Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng

Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng

Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế tư nhân là một thành phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xã hội. Kinh tế tư nhân đang có mặt ở nhiều ngành, nghề cả nông thôn và thành thị. Đặc biệt, khu vực KTTN thu hút khoảng gần 85% lực lượng lao động cả nước, hằng năm tạo ra khoảng 1 triệu việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Hiện nay, kinh tế tư nhân phần lớn hoạt động dưới hình thức kinh tế hộ gia đình, cá thể (chiếm 95%). Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN)

Sự phát triển kinh tế hộ gia đình hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về tốc độ tăng trưởng, tốc độ và cơ cấu. Đến nay, nhiều hộ gia đình đã đứng vững được trong nền kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; trình độ, năng lực, khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực sản xuất có nhiều tiến bộ; khơi dậy và khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương; từng hộ gia đình đã phát triển ngành nghề, dịch vụ hiệu quả, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh tại địa phương.

Với chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế và các thành phần kinh tế, đất nước thay da đổi thịt đi lên từng ngày. Cơ sở hạ tầng liên tục được đổi mới làm thay đổi bộ mặt quốc gia. Từ thành thị đến nông thôn, các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp liên tiếp mọc ra. Các khu đô thị mới, các công trình phúc lợi được hình thành chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu, làm đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của các vùng, các địa phương.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nghiên cứu đưa ra các chủ trương, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển. Trong đó có chính sách đối với sự phát triển của thành phần kinh tế nói chung và kinh tế hộ nói riêng. Điều này mở ra cơ hội lớn cho thành phần kinh tế tư nhân nói chung kinh tế hộ nói riêng không ngừng phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Là đơn vị hành chính trẻ nhất thành phố, mặt khác, là một quận mới được thành lập từ năm 2005, quận Cẩm Lệ đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, có tốc độ tăng trưởng cao, dân cư tập trung ngày càng đông đúc, các nhu cầu về đời sống ngày một gia tăng tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình ngày một phát triển. Tuy nhiên là đơn vị kinh tế nhỏ nhất trong cơ cấu kinh tế của thị trường do đó các hộ sản xuất tại Cẩm Lệ chưa được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền. Mặt khác do việc các hộ sản xuất kinh doanh chủ yếu là tự phát và còn manh mún chưa có sự kết nối với nhau nên hiệu quả chưa cao.Chính vì vậy, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình cần được các cấp ủy, Đảng, chính quyền, đoàn thể các ngành và các nhà khoa học quan tâm. Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Cẩm Lệ nói riêng.

Do đó, với mong muốn tìm hiểu thực trạng quản lý kinh tế hộ gia đình hiện nay và góp phần đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, tôi xin chọn nghiên cứu đề tài: “ Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hộ gia đình.

– Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ.

– Đề xuất các phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ trong những năm tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ.

* Phạm vi nghiên cứu

– Về không gian: Trên địa bàn quận Cẩm Lệ, Thành Phố Đà Nẵng

– Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ trong giai đoạn 2015-2017 và các giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình quận Cẩm Lệ đến năm 2020.

* Câu hỏi nghiên cứu

– Thực trang phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm lệ thời gian qua như thế nào?

– Cần có các giải pháp nào nhằm thúc đẩy kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ phát triển trong thời gian tới.

4. Ý nghĩa thực tiễn

    • Làm rõ thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn Quận Cẩm Lệ, nhằm tìm ra những giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế hộ cho phù hợp với điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa và phát triển kinh tế thị trường.
    • Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ trên địa bàn Quận Cẩm Lệ được tốt hơn trong thời gian đến.

5. Ý nghĩa khoa học

– Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế hộ và những chính sách liên quan đến phát triển kinh tế hộ trong giai đoạn hiện nay.

– Quá trình thực hiện luận văn sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân học viên.

– Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển kinh tế hộ trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn hiện nay.

– Luận văn cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các cơ quan trong ngành và học viên các khóa tiếp theo.

6. Phương pháp nghiên cứu

a. Quan điểm nghiên cứu chung

b .Vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế

Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu như:

– Phương pháp thống kê

– Phương pháp phân tích số liệu: Sau khi đã thu thập đầy đủ các số liệu phục vụ cho nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số các phương pháp phân tích trong thống kê như: phân tích biến động, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, đời sống và khả năng tích lũy của các hộ gia đình thông qua các chỉ tiêu phân tích như tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng, số bình quân…

– Phương pháp điều tra: Bằng cách sử dụng các công cụ của điều tra như quan sát trực tiếp, phỏng vấn trực tiếp, xem xét và phân tích thực tế, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp thiết thực để giải quyết các vướng mắc, khó khăn của các hộ gia đình cùng với chủ hộ…

– Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để phân tích đặc trưng mối quan hệ giữa khả năng và thực tế, so sánh và đánh giá hiệu quả thực tế của kinh tế các hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ.

Và một số phương pháp tiếp cận như:

– Tiếp cận nghiên cứu thị trường nhằm nghiên cứu thị trường và các thay đổi cấu trúc thị trường liên quan tới phát triển kinh tế hộ

– Tiếp cận bằng lý thuyết kinh tế phát triển nhằm lý giải mối quan hệ giữa mô hình kinh tế hộ gia đình với tăng trưởng và phát triển kinh tế…

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hộ gia đình

Chương 2: Thực trang phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ

Chương 3: Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ

8.Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

HỘ GIA ĐÌNH

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH

1.1.1. Khái niệm kinh tế hộ gia đình

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 chúng ta có khái niệm:

“Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này “(Điều 106)

Các đơn vị kinh tế này được tổ chức theo những hình thức:

  1. Hộ cá thể
  2. Hộ tiểu nông, công nghiệp
  3. Xí nghiệp tư doanh.

Hộ cá thể, theo Nghị định có các điều kiện sau: tư liệu sản xuất và các vốn khác thuộc quyền sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh, chủ đăng ký kinh doanh phải là người lao động trực tiếp; những người lao động khác phải là bố mẹ, vợ chồng, con hoặc những người thân khác có tên trong sổ.

1.1.2. Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình

– Kinh tế hộ là hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ.

– Chủ hộ chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ.

– Tính bền vững của kinh tế hộ không cao.

  • Trong kinh tế hộ, không phân biệt được giữa lao động của chủ hộ với người lao động làm thuê.

1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ gia đình

Kinh tế hộ khai thác và tận dụng có hiệu quả về vốn, các nguồn nguyên liệu ở tầng địa phương. Phát triển kinh tế hộ sẽ tạo ra nguồn đầu tư quan trọng đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân.

  • Đóng góp cho thu nhập quốc dân, tạo ra việc làm và tăng phúc lợi cho xã hội.
  • Kinh tế hộ góp phần duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, qua đó sử dụng và phát huy kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản lý sản xuất đã được tích lũy qua nhiều thế hệ, kết hợp tính truyền thống và tính hiện đại trong sản xuất. Đặc điểm cơ bản nhất của ngành nghề truyền thống là gắn chặt với kinh tế hộ và thực tế đã chứng minh kinh tế hộ phát triển thì các ngành nghề truyền thồng cũng phát triển.
  • Kinh tế hộ giúp mạng lưới phân phối luân chuyển hàng hóa. Tuy nhiên đối với các hộ kinh doanh không cố định, mang tính chất lưu động (đặc biệt là những hộ bán hàng rong, vỉa hè,…) thì việc phân phối, luân chuyển hàng hóa rất nhanh chóng, đáp ứng tức thời nhu cầu người tiêu dùng.

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH

1.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế hộ

Phát triển kinh tế hộ là sự thay đổi theo thời gia cả chiều rộng và chiều sâu của các hoạt động kinh tế hộ gia đình (Quyền Đình Hà và Mai Thanh Cúc (2005))

Theo chiều rộng, sự phát triển kinh tế hộ được thực hiện thông qua sự gia tăng số lượng hộ kinh doanh; gia tăng quy mô của hộ kinh doanh bằng việc gia tăng các yếu tố nguồn lực như lao động, vốn, kỹ thuật công nghệ…; từ đó làm gia tăng kết quả đầu ra như gia tăng sản lượng hàng hóa, gia tăng giá trị sản xuất, mở rộng thị trường,…

Theo chiều sâu, phát triển kinh tế hộ được thể hiện ở sự gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của bản thân các hộ kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; gia tăng tích lũy cho hộ kinh doanh; gia tăng sự đóng góp cho xã hội của các hộ kinh doanh và chất lượng nguồn nhân lực của kinh tế hộ. Từ đó kinh tế hộ sẽ đóng góp vào GDP, thúc đẩy sự phát triển của hộ kinh doanh, đóng góp cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân,…

1.2.2. Phát triển theo chiều rộng

Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng
Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng

a. Gia tăng số lượng hộ kinh doanh và kết quả kinh doanh

Chính quyền địa phương cần có những chính sách để kích thích, thúc đẩy ngày càng nhiều các hộ gia đình sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc sang hộ gia đình có kinh doanh hoặc các hộ gia đình sản xuất vừa phục vụ cho gia đình vừa kinh doanh chuyển sang sản xuất sản phẩm chuyên phục vụ kinh doanh, làm sao cho ngày càng nhiều người kinh doanh hơn.

b. Gia tăng nguồn lực của kinh tế hộ.

Mở rộng quy mô hộ kinh doanh là quá trình tăng năng lực sản xuất kinh doanh của từng hộ kinh doanh, là tiêu chí phản ánh tổng hợp sự kết hợp một cách có hiệu quả các yếu tố nguồn lực.

Mở rộng quy mô hộ kinh doanh được thực hiện bằng cách gia tăng các các nguồn lực của từng hộ kinh doanh. Các nguồn lực theo nghĩa rộng, gồm các yếu tố về tổ chức, kỹ thuật, nhân sự, cơ sở vật chất và về tài chính hộ kinh doanh.

c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ

Phương diện thứ nhất, mặt vật chất kỹ thuật của cơ cấu, bao gồm:

  • Cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế phản ánh số lượng, vị trí, tỉ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế.
  • Cơ cấu theo quy mô, trình độ kỹ thuật, công nghệ của các loại hình tổ chức sản xuất phản ánh chất lượng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế.
  • Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng kết hợp, khai thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế-xã hội của các vùng phục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân thống nhất.

Phương diện thứ hai, xét theo cơ cấu kinh tế về mặt kinh tế-xã hội, bao gồm:

Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển theo chiều rộng kinh tế hộ gia đình là:

+ Số lượng hộ gia đình sản xuất kinh doanh chung và theo ngành

+ Tốc độ tăng của số lượng hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

+ Số lượng hộ tăng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương…

+ Cơ cấu hộ sản xuất theo GTSX, theo số hộ

+ Số lượng và cơ cấu vốn của của hộ gia đình

+ Số lượng lao động của hộ gia đình

1.2.3. Phát triển theo chiều sâu

Phát triển theo chiều sâu kinh tế hộ gắn với việc nâng cao thu nhập kinh tế hộ, mở rộng và tham gia sâu vào thị trường và nâng cao chất lượng NNL của kinh tế hộ.

a. Nâng cao thu nhập của kinh tế hộ

Nâng cao thu nhập kinh tế hộ là tiêu chí phản ánh kết quả cuối cùng của kinh tế hộ, thể hiện kết hợp một cách có hiệu quả các yếu tố nguồn lực nhất là theo chiều sâu của kinh tế hộ. Tăng thu nhập và bảo đảm chi hợp lý sẽ tăng tích lũy, cơ sở để tăng thu nhập trong tương lai. Để nâng cao thu nhập kinh tế hộ cần;

  • Tăng trưởng về số lượng sản phẩm sản xuất
  • Tăng trưởng về kết quả kinh doanh và doanh thu tài chính: nâng cao khả năng tăng doanh thu từ sản xuất và kinh doanh. Khả năng sản xuất và bán hàng của hộ kinh doanh.
  • Tăng trưởng các điều kiện vật chất: nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nguyên vật liệu và phân phối hợp lý các máy móc, mặt bằng sản xuất kinh doanh.
  • Nâng cao trình độ công nghệ, trang thiết bị máy móc; nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin và dịch vụ hỗ trợ công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của khoa học và công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin đã mở ra khả năng rộng lớn cho sự phát triển của các hộ kinh doanh. Một mặt nó tạo điều kiện và khả năng cho các hộ kinh doanh có thể trang bị kỹ thuật hiện đại hơn, năng động hơn, linh hoạt hơn trong công việc lựa chọn đưa vào ứng dụng và khai thác công nghệ mới.

– Tăng cường khả năng tổ chức quản lý điều hành: Hiện nay khả năng quản lý điều hành kinh doanh của Chủ hộ kinh doanh còn rất yếu, đại đa số xuất phát từ những người dân lao động phổ thông, rất ít chủ kinh tế hộ xuất thân là những nhà trí thức do

b. Mở rộng và tham gia sâu vào thị trường

Việc tổ chức mạng lưới kinh doanh giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi một mặt, mạng lưới kinh doanh đảm bảo cung ứng các nguyên liệu, vật tư, các công cụ lao động cần thiết cho nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác ở khu vực kinh tế hộ sản xuất cũng như cung ứng các loại hàng công nghiệp tiêu dùng.

Mặt khác, mạng lưới kinh doanh đảm bảo tiêu thụ các loại nông sản hàng hóa và các sản phẩm hàng hóa khác trên địa bàn, tạo điều kiện để khu vực kinh tế này phát triển, nâng cao thu nhập của người dân. Qua đó, đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối, tạo điều kiện đưa các hàng hóa thiết yếu và có thế mạnh của Việt Nam đến tay người tiêu dùng.

c. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực kinh tế hộ

    • Tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ quản lý của các hộ kinh doanh và xem đây là nhiệm vụ hàng đầu trong các nội dung phát triển chất lượng hộ kinh doanh.
  • Tăng cường hỗ trợ khả năng tiếp cận và sử dụng có hiệu quả về ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Từng bước tăng cường tốc độ tăng trưởng về vốn, tài sản ngày càng nhiều trong hoạt động kinh tế hộ.
  • Thường xuyên rèn luyện để nâng cao tay nghề đảm bảo sản phẩm làm ra ngày một đẹp hơn, tinh xảo hơn và dĩ nhiên giá thành phải thấp hơn.
    • Tăng cường liên kết giữa kinh tế hộ với kinh tế hộ, giữa kinh tế hộ với các doanh nghiệpCác tiêu chí phản ánh:

+ Tổng thu nhập của hộ theo chung và theo ngành

+ Tổng thu nhập theo mức và theo địa bàn

+ Tổng chi phí của hộ chung và theo ngành

+ Tổng chi tiêu, mức chi tiêu cho các nhu cầu

+ Tỷ lệ số hộ kinh doanh thương mại dịch vụ

+ Tỷ lệ chủ hộ kinh doanh có trình độ chuyên môn

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH

1.3.1. Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế hộ

1.3.2. Tiềm năng, lợi thế của địa phương

1.3.3. Năng lực, khát vọng vươn lên làm giàu của người dân

1.3.4. Tốc độ tăng trưởng và tính chất của thị trường

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí của Quận Cẩm Lệ: phía Đông giáp quận Ngũ Hành Sơn; phía Tây và Nam giáp huyện Hòa Vang; phía Bắc giáp các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Cẩm Lệ.

2.1.2. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai

Bảng 2.1. Tình hình đất đai của quận Cẩm Lệ năm 2017

TTDiễn giảiSố lượng (ha)Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên128.488100
I.Đất nông nghiệp69.86854,38
1Đất sản xuất nông nghiệp6.7485,25
1.1Đất trồng cây hàng năm5.5994,36
1.2Đất trồng cây lâu năm1.1490,89
2Đất lâm nghiệp có rừng62.96049,00
3Đất nuôi trồng thủy sản1190,09
4Đất nông nghiệp khác800,06
II.Đất phi nông nghiệp54.50942,42
1Đất ở7.2825,67
2Đất chuyên dung43.21033,63
III.Đất chưa sử dụng4.0093,12

Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ 2017

2.1.3. Tình hình dân số và lao động

Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của quận

qua 3 năm 2015-2017

Chỉ tiêuĐVT201520162017Tốc độ phát triển
SLSLSL2016/20152017/2016BQ
1.Dân số trung bìnhNgười106.383108.485111.4682,182,542,36
2.Tổng số lao độngNgười53.10255.43956.8494,402,543,47
LĐ NNNgười18.84419.21219.4331,951,151,55
LĐ CN-XDNgười26.53027.74228.6894,563,413,98
LĐ TM-DVNgười7.7288.4858.7279,792,856,32

Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ

Tình hình dân số và lao động của quận qua 3 năm 2015-2017 ta thấy: Năm 2106 dân số của quận Cẩm Lệ là 111.468 người, so với năm 2016 dân số của quận tăng 2983 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 2,36%. Số lao động hoạt động trong lĩnh vực TM-DV tăng khá nhanh với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 6,32%, trong khi đó tốc độ tăng số lượng lao động hoạt động NN là 1,55%.

2.1.4. Tình hình cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục

2.1.5. Tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn quận

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ

2.2.1. Thực trạng phát triển về chiều rộng kinh tế hộ gia định tại Quận Cẩm Lệ

a. Thực trạng về số lượng hộ, doanh thu và cơ cấu kinh tế hộ gia đình

Về cơ cấu hộ: phần lớn hộ kinh doanh ở quận thuộc lĩnh vực TM-DV, chiếm khoảng 80% và vẫn có xu hướng tăng. Trong khi tỷ trọng nhóm hộ trong 2 lĩnh vực còn lại giảm dần.

* Đối với ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản

b. Thực trạng gia tăng nguồn lực

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế về chiều sâu của hộ gia đình tại Quận Cẩm Lệ

a. Thực trạng về tình hình thu nhập của hộ gia đình

Tổng thu của hộ

Nhóm hộ thu nhập khá hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ là chủ yếu, tổng thu trong nông nghiệp là dường như không đáng kể. Trong khi đó nhóm hộ nghèo lại có nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp.

Bảng 2.10. Tổng thu trung bình của các hộ gia đình năm 2017

Chỉ tiêuTổng thu (Nghìn đồng/ năm)NNCN-XDTM-DVKhác
Giá trị%Giá trị%Giá trị%Giá trị%
Phân theo TNKhá355.42042.07211.8113.38031.9114.36032.1885.23023.98
TB29389038.63013.1495.25032.4189.12030.3270.89024.12
Nghèo125.81135.33328.080050.08339.8040.39532.1
Phân theo PhườngHòa Thọ Đông208.48340.09419.2480.02638.3943.08720.6645.23021.69
Hòa Phát182.63035.12019.2395.16052.252.35028.6700
Hòa An279.44200111.20039.7990.15032.2678.09227.94
Hòa Thọ Tây288.92738.48013.31100.12034.65100.23034.6950.09617.33
Hòa Xuân248.13737.25015.0190.01536.2785.78034.5635.09214.14
Khuê Trung298.93035.50011.87112.00037.46110.45036.9440.98013.70

Nguồn: Phòng thống kê quận Cẩm Lệ

Qua bảng số liệu 2.10 cho thấy thu nhập trung bình của các hộ gia đình tại Quận Cẩm Lệ khá cao so với các địa phương khác trên cả nước đặc biệt là các hộ khá giả. Các hộ trung bình cũng có thu nhập tương đối ổn định. Các hộ còn nghèo thì thu nhập còn thấp nhưng cẫn đủ trang trải đời sống thường ngày.Cho thấy những năm gần đây kinh tế dần dần ổn định. Các hộ gia đình đã bắt đầu chú ý đầu tư sản xuất kinh doanh.

Chi phí sản xuất của hộ

Số liệu cho thấy chi tiêu của các hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ cũng tương đối nhiều chiếm tới 50-80% doanh thu. Đặc biệt các hộ khá giả có mức chi tiêu tương đối nhiều. Đây là dấu hiệu khả quan quả sự phục hồi kinh tế Quận những năm gần đây. Tuy nhiên với sự chi tiêu khá nhiều đó cũng tiềm ẩn rủi ro tài chính, do đó các hộ cần có kế hoạch chi tiêu và tài chính hợp lý.

Tổng thu nhập của hộ

Ngoài phần thu nhập từ ngành nghề chính của mình thì các khoản thu nhập bên ngoài như làm thuê, dịch vụ, lương hưu, cho thuê nhà đất, lãi suất, cổ tức… cũng là một phần trong thu nhập của hộ gia đình góp phần cải thiện đời sống người lao động .

Tình hình chi tiêu và tích lũy của hộ

Những hộ thuộc nhóm thu nhập khá có mức chi tiều cao hơn nhóm hộ nghèo. Tỷ lệ nhân khẩu/ hộ cũng ảnh hưởng tới chi tiêu của hộ gia đình. Nhóm hộ nghèo có tỷ lệ nhân khẩu/ hộ cao và số nhân khẩu ăn theo cao hơn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói hay mức sống bị thấp xuống

b. Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ

– Tình hình thị trường tiêu thụ:

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề hết sức quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay khu vực kinh tế hộ đang gặp nhiều trở ngại không nhỏ. Hầu hết các hộ kinh doanh chỉ dừng lại ở phạm vi thị trường trong thành phố Đà Nẵng, một số ít mở rộng thị trường ở các tỉnh lân cận trong khu vực miền trung, chưa có sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, đó là chưa nói đến xuất khẩu. Do chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đạt cộng với uy tín thấp, chưa có thương hiệu nên sản phẩm làm ra khó tiêu thụ.

c. Trình độ của nguồn nhân lực của kinh tế hộ

Nghề nghiệp của các nhóm hộ: Phần lớn các hộ gia đình trên địa bàn quận hoạt động chính trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ (62.5% ở nhóm hộ khá và 38.5% ở nhóm hộ trung bình) và một số khác hoạt động trong lĩnh vực CN-XD, tạo ra nguồn thu nhập khá đa dạng. Trong khi đó nhóm hộ nghèo vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nghề nông (76.9%) và có nguy cơ gặp rủi ro cao do mất mùa hoặc mất giá. Hiệu quả sử dụng lao động lớn nhất thuộc lĩnh vực sửa chữa, và thấp nhất là sản xuất công nghiệp.

Trình độ học vấn và chuyên môn của chủ hộ

Tỷ lệ trình độ học vấn từ lớp 10-12 của nhóm hộ khá là cao nhất (64.6% các hộ gia đình), nhóm hộ nghèo trình độ học vấn của chủ hộ từ lớp 6-9 là chủ yếu (chiếm 61.5% các hộ gia đình) và tỷ lệ này là 54.8% ở nhóm hộ trung bình. Tương tự chất lượng lao động của chủ hộ kinh doanh, người lao động tại hộ kinh doanh cũng có trình độ chuyên môn là rất thấp. 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

2.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài

a. Điều kiện tự nhiên của địa phương

b. Cơ chế chính sách và môi trường kinh doanh của địa phương

c. Điều kiện về hạ tầng cơ sở

d. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương

e. Sự phát triển vê kỹ thuật – công nghệ

2.3.2. Nhóm nhân tố bên trong

a. Điều kiện mặt bằng sản xuất

b. Vốn cho sản xuất

c. Trình độ lao động

d. Nguyên vật liệu

e. Tổ chức sản xuất

f. Tiêu thụ sản phẩm

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng và Quận Cẩm lệ

a. Phương hướng phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

b. Phương hướng phát triển kinh tế quận Cẩm Lệ

  • Ngành dịch vụ
  • Ngành Công nghiệp
  • Ngành xây dựng
  • Ngành Thuỷ sản
  • Định hướng phát triển nguồn nhân lực và lĩnh vực văn hoá-xã hội
  • Các vấn đề xã hội
  • Phát triển Khoa học – Công nghệ
  • Phát triển cơ sở hạ tầng

3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế hộ Quận Cẩm Lệ

– Có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nhằm sử dụng hợp lý lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân.

– Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển thêm các hình thức kinh doanh dịch vụ, tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân và tăng thu ngân sách nhà nước.

– Phát triển kinh tế hộ phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Coi phát triển con người là động lực để phát triển sản xuất, phát triển xã hội và tiến bộ xã hội, thực hiện mục tiêu cơ bản mà Nhà nước đã đặt ra là: “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh”.

3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế hộ Quận Cẩm Lệ

– Mục tiêu về kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế bình quân 16% giai đoạn 2017-2020; Cơ cấu kinh tế Công nghiệp- Dịch vụ- Nông nghiệp đến năm 2020 là 44.8% – 54.9% – 0.3%; Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tăng bình quân 26-26% đến năm 2020; Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2020 đạt 3.000-3.500 USD.

– Mục tiêu về an sinh xã hội trên địa bàn:

Hàng năm giải quyết việc làm cho 1.500-2.000 người/năm; Duy trì tỷ suất sinh ở mức dưới 1%/năm; Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 5% vào năm 2020;  Quan tâm đúng mức đến đời sống của các gia đình chính sách, trên 95% gia đình chính sách có mức sống trung bình, hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú, 100% con em gia đình có công cách mạng được hỗ trợ giáo dục đào tạo và dạy nghề; 86% số hộ sử dụng nguồn nước sạch sinh hoạt, thu gom rác thải đạt 83%; Cấp BHYT cho 100% hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người khuyết tật.

– Mục tiêu về môi trường:

Xây dựng quận Cẩm Lệ trở thành “Quận môi trường” vào năm 2020; Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý hợp vệ sinh là 100% và tỷ lệ chất tải rắn được tái chế là 95% vào năm 2020; 100% nước thải công nghiệp và sinh hoạt được xử lý vào năm 2020.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ

3.2.1. Giải pháp nhằm phát triển chiều rộng kinh tế hộ gia đình

a. Đẩy mạnh phát triển về số lượng hộ

* Nhóm giải pháp vĩ mô

Tập trung hơn nữa trong việc cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn Quận Cẩm Lệ thông qua việc đẩy mạnh cải cách hành chính

  • Đẩy mạnh nghiên cứu các thủ tục hành chính sao cho giảm dần chi phí ra nhập thị trường, chi phí thời gian cho hộ kinh doanh đến mức thấp nhất so với các nước trong khu vực; thường xuyên duy trì đối thoại trực tiếp với chủ hộ kinh doanh. Dù Quận đã có bộ phận liên thông một cửa, nhưng thời gian giải quyết các thủ tục vẫn còn dài. Chẳng hạn thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho hộ gia đình muốn kinh doanh vẫn còn khoảng 5-6 ngày. Trong khi nhiều hộ dân ở các phường như Hòa Xuân, Hòa An… sau khi tái định cư đến nơi mới có thể phát triển dịch vụ kinh doanh. Trong nhiều trường hợp quận đã phải chỉ đạo tạm chưa xử lý để hộ hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh trong năm 2016.

Tạo điều kiện khởi nghiệp với kinh tế hộ đặc biệt với các hộ thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn quận Cẩm Lệ

* Nhóm giải pháp vi mô

b. Giải pháp gia tăng quy mô nguồn lực

  • Hỗ trợ về mặt tài chính và mở rộng quy mô vốn

Giải quyết vấn đề mặt bằng

3.2.2. Giải pháp nhằm phát triển kinh tế chiều sâu của hộ gia đình Quận Cẩm Lệ

a. Giải pháp nâng cao thu nhập

Gia tăng giá trị và gia tăng lợi nhuận

  • Gia tăng giá trị và gia tăng lợi nhuận cho kinh tế hộ thông qua gia tăng giá trị cho khách hàng thông qua việc tăng chất lượng dịch vụ cho khách hàng; phối hợp với các tổ chức, các cơ sở kin doanh khác để gia tăng giá trị lâu dài cho khách hàng; cùng tổ chức kinh doanh và chia sẻ lợi nhuận với khách hàng; xây dựng chương trình để đáp ứng nhu cầu hướng ngoại, tham gia vào các chương trình vì trách nhiệm cộng đồng. Tập trung vào các hộ kinh doanh dịch vụ ở các phường Khuê Trung, Hòa Thọ Đông, Hòa Xuân, hay các hộ kinh doanh nông nghiệp – cung cấp thực phẩm cho thành phố ở Phường Hòa Phát hay Hòa An.

Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm

  • Quá trình độ thị hóa nhanh, sự phát triển mạnh của thương mại dịch vụ trên địa bàn quận, đã dịch chuyển dần cho cơ cấu kinh tế của quận. Kinh tế hộ gia đình ở quận cần da dạng hóa sản phẩm tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các hộ kinh doanh. Cần khắc phục mô hình kinh doanh theo kiểu bắt trước và áp dụng máy móc khiến sản phẩm giống nhau và cạnh tranh gay gắt. Chẳng hạn hàng loạt phố mới hở Hòa Xuân hay Hòa An đều bán cà phê, quán ăn hay tạp hóa…Phòng Kinh tế Quận cần tham mưu cho quận nên từng bước xây dựng nhóm phố chuyên doanh trong dài hạn. Có chính sách thu hút các doanh nghiệp lớn kinh doanh các hàng hóa dịch vụ vào những nhóm phố thuyên doanh làm đầu đàn..

Trú trọng nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp và Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động cho kinh tế hộ

  • Kinh doanh nhỏ nên năng lực quản trị kinh doanh của hộ gia đình kha hạn chế, phần lớn chưa được đào tạo về quản trị trừ ở Phường Khuê Tring có tỷ lệ qua đào tạo về quản trị khá hơn. Vì vậy tổ chức các lớp tập huấn quản trị kinh doanh là rất cần thiết. Cụ thể chuyên đề về quản trị học, marketig, lập kế hoạch kinh doanh …. Cho các hộ ở các phường như Hòa Xuân, Hòa An, Hào Phát và Hòa Thọ Tây.
  • Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, trưng bày giới thiệu thiết bị máy móc, kinh nghiệm quản lý… để các cơ sở sản xuất kinh doanh trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, hợp tác hoạt động.
  • Vận động các hộ sản xuất kinh doanh đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm của cơ sở sản xuất.

Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản trị doanh nghiệp của chủ hộ

  • Mở các lớp học, tuyên truyền về hoạt động kinh doanh, bán hàng, quản lý kinh doanh…
  • Tổ chức các đội ngũ tư vấn viên đến tìm hiểu và tư vấn trực tiếp, giúp các hộ kinh doanh tháo gỡ các vấn đề khó khăn trong tổ chức sản xuất kinh doanh của mình.
  • Giúp đỡ các hộ kinh doanh trong việc phân công công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý.

b. Phát triển nguồn nhân lực

Giải pháp phát triển về thị trường tiêu thụ

Ủy ban nhân dân Quận Cẩm Lệ cần chỉ đạo các bộ phận có liên quan để phối hợp quy hoạch phát triển kinh tế hộ theo định hướng chuyển dịch dần những ngành nghề, lĩnh vực ít có lợi thế của địa phương sang sản xuất kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế của đại phương. Tận dụng triệt để các sản phẩm đã có thương hiệu nổi tiếng, quy hoạch phát triển theo từng ngành hàng mang lại hiệu quả cao

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với nhà nước

3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền Đà Nẵng Đà Nẵng

3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

Qua phân tích và nghiên cứu đề tài, tìm hiểu các vấn đề nghiên cứu đề tài đã đề ra, ta có thể nhận thấy Cẩm lệ là một quận có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển của toàn thành phố, hoạt động phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng trên địa bàn quân Cẩm Lệ đã đóng góp phần lớn trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh trật tự cho toàn thành phố. Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển, ta có thể thấy thực trạng kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ hiện nay đang trên đà phát triển, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn chưa lớn và còn phân tán. Thực hiện những giải pháp kinh tế cần phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội, gắn với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường để phát huy lớn nhất tiềm năng và cơ hội thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển Cẩm Lệ, là bệ phóng để Cẩm Lệ tiếp tục tăng tốc trong những năm sắp đến.

Nhằm nâng cao mức độ phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận, nhà nước và địa phương cần có các chính sách hỗ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng và các chính sách vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực. Trong các yếu tố này thì phát triển nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết và nên được ưu tiên hàng đầu có ý nghĩa quyết định hiệu quả của các giải pháp khác.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KINH TE PHAT TRIEN\DO THI VAN ANH\New folder (4)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *