốt hơn.

2.4.6. Thực trạng quản lí công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên

Trong công tác dạy văn hoá – nghề cơ sở Cai Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn có liên kết với Trung tâm Giáo dục thường xuyên Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo đầy đủ những điều kiện trong công tác giáo dục học viên theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục. Chính vì vậy, khâu quản lí về hoạt động giáo dục đặc biệt trong công tác KT – ĐG kết quả học tập của học viên luôn được cơ sở và lãnh đạo nhà trường Gia Định quan tâm, sâu sát. Một trong những tiêu chí hàng đầu trong KT – ĐG học viên là phải đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy; trả lời cho câu hỏi này 65 ý kiến cho rằng rất quan trọng, 55 ý kiến cho rằng quan trọng, mức độ thực hiện 73 ý kiến ở mức thực hiện tốt, 47 ý kiến cho là ở mức khá. Việc xử lý, sử dụng, lưu trữ kết quả KT – ĐG đúng quy định được 48 ý kiến cho là rất quan trọng, 72 cho là quan trọng, ĐTB đạt 4,4; mức độ thực hiện có 80 ý kiến đánh giá ở mức tốt, ĐTB đạt 4,7.

Trong những năm qua, Cơ sở luôn chú trọng đến việc đánh giá kết quả giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma. Việc đánh giá kết quả giáo dục của các cơ quan chức năng được tiến hành thường xuyên bảo đảm đúng quy trình, khách quan.

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Điểm mạnh

Được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Cơ sở, thời gian qua việc xây dựng, quản lí và khai thác Tủ sách pháp luật của đơn vị đã được thực hiện một cách hiệu quả, kịp thời cung cấp cho công chức, viên chức, người lao động của đơn vị có thêm các nguồn tư liệu phong phú.

Việc triển khai phổ biến các văn bản luật được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV giúp công chức, viên chức, người lao động và học viên của đơn vị kịp thời cập nhật và nghiêm túc thực hiện tốt những quy định của pháp luật.

Cán bộ công nhân viên Cơ sở luôn có sự phối hợp với nhau trong quá trình quản lí học viên và luôn phổ biến những kiến thức về pháp luật cho học viên hiểu và nắm được, hạn chế được những vi phạm không đáng có xảy ra.

Luôn nắm bắt tư tưởng tâm lý của học viên để có hướng giải quyết cho đúng và kịp thời.

Việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện nghiêm túc, cụ thể, đa dạng về nội dung và hình thức.

Cơ sở luôn chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến những pháp luật, góp phần đưa Hiến pháp và Pháp luật vào thực tế cuộc sống.

2.5.2. Điểm yếu

Một là, nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng trong quản lí quá trình giáo dục pháp luật còn có mặt hạn chế.

Hai là, năng lực tổ chức quản lí giáo dục, duy trì kỷ luật ở Cơ sở chưa thường xuyên vững chắc.

Ba là, phương pháp, phương tiện quản lí giáo dục pháp luật của Cơ sở có mặt chưa phù hợp.

Bốn là, tự quản lí giáo dục pháp luật ở một bộ phận học viên ở Cơ sở còn có mặt hạn chế.

2.5.3. Thời cơ

* Về mục tiêu giáo dục pháp luật cho học viên: Nhằm phổ biến kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến học viên Cơ sở nắm vững và thực hiện tốt những quy định của Pháp luật.

*Về chương trình, nội dung giáo dục pháp luật cho học viên: Tập trung triển khai, phát thanh tuyên truyền và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Trung ương, Thành phố có liên quan đến lĩnh vực của ngành; các chế độ, chính sách liên quan đến học viên, thân nhân gia đình học

*Về phương pháp giáo dục pháp luật cho học viên: Thực hiện nghiêm túc các chương trình phổ biến pháp luật cho học viên, các giáo dục viên là người trực tiếp giảng dạy truyền đạt kiến thức cho học viên trong các buổi học tại Cơ sở. Học viên được nghe giảng, thảo luận, sắm vai, tham khảo sách báo, tài liệu…

*Về hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho học viên: Cơ sở tuỳ vào đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ, tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo từng thời điểm bằng các hình thức cụ thể

*Về kết quả giáo dục pháp luật cho học viên

Đã tổ chức tổ chức 45 lớp giáo dục chuyên đề về pháp luật với 1995 lượt học viên tham gia.

Tổ chức được 72 cuộc nói chuyện chuyên đề về pháp luật thu hút 3240 lượt người tham gia (bao gồm học viên, cán bộ nhân viên).

Tổ chức 04 Hội thi tìm hiểu pháp luật kết hợp với việc tổ chức trong những ngày lễ trong năm tại các Khu quản lí học viên thu hút khoảng 5100 lượt học viên tham gia.

Tổ chức tuyên truyền Pháp luật trên hệ thống loa phát thanh tại Cơ sở được 372 buổi với nhiều Luật có liên quan đến người lao động và học viên.

Phổ biến cho 561 lượt thân nhân học viên vào các buổi thăm nuôi về các văn bản pháp luật liên quan đến công tác cai nghiện ma túy.

Bổ sung 60 cuốn sách pháp luật vào thư viện pháp luật để phục vụ nhu cầu đọc sách báo của học viên. Tổ chức cho 210 lượt cán bộ nhân viên mượn sách pháp luật để phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề học viên.

Phối hợp tổ chức được 06 lớp tập huấn cơ bản, nâng cao cho cán bộ nhân viên đã thu hút được 234 người tham gia.

Đồng thời tiến hành tổ chức tuyên truyền các Luật có liên quan đến chế độ chính sách cho toàn thể cán bộ công nhân viên, học viên Cơ sở, đã thu hút được 405 người tham gia.

*Về điều kiện cơ sở vật chất và giáo trình, tài liệu giảng dạy

Cơ sở có khu học văn hóa, học nghề và có phòng học chuyên đề cho học viên, bao gồm đầy đủ các trang thiết bị để phục vụ cho công tác giáo dục.

Ngoài ra còn có hội trường để các em học viên được tham gia học tập vui chơi.

Tài liệu, giáo dục viên là người cung cấp tài liệu cho học viên tham khảo như sách, báo trí, các tài liệu được phép giảng dạy cho học viên khi cấp trên ban hành xuống.

2.5.4. Thách thức

Trong những năm gần đây, “nhiệm vụ của Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh không ngừng phát triển, nhiều đối tượng; quân số học viên tăng 31,5%, tổ chức biên chế tăng; đội ngũ cán bộ, giáo dục viên thiếu, nhưng phương tiện quản lí ít được bổ sung phát triển mới và bảo quản chưa chặt chẽ. Các phương tiện hiện đại máy tính, phần mềm quản lí chưa được bổ sung kịp thời.

Trong những năm qua, phần lớn học viên trong Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh đều có ý thức trách nhiệm trong học tập, rèn luyện để hoàn lương, nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, một bộ phận chưa thật tích cực, tự giác trong học tập và tự quản lí quá trình giáo dục pháp luật. Một số học viên nhận thức về vị trí, vai trò tầm quan trọng của giáo dục pháp luật còn giản đơn, chưa nhận thức đầy đủ vai trò của giáo dục pháp luật và quản lí hoạt động giáo dục pháp luật trong hoàn thiện và phát triển nhân cách, trong thực hiện công việc của bản thân sau này. Một bộ phận bị chi phối bởi lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất dẫn tới bàng quan với chiếm lĩnh kiến thức pháp luật, mơ hồ, lệch lạc, ngại học tập các nội dung về pháp luật.

Qua thăm dò ý kiến có 61% cán bộ Quản lí, giáo dục viên khi được hỏi đều đánh giá nhiều học viên chưa tích cực, chủ động tự giác học tập, rèn luyện nâng cao nhận thức pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật, kỷ luật.

Tiểu kết Chương 2

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY – BẢO TRỢ XÃ HỘI PHÚ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong quản lí giáo dục pháp luật cho học viên của Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

a, Những việc cần làm

b, Quy trình thực hiện

c, Nhân sự thực hiện

d, Điều kiện thực hiện

Để thực hiện vấn đề trên, theo chức năng được giao, cần phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ Quản lí, giáo dục viên, báo cáo viên; làm tốt công tác bảo đảm, cập nhật những nội dung, văn bản pháp quy mới được sửa đổi để triển khai, hướng dẫn các đơn vị trong quá trình giáo dục pháp luật. Đối với các cơ quan cần nắm chắc các văn bản pháp luật và làm tốt chức năng tham mưu, kịp thời dự báo những thuận lợi, khó khăn tác động đến vi phạm pháp luật ở học viên; tích cực hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra đơn vị học tập, xây dựng nếp, chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Cơ sở.

3.2.2. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

a, Những việc cần làm

b, Quy trình thực hiện

c, Nhân sự thực hiện

d, Điều kiện thực hiện

Xác định các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên, đây là một trong những điều kiện cần thiết để kế hoạch giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở đạt chất lượng, bao gồm nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, phương tiện và có dự trù kinh phí cho thực hiện nhiệm vụ quản lí quá trình giáo dục pháp luật, trong đó nguồn nhân lực bao gồm đội ngũ giáo dục viên, cán bộ quản lí giáo dục các cấp trong Cơ sở giữ vai trò hết sức quan trọng đảm bảo cho quá trình quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở đạt kết quả tốt.

3.2.3. Chỉ đạo đa dạng hoá các hình thức, phương pháp quản lí giáo dục pháp luật, phát huy tính tích cực, chủ động của học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

a, Những việc cần làm

b, Quy trình thực hiện

c, Nhân sự thực hiện

d, Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt biện pháp, Ban Giám đốc, lãnh đạo Cơ sở cần làm tốt công tác giáo dục cho học viên có nhận thức đúng về tầm quan trọng của tự quản lí quá trình GDPL cho học viên cai nghiện, xây dựng động cơ, trách nhiệm cao thông qua tổ chức sinh hoạt để giáo dục với các hoạt động cụ thể như tổ chức phong trào thi đua, đăng ký tu dưỡng rèn luyện hàng tháng, kết hợp giáo dục chung, giáo dục riêng, mạn đàm trao đổi nhằm khơi dậy tính tích cực, chủ động của từng học viên. Quá trình giáo dục phải hình thành ở học viên niềm tin thực sự và bền vững vào khả năng thành công của cá nhân trong tự giáo dục.

3.2.4. Kết hợp tốt việc xây dựng môi trường văn hóa pháp luật với duy trì nghiêm pháp luật, kỷ luật ở Cơ sở

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

a, Những việc cần làm

b, Quy trình thực hiện

c, Nhân sự thực hiện

d, Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt biện pháp cơ sở tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị với quản lí sử dụng có hiệu quả các điều kiện, phương tiện giáo dục pháp luật: tăng cường đầu sách, báo, tạp chí pháp luật; nâng cấp đài truyền thanh Cơ sở và củng cố hệ thống loa truyền thanh công cộng trên các khu vực; củng cố hệ thống tủ sách, ngăn sách pháp luật; tổ chức phân công nhân viên phụ trách phòng đọc tại đơn vị và phát huy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong đơn vị để quản lí tốt phương tiện, tài liệu, sách báo của đơn vị phục vụ cho quá trình giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy.

3.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả quản lí giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

a, Những việc cần làm

b, Quy trình thực hiện

c, Nhân sự thực hiện

d, Điều kiện thực hiện

Cần tổ chức kiểm tra, đánh giá với từng đối tượng quản lí cụ thể trên cơ sở quán triệt, giáo dục các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhất là những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung ban hành, các quy định của Cơ sở thông qua sinh hoạt đơn vị, ngày pháp luật hàng tháng.

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất ở trên có mối tương quan mật thiết với nhau và đều nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật tại Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn, Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, tất cả biện pháp đều hướng tới việc nâng cao chất lượng quản lí hoạt động giáo dục pháp luật.

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mô tả quá trình khảo nghiệm

3.3.1.1. Mục tiêu khảo nghiệm

3.3.1.2. Nội dung khảo nghiệm

3.3.1.3. Phương pháp khảo nghiệm

3.3.1.4. Tổ chức khảo nghiệm

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

3.3.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

Đa số cán bộ Quản lí, giáo dục viên cho rằng các biện pháp được đề xuất là cần thiết. Xếp theo thứ tự ưu tiên của các biện pháp từ cao đến thấp là: 1, 3, 4, 2, 5. Trong đó, biện pháp 1,3: có 100% ý kiến cho rằng rất cần thiết, cần thiết và có điểm số trung bình lần lượt là: 2.41, 2.40. Vì vậy, có thể cho thấy đây là các biện pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở.

Mặc dù còn một số ít ý kiến còn phân vân, song nhìn một cách tổng thể, việc đề xuất các biện pháp quản lí quá trình giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiên ma túy ở Cơ sở Cơ sở cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội là cần thiết và có đủ điều kiện để thực hiện.

3.3.2.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Đa số cán bộ Quản lí, giáo dục viên cho rằng các biện pháp được đề xuất là có tính khả thi cao. Xếp theo thứ tự ưu tiên của các biện pháp từ cao đến thấp là: 1, 3, 4, 2, 5. Trong đó, biện pháp 1: có 100% ý kiến cho rằng có tính khả thi cao, và có điểm số trung bình là: 2.45. Vì vậy, có thể cho thấy đây là biện pháp đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở.

Vẫn còn một số ít ý kiến còn phân vân, song nhìn một cách tổng thể, việc đề xuất các biện pháp quản lí quá trình giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiên ma túy ở Cơ sở Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội là khả thi và có thể thực hiện tốt.

Mặc dù còn một số ít ý kiến còn phân vân, song nhìn một cách tổng thể, việc đề xuất các biện pháp quản lí quá trình giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiên ma túy ở Cơ sở Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội là khả thi và có thể thực hiện tốt.

3.2.2.3 Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động

So sánh tương quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh có thể thấy tỷ lệ tương quan thuận và chặt chẽ. Ở mỗi biện pháp đề xuất tính cần thiết cao thì tính khả thi cao và ngược lại, tức là có sự phù hợp khá cao tính cần thiết và tính khả thi trong các biện pháp này.

Tiểu kết Chương 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.1. Về lý luận

Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là một trong những yêu cầu quan trọng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mọi công dân đều phải nhận thức được các quy định của pháp luật, phải có tình cảm, niềm tin, trách nhiệm trong chấp hành pháp luật và tích cực tự giác tham gia vào các lĩnh vực của cuộc sống pháp luật. Pháp luật của Nhà nước, ban hành phải được đưa vào cuộc sống trong đó việc giáo dục pháp luật cho người cai nhiệm ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma tuý – bảo trợ xã hội cũng không nằm ngoài những yêu cầu chung của nhiệm vụ nội dung giáo dục pháp luật. Vì vậy phải làm cho mọi người nhận thức được các quy định đó và chấp hành nghiêm chỉnh. Cho nên, muốn nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma tuý – bảo trợ xã hội thì phải chú trọng nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy.

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma tuý – bảo trợ xã hội là biện pháp cơ bản nhằm trang bị những kiến thức về pháp luật và chuyển hóa những yêu cầu của pháp luật, quy định của Cơ sở thành nhu cầu bên trong của mỗi học viên, góp phần hoàn thiện phẩm chất nhân cách học viên trong quá trình giáo dục ở Cơ sở và sau khi cai nghiện hòa nhập cộng đồng xã hội.

1.2. Về thực tiễn

Để quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở xCai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng, hiệu quả cao cần nắm chắc những vấn đề lý luận, thực tiễn về quản lí hoạt động giáo dục pháp luật; đồng thời cần triển khai thực hiện đồng bộ tất cả các biện pháp trên, trong đó, tổ chức nâng cao nhận thức và phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng giáo dục trong quản lí quá trình giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở là biện pháp quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động quản lí giáo dục pháp luật. Trên cơ sở phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân trong quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở, trong đó vấn đề có ý nghĩa quan trọng phải kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức hoạt động giáo dục của chủ thể với tự quản lí giáo dục của học viên cai nghiện. Mặt khác, kết quả quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở cần được sự quan tâm lãnh đạo của Ban Giám đốc Cơ sở, cơ quan chức năng phòng giáo dục, trực tiếp là sự năng động sáng tạo của cán bộ quản lí trực tiếp học viên cai nghiện, giáo dục viên và tinh thần tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện của từng học viên ở Cơ sở trong thời gian cai nghiện ma túy ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

2.2. Đối với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

2.3. Đối với Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\THAY HOANG DHSP\K38BD_LUAN VAN SAU BAO VE\BINH DUONG ĐÃ SỬA IN\3. DAO VAN DUC\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *