Phạm vi xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự

Phạm vi xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự

Phạm vi xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Như đã biết, để giải quyết đúng vụ án hình sự và bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người của những người tham gia tố tụng, pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định một VAHS được xét xử qua cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm (nguyên tắc hai cấp xét xử); ngoài ra, còn có thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm. Vì có sự phân cấp xét xử nên thẩm quyền, phạm vi của từng cấp xét xử cũng được quy định một cách khá cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Với việc pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định về hai cấp xét xử VAHS cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tích cực nghiên cứu và đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp, lấy trọng tâm là ngành Tòa án, trong đó tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2000) của Đảng đã chỉ rõ: “Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp… Sắp xếp lại hệ thống Tòa án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của Toà án các cấp” [4].

Ngày 28 tháng 5 năm 2015, sau khi Luật tổ chức TAND năm 2014 có hiệu lực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13, về việc thành lập 03 Tòa án nhân dân cấp cao, bao gồm: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (TANDCC 1), Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng (TANDCC 2), Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (TANDCC 3) và theo quy định Tòa án nhân dân cấp cao là cơ quan xét xử cấp thứ 3 từ dưới lên trong hệ thống xét xử 4 cấp của ngành Tòa án Việt Nam. TANDCC có thẩm quyền dưới TANDTC và trên TANDCT… Tòa án nhân dân cấp cao chính thức được thành lập và hoạt động từ ngày 01 tháng 6 năm 2015 [32].

Từ những phân tích nêu trên, học viên nhận thấy việc nghiên cứu phạm vi xét xử sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án nhân dân các cấp không chỉ đối với các vụ án hình sự, dân sự … có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Vì trong các Bộ luật tố tụng hiện nay nhà làm luật chỉ quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm, nhưng lại chưa có Điều luật nào quy định về phạm vi xét xử sơ thẩm, cụ thể như tại Điều 345 BLTTHS Việt Nam năm 2015 quy định “Toà án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của BA, QĐ bị KC, KN. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của BA, QĐ không bị KC, KN” [27]. Tại sao những quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm hình sự lại được luật hóa trong Điều 345 BLTTHS Việt Nam 2015 còn những quy định về phạm vi xét xử sơ thẩm lại không được luật hóa trong một Điều luật cụ thể, cũng giống như việc tại sao Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh lại chỉ được luật hình sự và luật tố tụng hình sự quy định xét xử sơ thẩm hình sự; Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được xét xử sơ thẩm và phúc thẩm VAHS; Còn Tòa án nhân dân cấp cao lại chỉ được giới hạn phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS theo quy định tại Điều 345 BLTTHS Việt Nam.

Việc BLTTHS Việt Nam năm 2015 quy định như vậy thì trong quá trình thụ lý giải quyết các VAHS phúc thẩm của ngành Tòa án nói chung và của Tòa án nhân dân cấp cao trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS đã và đang có những thuận lợi và khó khăn vướng mắc gì hay không? Chính vì vậy học viên lựa chọn Đề tài “Phạm vi xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực tiễn việc thụ lý giải quyết (xét xử) phúc thẩm các VAHS tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, luận văn đưa ra quan điểm lý luận về phạm vi, giới hạn xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao; đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về PVXXPT và thực hiện đúng đắn các quy định đó trong thực tiễn.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Thứ nhất: Phân tích khái niệm, đặc điểm xét xử phúc thẩm VAHS của Tòa án nhân dân cấp cao;

– Thứ hai: Phân tích được khái quát sự hình thành và phát triển của quy định pháp luật về PVXXPT các VAHS của Tòa án nhân dân cấp cao;

– Thứ ba: Đánh giá thực tiễn thực hiện PVXXPT của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019, bao gồm những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế;

Thứ tư: Đưa ra yêu cầu và các giải pháp bảo đảm thực hiện quy định về PVXXPT trong tố tụng hình sự.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu các quy định về PVXXPT và thực tiễn xét xử phúc thẩm VAHS của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng từ năm 2015 đến năm 2019.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về không gian: Nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

– Về thời gian: Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HCM về NN và PL, các quan điểm của ĐCS Việt Nam về xây dựng NN pháp quyền, cải cách tư pháp, bảo vệ QCN…

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn và vụ việc điển hình.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài góp phần trong việc làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự về phạm vi xét xử VAHS nói chung và phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS tại Tòa án nhân dân cấp cao hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

­Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao trình độ lý luận, hiểu biết, các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của cán bộ tư pháp nói chung và của Thẩm phán nói riêng về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý. Các Tòa án nhân dân cấp cao có thể khai thác kết quả nghiên cứu để áp dụng pháp luật quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS tại Tòa án nhân dân cấp cao.

7. Cơ cấu của luận văn

Gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành ba chương, tám tiết.

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.

Chương 2: Thực tiễn thực hiện phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng từ năm 2015 đến năm 2019.

Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp bảo đảm thực hiện đúng phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHẠM VI

XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

    1. 1.1. Lý luận về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

1.1.1.1. Khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Theo Từ điển Hán – Việt thì phúc thẩm không có nguyên nghĩa, mà phải ghép nghĩa của hai từ: “phúc” có nghĩa là “lật lại, úp lại, xét kỹ”; còn “thẩm” có nghĩa là “xử đoán” [2, tr. 136].

Còn từ điển Tiếng Việt thì “phúc thẩm” nghĩa là: TAND cấp trên xét xử lại một vụ án do cấp dưới đã XXST mà có chống án [45, tr.790].

Theo từ điển Thuật ngữ Luật học của Trường đại học Luật Hà Nội thì “phúc thẩm” là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo hoặc kháng nghị, nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm, sửa lại những sai lầm và vi phạm của Tòa án sơ thẩm, bảo đảm cho việc áp dụng thống nhất pháp luật [44, tr. 378].

Theo Khoản 1 Điều 330 BLTTHS Việt Nam năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018) thì “Xét xử phúc thẩm hình sự là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị” [27].

Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là, phúc thẩm là một giai đoạn trong quá trình Tố tụng hình sự, phúc thẩm là một thủ tục tố tụng và phúc thẩm là một cấp xét xử.

Dưới góc độ là giai đoạn tố tụng, phúc thẩm được hiểu là giai đoạn của quá trình TTHS, trong đó Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại VAHS mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của các bản án, quyết định sơ thẩm, khắc phục kịp thời vi phạm, sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm việc xét xử đúng đắn, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của Nhà nước.

Dưới góc độ là thủ tục xét xử, thì thủ tục xét xử phúc thẩm trong TTHS là cách thức tiến hành hoạt động TTHS để Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại VAHS mà một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm khắc phục kịp thời sai lầm của Tòa án cấp dưới, bảo đảm xét xử đúng đắn, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng và lợi ích Nhà nước.

Dưới góc độ là cấp xét xử thì phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, theo đó Tòa án có thẩm quyền xét xử lại VAHS mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm khắc phục kịp thời sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm, đảm bảo việc xét xử đúng đắn, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng và lợi ích NN.

Như vậy, xét xử phúc thẩm hình sự là việc TAPT xét xử lại VAHS đã được TAST thẩm giải quyết bằng bản án, quyết định chưa có hiệu lực PL nhưng bị kháng cáo, kháng nghị nhằm xác định tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định đó theo những nguyên tắc và thủ tục nhất định. Sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực ngay mà còn một thời gian để các đương sự (bị cáo, bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan …) kháng cáo, VKSND xem xét kháng nghị. Khi có KC, KN đối với BA, QĐ sơ thẩm thì TACPT trực tiếp tiến hành xét xử lại VAHS. Thủ tục xét xử lại VAHS được gọi là thủ tục PTHS, thủ tục này được bắt đầu khi có kháng cáo của các đương sự hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ thẩm trong thời hạn luật định. Về bản chất phúc thẩm không phải là lần xét xử đầu tiên đối với một VAHS mà là lần xét xử thứ hai. Thủ tục xét xử phúc thẩm được tiến hành sau thủ tục sơ thẩm, mục đích của phúc thẩm hình sự là kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp bị kháng cáo, kháng nghị. Thông qua đó, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân, đảm bảo cho bản án, quyết định đưa ra thi hành là những bản án, quyết định đúng pháp luật và có căn cứ. Căn cứ tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm là kháng cáo, kháng nghị hợp pháp.

Như vậy, TTHS là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có giai đoạn xét xử, cụ thể như sau: Khi phân nhỏ giai đoạn xét xử thành các giai đoạn nhỏ hơn thì XXPT có thể được hiểu là một giai đoạn trong TTHS; Còn dựa vào cách thức tổ chức hệ thống TAND Việt Nam, thì TAND cấp trên có thẩm quyền xét xử lại VAHS sau khi đã có BA, QĐ của TAND cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị KC, KN thì phúc thẩm có thể được xem xét như một cấp xét xử thứ 2 trên cấp XXST.

Từ những phân tích, đánh giá nêu trên, theo học viên thì: “Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hình sự mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp, bị đương sự (bị cáo, bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan …) kháng cáo hoặc bị Viện kiểm sát nhân dân kháng nghị nhằm kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm,giúp khắc phục kịp thời các sai lầm của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm, bảo vệ công lý, quyền con người,lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân”.

1.1.1.2. Đặc điểm xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Trong PTXXPT – VAHS thì Hội đồng XXPT đồng thời thực hiện cả hai chức năng vừa xét xử lại VAHS về nội dung, vừa xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của BA, QĐ sơ thẩm. Do đó, XXPT – VAHS có 7 đặc điểm, gồm:

Một là: Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm không chỉ kiểm tra việc tuân theo pháp luật khi xét xử của Tòa án nhân dân cấp dưới mà còn kiểm tra tính đúng đắn của các tình tiết thực tế, tính hợp pháp và tính có căn cứ của các chứng cứ thu thập trong hồ sơ VAHS, được cơ quan tố tụng (Cơ quan điều tra và VKSND) và cụ thể là được Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm dùng làm căn cứ để ban hành bản án, quyết định đối với VAHS ở cấp sơ thẩm. Có nghĩa là Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm sẽ kiểm tra tính đúng đắn để xác định rõ nội dung VAHS, sự việc liên quan, kiểm tra, xác minh chứng cứ có đầy đủ, chính xác không, thẩm tra xem pháp luật liên quan được áp dụng có đúng không?

Từ các KC, KN đúng luật, Hội đồng XXPT sẽ tiến hành xét lại và xét xử lại đối với những BA, QĐ của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm bị KC, KN. Theo đó thì Hội đồng XXPT tiến hành xét lại tính hợp pháp của BA, QĐ và tính có căn cứ về sự phù hợp giữa kết luận trong BA, QĐ với những sự kiện xảy ra trên thực tế khách quan của VAHS. Hội đồng XXPT tiến hành xét xử lại VAHS để giải quyết VAHS một cách chính xác dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét toàn diện, khách quan tài liệu trong hồ sơ VAHS.

– Hai là: Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm không bị ràng buộc, hạn chế bởi những nội dung kháng cáo của đương sự hoặc kháng nghị của VKSND. Vì nếu xét thấy cần thiết thì cấp phúc thẩm mới có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị đương sự kháng cáo, VKSND kháng nghị trong giới hạn do BLTTHS quy định (Điều 345 BLTTHS 2015).

– Ba là: Những người tham gia tố tụng hình sự có quyền, nghĩa vụ cơ bản như ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Khi bảo vệ nội dung KC, KN thì chủ thể KN, cơ quan KN có quyền xuất trình các nguồn chứng cứ mới chưa được công bố tại TAND cấp sơ thẩm.

– Bốn là: Đối tượng của xét xử phúc thẩm là những bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm do bị kháng cáo, kháng nghị hợp pháp nên chưa có hiệu lực pháp luật. Khi XXPT – VAHS cũng là một cách để TAND cấp trên có thể kiểm tra chất lượng xét xử và hướng dẫn TAND cấp dưới xét xử đúng PL, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xét xử. Tuy nhiên, không phải tất cả các VAHS xét xử ở TAND ở cấp sơ thẩm đều được XXPT. Mà chỉ có những BA, QĐ sơ thẩm chưa có hiệu PL bị KC, KN đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự mới là đối tượng của XXPT. Vì BA, QĐ sơ thẩm mặc dù có vi phạm, thiếu sót nhưng không có KC, KN thì BA, QĐ đó cũng không bị XXPT. Và khi BA, QĐ sơ thẩm đã có hiệu lực PL mới phát hiện thấy sai lầm thì cũng không phải là đối tượng của XXPT. Vì trong trường hợp này BA, QĐ sơ thẩm đó sẽ được xem xét theo thủ tục GĐT, tái thẩm theo quy định của PLTTHS.

Như vậy XXPT chỉ được áp dụng khi có KC, KN đúng luật định. Vì chỉ các KC, KN đúng quy định của pháp luật mới là căn cứ để BA, QĐ chưa có hiệu lực PL trở thành đối tượng cần được XXPT. Hay nói cách khác, kháng cáo, kháng nghị hợp pháp là cơ sở pháp lý làm phát sinh giai đoạn xét xử phúc thẩm.

Như vậy quyền KC là nét đặc trưng của XXPT – VAHS. Vì sau khi Tòa án nhân dân xét xử sơ thẩm thì bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật ngay, bị cáo, bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, vẫn còn có quyền kháng cáo yêu cầu xét xử lại một lần nữa ở Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp. Do vậy khi căn cứ để tiến hành XXPT là Cáo trạng truy tố của VKSND; căn cứ để tiến hành GĐT, TT là KN của những người có thẩm quyền là những căn cứ mang tính quyền lực NN, thì XXPT có thể được phát sinh bởi KC của các chủ thể tham gia TTHS. Với việc KC các chủ thể tham gia TTHS đã bày tỏ được sự chưa đồng ý đối với BA, QĐ sơ thẩm và trình bày các ý kiến của bản thân đối với BA, QĐ sơ thẩm. Và nêu ra các ý kiến, đề nghị của bản thân trong giai đoạn XXPT.

– Năm là: Chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng trong XXPT là TAND, VKSND cấp phúc thẩm và những chủ thể tham gia giai đoạn XXST được tuyên quyền kháng cáo trong BA, QĐ sơ thẩm hoặc các chủ thể có liên quan đến KC, KN hoặc các chủ thể khác tham gia ở giai đoạn XXPT được TAPT mời đến để tham gia giai đoạn XXPT.

– Sáu là: Phiên tòa xét xử phúc thẩm VAHS có một số đặc thù (khác biệt với phiên tòa xét xử sơ thẩm) như: Mặc dù theo Điều 354 BLTTHS 2015 quy định: “Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tục tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi tiến hành xét hỏi một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị”. Nghĩa là việc công bố Cáo trạng của Kiểm sát viên (ở cấp sơ thẩm) là chức năng và quyền hạn của Viện kiểm sát. Nhưng trong XXPT lại được thay thế bằng việc một thành viên Hội đồng XXPT tóm tắt nội dung VAHS, quyết định của BA sơ thẩm, nội dung KC, KN; Và việc luận tội của KSV ở phần tranh luận (ở cấp sơ thẩm) đã được thay thế bằng việc trình bày kết luận của đại diện VKSND.

Phạm vi xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
Phạm vi xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

– Bảy là: Khi tham gia phiên tòa XXPT – VAHS, các chủ thể tham gia giai đoạn XXST có liên quan đến KC, KN có quyền bổ sung thêm nguồn chứng cứ. Những người KC và chủ thể KN ngoài việc viện dẫn những tài liệu được thu thập trong giai đoạn XXST ở hồ sơ VAHS mà còn được xuất trình những nguồn chứng cứ mới chưa được xem xét tại phiên tòa XXST. BA, QĐ của TAPT phải căn cứ vào kết quả tranh tụng khi XXPT. Khi XXPT các chủ thể tham gia XXPT đều được bảo đảm được thực hiện những quyền, nghĩa vụ do pháp luật quy định, … Như vậy XXPT ngoài việc kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của BA, QĐ sơ thảm còn được quyền xét xử lại VAHS về mặt nội dung, nghĩa là xem xét tính đúng đắn của VAHS về mặt thực chất.

Nên TTHS mới quy định các chủ thể tham gia XXST được quyền cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới để bảo vệ quyền lợi cho mình, không phải phụ thuộc vào những tài liệu đã cung cấp trong giai đoạn XXST. Các chủ thể này đều được quyền thay đổi lời khai, và yêu cầu mời thêm người làm chứng mới hoặc cung cấp thâm các tài liệu, đồ vật mới. VKSND cấp phúc thẩm cũng có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Hội đồng XXPT tiến hành ĐTBS, thu thập thêm những tài liệu mới để làm sáng tỏ những vấn đề về nội dung VAHS. Tất cả các chứng cứ mới và chứng cứ cũ đều được đưa ra xem xét trực tiếp tại phiên tòa XXPT và là căn cứ để HĐXX phúc thẩm VAHS ban hành BA, QĐ phúc thẩm.

Bên cạnh những đặc điểm nêu trên thì khi xét xử phúc thẩm VAHS cũng cần quan tâm đến các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa các cơ quan tiến hành tố tụng như: giữa Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm với Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm (trong việc thông báo kháng cáo, kháng nghị, xác minh lý do kháng cáo quá hạn…); giữa VKSND cấp sơ thẩm và VKSND cấp phúc thẩm (trong việc kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm); Và mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm với VKSND cấp phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án…

1.1.2. Khái niệm phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Điều 345 BLHS Việt Nam năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018) quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS, như sau: Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của BA, QĐ không bị KC, KN [27].

Theo học viên, việc BLTTHS 2015 quy định như trên thì phạm vi xét xử phúc VAHS, là giới hạn nội dung những vấn đề mà Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm có thể xem xét, quyết định. Việc quy định phạm vi xét xử phúc VAHS có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm.

Từ quy định trên, có thể thấy, khi tiến hành giai đoạn thụ lý xét xử phúc thẩm VAHS, Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm cần phải xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị trước, nếu thấy cần thiết thì mới xem xét đến phần không bị kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị của Tòa án cấp phúc thẩm không bị hạn chế bởi việc quyết định theo hướng có lợi cho người bị kháng cáo (chấp nhận kháng cáo) hoặc theo hướng kháng nghị của Viện kiểm sát (chấp nhận kháng nghị) mà có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản của BLHS về tội nhẹ hơn, giảm bồi thường, miễn hình phạt…, thậm chí tuyên bố bị cáo không phạm tội hoặc cũng có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản của BLHS về tội nặng hơn, tăng mức bồi thường…, nếu có kháng cáo, kháng nghị theo hướng đó. Nhưng Bộ luật tố tụng hình sự lại chưa quy định thế nào là trường hợp “cần thiết” cho nên có thể vận dụng hướng dẫn tại mục 4 phần VI Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 08 tháng 12 năm 1988 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự: Trường hợp cần thiết là trường hợp ở phần không bị KC, KN có điểm cần được giảm nhẹ TNHS cho bị cáo [38]

Mặc dù, được xem xét hầu như toàn bộ nội dung VAHS nhưng khi quyết định thì HĐXX phúc thẩm VAHS chỉ được quyết định theo hướng không làm xấu đi tình trạng của người kháng cáo và không bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng xấu đi đó. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm chỉ xem xét những phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Riêng các phần không bị KC, KN thì, TAPT chỉ xem xét đối với những nội dung có thể dẫn đến việc giảm nhẹ TNHS cho bị cáo. Còn việc BTTH thì TAPT không được xem xét nếu không có KC, KN mặc dù có cơ sở để giảm mức BTTH. Bên cạnh đó thì Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm cũng được quyền xem xét về phần thủ tục tố tụng trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ngay cả khi không có KC, KN.

Tóm lại PVXXPT – VAHS rất quan trọng vì chúng là cơ sở để HĐXX phúc thẩm VAHS giải quyết các nội dung liên quan đến VAHS. Theo một cách tổng quát thì PVXXPT – VAHS sẽ chỉ bị giới hạn bởi quy định của PL tố tụng hình sự.

Tuy nhiên, tại phiên xét xử phúc thẩm VAHS, khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm mới, HĐXX phúc thẩm có quyền ra quyết định khởi tố vụ án, hoặc ra các quyết định xử lý hành chính như cảnh cáo, phạt tiền đối với những người vi phạm trật tự phiên tòa.

1.1.3. Mối quan hệ giữa phạm vi xét xử phúc thẩm và thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm

Như đã biết thì: Thẩm quyền xét xử của TAND là tổng hợp các quyền theo quy định của PL để TAND giải quyết các tranh chấp trong xã hội thông qua việc xem xét, đánh giá, phán quyết có tính cưỡng chế của NN. Nên có thể hiểu việc pháp luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền xét xử phúc thẩm chính là sự thể hiện của việc Tòa án cấp phúc thẩm dùng các quyền được pháp luật quy định để áp dụng khi thụ lý giải quyết một VAHS ở giai đoạn xét xử phúc thẩm. Nói như vậy để thấy rằng, giữa phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS và thẩm quyền xét xử phúc thẩm VAHS có mối quan hệ biện chứng qua lại chính là việc xác định giới hạn của việc xét xử phúc thẩm một VAHS, cụ thể như sau:

Theo quy định của pháp luật về TTHS thì, thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm sẽ được chia thành hai mặt, đó là: Thẩm quyền về mặt nội dung và thẩm quyền về mặt hình thức, trong đó:

Thẩm quyền về mặt hình thức (hay còn gọi là thẩm quyền xem xét) là việc: TAPT xác định các VAHS, các BA, QĐ của TAST nào thuộc thẩm quyền xem xét của TAPT và giới hạn, phạm vi, mức độ xem xét của TAPT đối với VAHS đó. Tóm lại thẩm quyền về mặt hình thức xác định TAPT có quyền xem xét cái gì, ở mức độ, giới hạn nào;

Còn thẩm quyền về nội dung là việc: Xác định các quyền của Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm trong việc quyết định các vấn đề cụ thể của vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nhưng bị xem xét và xét xử lại ở giai đoạn xét xử phúc thẩm.

Từ những phân tích nêu trên, học viên nhận thấy: Thẩm quyền về hình thức của Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm bao gồm thẩm quyền xét xử phúc thẩm và phạm vi xét xử phúc thẩm; Còn thẩm quyền về nội dung (hay còn gọi là thẩm quyền quyết định) của Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm là việc thể hiện ở các quyền hạn của Tòa án phúc thẩm khi xét xử theo thủ tục phúc thẩm các VAHS bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Có thể thấy, phạm vi xét xử (thẩm quyền về hình thức) và quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm (thẩm quyền nội dung) có quan hệ qua lại biện chứng. Về phạm vi xét xử, Toà án cấp phúc thẩm không chỉ xem xét phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị, mà còn có thể xem xét toàn bộ vụ án. Tuy nhiên, về thẩm quyền nội dung thì Toà án cấp phúc thẩm chỉ có quyền:

a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm;

b) Sửa bản án, quyết định sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo (kể cả có kháng cáo hay không có kháng cáo);

c) Sửa bản án, quyết định sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo nếu có kháng cáo của bị hại, kháng nghị của Viện kiểm sát theo hướng đó;

d) Sửa quyết định bồi thường dân sự nếu có kháng cáo, kháng nghị về vấn đề đó…

Việc quy định hạn chế thẩm quyền quyết định nêu trên là bảo đảm quan trọng quyền kháng cáo của người tham gia tố tụng, nhất là đối với bị cáo.

1.1.4. Ý nghĩa của phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

1.1.4.1. Về mặt chính trị – xã hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, trong đó có quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS là góp phần vào việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, xác định Tòa án có vị trí trung tâm, xét xử là trọng tâm theo tinh thần Nghị Quyết số 49/NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cụ thể như sau: Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo công khai, dân chủ, văn minh … [3].

Theo đó, phải đổi mới toàn bộ hệ thống Tòa án nhân dân cũng như hoạt động thực tiễn và đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Tòa án nhân dân nói riêng và các ngành tư pháp nói chung, trong đó có các quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS, nhằm đạt được kết quả cuối cùng là bản án, quyết định của Tòa án nhân dân nói chung và của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm luôn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Việc quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS thể hiện rõ sự phân định nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước đối với mỗi cấp xét xử đã được quy định trong BLTTHS qua các thời kỳ (mới nhất là Điều 345 BLTTHS Việt Nam 2015). Việc quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS đã đảm bảo cho bị cáo, người bị hại và những người có quyền lời, nghĩa vụ liên quan đến VAHS bị xét xử ở cấp sơ thẩm có quyền kháng cáo lên cấp phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm thì những người này vẫn còn nguyên quyền bào chữa, quyền đưa ra tài liệu chứng cứ, tạo điều kiện được tranh tụng bình đẳng giữa người bị cáo, người bào chữa và với những người tham gia tố tụng khác; còn VKSND được quyền bảo vệ nội dung kháng nghị. Tóm lại, với việc quy định về PVXXPT – VAHS chính là cơ sở đảm bảo cho TAND xét xử đúng người, đúng tội, đúng PL, góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp, với Đảng và NN trong gian đoạn hiện nay.

1.1.4.2. Về mặt xây dựng pháp luật tố tụng hình sự

Việc quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS, đảm bảo cho hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định. Giai đoạn XXPT-VAHS nối tiếp giai đoạn XXST-VAHS. Tòa án cấp trên (cấp phúc thẩm) chỉ được xét xử phúc thẩm VAHS khi bản án, quyết định trong VAHS của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm bị bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan kháng cáo hợp pháp hoặc bị VKSND cùng cấp (hoặc cấp trên) kháng nghị hợp pháp.

Phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS còn định hướng cho hoạt động tố tụng của các chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng, đặc biệt là đối với HĐXX phúc thẩm VAHS trong việc thực hiện các quyền hạn của mình trong việc xem xét và quyết định các vấn đề trong bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp sở thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, hoặc cả các nội dung khác không bị kháng cáo, kháng nghị. Từ đó, các chủ thể tham gia vào quá trình xét xử phúc thẩm VAHS, nhất là đối với các thành viên trong HĐXX phúc thẩm VAHS có điều kiện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách triệt để, hiệu quả hơn, hạn chế hoặc ngăn chặn được sự tùy tiện cũng như lạm quyền của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cũng có thể là Luật sư (người bào chữa cho các đương sự) trong việc xét xử phúc thẩm VAHS và tham gia xét xử phúc thẩm VAHS. Qua đó đảm bảo cho bản án, quyết định của HĐXX phúc thẩm VAHS luôn phù hợp với sự thật khách quan của VAHS và các quy định của pháp luật.

Từ thực tiễn quy định tại Điều 345 BLTTHS Việt Nam 2015 (chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) và từ những quy định khác của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS, học viên thấy rất dễ dàng nhận thấy thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm và nhận thức được Tòa án cấp nào thì được xét xử phúc thẩm VAHS của các Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm, vì với nội dung quy định tại Điều 345 BLTTHS 2015, TAPT xem xét phần nội dung của BA, QĐ bị KC, KN. Khi xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của BA, QĐ không bị KC, KN, thì:

Về thẩm quyền, TANDCT có thẩm quyền XXPT các BA, QĐ của TAND cấp huyện trực thuộc bị KC, KN.

TANDCC có thẩm quyền XXPT BA, QĐ của TANDCT thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị KC, KN…

1.1.4.3. Về mặt thực tiễn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Thứ nhất, phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS là quy định về giới hạn quá trình xét xử lại VAHS có kháng cáo, kháng nghị, TAPT kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án nhằm phát hiện có hay không những sai lầm, những vi phạm PL trong quá trình giải quyết VAHS ở TAST, nếu có thì khắc phục và sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Tóm lại, bằng nhiệm vụ và thẩm quyền của mình TAPT ngăn chặn việc đưa ra thi hành các BA, QĐ có vi phạm PL, góp phần bảo vệ lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Thứ 2, XXPT là một trong những quy định thể hiện rõ bản chất dân chủ và tiến bộ của BTTHS Việt Nam. Quy định này buộc các TAND sơ thẩm phải thận trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh các yêu cầu về tính hợp pháp và có căn cứ khi ra BA, QĐ về VAHS. Nó không cho phép chủ thể đã KC, VKSND đã KN được bổ sung, thay đổi KC theo hướng làm xấu đi tình trạng của bị cáo; không cho phép TAPT sửa BA, QĐ sơ thẩm theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo, nếu không có KC của người bị hại hoặc KN của VKSND theo hướng đó.

Thứ 3, khi có KC, KN đối với BA, QĐ sơ thẩm chưa có hiệu lực PL, TAPT đưa vụ án ra XXPT trong thời hạn luật định. Cho nên XXPT còn là một trong các phương tiện hữu ích để bảo vệ kịp thời và có hiệu quả lợi ích của NN, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là của các chủ thể tham gia giai đoạn XXST.

Thứ 4, thông qua việc thực hiện chức năng giám đốc việc xét xử, TAPT hướng dẫn TAND cấp dưới giải thích và vận dụng đúng đắn PL. Các Bản án phúc thẩm là một hình thức mẫu để TAND cấp dưới học tập, rút kinh nghiệm cho việc xét xử. Do đó XXPT có ý nghĩa trong việc bảo đảm ADPL đúng quy định.

    1. 1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

1.2.1. Khái quát các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ năm 1945 đến khi ban hành BLTTHS năm 2015

Sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 13 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh số 33C thành lập các Tòa án quân sự. Đây cũng là dấu hiệu phá bỏ hoàn toàn bộ máy tư pháp của chế độ thực dân, phong kiến. Về mặt lập pháp, do những ngày đầu chính quyền dân chủ nhân dân chưa kịp ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có pháp luật về tố tụng, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Sắc lệnh số 47 về tạm thời giữ nguyên các luật lệ hiện hành của chế độ cũ nếu không trái với chính thể mới và không phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong đó Chương IV và Chương V Sắc lệnh có các quy định liên quan đến pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Ít lâu sau, Sắc lệnh số 13 ngày 21/4/1946 về tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán được ban hành. Đây là văn bản pháp lý hoàn chỉnh nhất trong thời kỳ đầu của chính quyền dân chủ nhân dân về tổ chức và hoạt động của Tòa án. Hệ thống Tòa án lúc này gồm có Toà thượng thẩm, Toà đệ nhị cấp và Toà sơ cấp. Toà thượng thẩm đặt tại 3 kỳ (Hà Nội, Huế, Sài Gòn) và làm nhiệm vụ xét xử phúc thẩm hình sự.

Tại HP 1946 đã ghi rõ ngành Tòa án của nước ta thời điểm đó gồm 4 cấp là: Tòa án tối cao, các Tòa án phúc thẩm, các Tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp. Ngoài Tòa án phúc thẩm, các Tòa án đệ nhị cấp cũng có quyền xét xử phúc thẩm đối với quyết định bản án của Tòa án sơ cấp. Năm 1950, cuộc cải cách tư pháp lần thứ nhất diễn ra theo Sắc lệnh số 85-SL của Chủ tịch nước. Tòa án sơ cấp đổi thành Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án đệ nhị cấp đổi thành Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng phúc án đổi thành Toà phúc thẩm.

Như vậy, mặc dù chưa được pháp luật quy định trực tiếp như hiện nay, nhưng qua cách thức quy định tổ chức và hoạt động của Tòa án các cấp có thể thấy nội dung của nguyên tắc hai cấp xét xử và phạm vi xét xử phúc thẩm hình sự đã được ghi nhận trong thể chế tư pháp của Nhà nước dân chủ nhân dân từ những ngày đầu tiên khi Việt Nam độc lập.

Theo Hiến pháp năm 1959 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, hệ thống Tòa án ở Việt Nam bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, các Tòa án quân sự. Ngoài ra còn có Tòa án của hai khu tự trị Việt Bắc và Tây Bắc, và khi cần có thể lập Tòa án đặc biệt. Nguyên tắc hai cấp xét xử được ghi nhận chính thức và trực tiếp trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960  (nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong Sắc luật số 01/SL/76 năm 1976  về hệ thống Tòa án của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam). Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất về mặt nhà nước và pháp luật, Hiến pháp năm 1980 được ban hành. Luật Tổ chức TAND 1981 không quy định nguyên tắc hai cấp xét xử của TAND. Tiếp đó, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 cũng không quy định nguyên tắc này. Năm 1988, BLTTHS đầu tiên được ban hành, sau đó được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992 và 2000, tuy không ghi nhận nguyên tắc hai cấp xét xử nhưng đã quy định tương đối toàn diện các quy định về phạm vi phúc thẩm hình sự, từ định nghĩa khái niệm đến kháng cáo, kháng nghị, từ thẩm quyền xét xử đến các quy định cụ thể tại phiên toà cũng như nhiều vấn đề khác có liên quan. Việc không quy định trực tiếp nguyên tắc hai cấp xét xử đã gây ra những tranh luận không cần thiết trong một khoảng thời gian dài trong giới nghiên cứu cũng như trong thực tiễn, và chỉ được giải quyết dứt điểm khi có Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Tuy nhiên, trên thực tế căn cứ vào các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, có thể thấy rằng tuy pháp luật không quy định trực tiếp, nhưng tinh thần và nội dung của nguyên tắc hai cấp xét xử, thủ tục xét xử phúc thẩm vẫn được thể hiện qua các quy định pháp lý về tổ chức và hoạt động của TAND.

Thực tiễn thực hiện thủ tục phúc thẩm hình sự theo BLTTHS 1988 cho thấy đã có nhiều vướng mắc và bất hợp lý cần khắc phục như thời hạn xét xử bị chậm, xác định sai chủ thể có quyền KC hoặc xác định sai nội dung KC, KN; thực hiện không đúng PVXXPT; thực hiện không đúng và không đầy đủ các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên toà; vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng…

Đối với tính chất của phúc thẩm trong TTHS, trước đây có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên kể từ khi Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có hiệu lực thi hành đã thể hiện rõ XXPT là 1 cấp xét xử tức là thừa nhận nguyên tắc 2 cấp xét xử (lưỡng cấp tài phán). Những người làm luật cho rằng việc xét xử lại các VAHS có KC, KN sẽ hạn chế và khắc phục được những sai sót trong xét xử của TAST buộc chính các TAND cấp trên phải thận trọng hơn.

Trong đó tại Điều 241 BLTTHS 2003, quy định về PVXXPT – VAHS thì: TAPT xem xét nội dung KC, KN. Khi thấy cần thiết thì TAPT có thể xem xét phần khác không bị KC, KN của BA, QĐ sơ thẩm.

Như vậy, theo BLTTHS 2003, về nguyên tắc, Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm chỉ xét xử lại VAHS trong phạm vi nội dung kháng cáo, kháng nghị. Những nội dung còn lại của BA, QĐ sơ thẩm không bị KC, KN sẽ có hiệu lực PL ngay khi hết hạn KC, KN. Nhưng khi XXPT nếu thấy cần thiết TAPT được quyền xem xét cả những phần khác của BA, QĐ sơ thẩm không bị KC, KN. Tuy nhiên nếu chủ thể tham gia TTHS rút toàn bộ KC, KN tại phiên toà thì việc XXPT phải được đình chỉ.

1.2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Ngày 27 tháng 11 năm 2015, Quốc hội khóa 13 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thay thế cho Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Trong đó tại Điều 345 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về PVXXPT, TAPT xem xét nội dung KC, KN. Khi thấy cần thiết thì TAPT có thể xem xét phần khác không bị KC, KN của BA, QĐ sơ thẩm.

Như vậy theo quy định của BLTTHS 2015 thì phạm vi xét xử phúc thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm phụ thuộc vào phạm vi kháng cáo hoặc kháng nghị hợp pháp. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện thì TAPT có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị KC, KN.

Song song với việc quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS thì BLTTHS 2015 cũng quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của TAPT như sau:

1.2.2.1. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc xem xét đối với kháng cáo quá hạn

Điều 333 BLTTHS 2015 quy định thời hạn kháng cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; còn thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm hình sự là 07 ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. Như vậy, về nguyên tắc thì đối với những kháng cáo thực hiện ngoài thời hạn luật định được gọi là kháng cáo quá hạn sẽ không được chấp nhận. Nhưng để đảm bảo tính ổn định của BA, QĐ sơ thẩm, nếu có lý do chính đáng thì TAPT vẫn có thể xem xét chấp nhận KC quá hạn đó nhằm bảo đảm quyền lợi của người KC, vì lý do của việc KC quá hạn đó không phải do lỗi của họ. Các lý do đó có thể là do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải nằm viện điều trị,… khiến cho các chủ thể tham gia giai đoạn XXST dù muốn cũng không thể KC trong thời hạn quy định được (Điều 345 BLTTHS 2015 quy định về Kháng cáo quá hạn). Việc xét lý do KC quá hạn phải được thực hiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, không phụ thuộc vào việc ngoài BC, đương sự KC quá hạn, trong VAHS còn có KC của các bị cáo hoặc đương sự khác trong thời hạn quy định tại Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 [27].

Còn về kháng nghị của VKSND, Điều 337 BLTTHS 2015 quy định: Thời hạn kháng nghị của VKSND cùng cấp đối với bản án của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm là 15 ngày, của VKSND cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án; Thời hạn kháng nghị của VKSND cùng cấp đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm là 07 ngày, của VKSND cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định. Riêng đối với trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, thì kháng nghị của VKSND quá hạn với bất kỳ lý do gì cũng không được xem xét (Luật tố tụng không quy định về kháng nghị quá hạn giống như Điều 335 BLTTHS 2015 quy định về kháng cáo quá hạn) [27]. Vậy nên, kháng nghị quá hạn sẽ không làm phát sinh giai đoạn xét xử phúc thẩm, cũng đồng nghĩa với việc không làm phát sinh phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS.

1.2.2.2. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm có quyền xem xét đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm

Tại Điều 361 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã ghi rõ:

1. Hội đồng phúc thẩm có quyền:

a) Không chấp nhận KC, KN và giữ nguyên quyết định của TAST khi xét thấy các quyết định của TAST có căn cứ và đúng PLt;

b) Sửa quyết định của TAST;

c) Hủy quyết định của TAST và chuyển hồ sơ VAHS cho TAST sơ thẩm để tiếp tục giải quyết VAHS;

2. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định” [27].

1.2.2.3. Quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm

Tại Điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ghi rõ:

1…

a) Không chấp nhận KC, KN và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

b) Sửa bản án sơ thẩm;

c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ VAHS để điều tra lại hoặc xét xử lại;

d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;

đ) Đình chỉ việc XXPT.

2. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án” [27].

Theo quy định nêu trên tại các Điều 355 và Điều 361 BLHS 2015, học viên nhận thấy phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm sẽ là việc tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm sẽ xem xét và đưa ra các quyết định gồm:

Một là, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa BA, QĐ sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo.

Khoản 1 Điều 357 BLTTHS 2015 quy định:

“Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:

a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;

b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;

c) Giảm hình phạt cho bị cáo;

d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;

đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;

e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.” [27]

Tóm lại, khi có căn cứ xác định BA, QĐ sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng XXPT mới có quyền được sửa BA, QĐ sơ thẩm. Việc sửa BA, QĐ trong trường hợp này thường theo hướng có lợi cho bị cáo. Cụ thể như sau:

– Miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo đã bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố là có tội và áp dụng hình phạt hoặc miễn hình phạt, nếu có căn cứ “do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”;

– Miễn hình phạt cho bị cáo, nếu có căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 BLHS 2015 ghi rõ: Phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 54 BLHS 2015, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn TNHS;

– Áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn hoặc khung hình phạt nhẹ hơn đối với bị cáo. Trong trường hợp áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm nhẹ hình phạt hoặc không giảm hình phạt cho bị cáo;

– Giảm hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, hủy một trong các loại hình phạt mà TAST đã áp dụng đối với bị cáo;

– Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (từ hình phạt tù sang CTKGG hoặc phạt tiền, cảnh cáo); giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo;

– TAPT chỉ xem xét phần dân sự của BA, QĐ sơ thẩm khi có KC, KN đối với phần đó. Nếu thấy mức BTTH mà TAST quyết định cao hơn mức thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra, thì TAPT có thể giảm mức BTTH đối với bị cáo hoặc bị đơn dân sự.

Nếu VAHS có nhiều bị cáo, qua việc XXPT – VAHS, khi có căn cứ thì TAPT có quyền sửa bản án sơ thẩm: áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn; giảm mức hình phạt hoặc chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn; giảm mức BTTH, cho hưởng án treo hoặc giảm thời gian thử thách của án treo… đối với cả những người không có KC, KN. Trường hợp này được ghi rõ tại khoản 3 Điều 357 BLTTHS 2015: “Trường hợp có căn cứ, Hội đồng XXPT có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không KC hoặc không bị KC, KN” [27].

Hai là, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa BA, QĐ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo.

Khoản 2 Điều 357 BLTTHS 2015 quy định:

“Trường hợp VKS kháng nghị hoặc bị hại KC yêu cầu thì Hội đồng XXPT có thể:

a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;

b) Tăng mức BTTH;

c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;

d) Không cho bị cáo hưởng án treo” [27].

Theo đó, TAPT chỉ có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo trong trường hợp VKS – KN hoặc người bị hại KC theo hướng đó. Nếu VKS – KN hoặc người bị hại KC yêu cầu tăng hình phạt mà không yêu cầu áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn đối với bị cáo, thì TAPT chỉ có quyền tăng mức hình phạt trong khung hình phạt mà TAST đã áp dụng đối với bị cáo mà không có quyền áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn và chuyển sang khung hình phạt khác nặng hơn.

Tuy nhiên, nếu có căn cứ thì HĐXX vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức BTTH.

Ba là, Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.

Khoản 1, Điều 358, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

“Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:

a) Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;

b) Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;

c) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố” [27].

Tóm lại TAPT sẽ được quyền hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi việc điểu tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.

Việc điều tra ở cấp sơ thẩm bao gồm cả việc điều tra ở giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và khi XXST. Việc điều tra bị coi là không đầy đủ nếu CQĐT, VKS và TAST không làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với VAHS …, và TAST cũng sẽ được quyền hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong trường hợp nếu VKS cấp phúc thẩm không thể ĐTBS được và khi XXPT cũng không thể làm sáng tỏ được. Nếu việc điều tra ở cấp sơ thẩm tuy là không đầy đủ, nhưng có thể ĐTBS được ở cấp phúc thẩm, thì TAPT không hủy bản án sơ thẩm mà yêu cầu VKS cấp phúc thẩm ĐTBS hoặc tự mình yêu cầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cung cấp thêm những nguồn chứng cứ khác.

Trong trường hợp cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm, hay có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố thì HĐXX cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, vì trong trường hợp này, bản án có thể phản ánh không đầy đủ hoặc sai lệch so với sự việc đã diễn ra, các phán quyết của tòa sơ thẩm không hợp lý.

Bốn là, Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.

Khi rơi vào các trường hợp đã được quy định tại khoản 2 Điều 358 BLTTHS 2015 thì HĐXX cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại. Cụ thể:

“Hội đồng XXPT hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần HĐXX mới trong các trường hợp:

a) Hội đồng XXST không đúng thành phần mà Bộ luật này quy định;

b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;

c) Người được TAST tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội;

d) Miễn TNHS, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ;

đ) Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc ADPL nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng XXPT sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này” [27].

Như vậy, HĐXX sơ thẩm phải đúng theo sự quy định của pháp luật. Tại Điều 254 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã ghi rõ: “Hội đồng XXST gồm 1 TP và 2 HTND. Trường hợp VAHS có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng XXST có thể gồm 2 TP và 3 Hội thẩm. Đối với VAHS có bị cáo về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng XXST thẩm gồm 2 TP và 3 HTND [27]. Như vậy, khi rơi vào trường hợp thành phần của HĐXX cấp sơ thẩm không đúng thì HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.

– Thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng luật định có thể là một những trường hợp sau:

+ HĐXX không đủ 05 thành viên khi xét xử bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình;

+ Trong thành phần HĐXX không có HTND là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên khi xét xử bị cáo là NCTN;

+ TP hoặc HTND hết nhiệm kỳ nhưng chưa được tái bổ nhiệm;

+ Người không được bầu là HTND tham gia Hội đồng xét xử – VAHS;

+ Thành viên của HĐXX không phải là TP hoặc HTND của TAST.

– Vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng có thể là một trong những trường hợp sau đây:

+ Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ án không đúng thẩm quyền (như Tòa án cấp huyện xét xử vụ án thuộc thẩm quyền xét xử cùa Tòa án cấp tỉnh; Tòa án nhân dân xét xử vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự…);

+ Vi phạm nghiêm trọng quyền bào chữa của bị cáo như TAST không yêu cầu Đoàn luật sư cử NBC cho bị cáo là NCTN hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; bị cáo bị xét xử về tội có khung hình phạt cao nhất quy định đến tử hình…

+ Xử vắng mặt bị cáo hoặc NBC cho bị cáo trong những trường hợp pháp luật không cho phép…

– Có căn cứ cho rằng bị cáo (được TAST tuyên bố không có tội) đã phạm tội, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Bị cáo phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo phòng vệ chính đáng;

+ Tòa án cấp sơ thẩm đã tính nhầm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, nên đã xác định hành vi của bị cáo đã quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên bị cáo không có tội;

+ TTAST đã tính nhầm thời hạn xóa án tích hoặc thời hạn bị xử phạt hành chính nên cho rằng hành vi của bị cáo không đủ yếu tố CTTP.

Ngoài ra, trong hai trường hợp bao gồm: miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ hoặc bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp HĐXX phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của BLTTHS 2015 thì HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần HĐXX mới.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM KHOA 9-DOT 1\LUAN VAN ĐÃ IN/TRAN DUC KIEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *