Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng

Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn - thành phố Đà Nẵng

Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến đáng kể với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ. Tỷ trọng khu vực công nghiệp tăng cao trong tổng số sản phẩm xã hội. Tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng phát triển vì đây là ngành quyết định mức sống và thực trạng đời sống của người lao động. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn trong tổng sản phẩm xã hội. Hòa mình vào xu hướng chung của đất nước, quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng đã và đang từng bước phát triển đáng kể về mặt kinh tế và đặc biệt là lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp.

Ngũ Hành Sơn là một quận ven biển của thành phố Đà Nẵng, người dân trước đây sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian qua kinh tế của quận đã phát triển theo chiều hướng tích cực, tận dụng những tiềm năng, phát huy lợi thế hiện có và tương lai trở thành khu đô thị lớn phía Đông Nam của thành phố. Bên cạnh sự phát triển đó, việc đô thị hóa nhanh đã làm một lượng lớn lao động trong nông nghiệp phải chuyển đổi ngành nghề và một số thất nghiệp hoặc không có công việc phù hợp, số còn lại lao động trong ngành nông nghiệp với giá trị tăng trưởng của ngành chưa cao, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, đất đai lại không được thiên nhiên ưu đãi, trình độ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động và thu nhập thấp.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp sẽ tạo điều kiện phát triển toàn diện kinh tế, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng, giải quyết việc làm, đặc biệt là giải quyết được một lượng lớn lao động trước đây làm nông nghiệp nay thất nghiệp hoặc chưa có công việc phù hợp, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của quận.

Xuất phát từ lý do trên tôi xin chọn đề tài “Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng” để làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu 3 mục tiêu cơ bản sau đây:

– Cơ sở lý thuyết về phát triển tiểu thủ công nghiệp.

– Phân tích, đánh giá tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận, xác định được những thành tựu, tồn tại, khó khăn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp hiện nay.

– Kiến nghị được các giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp trong thời gian đến.

3. Câu hỏi nghiên cứu

– Vai trò và nội dung phát triển tiểu thủ công nghiệp trong phát triển kinh tế của địa phương như thế nào?

– Thực trạng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Ngũ Hành Sơn thời gian qua như thế nào?

– Yếu tố nào ảnh hưởng, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa phương?

– Để phát triển sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa phương thời gian tới cần có những giải pháp cụ thể nào?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp.

* Phạm vi nghiên cứu:

– Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề tiểu thủ công nghiệp

– Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về tiểu thủ công nghiệp ở quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng.

– Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển của tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015.

5. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin: Phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng.

* Phương pháp tiếp cận: Từ thực tiễn vấn đề nghiên cứu kiểm nghiệm với lý thuyết để phân tích, đánh giá vấn đề từ đó đưa ra giải pháp.

* Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp: từ Niên giám Thống kê quận Ngũ Hành Sơn, Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng.

* Phương pháp xử lý số liệu: Trên cơ sở tài liệu điều tra được tôi tiến hành hoàn thiện cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. Tài liệu được điều tra theo tiêu thức phân tổ các nhóm hộ, các cơ sở sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Đó là nhóm hộ chuyên ngành nghề, nhóm hộ kiêm, nhóm hộ thuần nông và các cơ sở sản xuất ngành nghề như: Công ty TNHH, DNTN và hợp tác xã.

* Phương pháp phân tích, đánh giá: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích thống kê: Gồm nhiều phương pháp khác nhau nhưng trong nghiên cứu này tôi sẽ sử dụng các phương pháp như phân tổ thống kê, phương pháp đồ thị thống kê, phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian và phương pháp phân tích tương quan.

Phương pháp so sánh, đánh giá: Là phương pháp đánh giá kết quả dựa trên so sánh việc thực hiện mục tiêu.

Phương pháp tổng hợp, khái quát: Được sử dụng để tổng hợp và khái quát kết quả của các phương pháp phân tích thống kê.

* Phương pháp phân tích kinh tế: Sau khi thu thập được số liệu, xử lý số liệu tôi tiến hành phân tích đánh giá bằng các phương pháp phân tích nhân tố; dùng phương pháp so sánh đối chiếu, sử dụng các chỉ số, dãy số biến động theo thời gian và không gian, số tương đối và số tuyệt đối để thấy được sự biến động, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu, đánh giá hiệu hoạt động của từng nghề, đánh giá tình hình phát triển của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở quận Ngũ Hành Sơn. Đưa ra các kết quả tính toán các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả của sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, từ đó đưa ra các kết luận và giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng lợi thế của địa phương, khắc phục những tồn tại yếu kém trong quá trình phát triển.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài góp phần kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp.

Qua đề tài nghiên cứu này mong rằng có thể giúp các nhà hoạch định chính sách, đồng thời hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng có cái nhìn tổng thể về mình (điểm mạnh, điểm yếu) để phát huy thế mạnh, hạn chế điểm bất lợi nhằm giúp các cơ sở sản xuất phát triển cả ở thị trường trong và ngoài nước.

7. Tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

9. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tiểu thủ công nghiệp.

Chương 2: Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn.

Chương 3: Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm về tiểu thủ công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm ra chủ yếu bằng thủ công với quy mô nhỏ. Ở đó, hệ thống công cụ lao động thô sơ đã được cải tiến và thay thế bằng một phần máy móc mang tính chất công nghiệp có quy mô nhỏ (bao gồm các hộ, cơ sở sản xuất mang tính chất công nghiệp quy mô nhỏ, trang bị máy móc hoặc thủ công).

1.1.2. Vị trí, vai trò của tiểu thủ công nghiệp

* Vị trí của tiểu thủ công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp có vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp nông thôn, là tiền thân của ngành công nghiệp. Phát triển TTCN sẽ góp phần sử dụng lao động tại chỗ, sử dụng nguyên liệu tại địa phương, sản xuất ra công cụ, sản phẩm phục vụ tiêu dùng tại địa phương và thực hiện xuất khẩu các mặt hàng truyền thống có giá trị, thu ngoại tệ về cho đất nước.

  • Phát triển ngành nghề TTCN sẽ mang lại lợi ích to lớn cho đất nước không chỉ ở chỗ tận dụng được nguyên liệu tại chỗ mà còn giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.
  • Góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, phân công lại lao động và sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn.
  • Hiện nay, ở nước ta có một lực lượng lao động dồi dào trong đó tỷ trọng lao động ở khu vực nông thôn chiếm phần lớn. Nhưng một lực lượng không nhỏ lao động nông thôn rơi vào tình trạng thiếu việc làm (bán thất nghiệp), không có việc làm. Do đó vấn đề tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn là vấn đề bức xúc ở nước ta hiện nay.
  • Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một chủ trương đúng nhằm thu hút lao động nông thôn vào các hoạt động ngành nghề, tạo việc làm mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trong công nghiệp và dịch vụ.
  • Theo kết quả điều tra ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì ngành nghề TTCN đã thu hút hàng triệu lao động nông thôn và ngoại ô thành thị, cho mức thu nhập cao và ổn định.Vì vậy phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một hướng đi đúng trong quá trình phát triển.

TTCN là một bộ phận của ngành công nghiệp, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Từ vị trí như vậy nên TTCN có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển nông thôn và một số vùng ven thành thị có truyền thống sống bằng nghề nông.

Ngành nghề TTCN phát triển sẽ là động lực quan trọng cho sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn và dư thừa ở nông thôn, một số nơi ko còn đất nông nghiệp do đã giải tỏa mặt bằng phục vụ mục tiêu khác tạo thu nhập thường xuyên và ổn định cho người lao ñộng.

* Vai trò của tiểu thủ công nghiệp

TTCN với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

– TTCN với tăng trưởng và phát triển kinh tế

– TTCN với giải quyết vấn đề xã hội

– Vấn đề việc làm

– Vấn đề xoá đói giảm nghèo

1.1.3. Phát triển tiểu thủ công nghiệp

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định, đặc biệt là khi có sự phân công lao động xã hội phát triển và sản xuất đi vào chuyên môn hoá ngày càng sâu. Việt Nam là nước có nền văn minh lúa nước, ngành nghề TTCN đã xuất hiện và tồn tại hàng nghìn năm. Các nghề TTCN của Việt Nam lúc đầu được bắt nguồn từ những nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống mà phổ biến là việc sản xuất các công cụ sản xuất như: cày bừa, liềm hái, khung cửi, dao dựa và các công cụ phục vụ đời sống như bát đĩa, mâm chậu, giường tủ, bàn ghế… Sau này trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, sản phẩm của ngành nghề TTCN ngày càng được tăng lên về số lượng cũng như chất lượng, đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay các sản phẩm của ngành nghề TTCN cần phải luôn được cải tiến về mẫu mã, phong phú về chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Phát triển ngành nghề TTCN là đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, đảm bảo sức khoẻ của người dân và lao động làm nghề, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra cơ sở vật chất vững mạnh, cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng CNH nông thôn trên cơ sở giải quyết tốt việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn, đưa nông thôn tiến lên một nền văn minh hiện đại hơn.

* Kết quả đạt được

Tốc độ phát triển TTCN ở một số vùng, đặc biệt là vùng nông thôn thời gian qua tương đối nhanh. Từ khi có luật đất đai, tốc độ tăng trưởng bình quân 10-11%/năm (trong năm 1991-1995), giá trị sản lượng của TTCN tăng bình quân 7,8%/năm. Trong đó vùng Đông Nam bộ tăng nhanh 18,3 %/năm, vùng đồng bằng sông Hồng tăng chậm 3,7%/năm

Các làng nghề truyền thống bước đầu được phục hồi, nghề và làng nghề mới đang phát triển. Theo số liệu tổng hợp từ sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay cả nước có 1000 làng nghề, trong đó có 2/3 làng nghề truyền thống. Những tỉnh có nhiều có nhiều làng nghề như tỉnh Hà Tây, Nam Định, Thanh Hoá… mỗi tỉnh có tới 60 – 80 làng nghề.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn - thành phố Đà Nẵng
Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng

* Những hạn chế tồn tại

Quy mô nhỏ, kinh tế hộ là phổ biến. Hiện nay, cả nước có khoảng 1,35 triệu hộ và cơ sở chuyên ngành nghề. Trong đó, cơ sở chuyên chỉ chiếm 3%. Bình quân lao động thường xuyên của cơ sở TTCN là 20 người, một hộ là 4 – 6 người.

Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của người lao động làm tiểu thủ công nghiệp còn thấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn. Có tới 45% lao động chuyên chưa qua đào tạo, 26% không có chuyên môn kỹ thuật, chỉ có 35% cơ sở có nhà xưởng kiên cố.

Vốn nhỏ bé, chủ yếu là tự có (bình quân vốn của cơ sở là 900 triệu đồng, một hộ chuyên là 60 triệu đồng).

Chất lượng sản phẩm thấp, đơn điệu, mẫu mã, bao bì chưa hấp dẫn, sức cạnh tranh yếu, hơn 90% sản phẩm tiêu thụ trong nước. Chưa tìm được thị trường xuất khẩu ổn định.

Tình trạng chất thải của TTCN không được xử lý, gây ô nhiễm môi trường, nhất là ở nông thôn và làng nghề. Tình trạng khai thác bừa bải nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển tiểu thủ công nghiệp.

Do sự biến động về chính trị nên một số thị trường (Nga, Châu âu…) đã bị thu hẹp trong những năm 1990, khủng khoảng kinh tế thời gian gần đây có tác động xấu đến việc xuất khẩu mặt hàng TTCN, chủ yếu là thủ công mỹ nghệ ở khu vực châu Á.

1.2. NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

1.2.1. Phát triển về số lượng cơ sở sản xuất TTCN

1.2.2 Bảo đảm nguồn lực cho sản xuất TTCN

1.2.3. Phát triển thị trường đầu ra của sản phẩm

1.2.4. Gia tăng giá trị đóng góp của TTCN

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

1.3.2. Sự phát triển kinh tế – xã hội

1.3.3. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

1.3.4. Chính sách của Nhà nước

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NUỚC

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp các nước trên thế giới

a. Kinh nghiệm về giải quyết việc làm và thu nhập

b. Kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống

c. Về lựa chọn mô hình quản lý sản xuất, và ngành nghề mũi nhọn

d4. Về một số chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với phát triển tiểu thủ công nghiệp

1.4.2. Thực tiễn phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nước ta

a. Những kết quả và kinh nghiệm ở Việt Nam

b. Những hạn chế trong phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn ở các địa phương trong nước

1.4.3. Một số kinh nghiệm và bài học rút ra đối với sự phát triển tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn

    • Một là, nhà nước cần hỗ trợ toàn diện cho ngành nghề TTCN, từ đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ, đào tạo lao động, phát triển thị trường, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho SXKD, tăng cường các chính sách hỗ trợ về công nghệ, cơ sở hạ tầng; tiếp cận nguồn vốn để phát triển TTCN bền vững.

Hai là, phát triển các nghề TTCN phải gắn với bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống.

  • Ba là, cần cải tiến mẫu mã và gắn sản phẩm TTCN với dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tại chỗ.
  • Bốn là, xem giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động ngành nghề TTCN là yếu tố quan trọng để phát triển TTCN bền vững, và ngược lại xem phát triển TTCN là giải pháp giảm nghèo (Easnin Ara, 2015).

Năm là, cần tăng cường áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường.

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

2.2.1. Tình hình về số lượng cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Bảng 2.2. Số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo thành phần kinh tế của quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2012 – 2016

ĐVT: cơ sở

 20122013201420152016
Tổng số525545512487496
A. Cơ sở kinh tế trong nước524544511486496
1. Doanh nghiệp3939394445
a. Doanh nghiệp Nhà nước1111
b. Doanh nghiệp dân doanh3838384345
– Hợp tác xã11
– DNTN1414141414
– Cty hỗn hợp2424242830
2. Hộ cá thể485495472442452
B. DN có vốn Đ T nước ngoài11111

(Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn)

Qua Bảng 2.2 ta thấy có 01 cơ sở là vốn đầu tư nước ngoài, và hiện nay không còn tồn tại cơ sở là doanh nghiệp nhà nước, tổng số cơ sở sản xuất giảm, số lượng hộ cá thể giảm từ 485 cơ sở xuống còn 452 cơ sở, trong khi doanh nghiệp dân doanh tăng từ 38 cơ sở lên 45 cơ sở.

2.2.2. Tình hình về các yếu tố nguồn lực của tiểu thủ công nghiệp

Về lao động: Qua phân tích, ta thấy chất lượng lao động trong ngành TTCN của quận tăng, với những ngành nghề đòi hỏi trình độ lao động cao, có nhiều nguồn vốn và phương tiện kỹ thuật. Cơ cấu lao động cũng thay đổi theo cơ cấu về số lượng cơ sở sản xuất, điều này thể hiện việc một lượng lớn số lượng cơ sở sản xuất TTCN đã hoàn thiện chuyển từ hộ cá thể sang doanh nghiệp dân doanh và một số hộ cá thể đầu tư về cơ sở vật chất, công nghệ.

Về vốn trong sản xuất kinh doanh: Nguồn vốn dùng cho các thành phần kinh tế đều tăng trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, nguồn vốn trong khu vực doanh nghiệp dân doanh dần giảm xuống từ 2012 đến 2015 có dừng lại nhưng qua năm 2016 tiếp tục giảm xuống, cho thấy xu hướng giảm nguồn vốn đầu tư vào khu vực doanh nghiệp dân doanh, trong khi đó nguồn vốn đầu tư vào khu vực hộ cá thể ngày càng tăng và tăng mạnh vào năm 2015 (tăng 152 tỷ đồng),

Về trình độ kỹ thuật, công nghệ: Trình độ kỹ thuật, công nghệ của quận có 3 loại: kỹ thuật thủ công truyền thống, kỹ thuật thủ công nửa cơ khí, công nghệ mới. Điều đó cho thấy sự thay đổi đáng kể trong việc ứng dụng trình độ khoa học công nghệ vào sản xuất của quận trong giai đoạn 2012 – 2016. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở chưa đầu tư nhà xưởng, chủ yếu là sản xuất tại chỗ, trong gia đình; thiếu máy móc hỗ trợ, chủ yếu làm bằng tay hoặc bằng các công cụ dụng cụ đơn giản. Trình độ kỹ thuật, công nghệ phụ thuộc vào yếu tố vốn và lao động, tỷ lệ Vốn/Lao động càng cao thể hiện trình độ kỹ thuật, công nghệ càng cao.

2.2.3. Tình hình về thị trường đầu ra của sản phẩm tiểu thủ công nghiệp

Thị trường tiêu thụ là một trong những yếu tố quan trọng cho phát triển ngành nghề TTCN, là mối quan tâm lớn của người dân làm nghề. Trong những năm gần đây, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, điều dó có sự ảnh hưởng lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của ngành nghề TTCN trên địa bàn quận. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quận đã chủ động đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác với nhiều đơn hàng lớn, sản phẩm của ngành nghề TTCN quận Ngũ Hành Sơn chủ yếu được tiêu thụ trong thành phố, đạt tỷ lệ 40%, trong đó tỷ lệ tiêu thụ trong quận là 15%, ngoài quận là 25%, một phần được tiêu thị ở các tỉnh, thành khác là 30% và một số sản phẩm của nghề đá được xuất khẩu sang các nước như: Trung Quốc, Campuchia, Lào và một số nước thị trường Châu Âu…đạt tỷ lệ 10% và thị trường xuất khẩu qua trung gian là khách du lịch chiếm 20%, thị trường xuất khẩu về lâu dài sẽ là thị trường quan trọng vì sản phẩm tiểu thủ công nghiệp sẽ có nhiều nét độc đáo, đặc biệt quận đang có lợi thế về tiềm năng du lịch ngày càng tăng, phát trển mạnh nên tỷ lệ thị trường và quảng bá sản phẩm thông qua khách du lịch mang nhiều thuận đến cho ngành.

2.2.4. Tình hình về kết quả sản xuất kinh doanh của tiểu thủ công nghiệp

Bảng 2.8. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo thành phần kinh tế của quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2012 – 2016 (giá năm 2010)

ĐVT: Tỷ đồng

 20122013201420152016
Tổng số231,24258,07262,5313,32325,91
– Mức tăng (nt – nt-1)26,834,4350,8212,59
– % tăng trưởng11,6%1,72%19,36%4,02%
D.nhiệp dân doanh53,3757,9658,1879,17118,97
– Chiếm tỷ trọng23,08%24,46%22,16%25,27%36,5%
– Mức tăng (nt – nt-1)4,590,2220,9939,8
– % tăng trưởng8,6%0,38%36,07%50,27%
Hộ cá thể177,87200,11204,32234,15206,94
– Chiếm tỷ trọng76,92%75,54%77,84%74,73%63,5%
– Mức tăng (nt – nt-1)22,244,2129,83-27,21
– % tăng trưởng12,5%2,1%14,6%-12,02%

(Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn)

Trong giai đoạn 2012 – 2016, giá trị TTCN toàn quận tăng bình quân 9,18%/năm, đưa giá trị này tăng từ 231,24 tỷ đồng vào năm 2012 lên 325,91 tỷ đồng vào năm 2016, đây là một sự đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế của quận.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

2.3.1. Ưu điểm

        • Ngũ Hành Sơn có nhiều điều kiện để phát triển nên có khả năng quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường tại chỗ.
        • Là quận có làng nghề TTCN mang đậm nét văn hoá truyền thống, có nhiều nghệ nhân có tay nghề cao; có hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp nghề, hệ thống trung tâm dạy nghề rộng khắp, có lực lượng lao động dồi dào… là điều kiện cho phát triển quy mô các ngành nghề TTCN.
        • Việc quy hoạch và đầu tư phát triển hạ tầng các khu cụm, làng nghề; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước được nâng lên là cơ sở để ngành TTCN phát triển.
        • Từ những điều kiện và thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, ngành nghề TTCN ở quận Ngũ Hành Sơn có sự phát triển mạnh hơn so với nhiều quận huyện khác, với số lượng cơ sở sản xuất hơn 497 cơ sở hoạt động trong nhiều ngành nghề đa dạng; tạo sự tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân trên 7,51%/năm, năm 2016 đóng góp gần 325,13 tỷ đồng giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng hơn 23% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.
        • Ngành nghề TTCN quận Ngũ Hành Sơn đã thu hút hơn 2.615 lao động tham gia, trong đó chủ yếu là lao động tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, ổn định thu nhập cho lao động ở mức bình quân 3,3 triệu đồng/tháng, từ đó nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho người dân.

2.3.2. Những hạn chế của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn

        • Nguồn hỗ trợ của ngân sách quận Ngũ Hành Sơn cho đầu tư phát triển TTCN còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn thiếu đồng bộ. Hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường ở các khu cụm, làng nghề một số nơi chưa được đầu tư mạnh.
        • Tuy là thành phố trung tâm kinh tế của miền Trung nhưng còn xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước nên các sản phẩm TTCN không tiếp cận được với thị trường lớn trong nước.
        • Chưa có nhiều sản phẩm TTCN mang thương hiệu ngoại trừ đá mỹ nghệ.
        • Cộng đồng doanh nghiệp TTCN vừa nhỏ vừa yếu, số lượng còn ít, chủ yếu là cơ sở hộ gia đình nên khả năng phát triển quy mô SXKD thấp.
        • Phần lớn các cơ sở sản xuất TTCN thiếu vốn để sản xuất, trong khi đó các nguồn vốn vay từ ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
        • Nguồn nhân lực vẫn còn có nhiều hạn chế nhất là kiến thức quản lý, kiến thức kinh tế, sự hiểu biết về chính sách, pháp luật của chủ cơ sở sản xuất, chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp.
        • Tính liên kết, hợp tác đầu tư giữa các cơ sở sản xuất TTCN chưa được phát huy. Chưa có sự gắn kết giữa cơ sở TTCN với công nghiệp và ngành dịch vụ.
        • Sản phẩm phần lớn làm bằng thủ công, trình độ công nghệ, thiết bị lạc hậu, mức độ ứng dụng KHCN thấp, đăng ký mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm chậm cải tiến nên sản phẩm thiếu tính cạnh tranh.
        • Khâu tiếp thị, xúc tiến thương mại vẫn mang tính tự phát, dàn trải, thiếu chuyên nghiệp hiệu quả chưa cao.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn

        • Quận Ngũ Hành Sơn là quận mới phát triển khả năng cần đối ngân sách còn khó khăn nên các chương trình chính sách hỗ trợ của nhà nước còn ít, tuy có sự tác động khuyến khích nhưng chưa cao.
        • Quận Ngũ Hành Sơn chưa thực sự khơi dậy được nguồn lực, khuyến khích được sự phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân tham gia vào ngành nghề TTCN. Trong khi một số chính sách vẫn chưa được quan tâm.
        • Chính quyền quận vẫn chưa tìm ra cách thức đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm các loại ngành nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển TTCN.
        • Vẫn còn nhiều sự chồng chéo trong thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển TTCN của quận.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ RA GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

3.1.1. Bối cảnh của sự phát triển tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn trong giai đoạn hiện nay

3.1.2. Những vấn đề đặt ra trong phát triển tiểu thủ công quận Ngũ Hành Sơn hiện nay

– Một là, cần lựa chọn những ngành nghề truyền thống như nghề điêu khắc đá có lợi thế để ưu tiên hỗ trợ chính sách phát triển cao nhất, như các chính sách tạo vốn, hỗ trợ thị trường, nâng cao năng lực sản xuất để phát triển mạnh về quy mô sản xuất.

– Hai là, trong xu thế chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng cao, không cho phép một doanh nghiệp tự khép kín chu trình sản xuất kinh doanh, mà thay vào đó là các doanh nghiệp nhỏ là vệ tinh của doanh nghiệp lớn. Cần định hướng và có chính sách du nhập các ngành nghề mới, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TTCN trở thành những xí nghiệp gia công những bộ phận đơn giản trong các sản phẩm của các doanh nghiệp lớn, ngược lại các doanh nghiệp lớn là đầu mối thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp TTCN.

– Ba là, để cải thiện và ứng phó với sức ép cạnh tranh trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp TTCN cần phải luôn học hỏi và giữ tâm thế chủ động trong mọi tình huống. Cần chủ động chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm bằng cách xây dựng các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu; chủ động nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, có chiến lược kinh doanh phù hợp để giữ vững thị phần.

– Thứ tư là, cần đảm bảo rằng, các sản phẩm TTCN phải có đủ nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đồng thời sản phẩm sản xuất ra cũng cần đáp ứng được thị trường mà sản phẩm TTCN hướng đến. Do vậy cần có giải pháp toàn diện cải thiện chuỗi cung sản phẩm TTCN một cách hiệu quả nhất.

– Năm là, thông thường những chính sách hỗ trợ của nhà nước như hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ vốn, đào tạo nghề… sẽ không phát huy hiệu quả tức thời, mà mỗi khi sự hỗ trợ đó tạo ra sự phát triển đồng bộ sẽ là động lực lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Vì vậy, Ngũ Hành Sơn cần nhanh chóng xây dựng các kế hoạch và chương trình hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp TTCN phát triển.

3.1.3. Quan điểm phát triển tiểu thủ công nghiệp

– Phát triển TTCN phải gắn với quá trình sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa phải lấy TTCN khởi đầu để chuyển sản xuất thuần nông, bán thuần nông sang ngành nghề, dịch vụ, chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

– Phát triển ngành nghề TTCN là tiền đề để thực hiện mục tiêu xây dựng các vùng vên đô thị, phải dựa trên nội lực của mỗi địa phương, khai thác triệt để tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế nhằm tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

– Quy hoạch phát triển TTCN gắn liền với quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, kết hợp hài hòa nhiều loại hình kinh tế tham gia trong đó cần ưu tiên phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

– Đẩy mạnh ứng dụng KHCN nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ vào trong sản xuất TTCN, coi trọng chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm, kết hợp giữa công nghệ cổ truyền và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng và tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm TTCN trên thị trường.

– Phát triển TTCN phải coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa, khôi phục ngành nghề truyền thống và du nhập thêm ngành nghề mới trong quá trình hội nhập.

3.1.4. Định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp từ nay đến năm 2025

– Từ những quan điểm về phát triển TTCN như trên, định hướng để phát triển TTCN quận Ngũ Hành Sơn từ nay đến năm 2025 là:

3.1.4.1. Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng ngành nghề

        • Phát triển ngành nghề cơ khí sản xuất các loại công cụ, máy móc phục vụ cho ngành nông nghiệp, chế biến, xây dựng, gia công và dịch vụ sửa chữa cơ khí.
        • Phát triển nhóm ngành dệt, may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, gắn ngành dệt may với khu vực ngoại ô bán thành thị. Ưu tiên quy hoạch định hướng du nhập một số nghề phụ trợ ngành may công nghiệp.
        • Phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, kết hợp phát triển dịch vụ du lịch, du lịch trải nghiệm, tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ.
        • Phát triển nhóm ngành vật liệu xây dựng, cao su phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở, các công trình cơ sở hạ tầng, cơ giới.

3.1.4.2. Đẩy mạnh phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng, có lợi thế so sánh mang lại giá trị kinh tế cao

        • Phát triển các nghề có tiềm năng về thị trường trong nước và xuất khẩu như: mặt hàng thủ công mỹ nghệ đá, các mặt hàng dệt, may mặc và các loại sản phẩm từ nông lâm, thủy sản.
        • Ưu tiên phát triển TTCN gia công và sản xuất hàng phụ trợ cho các ngành công nghiệp dệt may, điện tử, gia công lắp ráp các công đoạn của công nghiệp công nghệ cao; du nhập thêm các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

3.1.4.3. Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất

Cần phát huy những ưu điểm trong tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, cũng như vai trò đầu mối liên kết và bao tiêu sản phẩm của các doanh nghiệp TTCN. Cần đa dạng hình thức tổ chức sản xuất để tạo ra sự liên kết, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong thu hút nguồn lực, phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Sớm hình thành các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất TTCN, chuyển dần hình thức hộ cá thể thành doanh nghiệp tư nhân bằng các chính sách ưu đãi đặc biệt.

3.1.4.4. Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở bảo tồn các công nghệ truyền thống với ứng dụng công nghệ mới

Tiếp tục phát huy những sản phẩm có công nghệ truyền thống tạo ra những sản phẩm có giá trị văn hoá cao, sản xuất bằng công cụ thủ công; hướng bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống theo nguyên tắc hiện đại hoá công nghệ truyền thống và truyền thống hoá công nghệ hiện đại hoặc có sự kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại.

3.1.4.5. Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn gắn liền với quá trình xây dựng đô thị mới

Phát triển TTCN cần gắn với mục tiêu tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tăng tích luỹ để phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện mục tiêu xây dựng đô thị mới gắn với gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung

– Về tổ chức sản xuất

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở sản xuất tham gia các hình thức hợp tác sản xuất, đa dạng hoá các hình thức (hộ, tổ hợp tác, công ty TNHH, DNTN, HTX) nhằm tăng sức cạnh tranh và củng cố quan hệ sản xuất. Khuyến khích và tạo điều kiện cho làng nghề TTCN thành lập trung tâm (hoặc doanh nghiệp, công ty TNHH…) đảm nhiệm giới thiệu đầu ra, đầu vào của sản phẩm; hoặc đảm nhận các việc đầu tư các khâu sản xuất mang tính chuyên môn hoá tập trung. Tăng cường hợp tác, kinh doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài quận, trong và ngoài nước. Thành lập các hiệp hội ngành nghề có nhiều thành phần kinh tế tham gia.

– Về lựa chọn mô hình sản xuất thích hợp

Hình thức tổ chức sản xuất phổ biến của ngành nghề TTCN hiện nay vẫn là hộ gia đình, song các hộ gia đình sẽ làm vệ tinh cho các DNTN, các HTX và các Công ty TNHH, tuy vậy vẫn phải có những hộ làm dịch vụ đầu ra và đầu vào cho các hộ sản xuất nhỏ hơn đặc biệt là việc tìm kiếm.

– Về đa dạng hóa tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp

Quy mô sản xuất TTCN phụ thuộc vào yếu tố loại hình tổ chức sản xuất, khả năng liên kết của các cơ sở, cũng như việc ứng dụng KHCN để nâng cao năng suất. Do vậy, cần thực các giải pháp chủ yếu sau:

+ Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

+ Hỗ trợ kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ.

+ Mở rộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

– Về phát triển thị trường các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp

Nghiên cứu và xác định cơ hội thị trường cho sản phẩm TTCN.

Những nội dung trong hoạt động nghiên cứu thị trường cần quan tâm là môi trường kinh doanh vĩ mô, môi trường kinh doanh vi mô, từ đó đưa ra dự báo cho từng ngành TTCN riêng lẻ.

Việc nghiên cứu thị trường cũng cần gắn với hoạt động phân khúc thị trường, xác định mục tiêu của từng loại thị trường cho các sản phẩm cần hướng đến, đồng thời đăng ký mẫu mã, thương hiệu tạo sự khác biệt cho sản phẩm TTCN của quận Ngũ Hành Sơn.

Nhà nước hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, tăng cường tính pháp lí cho sản phẩm.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến trang thiết bị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm TTCN trên thị trường.

Hỗ trợ kinh phí phát triển nghề, chuyển giao ứng dụng kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, các sản phẩm tiêu biểu của địa phương.

Tăng cường sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như các tổ chức đối với các cơ sở sản xuất TTCN, nhất là về vấn đề tiếp cận thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm.

Đẩy mạnh phát triển các loại hình xuất khẩu tiềm năng.

Phát triển thị trường du lịch nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ cho các sản phẩm TTCN là một trong những phương hướng chiến lược của thị trường tiêu thụ sản phẩm TTCN.

Một giải pháp quan trọng đến phát triển thị trường là cơ sở sản xuất cần quan tâm đến chuỗi cung sản phẩm TTCN để từng bước hoàn thiện các kênh cung ứng, hoàn thiện các mắt xích trong chuỗi cung từ nguồn cung ứng nguyên liệu, đến người sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, xác định các tác nhân trong chuỗi nhằm thực hiện các giải pháp đồng bộ để phát triển chuỗi cung, cũng là phát triển thị trường cho sản phẩm.

– Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

+ Nâng cao năng lực quản trị của các chủ cơ sở tiểu, thủ công nghiệp

+ Nâng cao chất lượng nguồn lao động trong các cơ sở TTCN

+ Tăng cường và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn kinh doanh

3.2.2. Các giải pháp khác

– Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển tiểu thủ công nghiệp

– Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho các cơ sở sản xuất

– Bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

3.2.3. Giải pháp cụ thể

Trên cơ sở các giải pháp chung nói trên, mỗi một nhóm ngành nghề cụ thể cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện những giải pháp trọng tâm như: tạo ra nguồn lao động chuyên môn hóa, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, huy động nguồn vốn, hỗ trợ nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ. Từ đó các cơ sở TTCN có điều kiện để thực hiện được các mục tiêu và giải pháp: Sản xuất hàng hóa quy mô lớn; tìm được thị trường ổn định; phát triển các loại hình tổ chức sản xuất hiệu quả, liên kết sản xuất và tiêu thị sản phẩm có thương hiệu. Tuy nhiên đối với từng nhóm ngành nghề cần có những giải pháp riêng mang tính đặc thù sau:

Phát triển nhóm ngành thủ công mỹ nghệ.

Phát triển nhóm ngành dệt, may mặc

Phát triển nhóm ngành nghề cao su, bao bì và túi

KẾT LUẬN

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng. Phát triển tiểu thủ công nghiệp sẽ tạo công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa tại địa phương; đa dạng hoá sản phẩm, cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá cho tiêu dùng và cho xuất khẩu; góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện các mục tiêu xây dựng đô thị mới; đồng thời góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Mặc dù có nhiều thành tựu trong phát triển, song ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trước xu hướng hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, một số ngành nghề không đủ sức cạnh tranh sẽ suy thoái và bị đào thải, một số ngành tiếp cận được với công nghệ hiện đại, khai thác lợi thế so sánh, nâng cao được năng lực cạnh tranh sẽ tồn tại và phát triển; đồng thời một số ngành nghề mới sẽ phát triển thay thế nghề cũ. Để định hướng phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp theo hướng bền vững, luận văn đã nêu ra được khái niệm, đặc điểm và phân loại ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp; làm rõ nội dung phát triển tiểu thủ công nghiệp; đồng thời xem xét những kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các địa phương trong nước để rút ra bài học về phát triển tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn. Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra là cơ sở khoa học quan trọng để định hướng cho sự phát triển tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian tới.

Tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn có lịch sử phát triển lâu đời với nhiều loại hình đa dạng, phong phú, trong đó nghề thủ công đá mỹ nghệ truyền thống có tính riêng biệt mang đậm bản sắc văn hóa và dân tộc Việt Nam. Trong những năm qua, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã đóng góp rất lớn vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp toàn quận.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trên 70% cơ sở là hộ kinh doanh cá thể với quy mô nhỏ lẻ, khả năng liên kết mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu thị trường còn hạn chế. Trình độ học vấn của chủ cơ sở và người lao động còn chưa cao, có đến 80% lao động chưa qua đào tạo nghề. Năng lực sản xuất của các cơ sở nhất là nguồn vốn kinh doanh còn khó khăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường nội địa. Công nghệ sản xuất phần lớn là thủ công, nữa cơ khí, chất lượng sản phẩm không cao, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn đang hoạt động với hiệu suất tăng dần theo quy mô, bình quân các cơ sở tiểu thủ công nghiệp vẫn có thể tăng khoảng 8% giá trị sản xuất với mức đầu vào hiện tại. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cũng được nhận diện như đặc điểm trình độ, năm kinh nghiệm của chủ cơ sở; đặc điểm của cơ sở bao gồm quy mô, hình thức tổ chức sản xuất cũng như việc cơ sở có đăng ký nhãn mác sản phẩm và thương hiệu hay không. Do vậy, Việc cải thiện các yếu tố này sẽ làm tăng hiệu quả kỹ thuật và do đó nâng cao năng suất cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.

Với quan điểm phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với quá trình sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển TTCN nông thôn gắn liền với quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch ngành; gắn với việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, nâng cao chất lượng và tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm TTCN trên thị trường; coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa. Định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn từ nay đến năm 2030 là: (1) Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng ngành nghề; (2) Đẩy mạnh phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng, có lợi thế so sánh mang lại giá trị kinh tế cao; (3) Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất; (4) Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở bảo tồn các công nghệ truyền thống với ứng dụng công nghệ mới; (5) Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn liền với quá trình xây dựng đô thị mới ngoại ô thành phố và bảo vệ môi trường sinh thái.

Để thực hiện được những định hướng trên, tác giả khuyến nghị chính quyền cần có những hỗ trợ tích cực song hành với những nỗ lực của chính các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu đó là: (1) Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển tiểu thủ công nghiệp; (2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (3) Phát triển thị trường các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; (4) Tăng cường và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn kinh doanh; (5) Đa dạng hóa tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; (6) Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho các cơ sở sản xuất và (7) Bảo vệ môi trường sinh thái cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KINH TE PHAT TRIEN\LE XUAN THANH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *