Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định

Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định

Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: nông-lâm-ngư nghiệp. Nó là một trong những ngành kinh tế rất quan trọng, là ngành trực tiếp sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho xã hội và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế khác, tạo được nhiều việc làm cho người dân lao động nông thôn; góp phần rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, ổn định an ninh lương thực ở mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Có thể nói, Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được.

Hoài Nhơn là huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 100km về phía bắc. Phía Bắc giáp với huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp với huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định, phía Tây giáp với hai huyện Hoài Ân và An Lão, phía đông giáp biển Đông. Toàn huyện có 15 xã và 2 thị trấn với diện tích tự nhiên là 421km2. Dân số 207.700 người, trong đó, dân số ở độ tuổi lao động là115.210 người (theo niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013).

Hoài Nhơn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh. Nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của vùng trong nhiều năm nay với nhiều kết quả thu được đáng khích lệ. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện đã được các cấp đầu tư, quan tâm. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn chưa thoát khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, năng suất cây trồng vật nuôi và năng suất lao động chưa cao.

Trước tình hình đó, cần có những giải pháp thiết thực khắc phục những khó khăn trên để đẩy mạnh nông nghiệp phát triển đạt hiệu quả ngày càng cao và bền vững, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” cho luận văn thạc sỹ của mình

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Làm rõ được lý luận và thực tiễn để hình thành khung nội dung nghiên cứu phát triển nông nghiệp.

– Xác định được tiềm năng, thế mạnh và các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp của huyện.

– Chỉ ra được mặt mạnh, yếu kém trong phát triển nông nghiệp của huyện.

– Kiến nghị được các giải pháp phát triển nông nghiệp của huyện trong thời gian tới

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng: Hệ thống giải pháp phát triển nông nghiệp

– Phạm vi:

+ Phạm vi về không gian: trên địa bàn huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định

+ Phạm vi về thời gian: từ năm 2009-2013

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Khái quát được lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp để tạo khung lý thuyết cho nghiên cứu; xác định được tiềm năng, thế mạnh và những tồn tại, hạn chế phát triển nông nghiệp của huyện Hoài Nhơn giai đoạn 2009 – 2013; đồng thời đánh giá được thực trạng phát triển và đề ra các giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Hoài Nhơn thời gian tới.

4. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp tiếp cận hệ thống.

– Phương pháp mô hình hóa.

– Phương pháp chuyên gia.

– Phương pháp thống kê: thống kê mô tả, thống kê suy đoán.

– Phương pháp điều tra.

– Phương pháp phân tích SWOT: chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển nông nghiệp bền vững của huyện

5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận văn được kết cấu đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển Nông nghiệp

Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp của huyện

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.1. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1.1.1. Định nghĩa nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản; nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm: trồng trọt, chăn nuôi và các dịch vụ trong nông nghiệp.

Ở nước ta, Nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có những nét đặc thù, là ngành sản xuất gắn với đối tượng sinh vật (cây trồng, vật nuôi), bị chi phối bởi qui luật sinh học, các điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết, khí hậu) và là ngành sản xuất ra sản phẩm tất yếu để xã hội tồn tại và phát triển; vì thế từ rất lâu được các nhà kinh tế quan tâm và được đề cập nhiều trong các lý thuyết kinh tế, nhất là trong các mô hình phát triển kinh tế của các nước chậm phát triển hiện đang tiến hành công nghiệp hóa.

1.1.2. Vị trí của ngành sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học – kỷ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học – cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định, con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh phát triển và diệt vong của chúng, mà trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật để có những giải pháp tác động thích hợp với chúng. Mặt khác, quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thỏa đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng.

Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định

1.1.3. Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm này cho thấy, ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành khác không có, cụ thể:

– Thứ nhất, đó là tính vùng.

– Thứ hai, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.

– Thứ ba, đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi.

– Thứ bốn, sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao.

1.1.4. Vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp

a. Cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội

b. Cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị

c. Nông nghiệp làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ

d. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu

e. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường

Tóm lại, nền kinh tế thị trường, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển bao gồm hai loại đóng góp: Thứ nhất là đóng góp về thị trường – cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm tiêu dùng cho các khu vực khác; thứ hai là sự đóng góp về nhân tố diễn ra khi có sự chuyển dịch các nguồn lực (lao động, vốn v.v…) từ nông nghiệp sang khu vực khác.

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Mục tiêu cơ bản và quan trọng của tất cả các địa phương mà nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp đó là tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp, đó cũng là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các địa phương. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với những nơi có điểm xuất phát thấp đang theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển.

* Phát triển nông nghiệp được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp được xem như quá trình biến đổi cả về lượng và chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội của sản xuất nông nghiệp.

Theo cách hiểu như vậy, nội dung của phát triển nông nghiệp được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng sản lượng nông nghiệp của nền kinh tế và mức gia tăng sản lượng bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất cho người dân và thực hiện các mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu nông nghiệp. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về chất kinh tế của sản xuất nông nghiệp. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển sản xuất nông nghiệp giữa các thời kỳ. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.

Từ đó nội dung phát triển nông nghiệp bao gồm:

1.2.1. Mở rộng quy mô, gia tăng các nguồn lực đầu vào

– Mức gia tăng sản lượng và giá trị sản lượng nông nghiệp hay từng ngành;

– Mức tăng quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp;

– Mức tăng các nhân tố sản xuất như vốn, lao động,…

1.2.2. Tổ chức tốt sản xuất nông nghiệp

– Mức tăng giảm số hộ sản xuất;

– Mức thay đổi số trang trại;

– Quy mô vùng sản xuất tập trung hay sự gia tăng tỷ lệ các nông sản chủ lực,…

1.2.3. Bảo đảm cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý

– Thay đổi % sản lượng hay diện tích các loại cây trồng vật nuôi trong tổng sản lượng;

– Thay đổi tỷ lệ các nhân tố sản xuất trong các nhóm ngành hay sản xuất.

1.2.4. Bảo đảm thị trường đầu ra

– Số hộ tham gia các mô hình chuỗi giá trị, liên kết tiêu thụ sản phẩm

– Số sản phẩm có thương hiệu,…

1.2.5. Gia tăng sản lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Sản lượng sản xuất nông nghiệp không chỉ phản ánh kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn thể hiện kết quả quá trình mở rộng quy mô sản xuất nhờ gia tăng nguồn lực cũng như tập trung thâm canh sản xuất nông nghiệp. Sản lượng nông nghiệp thể hiện qua đơn vị hiện vật hay giá trị.

Quá trình gia tăng sản lượng nông nghiệp nhờ tăng quy mô sản xuất phản ảnh sự phát triển theo chiều rộng. Nếu gia tăng sản lượng thông qua tăng năng suất nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, giống mới, cải tiến kỹ thuật,… chính là phát triển theo chiều sâu.

Hiệu quả sản xuất nông nghiệp thể hiện thông qua tỷ lệ so sánh giữa kết quả sản lượng sản xuất nông nghiệp và chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả sản xuất gắn liền với phát triển theo chiều sâu.

Tiêu chí đánh giá:

– Giá trị sản lượng nông nghiệp;

– Mức tăng giá trị sản lượng nông nghiệp;

– Năng suất nông nghiệp;

– Mức giảm chi phí sản xuất cho một đơn vị sản lượng nông nghiệp,…

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội

1.3.3. Các chính sách phát triển nông nghiệp

1.3.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiêp của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên về thâm canh trong sản xuất, nông nghiệp

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiêp của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa về cơ giới hóa trong sản xuất, nông nghiệp

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HUYỆN HOÀI NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

b. Đặc điểm địa hình

c. Khí hậu

d. Thủy văn

e. Tài nguyên đất

f. Tài nguyên thủy sản

g. Tài nguyên rừng

2.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội

a. Tình hình dân số và lao động

b. Tình hình thu nhập và mức sống dân cư

c. Cơ sở hạ tầng

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HOÀI NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.2.1. Quy mô, các nguồn lực đầu vào

Quy mô, các nguồn lực đầu vào cho phát triển nông nghiệp huyện Hoài Nhơn cụ thể trên các mặt sau:

a. Gia tăng các nguồn lực để phát triển nông nghiệp

– Tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên

– Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiêp

– Tình hình lao động nông nghiệp

– Tình hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các loại giống mới vào sản xuất

Nhìn chung, nông nghiệp truyền thống vẫn giữa vai trò quan trọng trong cung cấp lương thực cho xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế của ngành; ngành lâm nghiệp tuy có xu hướng tăng qua các năm, nhưng giá trị sản xuất và tỷ trọng đóng góp vào ngành còn thấp; chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế lâm nghiệp của huyện, nhất là phát triển cây cao su, cây keo nguyên liệu giấy đem lại giá trị kinh tế cao.

b. Về phát triển ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp nghĩa hẹp huyện Hoài Nhơn theo giá hiện hành qua các năm

Năm20092010201120122013
Giá trị(triệu đồng)124.488147.803172.836253.413256.330
Cơ cấu (% so với toàn tỉnh)4,124,434,233,814,04

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Hoài Nhơn

Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp, giá trị sản xuất giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có sự chênh lệch rất lớn. Những năm qua, ngành trồng trọt huyện Hoài Nhơngiữ vị trí quan trọng, góp phần đảm bảo lương thực, đóng góp lớn vào tăng trưởng giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp; trong khi đó sự phát triển của chăn nuôi giá trị sản xuất đem lại nhỏ, còn mang tính nhỏ lẻ hộ gia đình; ngành dịch vụ nông nghiệp chưa được chú trọng phát triển, giá trị sản xuất không đáng kể.

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế của huyện Hoài Nhơn qua các năm

GTSX ngành

(triệu đồng)

Năm
20092010201120122013
Trồng Trọt85.127102.513120.574158.301172.411
Chăn nuôi39.24845.15952.08994.73283.605
Dịch vụ113131173380314
Tổng124.488147.803172.836253.413256.330

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoài Nhơn

c. Về phát triển ngành lâm nghiệp

Lâm nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện trong những năm gần đây tương đối ổn định vì huyện đã có chính sách quy hoạch và sử dụng hiệu quả. Tính đến năm 2013, toàn huyện có 120.688,89 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất chiếm 51.904,56 ha (43%), đất rừng phòng hộ chiếm 38.214,31 ha (31,66%), đất rừng đặc dụng chiếm 30.570,02 ha (25,34%). Theo lộ trình về quy hoạch sử dụng đất, diện tích đất chưa sử dụng sẽ được giảm để tăng diện tích đất lâm nghiệp.

d. Về phát triển ngành thủy sản

Ngành thủy sản được xem là ngành ít lợi thế và chưa được chú trọng đầu tư, việc khai thác thủy sản nước ngọt tự nhiên ở sông, suối ngày càng hạn chế, do các sông suối ngày càng ô nhiễm nguồn nước, các loại cá quý: cá niên, chình, cá bống tượng, tôm càng xanh, cá ngạnh,… ngày càng giảm.

Bảng 2.10: Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động của huyện Hoài Nhơn qua các năm

Đơn vị: triệu đồng

NămGiá trị sản xuất thủy sản
Tổng sốKhai thácNuôi trồngDịch vụ
20092.9131.2882.625
20103.3171.4621.855
20113.7691.6622.106
20125.0642.1812.883
20135.4642.8492.615

Nhìn chung, so với các ngành kinh tế khác, tỷ lệ ngành thủy sản chiếm tỷ trọng quá nhỏ, hoạt động nuôi trồng thủy sản chủ yếu trên diện tích ao hồ nhỏ, phân tán trong hộ gia đình nhằm cải thiện cuộc sống hàng ngày, phát triển quy mô lớn hướng đến sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường là cả một thời gian dài để đạt được.

2.2.2. Tình hình tổ chức sản xuất nông nghiệp

Hoài Nhơn là huyện có các nguồn lực để phát triển kinh tế, nhưng khai thác còn hạn chế; nguồn thu ngân sách còn quá thấp, chủ yếu thu từ ngân sách của cấp trên; hợp tác xã, các công ty, nhà máy sản xuất còn ít, quy mô nhỏ, chưa thật sự làm bà đỡ cho nhân dân phát triển sản xuất; đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề nông, nên sản xuất nông – lâm – thủy sản của huyện đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội, cũng như ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn huyện.

Các mô hình kinh tế nông nghiệp của huyện Hoài Nhơn chưa thực sự đa dạng về loại hình, đặc biệt chưa hình thành các loại hình trang trại như trang trại lâm nghiệp, trang trại tổng hợp, VAC,… nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương.

2.2.3. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Trong những năm gần đây, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu lựa chọn những loại cây trồng, con vật nuôi nào mà thị trường cần, phù hợp với điều kiện của địa phương và đem lại năng suất, hiệu quả cao và đảm bảo chất lượng; chú trọng việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp phải gắn với thị trường.

Việc phát triển sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải gắn với việc nghiên cứu, khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường về sản phẩm nông nghiệp.

Huyện Hoài Nhơn đã từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đúng hướng, hạn chế độc canh trong sản xuất, hình thành các vùng tập trung chuyên canh cây trồng, vật nuôi, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa và kết quả thu về rất khả quan.

2.2.4. Tình hình bảo đảm thị trường đầu ra

Việc đảm bảo thị trường đầu ra được phân tích trên hai mặt: Một là sự chủ động xây dựng mô hình, quy hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện phù hợp với nhu cầu thị trường và hai là việc sử dụng các biện pháp, chính sách, cách làm để tăng giá trị, khả năng tiêu thụ sản phẩm, việc liên kết hình thành chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu, công tác tiếp thị,… chưa được chú ý đúng mức nên sức cạnh tranh thấp. Đặc biệt, tổ chức sản xuất có quy mô lớn nhưng việc liên kết tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều nên phát triển chưa bền vững, tình trạng được mùa mất giá khá phổ biến.

Sản xuất nông nghiệp ngoài đáp ứng nhu cầu của địa phương, ngoài ra, một số sản phẩm được tiêu thụ trong, ngoài tỉnh và cả xuất khẩu. Chính quyền huyện và tỉnh cũng đã quan tâm tạo điều, nghiên cứu và xây dựng chuỗi giá trị đối với các loại cây để hỗ trợ liên kết giữa người nông dân và các doanh nghiệp.

Đối với sản phẩm của cây cao su, cây keo, được các tiểu thương và doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu.

Riêng đối với một số loại cây ăn quả, do chất lượng không cao nên chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh thông qua hệ thống tiểu thương.

Bên cạnh đó, huyện, tỉnh cũng có một số chính sách ưu tiên, hỗ trợ vốn, kiến thức cho người nông dân cũng như mở rộng mô hình… để nâng cao hơn nữa hiệu quả của các mô hình: nông dân – hợp tác xã – doanh nghiệp và nông dân – hộ kinh doanh – doanh nghiệp,… từ đó ổn định nguồn cung, nâng cao chất lượng và giá thành đầu ra.

2.2.5. Tình hình sản lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Nhờ mở rộng diện tích canh tác, tích cực áp dụng khoa học – kỹ thuật, thâm canh trong sản xuất nên giá trị sản lượng nông nghiệp của Hoài Nhơn tăng hàng năm, năm 2013 đạt 275,417 tỷ đồng, trong đó, đóng góp nhiều nhất vẫn là ngành sản xuất nông nghiệp, sau đó đến lâm nghiệp và thủy sản.

Trong sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi đóng góp giá trị lớn nhờ vào số lượng chăn nuôi đàn trâu, bò, lợn của huyện hàng năm, trong khi đó đóng góp của ngành dịch vụ nông nghiệp hầu như không đáng kể.

Giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích của huyện tăng hàng năm, trong đó đạt 29,72 triệu đồng/ha năm 2009 và 33,91 triệu đồng/ha năm 2013. Đây là kết quả quả việc tích cực thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật cho việc trồng trọt, nuôi trồng cây nông nghiệp.

Đối với cây lúa, do chịu tác động nhiều của điều kiện thời tiết, sâu bệnh nên diện tích và năng suất không ổn định qua các năm, đặc biệt vào năm 2011, diện tích lúa vụ hè thu của huyện bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt, gây ảnh hưởng đến năng suất cả năm của huyện.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HOÀI NHƠN

2.3.1. Những lợi thế của huyện Hoài Nhơn

– Huyện Hoài Nhơn là cửa ngõ phía bắc của tỉnh Bình Định, có Quốc lộ 1A dài 28,5 Km chạy suốt chiều dài của huyện và đường ven biển Nhơn Hội – Tam Quan (ĐT 639) phục vụ công tác quốc phòng, phát triển kinh tế biển và du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi để hợp tác và phát triển kinh tế giữa các vùng, miền trong và ngoài tỉnh.

– Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú và đa dạng, diện tích đất lâm nghiệp chưa khai thác còn nhiều, có lợi thế cho phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm sản và thực phẩm.

– Đảng và nhà nước có nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ từ ngân sách phục vụ chương trình nông thôn, miền núi như chương trình cho huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, chương trình 135, chương trình 134.… nội lực của huyện đã nâng lên rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trong huyện.

– Thị trường tiêu thụ một số sản phẩm nông, lâm sản mà huyện có điều kiện phát triển rất thuận lợi như: sản phẩm mủ cao su, nguyên liệu giấy, gỗ bao bì và một số loại thực phẩm khác,…

2.3.2. Những hạn chế và thách thức

– Huyện có địa hình sông suối chia cắt, đất dốc nên rất khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.

– Xuất phát điểm của nền kinh tế huyện còn quá thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nên khả năng tích lũy và huy động các nguồn vốn trong dân cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn.

– Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt chậm

– Chăn nuôi tập trung, trang trại tuy đã hình thành nhưng tốc độ phát triển đang còn chậm, việc đầu tư vốn, kỷ thuật còn hạn chế.

– Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở cấp huyện, cấp xã thực hiện còn chậm

– Một số công trình thuỷ lợi chưa phát huy hết công suất, an toàn hồ đập chưa được đảm bảo.

– Kinh tế trang trại phát triển còn tự phát, chưa có định hướng rõ ràng. Hầu hết các mô hình trang trại đều có quy mô nhỏ, chưa đạt các tiêu chí theo quy định.

– Nguồn thu ngân sách của huyện quá nhỏ bé; vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh chủ yếu do nông hộ tự bỏ vốn và tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi; nhà nước chủ yếu đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội.

* Những kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp của huyện giai đoạn 2009-2013

– Chăn nuôi: Hoài Nhơn là huyện có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, trong những năm qua huyện chú trọng phát triển chăn nuôi và đã có những chuyển biến khá tốt cả về số lượng và chất lượng; đưa một số giống vật nuôi có hiệu quả cao vào sản xuất.

– Lâm nghiệp: Công tác phát triển lâm nghiệp trong thời gian qua chủ yếu quản lý khoanh nuôi và trồng rừng kinh tế. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm tăng hàng năm.

– Thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản đã có một số chuyển biến, nhiều hộ gia đình đã tận dụng mặt nước ao hồ để nuôi trồng, từng bước đáp ứng nhu cầu thiết yếu về thực phẩm cho người dân địa phương và bán sản phẩm hàng hóa.

* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

– Khách quan:

Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng của lũ lụt, hạn hán, các đợt rét đậm, rét hại, lốc xoáy… xảy ra hàng năm. Tình hình dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, giá vật tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định…, đã tác động đến tâm lý người sản xuất, tiêu dùng.

Tiềm lực kinh tế của huyện còn thấp, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn còn hạn chế.

– Chủ quan

Công tác chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản ở một số địa phương chưa quyết liệt, thiếu các giải pháp mạnh, thiếu đôn đốc kiểm tra, giám sát.

Công tác tuyên truyền nhân rộng các mô hình, vận động người dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chưa mạnh.

Tư tưởng trông chờ, ỉ lại sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn mang nặng trong tiềm thức của nông dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa, ý thức vươn lên làm giàu, thoát nghèo ở một số hộ dân chưa cao.

Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn còn thiếu, dàn trải, chưa kịp thời; các chính sách hỗ trợ sản xuất còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Tóm lại, Ngành nông, lâm, ngư nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện Hoài Nhơn, thu hút trên 80% lực lượng lao động. Giai đoạn 2009 – 2013, mặc dù gặp một số khó khăn do thiên tai gây ra như bão, lụt, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng, nhưng sản xuất nông, lâm, nghiệp và thuỷ sản vẫn đạt được sự tăng trưởng.

Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản có bước chuyển dịch tích cực, phù hợp với tiềm năng lợi thế của huyện; tuy nhiên, giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2013 vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn;

Năng suất, sản lượng cây trồng ngày càng tăng, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, nhưng nhìn chung năng suất và chất lượng của hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi trong huyện còn thấp, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao.

Lúa, ngô là cây trồng quan trọng của huyện Hoài Nhơn, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp; cây cao su và cây keo có giá trị lớn đã có thể khai thác. Bò, heo và gà là những con vật nuôi chiếm giá trị cao trong ngành chăn nuôi; nhưng quy mô trang trại còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP HUYỆN HOÀI NHƠN

3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP

3.1.1. Quan điểm và phương hướng phát triển nông nghiệp của huyện

a. Quan điểm phát triển ngành nông – lâm – thủy sản

– Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa. khai thác tốt và hiệu quả các thế mạnh của địa phương về đất đai và nguồn nhân lực,…

– Trong lĩnh vực trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực hiện đầu tư thâm canh tăng năng suất, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao.

– Tăng cường chăn nuôi đại gia súc và kinh tế vườn rừng, kinh tế trang trại phù hợp lợi thế của huyện.

– Thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất theo quy hoạch với cơ cấu cây bản địa hợp lý đảm bảo phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao.

– Xây dựng phát triển ngành nông – lâm – thuỷ sản của huyện trở thành ngành sản xuất hàng hoá với sản phẩm đa dạng, gắn liền với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp

3.1.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện

* Mục tiêu chung:

– Đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, đơn vị sản phẩm, đồng thời phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và dịch vụ kỹ thuật.

– Tốc độ tăng trưởng bình quân nông nghiệp từ 9 – 10%/năm, giá trị sản xuất nông lâm ngư đến 2020 đạt khoảng 200 tỷ đồng (giá hiện hành).

– Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc bố trí sắp xếp các khu dân cư cho các đối tượng hộ nằm trong vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, hộ còn du canh, du cư.

– Đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%; tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo, tập huấn trên 35%; tạo sự chuyển biến nhanh và bền vững về đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện; xây dựng xã hội ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

* Mục tiêu cụ thể:

– Về kinh tế

+ Đến năm 2015: Giá trị sản xuất lâm nông ngư nghiệp đạt 100 – 120 tỷ đồng/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 14 – 16%.

+ Đến năm 2020: Giá trị sản xuất lâm nông ngư nghiệp đạt 180 – 200 tỷ đồng/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 9 – 10%.

– Về môi trường: Đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2012 – 2015 đạt 60%; đến năm 2020 đạt 70%.

– Về xã hội: Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn thông qua phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; …

– Về bố trí dân cư: Đến năm 2020 bố trí sắp xếp dân cư cho 1.395 hộ, với 6.133 khẩu, trong đó: Xen ghép tại thôn bản 182 hộ, với 820 khẩu; xen ghép trong xã 108 hộ, với 550 khẩu; di dời đến địa điểm ở mới 1.112 hộ, với 4.763 khẩu.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HOÀI NHƠN

3.2.1. Nhóm giải pháp mở rộng quy mô, gia tăng các nguồn lực đầu vào

Rà soát, hoàn chỉnh và thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai theo từng vùng.

Vận động và hỗ trợ nhân dân thực hiện tốt khai hoang phục hóa tạo đất sản xuất; Hỗ trợ cải tạo ao hồ, đất mặt nước cho việc nuôi trồng cá nước ngọt theo mô hình hộ gia đình.

Đối với sản xuất lâm nghiệp, tiến hành rà soát điều chỉnh lại cơ cấu 3 loại rừng theo hướng tăng rừng sản xuất.

Để bảo đảm nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, huyện cần thiết có các biện pháp tương ứng với các nguồn vốn.

3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm tổ chức tốt sản xuất nông nghiệp

Xây dựng, phát huy các mô hình tổ chức sản xuất nông – lâm -thủy sản hợp lý. Xây dựng và phát huy, đa dạng loại hình các mô hình kinh tế trang trại của huyện Hoài Nhơn nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương như mô hình trang trại lâm nghiệp, mô hình hình trang trại tổng hợp, VAC,… Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thông qua hoạt động của công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để người dân dễ nắm bắt kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất có hiệu quả.

Phối hợp với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, huyện và các Sở ngành liên quan đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xem đây là chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài.

Củng cố, mở rộng, nâng cấp và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm dạy nghề huyện, đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn; có chính sách ưu tiên cho con em đồng bào dân tộc.

Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình hợp tác xã nông nghiệp.

3.2.3. Nhóm giải pháp bảo đảm cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiêp theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuât ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp.

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất, bên cạnh thành phần kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân cần khuyến khích thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác.

Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

3.2.4. Nhóm giải pháp bảo đảm thị trường đầu ra

Các cơ quan, ban, ngành có liên quan đến nông nghiệp phải có phương án quy hoạch vùng sản xuất, tăng cường các thông tin kinh tế, dự báo giá cả thị trường, tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm nông sản nhằm nhằm định hướng phát triển nông nghiệp hợp lý.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu trên địa bàn… thông qua liên kết liên doanh để mở rộng sản xuất, dự báo thị trường… nhằm ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Khẩn trương đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, chú ý tạo điều kiện phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương như: nón lá, gà tre… Bên cạnh đó, phải quan tâm đến việc phát triển các cơ sở chế biến nhỏ để tác động tích cực đến việc lưu thông tiêu thụ, góp phần giải quyết lao động nông nhàn.

Ngoài ra, để nông sản tiêu thụ thuận lợi, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, huyện Hoài Nhơn cũng cần quan tâm chỉ đạo trong việc kiểm tra kiểm soát thị trường đối với các sản phẩm đầu vào của ngành nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; tổ chức tốt hoạt động của các chợ trên địa bàn, cũng như mạng lưới giao thông ở vùng núi để giảm các chi phí, giúp nông dân dễ tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập để tái đầu tư.

3.2.5. Nhóm giải pháp khác

– Triển khai thực hiện tốt các Nghị định của Chính phủ; chính sách hỗ trợ vốn cho sản xuất nông lâm ngư theo Chương trình 30a.

– Xây dựng chính sách thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhất là các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh, huyện.

– Tăng cường nâng cao hiệu quả của các chính sách về đất đai, đầu tư, khuyến nông, khuyến lâm trong nông nghiệp

Tăng cường thể chế, nâng cao năng lực quản lý nhà nước hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn.

– Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển nông nghiệp.

Ưu tiên đầu tư phát triển đường giao thông vì nó là huyết mạch của địa phương.

Để phát triển nông nghiệp trong những năm tới, huyện cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp của huyện. Chúng bao gồm:

Trước hết, phải xây dựng Quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện giai đoạn 2015 – 2020.

Thứ hai, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách về đất đai.

Thứ ba, tiếp tục rà soát để điều chỉnh cơ cấu đầu tư từ ngân sách Nhà nước, ưu tiên bố trí các nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thứ tư, áp dụng các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế đối với địa phương. Có cơ chế tuyển dụng, đề bạt và đào tạo cán bộ rõ ràng, chính xác, đúng đắn, minh bạch và được công khai dân chủ;

Tăng cường thông tin kinh tế, kỹ thuật, giá cả thị trường trong nước và ngoài nước, các hoạt động sản xuất đến nhân dân ở các xã, thôn, bản.

Có chính sách cụ thể để giải quyết các vấn đề nhạy cảm như: dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán, đặc biệt là giải quyết đất đai công khai minh bạch cho nhân dân trong huyện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  1. Kết luận

Quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, nhất là khi các nguồn lực ngày càng khan hiếm, dân số càng đông, nhu cầu về nông sản ngày càng tăng về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại. Định hướng phát triển đúng đắn là yêu cầu cấp thiết đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Nông nghiệp của huyện Hoài Nhơn có những đặc điểm, nội dung và tiêu chí khác biệt. Do đó, cần phải nắm vững thực trạng phát triển sản xuất thực tại, định hướng mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện và có những giải pháp thiết thực để phát triển.

Nông nghiệp được coi là thế mạnh của huyện trong nhiều năm qua, với những kết quả thu được rất khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nông nghiệp huyện Hoài Nhơn cũng còn gặp nhiều khó khăn như thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh bùng phát… làm giảm giá trị sản xuất nông nghiệp.

Trong giai đoạn vừa qua, để phát triển nông nghiệp, huyện Hoài Nhơn đã tập trung huy động các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất, giải quyết việc làm và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản cho nhân dân. Đồng thời đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của huyện, tăng nguồn thu cho ngân sách và là động lực thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá, tăng trưởng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ cần có những giải pháp hợp lý.

Dựa trên thực trạng phát triển nông nghiệp huyện, các giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua, tác giả đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp huyện trong thời gian tới đó là: (1) Nhóm giải pháp mở rộng quy mô, gia tăng các nguồn lực đầu vào; (2) Nhóm giải pháp nhằm tổ chức tốt sản xuất nông nghiệp: (3) Nhóm giải pháp bảo đảm cơ cấu sản xuất nông nghiệp; (4) Nhóm giải pháp bảo đảm thị trường đầu ra; (5) Các nhóm giải pháp khác.

  1. Kiến nghị

Chính quyền địa phương cần ưu tiên bố trí kinh phí cho việc củng cố, xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sớm xây dựng các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm để không ngừng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cần phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, uốn nắn phát hiện những tổ chức cá nhân có vi phạm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất cố tình gây ô nhiễm môi trường.

Các hộ nông dân, các chủ trang trại phải nghiêm chỉnh chấp hành các qui định của pháp luật, các qui trình kỹ thuật trong sản xuất nhất là trong sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, sử dụng các nguồn nước tưới… để sản xuất ra những sản phẩm./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KINH TE PHAT TRIEN\LUAN VAN BINH DINH\LUAN VAN (Nguyen Thi Thuy Nga)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *