Phân tích rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ

Phân tích rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ

Phân tích rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, bên cạnh đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra gay gắt, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Phân tích rủi ro là một nguyên tắc cơ bản giúp doanh nghiệp vượt qua những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải. Việc phân tích rủi ro tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đi đến những hành động cần thiết để giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đến kế hoạch của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, việc phân tích thường xuyên rủi ro hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp mình, từ đó xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp muốn kiểm soát được rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt tình hình biến động của thị trường để có biện pháp hợp lý. Chính vì vậy công tác “Phân tích rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ” là rất cần thiết.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

– Khái quát và hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ;

– Phân tích thực trạng và nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ;

– Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến công tác phân tích rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Không gian: Nghiên cứu tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ và các công ty khác có cùng ngành nghề kinh doanh (Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng và Công ty Cổ phần Dệt May 29/3)

+ Thời gian: Nghiên cứu phân tích số liệu hoạt động 4 năm 2011-2014 của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ, Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng và Công ty Cổ phần Dệt May 29/3.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

+ Phương pháp thu thập số liệu: Trong Báo cáo Tài chính của Tổng Công ty.

+ Phương pháp phân tích dữ liệu: Phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp điều tra, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích chi tiết, phương pháp phân tích tổng hợp…về các vấn đề có liên quan đến rủi ro hoạt động của doanh nghiệp và phân tích rủi ro hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, rút ra nhận xét đề xuất ý kiến.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

– Ý nghĩa về mặt khoa học

– Ý nghĩa về mặt tực tiễn

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích rủi ro hoạt động trong doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ.

7. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO HOẠT ĐỘNG

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm và sự cần thiết của phân tích rủi ro

1.1.1. Các khái niệm về rủi ro

Đối với doanh nghiệp, rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.

Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro của doanh nghiệp

1.1.2.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.1.2.2. Các nhân tố từ nội bộ doanh nghiệp

1.1.3. Ý nghĩa phân tích rủi ro hoạt động của doanh nghiệp

1.2. Nguồn thông tin sử dụng khi phân tích rủi ro hoạt động của doanh nghiệp

1.2.1. Nguồn thông tin từ bên trong doanh nghiệp

1.2.2. Nguồn thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp

1.3. Phương pháp phân tích rủi ro hoạt động của doanh nghiệp

1.3.1. Phương pháp so sánh

1.3.2. Phương pháp đồ thị

1.4. Nội dung của phân tích rủi ro hoạt động của doanh nghiệp

1.4.1. Rủi ro kinh doanh

1.4.1.1. Các khái niệm về rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn về thu nhập, lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. 1.4.1.2. Đặc điểm rủi ro kinh doanh

1.4.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh

Sự thay đổi về nhu cầu thị trường

Sự thay đổi về giá bán

Sự biến đổi về giá cả các yếu tố đầu vào

Khả năng thay đổi giá bán khi có sự thay đổi giá các yếu tố đầu vào

1.4.1.4. Chỉ tiêu đo lường rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp

  • Phân tích rủi ro kinh doanh qua độ biến thiên

Trong đó:

Var: phương sai

ki là giá trị thứ i của chỉ tiêu nghiên cứu

là giá trị kỳ vọng hoặc giá trị trung bình của chỉ tiêu nghiên cứu nào đó

pi là xác suất để có được chỉ tiêu ki.

Độ lệch chuẩn (ký hiệu ), được tính bằng căn bậc hai của phương sai.

Hệ số biến thiên (ký hiệu ) được tính bằng tỷ số giữa độ lệch chuẩn và giá trị trung bình hoặc kỳ vọng của nó.

  • Phân tích rủi ro kinh doanh qua đòn bẩy kinh doanh
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh =% thay đổi lợi nhuận kinh doanh
% thay đổi doanh thu

Hay

  • Phân tích rủi ro kinh doanh qua hệ số an toàn, hệ số rủi ro

Trong đó:

Hat là hệ số an toàn.

DThv là doanh thu hòa vốn.

Ngoài ra, ta cũng có thể xây dựng chỉ tiêu theo cách:

Khi đó:

Với là hệ số rủi ro

1.4.2. Rủi ro tài chính

1.4.2.1. Các khái niệm về rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là loại rủi ro mà các doanh nghiệp phải gánh chịu do việc vay nợ và làm ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

1.4.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính

Rủi ro kinh doanh

Tỷ suất nợ

Khả năng thanh toán lãi vay

Đòn bẩy tài chính

1.4.2.4. Chỉ tiêu đo lường rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Phân tích rủi ro tài chính qua độ biến thiên của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuếx 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ suất sinh lời VCSH =

(ROE)

Phân tích rủi ro tài chính qua đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính (Ktc) =% thay đổi LNST trên một đồng VCSH (ROE)
% thay đổi lợi nhuận kinh doanh

Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính được xác định tại một mức hoạt động như sau:

Đòn bẩy tài chính =Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay
Lợi nhuận trước thuế
  • Phân tích rủi ro tài chính thông qua hệ số nợ
Hệ số nợ =Tổng nợ phải trả
Tổng tài sản

1.4.3. Rủi ro phá sản

1.4.3.1. Các khái niệm về rủi ro phá sản

Rủi ro phá sản là loại rủi ro liên quan đến việc doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

1.4.3.2. Đặc điểm của rủi ro phá sản

1.4.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản

Nợ, cấu trúc vốn

1.4.3.4. Chỉ tiêu đo lường rủi ro phá sản của doanh nghiệp

  1. Phân tích rủi ro phá sản qua các chỉ tiêu chỉ số tài chính
  • Phân tích rủi ro phá sản qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành =Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
  • Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh =Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
  • Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời =Tiền và tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
  • Khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay =Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay
  • Phân tích rủi ro phá sản qua các chỉ tiêu về khả năng hoán chuyển thành tiền
  • Số vòng quay nợ phải thu khách hàng
Số vòng quay nợ phải thu =Doanh thu thuần bán chịu + Thuế GTGT đầu ra
Số dư bình quân các khoản phải thu khách hàng
  • Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho =Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân

b. Phân tích rủi ro phá sản qua hệ số nguy cơ phá sản Z

X1 = Vốn lưu động / Tổng tài sản

X2 = Lợi nhuận chưa phân phối / Tổng tài sản

X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Tổng tài sản

X4 = (Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượng cổ phiếu lưu hành) / Tổng nợ

X5= Doanh thu / Tổng tài sản

Phân tích rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ
Phân tích rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

+ Nếu  Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

+ Nếu 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

+ Nếu  Z <1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ

2.1. Giới thiệu khái quát về Tổng Công Ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ

2.1.1.2. Hoạt động chính của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ

2.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty

2.1.3. Kết quả hoạt động qua các năm

2.2. Một số nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ

2.2.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

2.2.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.3. Phân tích rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ

2.3.1. Phân tích rủi ro kinh doanh của Tổng Công ty

2.3.1.1. Phân tích rủi ro kinh doanh của Tổng Công ty qua độ biến thiên

  • Phân tích rủi ro kinh doanh của Tổng Công ty qua độ biến thiên của doanh thu

Bảng 2.3. Độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên doanh thu của Dệt May Hòa Thọ, Vinatex Đà Nẵng và Dệt May 29/3 giai đoạn 2011-2014

( Đơn vị tính: đồng)

Công tyDoanh thu trung bìnhĐộ lệch chuẩnHệ số

biến thiên

Dệt May Hòa Thọ2.188.823.013.059368.367.081.5480,168
Vinatex Đà Nẵng437.114.007.25641.377.247.2140,095
Dệt May 29/3378.672.613.36278.781.865.2760,208

(Nguồn tính toán từ BCTC hợp nhất của các Công ty năm 2011-2014)

Theo bảng 2.3 cho thấy, hệ số biến thiên doanh thu của Dệt May Hòa Thọ là 0,168, của Vinatex Đà Nẵng là 0,095 và Dệt May 29/3 là 0,208, nên ta có thể kết luận rằng rủi ro kinh doanh qua độ biến thiên của doanh thu của Dệt May Hòa Thọ cao hơn Vinatex Đà Nẵng và thấp hơn Dệt May 29/3.

Bảng 2.9. Biến động GVHB, CPBH, CPQLDN của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ giai đoạn 2011-2014

( Đơn vị tính: đồng)

 2012/20112013/20122014/2013
Mức%Mức%Mức%
Biến động doanh thu thuần317.396.355.87819,13477.617.954.68024,16139.114.947.7495,67
Biến động GVHB282.877.264.72318,96442.601.786.98924,94119.049.828.2515,37
Biến động CPBH26.666.006.62972,547.379.687.80511,6411.731.506.25716,57
Biến động CPQLDN3.980.630.8536,5921.741.845.35733,78(6.383.938.747)(7,41)

(Nguồn tính toán từ BCTC hợp nhất của Tổng Công ty năm 2011-2014)

Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng GVHB, CPBH, CPQLDN trên doanh thu thuần

Nhìn vào biểu đồ 2.4 ta thấy rằng tỷ trọng các loại chi phí so với doanh thu thuần tương đối ổn định qua các năm. Riêng tỷ trọng GVHB/DT của Tổng Công ty rất cao, trên 89%. Nhìn vào bảng 2.9 cho ta thấy doanh thu của Tổng Công ty tăng liên tục trong 4 năm, điều đó chứng minh rằng kết quả kinh doanh của Tổng Công ty ngày càng tốt hơn.

  • Phân tích rủi ro kinh doanh qua độ biến thiên của chỉ tiêu ROA

Bảng 2.10: Chỉ tiêu phản ánh độ biến thiên ROA của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ giai đoạn 2011-2014

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêuNăm 2012Năm 2013Năm 2014
1. Lợi nhuận sau thuế52.475.227.99848.339.701.95864.483.256.185
2.Tổng tài sản bình quân857.669.990.276975.626.607.2471.129.382.240.355
3. ROA(%) (1:2)6,124,955,71
4. Giá trị ROA bình quân (%)5,59
5. Độ lệch chuẩn0,004174223
6. Hệ số biến thiên (5:4)0,075

(Nguồn tính toán từ BCTC hợp nhất của Tổng Công ty năm 2011-2014)

Qua bảng trên ta thấy rằng khả năng sinh lời của tài sản của Tổng Công ty trong giai đoạn này có giảm ở năm 2013, sau đó tăng lên lại ở năm 2014. Giai đoạn từ năm 2012 sang năm 2013 thì tổng tài sản của doanh nghiệp bị sụt giảm từ 976 tỷ năm 2012 xuống còn 974 tỷ năm 2013 tương đương mức sụt giảm 0,14%. Bên cạnh đó thì lợi nhuận sau thuế cũng giảm nhưng giảm nhanh hơn tổng tài sản nên dẫn tới tình trạng sụt giảm của tỷ lệ ROA. Sang năm 2014 thì tổng tài sản của doanh nghiệp tăng từ 974 tỷ năm 2013 lên 1.283 tỷ năm 2014 tương đương mức tăng 31,69%, lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên, nên qua năm 2014 thì Tổng Công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản của mình, đây là điều đáng khích lệ.

Tóm lại, khi phân tích rủi ro kinh doanh của Tổng Công ty qua độ biến thiên của ROA thì rủi ro kinh doanh của Tổng Công ty ở mức trung bình.

2.3.1.2. Phân tích rủi ro kinh doanh của Tổng Công ty qua đòn bẩy kinh doanh

Bảng 2.12. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của Dệt May Hòa Thọ, Vinatex Đà Nẵng và Dệt May 29/3

Chỉ tiêuDệt May Hòa ThọVinatex Đà NẵngDệt May 29/3
Năm201220132014201220132014201220132014
ΔLN/LN (%)0,111(0,079)0,2260,783(0,432)(0,264)(0,171)0,0150,401
ΔDT/DT (%)0,1750,2430,0560,0770,234(0,075)0,2020,1930,235
Độ lớn ĐBKD0,63(0,33)4,0410,17(1,85)3,52(0,847)0,0781,706

(Nguồn tính toán từ BCTC hợp nhất của các Công ty năm 2011-2014)

Ta thấy đòn bẩy kinh doanh của Tổng Công ty tương đối ổn định hơn so với Vinatex Đà Nẵng và Dệt May 29/3, vậy nên rủi ro kinh doanh của Tổng Công ty là thấp hơn so với Vinatex Đà Nẵng và Dệt May 29/3.

2.3.1.3. Phân tích rủi ro kinh doanh của Tổng Công ty qua hệ số rủi ro

Bảng 2.14. Độ lớn hệ số rủi ro của Dệt May Hòa Thọ, Vinatex Đà Nẵng và Dệt May 29/3

Chỉ tiêuDệt May Hòa ThọVinatex Đà NẵngDệt May 29/3
Năm201120122013201420112012201320142011201220132014
Hệ số rủi ro23,58026,62630,62727,34234,53427,09745,74648,88811,26617,93017,45215,191

(Nguồn tính toán từ BCTC hợp nhất của Tổng Công ty và 2 Công ty cùng ngành năm 2011-2014)

Từ bảng 2.14 ta thấy hệ số rủi ro của Tổng Công ty cao hơn so với Dệt May 29/3 nhưng lại thấp hơn so với Vinatex Đà Nẵng nên rủi ro kinh doanh của Tổng Công ty thấp hơn Vinatex Đà Nẵng nhưng cao hơn Dệt May 29/3.

2.3.1.4. Nhận xét về rủi ro kinh doanh của Tổng Công ty

Nhìn chung, khi phân tích rủi ro kinh doanh qua hệ số biến thiên của doanh thu, hệ số biến thiên của lợi nhuận, đòn bẩy kinh doanh và hệ số rủi ro, ta kết luận rằng rủi ro của Tổng Công ty ở mức trung bình so các Công ty cùng ngành

2.3.2. Phân tích rủi ro tài chính của Tổng Công ty

2.3.2.1. Phân tích rủi ro tài chính qua độ biến thiên ROE

Bảng 2.16. Độ biến thiên ROE của Dệt May Hòa Thọ, Vinatex Đà Nẵng và Dệt May 29/3 giai đoạn 2012-2014

Công tyROE bình quân (%)Độ lệch chuẩnHệ số biến thiên ROE
Dệt May Hòa Thọ23,602,0735429860,088
Vinatex Đà Nẵng21,3920,7149185060,968
Dệt May 29/320,927,5064255670,359

(Nguồn tính toán từ BCTC hợp nhất của Tổng Công ty và

2 Công ty cùng ngành năm 2012-2014)

Nhìn vào bảng 2.16 ta thấy hệ số biến thiên ROE của Dệt May Hòa Thọ là 0,088, thấp hơn Vinatex Đà Nẵng và Dệt May 29/3 nên có thể nói rủi ro tài chính của Dệt May Hòa Thọ là thấp nhất so với 2 Công ty cùng ngành.

2.4.2.2. Phân tích rủi ro tài chính qua đòn bẩy tài chính

Bảng 2.19. Độ lớn đòn bẩy tài chính của Dệt May Hòa Thọ, Vinatex Đà Nẵng và Dệt May 29/3 giai đoạn 2011-2014

Công tyNăm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014
Dệt May Hòa Thọ1,411,421,431,32
Vinatex Đà Nẵng5,851,544,233,19
Dệt May 29/33,242,271,751,32

(Nguồn tính toán từ BCTC hợp nhất của các Công ty năm 2011-2014)

Nhìn vào bảng 2.19, ta thấy rằng đòn bẩy tài chính của Dệt May Hòa Thọ là khá thấp so với 2 Công ty cùng ngành. Điều đó cho thấy rủi ro tài chính của Tổng Công ty thấp hơn so với 2 Công ty cùng ngành.

2.3.2.3. Dự báo rủi ro tài chính của Tổng Công ty vào năm 2015

2.3.2.4. Nhận xét về rủi ro tài chính của Tổng Công ty

Phân tích rủi ro tài chính của Tổng Công ty thông qua các chỉ tiêu biến thiên ROE, đòn bẩy tài chính, khả năng trả nợ lãi vay và các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ về tài chính ta thấy rằng rủi ro tài chính của Tổng công ty ở mức trung bình.

2.3.3. Phân tích rủi ro phá sản của Tổng Công ty

2.3.3.1. Phân tích rủi ro phá sản qua các chỉ tiêu chỉ số tài chính

Bảng 2.20. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ giai đoạn 2011-2014

( Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêuNăm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014
7. Khả năng thanh toán hiện hành (=(1)/(4))1,100,960,990,98
8.Khả năng thanh toán nhanh (=(2)/(4))0,320,280,370,43
9. Khả năng thanh toán tức thời (=(3)/(4))0,100,050,030,06
10. Khả năng thanh toán lãi vay (=(5)/(6))3,443,393,334,13

(Nguồn tính toán từ BCTC hợp nhất của Tổng Công ty

năm 2011-2014)

Bảng 2.21. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Vinatex Đà Nẵng, Dệt May 29/3 giai đoạn 2011-2014

(Đơn vị tính: lần)

Chỉ tiêuVinatex Đà NẵngDệt May 29/3
20112012201320142011201220132014
1. Khả năng thanh toán hiện hành0,720,900,890,850,970,970,880,99
2. Khả năng thanh toán nhanh0,320,360,440,430,300,440,360,40
3. Khả năng thanh toán tức thời0,040,030,020,040,040,040,040,05
4. Khả năng thanh toán lãi vay1,212,851,311,461,451,792,344,13

Bảng 2.25. Vòng quay nợ phải thu khách hàng và vòng quay hàng tồn kho của Dệt May Hòa Thọ, Vinatex Đà Nẵng và Dệt May 29/3

Chỉ tiêuDệt May Hòa ThọVinatex Đà NẵngDệt May 29/3
201220132014201220132014201220132014
1. Vòng quay nợ phải thu (vòng)20,2715,9911,2311,7210,617,897,857,489,06
2. Vòng quay hàng tồn kho (vòng)5,766,466,286,867,096,233,183,593,82
3. Số ngày bình quân một chu kỳ nợ phải thu (ngày)182332313446464840
4. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (ngày)63565753515811310094
5. Trung bình số vòng quay nợ phải thu (vòng)15,8310,078,13
6. Trung bình số vòng quay hàng tồn kho (vòng)6,166,733,53
7. Trung bình số ngày bình quân một chu kỳ nợ phải thu (ngày)243745
8. Trung bình số ngày một vòng quay hàng tồn kho (ngày)5954103

(Nguồn tính toán từ BCTC hợp nhất của các Công ty năm 2012-2014)

Theo bảng 2.20 và bảng 2.21 ta thấy, khả năng thanh toán hiện hành của Dệt May Hòa Thọ và 2 Công ty cùng ngành hầu như là nhỏ 1, báo hiệu nguy cơ không thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện tại. Tuy nhiên, so với 2 Công ty cùng ngành thì Dệt May Hòa Thọ có hệ số cao hơn chút đỉnh và khả năng thanh toán hiện hành khả quan hơn, từ đó ta có thể thấy rằng rủi ro của Dệt May Hòa Thọ là thấp hơn so với 2 Công ty cùng ngành. Khả năng thanh toán nhanh của Dệt May Hòa Thọ và 2 Công ty cùng ngành đều nhỏ hơn 0,5 nên các Công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ, khả năng thanh toán tức thời thì của các Công ty cũng rất thấp nên các Công ty sẽ gặp phải khó khăn khi phải thanh toán ngay cho các khoản nợ trước mắt. Khả năng thanh toán lãi vay của Dệt May Hòa Thọ và 2 Công ty cùng ngành đều lớn hơn 1, chứng tỏ các Công ty đều có lợi nhuận để trả nợ vay và tạo nên phần tích lũy cho chủ sở hữu, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của các Công ty khá tốt và hệ số này của Dệt May Hòa Thọ cao nhất, nên hiệu quả sử dụng vốn vay của Dệt May Hòa Thọ tốt hơn so với 2 Công ty còn lại và rủi ro của Dệt May Hòa Thọ là ở mức vừa phải.

Theo bảng 2.25, ta thấy rằng vòng quay nợ phải thu của Dệt May Hòa Thọ cao hơn so với 2 Công ty cùng ngành, chứng tỏ là tốc độ thu hồi khoản phải thu khách hàng nhanh hơn so với 2 Công ty cùng ngành.

Số vòng quay hàng tồn kho của Dệt May Hòa Thọ trong 3 năm 2012, 2013, 2014 thấp hơn chút đỉnh so với Vinatex Đà Nẵng, nhưng cao hơn so với Dệt May 29/3, điều này cho ta thấy rằng khả năng hoán chuyển hàng tồn kho thành tiền của Dệt May Hòa Thọ thấp hơn chút đỉnh so với Vinatex Đà Nẵng, nhưng không đáng kể và cao hơn so với Dệt May 29/3.

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho của Dệt May Hòa Thọ cao hơn chút đỉnh so với Vinatex Đà Nẵng, nhưng thấp hơn rất nhiều so với Dệt May 29/3, chứng tỏ công việc kinh doanh của Dệt May Hòa Thọ là khá hiệu quả. Hàng hóa của Tổng Công ty bán ra nhanh và tình trạng ứ đọng hàng là ít nên rủi ro phá sản của Tổng Công ty được là ở mức trung bình.

2.4.3.2. Phân tích rủi ro phá sản qua hệ số nguy cơ phá sản Z (Z- Score)

Bảng 2.26. Hệ số nguy cơ phá sản Z của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ giai đoạn 2012- 2014

( Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu201220132014
1. Tổng tài sản976.330.350.330974.922.864.1641.283.841.616.545
2. Tài sản ngắn hạn550.825.793.625558.085.788.540810.620.075.017
3. Tổng nợ734.610.791.392717.917.286.041994.683.040.237
4. Nợ ngắn hạn271.574.140.696200.601.953.185344.081.117.805
5. Vốn lưu động

= (2) – (4)

279.251.652.929357.483.835.355466.538.957.212
6. Doanh thu thuần1.976.674.619.0562.454.292.573.7362.593.407.521.485
7. LNCPP44.636.069.02645.204.925.74258.146.592.474
8. EBIT82.306.855.74375.814.454.67792.986.166.961
9. Giá thị trường một cổ phiếu13.13913.07214.064
10. Số lượng cổ phiếu lưu hành (cổ phiếu)15.000.00015.000.00015.000.000
11. X1 = (5) / (1)0,28600,36670,3634
12. X2 = (7) / (1)0,04570,04640,0453
13. X3 = (8) / (1)0,08430,07780,0724
14. X4 = ((9)*(10)) / (3)0,00030,00030,0002
15. X5 = (6) / (1)2,02462,51742,0200
16. Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X52,710193,279142,75866

(Nguồn tính toán từ BCTC hợp nhất của Tổng Công ty năm 2012-2014)

Từ số liệu bảng 2.26, ta thấy rằng năm 2013 hệ số Z>2,99 nên Tổng Công ty nằm trong vùng an toàn. Năm 2012 và 2014 hệ số 1,8<Z<2,99 nên Tổng Công ty nằm trong vùng cảnh báo, nhưng hệ số Z có giá trị trên 2,7 là không quá thấp và không quá lo ngại. Như vậy, rủi ro phá sản xét theo hệ số nguy cơ phá sản Z của Tổng Công ty ở mức trung bình.

Tóm lại, phân tích rủi ro phá sản của Tổng Công ty thông qua các chỉ tiêu chỉ số tài chính và hệ số Z- Score cho ta thấy rủi ro phá sản của Tổng Công ty ở mức trung bình. Tuy nhiên, Tổng Công ty cần tìm ra các giải pháp tốt nhất để hạn chế rủi ro phá sản và để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Tổng Công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN

DỆT MAY HÒA THỌ

3.1. Giải pháp hạn chế rủi ro kinh doanh cho Tổng Công ty

3.1.1. Kiểm soát độ biến thiên của doanh thu

  • Kiểm soát giá bán của sản phẩm
  • Lập kế hoạch doanh thu và kiểm tra việc thực hiện
  • Biện pháp hạn chế rủi ro khác cho Tổng Công ty

3.1.2. Kiểm soát chi phí cho Tổng Công ty

  • Giải pháp về kiểm soát chi phí

a. Kiểm soát biến phí

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

+ Chi phí bán hàng

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

b. Kiểm soát định phí

  • Sử dụng tài sản cố định một cách hiệu quả

Khi Tổng Công ty cần mua tài sản cố định để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Tổng Công ty cần phải tìm hiểu, lựa nhà cung cấp có uy tín. Sản phẩm phải hiện đại, đạt chất lượng cao, giá cả phải hợp lý.

Tổng Công ty cần phải thường xuyên kiểm tra máy móc, thiết bị và phải chú ý đến việc bảo trì máy móc, thiết bị định kỳ.

Tiến hành thanh lý, nhượng bán những tài sản cố định đã lạc hậu, hư hỏng, đã hết thời hạn khấu hao, đồng thời thay thế bằng các máy móc khác có cùng tính năng nhưng hiện đại hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạn chế được rủi ro kinh doanh cho Tổng Công ty.

Ngoài ra, Tổng Công ty phải nâng cao tinh thần trách nhiệm cho người lao động, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân trong việc bảo quản, bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho tài sản cố định để chúng luôn được duy trì hoạt động với công suất cao.

  • Giảm bớt những định phí không cần thiết

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tài chính cho Tổng Công ty

  • Sử dụng nợ vay một cách hiệu quả

Để tránh áp lực phải thanh toán nợ vay khi đến hạn, cộng thêm lãi suất biến đổi liên tục, Tổng Công ty có thể huy động vốn chủ sỡ hữu, sử dụng lợi nhuận để lại để tái đầu tư và chuyển nợ thành vốn cổ phần.

Trước khi sử dụng nợ vay thì Tổng Công ty nên hoạch định các nhu cầu để sử dụng nợ vay một cách hiệu quả.

Tổng Công ty nên sử dụng các khoản vay ngắn hạn khi có các nhu cầu ngắn hạn, sẽ giúp cho Tổng Công ty tránh phải trả lãi cao.

  • Hoạch định tài chính
  • Tăng cường công tác thu hồi các khoản nợ phải thu

Tổng Công ty cũng có thể áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng, làm đẩy nhanh tốc độ thanh toán nợ từ phía khách hàng và giúp cho Tổng Công ty có được lượng tiền để thanh toán các khoản nợ vay, từ đó hạn chế được rủi ro tài chính cho Tổng Công ty. Tuy nhiên, Tổng Công ty có thể áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng đối với khách hàng để dễ dàng trong việc kinh doanh của mình, nhưng phải trong giới hạn an toàn và hợp lý với khả năng tài chính của Tổng Công ty.

3.3. Giải pháp hạn chế rủi ro phá sản cho Tổng Công ty

  • Nâng cao khả năng thanh toán
  • Kiểm soát tốc độ tăng tài sản ngắn hạn của Tổng Công ty

Để hạn chế rủi ro này, Tổng Công ty có thể bổ sung vốn chủ sỡ hữu từ các cổ đông để giảm dần các khoản nợ vay về mức an toàn.

  • Quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả

Tổng Công ty cũng cần xác định lượng hàng tồn kho cần thiết để đáp ứng nhu cầu, tránh tồn kho vượt mức hoặc không đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, Tổng Công ty phải thường xuyên theo dõi vòng quay hàng tồn kho, xử lý hàng tồn kho chậm luân chuyển và có các biện pháp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.

  • Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu

– Để thúc đẩy khách hàng thanh toán sớm tiền hàng, Tổng Công ty nên có khoản chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn.

– Tại thời điểm khách hàng đặt hàng, Tổng Công ty nên yêu cầu khách hàng trả trước một phần tiền hàng.

  • Nâng cao công tác đối chiếu công nợ
  • Tăng hệ số Z- Score để giảm thiểu rủi ro phá sản

Tổng Công ty cần phải thanh lý những tài sản không hoạt động, không tạo ra lợi nhuận cho Tổng Công ty.

Tổng Công ty cũng cần phải để ý đến mức chia cổ tức cho nhà đầu tư.

Cuối cùng, để tăng hệ số Z- Score, Tổng Công ty cần phải tăng doanh thu.

3.4. Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoà Thọ

  • Kiến nghị với Nhà nước

Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và cho Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ nói riêng

Nhà nước cần tuyên truyền về tầm quan trọng của quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp.

  • Kiến nghị với Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ

– Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề công nhân, định mức được sản phẩm theo các công đoạn sản xuất để làm cơ sở cho việc sản xuất.

– Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm.

– Hoạch định hoạt động sản xuất kinh doanh trên dựa vào kết quả các năm trước.

– Tổng Công ty nên mở rộng thị trường tiêu thụ ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, nhằm khẳng định thêm vị thế của mình trên thị trường.

– Có những ưu đãi cho những khách hàng mua thường xuyên và mua nhiều hàng, tạo lòng tin đối với khách hàng để khách hàng gắn bó lâu dài với Tổng Công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

Hiện nay, nước ta đang mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho sự thâm nhập của các công ty nước ngoài với các sản phẩm đa dạng. Bên cạnh đó, các công ty trong nước cũng mọc lên ngày càng nhiều, tạo ra sự cạnh tranh gây gắt giữa các doanh nghiệp, trong đó có ngành dệt may. Ngoài ra, ngành dệt may cũng đang đương đầu với khó khăn như giá cả nguyên liệu đầu vào tăng. Chính vì vậy, ngành dệt may đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro hoạt động.

Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phân tích rủi ro hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ, từ đó áp dụng vào tình hình thực tế của Tổng Công ty để tiến hành phân tích rủi ro hoạt động. Tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ. Tác giả hy vọng rằng những đánh giá của bản thân sẽ góp phần trong việc quản trị rủi ro của các doanh nghiệp nói chung và Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ nói riêng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\PHAN THI BICH TRAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *