Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Những năm qua, thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, tỉnh Quảng Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tình hình kinh tế, chính trị – xã hội đi vào ổn định phát triển, các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng và tốc độ phát triển cao, mức sống của người dân không ngừng được nâng lên. Bên cạnh đó, dưới tác động từ mặt trái nền kinh tế thị trường, sự du nhập của những yếu tố văn hóa, tinh thần không phù hợp trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội khiến cho tình hình an ninh trật tự diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến sự ổn định về an ninh, kinh tế – xã hội của tỉnh. Theo số liệu thống kê xét xử từ năm 2013 đến năm 2017 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam cho thấy có 62/3821 (chiếm tỷ lệ 1,62%) vụ phạm tội xâm phạm tính mạng của con người với 71/6272 người phạm tội (chiếm tỷ lệ 1,13%). Mặc dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số vụ án và người phạm tội nhưng với tính chất, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, ngoài việc tước đoạt quyền sống hợp pháp của con người, các tội XPTM của con người còn gây ra cảnh đau thương tang tóc cho nhiều gia đình, gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân.

Xác định đúng đắn vị trí, vai trò của công tác phòng ngừa tội phạm, trong những năm qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đề ra nhiều chủ trương, thực hiện nhiều chính sách, kế hoạch phòng ngừa THTP nói chung và tình hình các tội XPTM của con người nói riêng, qua đó đã góp phần quan trọng kéo giảm tình hình tội phạm trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động phòng ngừa vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Công tác phòng ngừa xã hội chưa mang lại hiệu quả cao; Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác điều tra, xử lý các tội XPTM của con người còn những hạn chế nhất định; Công tác phối hợp giữa các lực lượng và các đơn vị, địa phương trong phòng ngừa các tội phạm này chưa chặt chẽ, nhất là việc quản lý, giáo dục đối tượng có nguy cơ trở thành tội phạm và phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm… Từ thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn công tác PNTH các tội XPTM của con người để rút ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chúng nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa nhóm tội phạm này trở nên vô cùng cấp thiết. Chính vì vậy, đề tài “Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” đã được lựa chọn để nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người, thực tiễn PNTH các tội này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường PNTH các tội nói trên trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, phân tích những vấn đề lý luận về PNTH các tội XPTM của con người;

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng PNTH các tội XPTM của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian từ 2013 – 2017;

Thứ ba, lập luận, đề xuất các giải pháp tăng cường PNTH các tội XPTM của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn lấy các quan điểm khoa học, quy định của pháp luật hình sự và thực trạng PNTH các tội XPTM của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.

– Luận văn lấy địa bàn tỉnh Quảng Nam làm phạm vi về không gian để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu.

– Luận văn lấy thời hạn năm năm từ năm 2013 đến 2017 làm phạm vi nghiên cứu về thời gian, trong đó số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của TAND tỉnh Quảng Nam đối với các tội XPTM của con người cũng nằm trong khoảng thời gian nói trên.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Đề tài luận văn được thực hiện dựa trên phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng; Chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về Phòng ngừa THTP.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài luận văn còn được thực hiện một loạt phương pháp nghiên cứu chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm như tổng kết thực tiễn, quan sát, thống kê hình sự, điều tra án điển hình, nghiên cứu hồ sơ vụ án, phân tích, so sánh, hệ thống, kế thừa…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu tình hình các tội XPTM của con người một cách toàn diện, hệ thống và nhất quán dưới góc độ tội phạm học Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại Học viện khoa học xã hội, trong các trường Luật, các trường Công an.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa THTP nói chung và PNTH các tội XPTM của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng.

7. Cơ cấu của luận văn

Luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người.

Chương 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH

CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI

1.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

1.1.1. Khái niệm phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

Cho đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau về phòng ngừa THTP nhưng tựu chung lại, các quan điểm đều thống nhất xác định: phòng ngừa THTP không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan, tổ chức mà chính là nhiệm vụ chung của toàn xã hội; phòng ngừa THTP là việc sử dụng tổng thể các biện pháp mang tính xã hội và các biện pháp mang tính cưỡng chế Nhà nước và suy cho cùng chính là những giải pháp mang tính chủ động, tích cực và hiệu quả hơn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Phòng ngừa THTP mang tính hệ thống, đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Chủ thể chính của hoạt động phòng ngừa THTP bao gồm: Các cơ quan Nhà nước; các tổ chức xã hội và cá nhân công dân. Với nhận thức về phòng ngừa THTP như vậy, theo chúng tôi, khái niệm PNTH các tội xâm phạm tính mạng của con người có thể được hiểu như sau:

“Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và của mọi công dân áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau hướng đến việc thủ tiêu những nguyên nhân, điều kiện phạm các tội xâm phạm tính mạng của con người nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm tình hình tội phạm và tiến tới loại trừ hoàn toàn tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người ra khỏi đời sống xã hội”.

1.1.2. Mục đích và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

– Mục đích: Vì phòng ngừa tình hình các tội XPTM của con người là một trường hợp cụ thể của phòng ngừa THTP nói chung cho nên, mục đích của nó cũng được quy định bởi mục đích của “cái chung” là ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tội phạm khỏi đời sống xã hội. Vì vậy, có thể hiểu mục đích của PNTH các tội XPTM của con người chính là từng bước ngăn chặn và đẩy lùi nguyên nhân và điều kiện của các tội XPTM của con người ra khỏi đời sống xã hội.

– Ý nghĩa:

+ Ý nghĩa nhân đạo.

+ Ý nghĩa về kinh tế.

+ Ý nghĩa chính trị xã hội

1.2. Cơ chế phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

1.2.1. Nội dung phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

– Phòng ngừa xã hội: Phòng ngừa xã hội (phòng ngừa chung) là tổng hợp các biện pháp về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của cả hệ thống chính trị – xã hội nhằm hướng đến hạn chế, từng bước xóa bỏ dần những nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội XPTM của con người nhằm mục tiêu cuối cùng là làm giảm tội phạm và đi đến xóa bỏ hiện tượng tội phạm trong xã hội.

– Phòng ngừa nghiệp vụ: Phòng ngừa nghiệp vụ (phòng ngừa chuyên biệt) khác với các biện pháp phòng ngừa chung, đây là nhóm biện pháp được áp dụng tác động trực tiếp đến những người cụ thể có khả năng, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội XPTM của con người nhằm ngăn chặn, không để hành vi phạm tội này xảy ra.

1.2.2. Nguyên tắc phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

– Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng

– Nguyên tắc pháp chế.

– Nguyên tắc dân chủ.

– Nguyên tắc phối hợp giữa các chủ thể.

1.2.3. Các chủ thể phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

– Các tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam

– Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

– Các cơ quan quản lý hành chính, kinh tế nhà nước: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Các cơ quan hành chính nhà nước các cấp bao gồm các Bộ, Sở, Phòng,…từ trung ương đến địa phương.

– Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Lực lượng Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.

– Các tổ chức xã hội và các công dân

1.2.4. Các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

– Biện pháp kinh tế xã hội

– Biện pháp chính trị, tư tưởng

– Biện pháp pháp luật

– Biện pháp văn hóa, giáo dục

– Biện pháp tổ chức, quản lý xã hội

1.3. Mối quan hệ giữa phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người với tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người và nhân thân người phạm tội xâm phạm tính mạng của con người

1.3.1. Mối quan hệ giữa phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người với tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

Phòng ngừa tình hình các tội XPTM của con người là hệ thống nhiều mức độ và biện pháp mang tính chất Nhà nước, xã hội và Nhà nước – xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội này hoặc làm vô hiệu hóa (làm yếu; hạn chế) chúng và bằng cách đó làm giảm và dần dần loại bỏ THTP. Do đó, không thể có phòng ngừa THTP một cách hiệu quả nếu như không xác định đúng tình hình các tội XPTM của con người.

1.3.2. Mối quan hệ giữa phòng ngừa tình hình các tội phạm xâm phạm tính mạng của con người với nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

Việc nghiên cứu, xác định các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTM của con người giúp cho việc tiến hành, tổ chức các hoạt động phòng ngừa, các biện pháp PNTH các tội XPTM của con người một cách có hiệu quả nhằm mục đích cuối cùng là hạn chế, dần dần loại trừ, triệt tiêu nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội XPTM của con người

1.3.2. Mối quan hệ giữa phòng ngừa tình hình tội phạm và nhân thân người phạm tội xâm phạm tính mạng của con người

Việc nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng này trong nhân thân người phạm tội nói chung, người phạm tội XPTM của con người nói riêng cho chúng ta cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng ngừa sớm đối với những người có phẩm chất cá nhân tiêu cực, có biểu hiện vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, giúp ngăn chặn hành vi phạm tội.

Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Thực trạng nhận thức mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc, nội dung phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Thực trạng nhận thức mục đích và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

Trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã tích cực xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động nhằm làm giảm các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung cũng như tình hình các tội XPTM của con người nói riêng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó vẫn còn một số chủ thể chưa nhận thức đầy đủ về mục đích và ý nghĩa của PNTH các tội XPTM của con người.

2.1.2. Thực trạng nhận thức nguyên tắc phòng ngừa tình hình các tội XPTM của con người

Các lý luận về nhận thức PNTH các tội XPTM của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam dựa trên các lý luận chung về phòng ngừa. Tuy nhiên việc áp dụng thực tế các nguyên tắc phòng ngừa chưa phát huy hết khả năng của nó trong việc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể PNTH các tội XPTM của con người trên địa bàn tỉnh dẫn đến hiệu quả phòng ngừa chưa đạt kết quả cao. Các chủ trương, quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh liên quan đến PNTH các tội XPTM của con người chưa thực sự nổi bật trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017. Chưa kịp thời ban hành những văn bản quy định sự phối hợp giữa các chủ thể trong việc phòng ngừa tái phạm (về tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện, người chấp hành xong hình phạt tù,…).

2.1.3. Thực trạng nhận thức nội dung phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

Đối với nội dung phòng ngừa xã hội đã thu hút được sự quan tâm chú ý, thực hiện nghiêm túc của các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân. Các cơ quan trong hệ thống chính trị mà chủ công là lực lượng Công an nhân dân đã kết hợp với ủy ban nhân dân các cấp, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc, đài phát thanh truyền hình các cấp tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền phổ biến phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của nhân dân về trách nhiệm, nghĩa vụ trong công tác đấu tranh, PNTH các tội XPTM của con người xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ cũng được lực lượng Công an nhân dân tiến hành song song với các biện pháp phòng ngừa xã hội. Thông qua hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ, lực lượng Công an nhân dân đã khoanh vùng quản lý các đối tượng có nguy cơ trở thành tội phạm hoặc nguy cơ trở thành nạn nhân của các tội XPTM của con người từ đó góp phần kéo giảm tình hình các tội phạm này.

2.2. Thực trạng biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

– Thực trạng biện pháp phòng ngừa xã hội

Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân các cấp của tỉnh Quảng Nam đã tập trung xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội qua đó từng bước nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, nhiều khu công nghiệp, dịch vụ du lịch được mở ra giải quyết nhu cầu công ăn việc làm của người dân, các khu vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Trên cơ sở đó, đời sống kinh tế, trình độ dân trí của nhân dân đã từng bước được nâng lên, tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội XPTM của con người được kéo giảm đáng kể.

– Thực trạng biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ

Các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ bao gồm hệ thống các biện pháp chuyên biệt của cơ quan Công an, tác động trực tiếp đến nguyên nhân, điều kiện của tội phạm và các cá nhân đang có nhận thức, hành động sai lệch nhằm ngăn ngừa tội phạm có thể xảy ra. Lực lượng nòng cốt thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ này là lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cấp huyện, tỉnh và Công an cấp phường, xã… Đồng thời tăng cường các hoạt động nghiệp vụ trinh sát, xác định được địa bàn trọng điểm, tụ điểm phức tạp, thông tin phản ánh về tổng số các loại đối tượng phạm tội đã hoạt động trên địa bàn, thành phần, cơ cấu tội phạm đã xảy ra trên địa bàn.

2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

– Thực trạng tổ chức thực hiện biện pháp kinh tế xã hội

Chính quyền tình Quảng Nam đã có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện điều kiện sống của người dân. Tuy nhiên tình trạng thất nghiệp và trình độ học vấn thấp vẫn là nguyên nhân và điều kiện phổ biến của tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội XPTM của con người nói riêng trên địa bàn tỉnh.

– Thực trạng tổ chức thực hiện các biện pháp chính trị, tư tưởng

Qua việc học tập, quán triệt sâu rộng Chỉ thị số 48 – CT/TW của Bộ Chính trị; Chương trình hành động của Ban thường vụ tỉnh ủy và chương trình hành động của ban thường vụ huyện ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác phòng, chống tội phạm.

– Thực trạng tổ chức thực hiện các biện pháp pháp luật

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, chương trình quốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ, các cấp lãnh đạo, ban ngành của tỉnh Quảng Nam đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch đẩy mạnh PNTH các tội XPTM con người.

– Thực trạng tổ chức thực hiện các biện pháp văn hóa, giáo dục

Từ thực tiễn tình hình các tội XPTM của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay chủ yếu tập trung ở nhóm trình độ học vấn thấp, do đó, trong thời gian qua, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã chú trọng đầu tư phát triển nâng cao trình độ dân trí, chăm lo nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân.

– Thực trạng tổ chức thực hiện biện pháp tổ chức, quản lý xã hội

Trong công tác tổ chức, quản lý người có nguy cơ phạm tội cao đó là người có tiền án, tiền sự, người thất nghiệp, người có nhân thân xấu và người nghiện ma túy, các đối tượng này chịu sự quản lý của chính quyền địa phương, của công an xã, phường thông qua các biện pháp như theo dõi các mối quan hệ xã hội, theo dõi những biểu hiện hành vi bất thường, quan tâm giúp đỡ tìm việc làm nhằm kịp thời phát hiện tiêu cực có khả năng dẫn tới hành vi phạm tội.

2.3.3. Đánh giá kết quả phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

2.3.3.1. Tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người với tư cách là kết quả và là hệ quả của tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa

– Tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam diễn biến hết sức phức tạp, có năm tăng, có năm giảm không theo quy luật.

– Trong tổng số những tội XPTM của con người xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tội giết người chiếm tỷ lệ cao nhất (45/62 vụ phạm tội giết người, chiếm tỷ lệ 72,58%).

– Trong số những người phạm tội chủ yếu là nam giới, đa số có độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi. Nguyên nhân chủ quan từ phía các bị cáo như tâm lý thích tụ tập, chơi bời, dễ bị kích động, nóng nảy, thiếu kiềm chế, ưa bạo lực.

– Những người phạm tội phần lớn làm nghề nông nghiệp hoặc không có nghề nghiệp, trình độ học vấn thấp. Đa số phạm tội lần đầu và trước đó chưa có tiền án, tiền sự về các tội XPTM của con người.

– Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội hầu hết là do mâu thuẫn bộc phát hoặc tích tụ những mẫu thuẫn nhỏ không được giải quyết triệt để trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày giữa nạn nhân và người phạm tội.

2.2.3.2. Nguyên nhân của tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

– Nguyên nhân từ gia đình.

– Nguyên nhân từ môi trường giáo dục.

– Những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường.

– Những hạn chế, yếu kém trong quản lý kinh tế, văn hóa xã hội và quản lý hành chính:.

– Những nguyên nhân thuộc về phía người phạm tội

+ Ấu trĩ pháp luật.

+ Xem thường pháp luật.

+ Chống đối pháp luật.

+ Sự sai lệch về nhu cầu, sở thích của người phạm tội.

Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 3

TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Nâng cao nhận thức mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc và nội dung phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

3.1.1. Tăng cường tham mưu cho Đảng ủy các cấp

Các cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, giải pháp lớn của Bộ Chính trị, Chính phủ về việc tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

3.1.2. Tăng cường kiến nghị với UBND các cấp

Trên cơ sở nghiên cứu tại chương 2 phần tình hình các tội XPTM của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 – 2017 cho thấy đối tượng phạm tội đa số trong độ tuổi lao động từ 18 – 30 tuổi, có đối tượng là người chưa thành niên, người đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng có tiền án, tiền sự. Do đó các cơ quan bảo vệ pháp luật thông qua hoạt động đấu tranh của mình cần tăng cường kiến nghị với UBND các cấp các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và đối với nhóm các tội XPTM con người nói riêng như tiếp tục phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội; kịp thời phát hiện, tố giác tội phạm cho các cơ quan chức năng xử lý; xây dụng mô hình các khu dân cư tự quản, thường xuyên tuần tra, canh gác, phát hiện tội phạm trên địa bàn. Tăng cường tuần tra lưu động tại các khu vực phức tạp về an ninh trật tự để kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm các vi phạm nhỏ, không để phát triển thành tội phạm.

3.1.3. Tăng cường phổ biến kiến thức đối với mọi người dân

Một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao là tuyên truyền, phổ biến kiến thức đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm. Tuy nhiên công tác tuyên truyền hiện nay còn mang tính chung chung, chưa tập trung cụ thể vào từng nhóm tội, đặc biệt là các tội XPTM của con người nên hiệu quả tuyên truyền cho nhân dân phòng ngừa loại tội phạm này chưa cao, cần thiết phải đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giáo dục.

3.2. Tăng cường hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

3.2.1. Tăng cường các biện pháp kinh tế, xã hội

Đây là nhóm biện pháp giữ vai trò quan trọng và cơ bản trong phòng ngừa THTP. Bởi lẽ kinh tế là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Kinh tế vừa là nền tảng vừa là mục tiêu, động lực cho sự phát triển của xã hội nên phát triển kinh tế là biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản, mang tính quyết định nhất

3.2.2. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng

Giải pháp về chính trị tư tưởng tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách con người. Các giải pháp này hướng đến việc thúc đẩy thực hiện một cách đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,.

3.2.3. Tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật

Pháp luật là công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nhưng hiện tại hệ thống chính sách pháp luật nước ta, nhất là pháp luật về phòng ngừa THTP còn chưa hoàn thiện, nhiều yếu tố còn chồng chéo và không khả thi. Tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động của con người, tổ chức thực hiện pháp luật đúng đắn.

3.2.4. Tăng cường biện pháp văn hóa, giáo dục

Văn hóa, xã hội, giáo dục là những yếu tố trực tiếp để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người trong xã hội. Tăng cường hoàn thiện các biện pháp về văn hóa, giáo dục, tuyên truyền pháp luật nhằm tác động vào ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật.

3.2.5. Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính Nhà nước về an ninh trật tự và an toàn xã hội. Công an tỉnh Quảng Nam cần tham mưu UBND tỉnh ban hành những văn bản pháp quy nhằm quản lý chặt chẽ hộ khẩu, đặc biệt phải kiểm soát được số người đến tạm trú và lưu trú trên địa bàn. Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước về an ninh trật tự nhằm tạo sức mạnh tổng hợp là một yếu tố quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh nhằm làm giảm tình hình các tội XPTM của con người.

3.2.6. Tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử

– Đối với cơ quan Công an cần tổ chức các hoạt động phòng ngừa tại các khu vực phụ trách, tăng cường quản lý đối tượng có tiền án, tiền sự, các đối tượng có nguy cơ trở thành tội phạm

– Đối với Viện kiểm sát nhân dân thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mình là kiểm sát viên phải tuân thủ pháp luật, nâng cao chất lượng bản cáo trạng, bản luận tội, phân tích thái độ xem thường pháp luật của các bị cáo để góp phần tham mưu loại bỏ các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.

– Đối với Tòa án nhân dân: Chỉ có TAND mới có quyền xét xử, quyết định hình phạt đối với người phạm tội, hình phạt không chỉ để trừng trị người phạm tội mà còn có tác dụng giáo dục họ trở thành người công dân có ích cho xã hội, có ý thức chấp hành pháp luật và ngăn ngừa những người khác phạm tội.

– Đối với cơ quan thi hành án: Việc thi hành bản án không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm giáo dục người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời còn có tác dụng răn đe không để người khác tiếp tục phạm tội.

3.2.7. Phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi phạm tội XPTM của con người ở tỉnh Quảng Nam xuất phát từ hành vi ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của nạn nhân. Muốn loại trừ nguyên nhân của loại tội phạm này cần phải loại bỏ những hành vi ứng xử lệch chuẩn, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật. Trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày cần phải giữ thái độ bình tĩnh, từ tốn; những người có khí chất nóng nảy cần phải học cách kiềm chế, từ bỏ lối sống ích kỷ, bạo lực.

3.3. Tăng cường hoàn thiện tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

Thứ nhất, tăng cường sự phối hợp giữa các chủ thể trong PNTH các tội XPTM của con người.

Thứ hai, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Nam.

Thứ ba, tăng cường giáo dục, tuyên truyền tới mỗi công dân nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác phòng ngừa THTP nói chung và tình hình các tội XPTM của con người nói riêng.

3.4. Tăng cường các nguồn lực cho phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người

– Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác phòng ngừa tội phạm

– Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phòng ngừa tội phạm

– Tăng cường kinh phí cho hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm

KẾT LUẬN

Các tội XPTM của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Qua những phân tích lý luận và thực tiễn của luận văn, tác giả mong muốn đóng góp công sức vào hệ thống tư pháp hình sự nuớc nhà và công tác đấu tranh PNTH các tội XPTM của con người tại tỉnh Quảng Nam một tài liệu tổng kết từ thực tiễn và khái quát hóa về lý luận nhằm đấu tranh có hiệu quả hơn với loại tội phạm này.

Phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội XPTM của con người nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là một cuộc đấu tranh cấp bách, bền bỉ và lâu dài. Trong đó sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, các biện pháp cụ thể của địa phương bằng các chương trình hành động cùng với sự tham gia hưởng ứng của các tầng lớp xã hội, toàn thể nhân dân là nhân tố quyết định bảo đảm sự thắng lợi của công tác đấu tranh PNTH các tội XPTM của con người vì mục tiêu tạo sự ổn định để phát triển bền vững của tỉnh Quảng Nam.

Từ kết quả tổng kết thực tiễn để khái quát về lý luận, luận văn đã đưa ra hệ thống các biện pháp PNTH các tội XPTM của con người phù hợp với đặc thù của tỉnh Quảng Nam. Đây là những giải pháp mang tính khoa học và có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh PNTH các tội phạm này, giúp các cơ quan tư pháp, điều tra xét xử có thể vận dụng trong quá trình đấu tranh PNTH các tội XPTM của con người trong thời gian tới góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh trật tự của địa phương.

Trong khuôn khổ đề tài này, nhiều nội dung chưa thể giải quyết một cách triệt để, cần được tiếp tục nghiên cứu, do phạm vi và thời gian nghiên cứu có hạn, cũng như khả năng nghiên cứu của học viên còn hạn chế, nên chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định do đó rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô, nhà hoạt động thực tiễn và các anh chị đồng nghiệp đã và đang công tác trong ngành tư pháp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Quá trình thực hiện luận văn Thạc sĩ, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy, tổ chức, quản lý lớp học.

Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn thầy Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Sỹ Sơn đã hướng dẫn và góp nhiều ý kiến quý báu cho tác giả để hoàn chỉnh đề tài luận văn Thạc sĩ này.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 7\TOI PHAM HOC\MAI THANH NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *