Nghiên cứu ứng dụng Anchor Modeling và khung nhìn thực để nâng cao hiệu quả quản lý điểm học sinh tại trường THPT

Nghiên cứu ứng dụng Anchor Modeling và khung nhìn thực để nâng cao hiệu quả quản lý điểm học sinh tại trường THPT Ba Gia tỉnh Quảng Ngãi

Nghiên cứu ứng dụng Anchor Modeling và khung nhìn thực để nâng cao hiệu quả quản lý điểm học sinh tại trường THPT Ba Gia tỉnh Quảng Ngãi

Trong cuộc sống hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày tiến bộ công nghệ phần mềm được ứng dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực, trong giáo dục việc ứng dụng các phần mềm càng có ý nghĩa và rất cần thiết. Tin học hoá công tác quản lý giáo dục và xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước và chương trình xây dựng chính phủ điện tử. Để triễn khai công tác tin học hoá quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông, Cục Công nghệ thông tin – Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu và triển khai xây dựng các hệ thống thông tin quản lý giáo dục và phần mềm quản lý giáo dục. Trong hệ thống này có nhiều phần mềm chẳng hạn như phần mềm VEMIS, trong phần mềm VEMIS có phân hệ quản lý điểm cho học sinh cho phép nhập, sửa, xoá, tính điểm trung bình của học sinh và lưu dữ liệu điểm của học sinh lại. Hoặc như phần mềm SMAS (School Management System) của Tập đoàn Viễn thông Quân đội viettel triễn khai áp dụng, Vnedu (VietNam Education Networdk ) của tập đoàn VNPT, nhìn chung hai phần mềm SMAS và VnEdu đều xây dựng dựa trên nền tảng điện toán đám mây, cho phép xử lý tập trung dữ liệu, xử lý linh hoạt.

Những ứng dụng của hệ thống thông tin trong lĩnh vực quản lý là những ứng dụng vô cùng quan trọng. Nó không những giải phóng công sức cho những người quản lý mà còn đem lại sự chính xác và nhanh nhạy trong quản lý.

Đặc biệt các thao tác cập nhật (update) dữ liệu xóa dữ liệu cũ và thay vào đó bằng những giá trị mới, thao tác xóa (delete) dữ liệu thực hiện xóa hoàn toàn bản ghi từ cơ sở dữ liệu. Trong khi đó cơ sở dữ liệu (CSDL) thời gian lại lưu dữ liệu trong quá trình tiến hóa và cho phép tìm kiếm lịch sử trên đó. Cụ thể, cơ sở dữ liệu thời gian cho phép truy cập dữ liệu ở thời điểm cuối cùng, một thời điểm bất kỳ trong quá khứ hoặc truy cập đến lịch sử thay đổi dữ liệu trong một khoảng thời gian nào đó. Dữ liệu phụ thuộc vào thời gian và thời điểm thay đổi dữ liệu phải được ghi lại. Đồng thời để tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý. Khung nhìn thực (KNT) là một kỹ thuật giúp cải thiện và nâng cao tốc độ thực thi đối với các truy vấn phức tạp, có tần suất sử dụng cao trên một lượng dữ liệu lớn. Ý tưởng của KNT là dựa trên các bảng kết quả sẵn có để trả lời truy vấn một cách nhanh chóng mà không cần thực thi lại truy vấn. Đối với những truy vấn phức tạp bao gồm nhiều phép nối và các hàm thống kê, hiệu quả sử dụng KNT càng rõ rệt, đặc biệt khi áp dụng trên một lượng dữ liệu đủ lớn, do đã bỏ qua các bước thực thi phép nối và các hàm thống kê vốn là những thành phần chiếm nhiều chi phí trong quá trình thực thi truy vấn. Hơn nữa, những thao tác dữ liệu truyền thống chỉ cho phép truy cập dữ liệu ở thời điểm hiện tại, không thể truy cập đến các phiên bản dữ liệu trong quá khứ.

Xuất phát từ những ý tưởng trên và được sự đồng ý hướng dẫn của tiến sĩ Nguyễn Trần Quốc Vinh, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng Anchor Modeling và khung nhìn thực để nâng cao hiệu quả quản lý điểm học sinh tại trường THPT Ba Gia tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn thạc sỹ.

Nghiên cứu ứng dụng Anchor Modeling và khung nhìn thực để nâng cao hiệu quả quản lý điểm học sinh tại trường THPT Ba Gia tỉnh Quảng Ngãi
Nghiên cứu ứng dụng Anchor Modeling và khung nhìn thực để nâng cao hiệu quả quản lý điểm học sinh tại trường THPT Ba Gia tỉnh Quảng Ngãi

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ANCHOR MODELING VÀ

KHUNG NHÌN THỰC

1.1. Tổng quan về Anchor Modeling

1.1.1. Giới thiệu

1.1.2. Những khái niệm cơ bản về mô hình hóa AM

1.1.3. Cơ sở dữ liệu có yếu tố thời gian

1.1.3.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu có yếu tố thời gian

1.1.3.2. Thời điểm thay đổi

1.1.3.3. Thời điểm ghi nhận

1.1.3.4. Thời điểm diễn ra

1.1.4. Truy cập dữ liệu

Dữ liệu về quê quán của học sinh có thể thay đổi theo thời gian, vì thế muốn biết tại thời điểm ti nào đó học sinh có quê quán ở đâu ta cần phải xác định thời điểm để truy cập dữ liệu cho chính xác

1.2. Tổng quan về khung nhìn thực

1.2.1. Giới thiệu chung

Ý tưởng ứng dụng KNT là kết quả thực thi các truy vấn được giữ lại.

Nếu như dữ liệu cần để trả lời một truy vấn có trong KNT, thì chúng sẽ được truy xuất bằng cách quét các bảng KNT khi xuất hiện truy vấn. Khi đó, các chi phí bao gồm trong việc xét khả năng sử dụng KNT và quét các bảng KNT đó, và không bao gồm các thao tác đắt giá như nối (JOIN), tổng kết (SUM, COUNT, AVG, MIN, MAX) và nhóm (GROUP BY). Rõ ràng, KNT không cho phép nâng cao năng suất trong tất cả các trường hợp, hiệu quả ứng dụng chúng có thể giảm đi rõ rệt nếu thường xuyên xảy ra thay đổi dữ liệu trong các bảng gốc sử dụng để tạo KNT (hay KNT sử dụng). Nghĩa là, lợi ích sử dụng KNT thể hiện ở sự chênh lệch tổng chi phí duy trì KNT và tổng chi phí thực thi các truy vấn trên các bảng gốc [1].

Sử dụng KNT vi phạm một số yêu cầu của lý thuyết thiết kế CSDL, chẳng hạn, vi phạm tính dư thừa và các bất thường, và nó đòi hỏi chi phí duy trì. Tuy nhiên, một khi các “tác hại” của nó là rất nhỏ so với “lợi ích” do nó mang lại, thì chúng ta có thể bỏ qua các “tác hại” đó. Các ưu điểm ứng dụng KNT bao hàm trong việc nâng cao năng suất hệ thống thông tin nhờ: Rút ngắn thời gian thực thi các truy vấn; Giảm số lượng các lần đọc/ghi vật lý, bởi vì khối lượng dữ liệu cần xử giảm; Giảm tải bộ vi xử lý trung tâm và tài nguyên nói chung; Giảm khối lượng thao tác nối, sắp xếp cũng như tính các hàm thống kê.

Vấn đề sử dụng các KNT để trả lời các truy vấn nhận được sự quan tâm đáng kể dưới dạng ứng dụng chúng trong nhiều ứng dụng quản trị dữ liệu, chẳng hạn như trong liên kết dữ liệu, trong các kho dữ liệu, trong thiết kế web, trong tối ưu hoá truy vấn và thậm chí, KNT được ứng dụng trong bài toán cập nhật các KNT. Khi ứng dụng KNT, hệ quản trị CSDL phải giải quyết bài toán được định dạng như sau: cho một truy vấn trên một lược đồ CSDL và tập hợp các KNT trên chính lược đồ CSDL đó, có thể sử dụng các truy vấn đến các KNT để trả lời truy vấn đó hay không.

1.2.2. Ứng dụng KNT trong hệ quản trị cở sở dữ liệu Microsoft SQL Server

1.2.3. Cập nhật KNT

Tuỳ thuộc vào cách thức thực hiện, cập nhật được chia thành ba phương pháp chính, đó là hoàn toàn, gia tăng và ép buộc. Cập nhật hoàn toàn thực tế là tạo lại KNT bằng cách thực thi truy vấn trên cơ sở KNT đã được tạo ra. Cập nhật gia tăng chỉ sửa đổi phần dữ liệu trong KNT liên quan đến các thay đổi dữ liệu trong các bảng gốc. Cập nhật ép buộc là khi có khả năng thì thực hiện cập nhật gia tăng, còn nếu không thì sử dụng cập nhật hoàn toàn. Phụ thuộc vào thời hạn đưa các thay đổi vào các bảng KNT, các cơ chế cập nhật được phân ra đồng bộ và không đồng bộ. Cập nhật đồng bộ được thực thi không chậm trễ ngay khi có thay đổi dữ liệu trong bảng gốc như một phần của giao tác thực hiện thay đổi đó. Ngược lại, cập nhật không đồng bộ được thực hiện vào một thời điểm nào đó sau khi các giao tác sửa đổi dữ liệu trong bảng gốc đã được cố định.

1.3. Kết luận Chương 1

Chương này đã tập trung nghiên cứu tổng quan về AM và KNT. Trong AM ta tập trung nghiên cứu các khái niệm cơ bản về AM, CSDL có yếu tố thời gian, dữ liệu tiến hóa, mô hình dữ liệu với AM và lợi ích mà AM mang lại. Còn trong khung nhìn thực ngoài tìm hiểu tổng quan về khung nhìn thực ta tìm hiểu các ứng dụng của KNT, các cơ chế cập nhật KNT và ứng dụng của KNT.

AM là một công cụ mô hình hoá CSDL cho phép tạo các mô hình dữ liệu thời gian sử dụng 6NF. CSDL AM lưu lại tất cả các phiên bản dữ liệu, cho phép truy cập đến dữ liệu ở bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ với tốc độ truy cập rất cao. Mô hình hóa AM hỗ trợ mô hình hóa thông tin linh hoạt bằng cách đáp ứng yêu cầu rằng toàn bộ miền, cơ quan, doanh nghiệp phải được mô hình hóa trong một bước duy nhất. Khả năng của một mô hình bao gồm tất cả không phải là một lựa chọn thực tế. Hơn nữa, tại một số thời điểm, một sự thay đổi có thể xảy ra mà không thể lường trước được. Mô hình hóa AM được xây dựng dựa trên giả định rằng không bao giờ có thể thực hiện được các dự đoán hoàn hảo. Một mô hình không được xây dựng để trở thành mô hình cuối cùng mà nó được xây dựng để được thay đổi.

Sử dụng KNT để rút ngắn thời gian thực thi các truy vấn; Giảm số lượng các lần đọc/ghi vật lý, bởi vì khối lượng dữ liệu cần xử giảm; Giảm tải bộ vi xử lý trung tâm và tài nguyên nói chung; Giảm khối lượng thao tác nối, sắp xếp cũng như tính các hàm thống kê.

CHƯƠNG 2

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU NĂNG HỆ THỐNG BẰNG ANCHOR MODELING VÀ KHUNG NHÌN THỰC

2.1. Quản lý điểm học sinh ở trường THPT

2.1.1. Yêu cầu

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về phần cứng máy tính, các phần mềm ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, hoàn thiện hơn và hỗ trợ hiệu quả cho con người. Việc quản lý điểm số học sinh trong trường THPT nếu không có sự hỗ trợ của tin học, việc quản lý này phải cần khá nhiều người, chia thành nhiều khâu, mới có thể quản lý được toàn bộ hồ sơ học sinh (thông tin, điểm số,..), lớp học (sĩ số, giáo viên chủ nhiệm,..), giáo viên, … cũng như các nghiệp vụ tính điểm trung bình, xếp loại học lực học sinh toàn trường. Các công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, mà sự chính xác và hiệu quả không cao, vì đa số đều làm bằng thủ công ít tự động. Một số nghiệp vụ như tra cứu, thống kê, hiệu chỉnh thông tin khá vất vả. Ngoài ra còn khó khăn về vấn đề lưu trữ đồ sộ, dễ thất lạc, tốn kém. Trong khi đó các nghiệp vụ có thể tin học hóa một cách dễ dàng. Với sự giúp đỡ của tin học, việc quản lý học sinh trở nên đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và hiệc quả hơn rất nhiều.

2.1.2. Thực trạng

Hiện nay việc quản lý điểm trong trường THPT đã có những phần mềm triển khai áp dụng như: phần mềm VEMIS, phần mềm SMAS, phần mềm Vnedu, phần mềm VietSchool, … nhìn chung các phần mềm này đều thực hiện các thao tác trong việc quản lý điểm học sinh một cách linh hoạt, chính xác. Nhưng các thao tác cập nhật (update) dữ liệu xóa dữ liệu cũ và thay vào đó bằng những giá trị mới, thao tác xóa (delete) dữ liệu thực hiện xóa hoàn toàn bản ghi từ cơ sở dữ liệu CSDL chỉ lưu giữ lại dữ liệu ở thời điểm cuối cùng mà các dữ liệu thay đổi trước đó không còn nữa. Muốn truy tìm các dữ liệu cũ đã thay đổi trước đó ta không tìm được.

Hơn nữa, các thao tác tìm kiếm, tính toán điểm trung bình cho học sinh, xếp loại học lực học sinh thực hiện tốn thời gian nhiều.

2.1.3. Đề xuất giải pháp

Trong CSDL, muốn dữ liệu thời gian lưu lại, nghĩa là lưu dữ liệu trong quá trình thay đổi và cho phép tìm kiếm lịch sử trên đó. Cụ thể, cơ sở dữ liệu thời gian cho phép truy cập dữ liệu ở thời điểm cuối cùng, một thời điểm bất kỳ trong quá khứ hoặc truy cập đến lịch sử thay đổi dữ liệu trong một khoảng thời gian nào đó. Dữ liệu phụ thuộc vào thời gian và thời điểm thay đổi dữ liệu phải được ghi lại. Đồng thời để tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý. KNT là một kỹ thuật giúp cải thiện và nâng cao tốc độ thực thi đối với các truy vấn phức tạp, có tần suất sử dụng cao trên một lượng dữ liệu lớn. Ý tưởng của KNT là dựa trên các bảng kết quả sẵn có để trả lời truy vấn một cách nhanh chóng mà không cần thực thi lại truy vấn. Đối với những truy vấn phức tạp bao gồm nhiều phép nối và các hàm thống kê, hiệu quả sử dụng KNT càng rõ rệt, đặc biệt khi áp dụng trên một lượng dữ liệu đủ lớn, do đã bỏ qua các bước thực thi phép nối và các hàm thống kê vốn là những thành phần chiếm nhiều chi phí trong quá trình thực thi truy vấn. Chính vì thế tôi đề xuất áp dụng AM và KNT vào việc quản lý điểm học sinh THPT.

2.2. Hệ thống thông tin quản lý điểm học sinh tại trường THPT Ba Gia tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Mô tả hệ thống

2.2.2. Mô tả các chức năng của hệ thống

Hệ thống thực tế có nhiều chức năng, ở đây chỉ mô tả các chức năng tổng quát như sau

2.2.2.1. Quản lí hệ thống

2.2.2.2. Nhập thông tin

2.2.2.3. Xử lý thông tin

2.2.2.4. Báo cáo

2.3. Mô hình cơ sở dữ liệu hiện tại

2.3.1. Các mối kết hợp

2.3.1.1. Mối kết hợp CO

2.3.1.2. Mối kết hợp CO1

2.3.1.3. Mối kết hợp CO2

Hình 2. 1. Mô hình thực thể kết hợp

2.3.1.4. Mối kết hợp COD

2.3.1.5. Mối kết hợp DAY

2.3.1.6. Mối kết hợp HOC

2.3.1.7. Mối kết hợp THUOC

2.3.1.8. Mối kết hợp THUOC1

2.3.1.9. Mối kết hợp THUOC2

2.3.1.10. Mối kết hợp HS1

2.3.1.11. Mối kết hợp HS2

2.3.1.12. Mối kết hợp HS3

2.3.2. Dữ liệu hiện tại

2.3.3. Mô tả quá trình thao tác dữ liệu của một số chức năng

2.4. Mô hình hóa dữ liệu theo AM

2.4.1. Mô tả thuộc tính trong AM

Từ mô hình thực thể kết hợp và mô hình dữ liệu quan hệ, ta mô tả lại CSDL quản lí điểm của trường THPT Ba Gia theo định nghĩa của AM

2.4.2. Mô tả các mối quan hệ trong AM

Dựa vào mô hình thực thể kết hợp, mô hình dữ liệu quan hệ và các định nghĩa về mối quan hệ trong AM, ta mô tả các mối quan hệ theo AM

2.4.3. Mô hình AM với CSDL hiện tại

Bằng công cụ Anchor Modeler được cung cấp tại website http://www.anchormodeling.com/modeler/latest/, mô hình dữ liệu Anchor được thiết như trên hình 2.5. Mã nguồn đặc tả mô hình trong định dạng XML như trong phụ lục A. Mã nguồn này có thể được tải lên công cụ Anchor Modeler để sử dụng trực tiếp. Công cụ Anchor Modeler cho phép sinh mã SQL để tạo CSDL, bao gồm cả các bảng mô tả các tập thực thể, thuộc tính và các mối quan hệ cũng như các hàm theo thời điểm và các khung nhìn cho phép truy cập đến dữ liệu vào bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ. Phụ lục B bao gồm một số đoạn mã SQL cho trường hợp SQL Server.

2.5. Ứng dụng KNT trong CSDL AM

2.5.1. Ứng dụng KNT

2.5.2. Xây dựng Trigger

Với AM trong SQL Server [2] [3], chỉ cần tạo và cập nhật các KNT của khung nhìn cuối và hàm theo thời điểm khi có các sự kiện trên các bảng được sinh ra từ thuộc tính biến thiên, thuộc tính biến thiên giới hạn, quan hệ biến thiên và quan hệ biến thiên giới hạn. Một khi đã có các KNT là kết quả thực thi truy vấn bao gồm phép nối ngoài và hàm gộp MAX, có thể dùng công cụ có sẵn của SQL Server để tạo các khung nhìn chỉ mục hoá khác.

Có thể thực hiện cập nhật bảng KNT cho khung nhìn cuối, cho mỗi bản ghi từ tập bảng được thêm mới vào bảng gốc (bảng tham gia vào truy vấn tạo khung nhìn cuối): i) xác định khoá; ii) xác định bộ giá trị khoá và giá trị thuộc tính; iii) cập nhật giá trị thuộc tính trong bảng KNT với điều kiện bộ giá trị khoá trùng với bộ giá trị khoá trong bản ghi mới.

2.5.2.1. Trigger cập nhật lại điểm hệ số 1 thay đổi theo thời gian

2.5.2.2. Trigger cập nhật lại các KNT tong1, tong2, tong3 khi Insert, Delete, Update

2.6. Kết luận Chương 2

Chương này tập trung nghiên cứu tổng quan hệ thống quản lý điểm cho học sinh tại trường THPT Ba Gia tỉnh Quảng Ngãi, các thao tác trong hệ thống, xây dựng CSDL trong SQL Server cho hệ thống, cách truy vấn cho các một số thao tác.

Từ mô hình thực thể kết hợp và mô hình dữ liệu quan hệ, ta mô tả lại CSDL quản lí điểm của trường THPT Ba Gia theo định nghĩa của AM, thiết kế mô hình AM cho CSDL, cách thức truy vấn cho các thao tác trên CSDL AM. Ngoài ra bằng công cụ Anchor Modeler cho phép sinh mã SQL để tạo CSDL, bao gồm cả các bảng mô tả các tập thực thể, thuộc tính và các mối quan hệ cũng như các hàm theo thời điểm và các khung nhìn cho phép truy cập đến dữ liệu vào bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ.

Từ CSDL AM ta ứng dụng khung nhìn thực vào trong việc thực hiện một số truy vấn nhằm tăng tốc độ thực hiện các truy vấn

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

Thử nghiệm được thực hiện trên máy tính có cấu hình: Intel Core i3, CPU 1.7 GHz, RAM 4Gb; Hệ điều hành Windows 7, SQL Sever 2014

Dữ liệu sử dụng thử nghiệm như sau:

Bảng 3.1. Mô tả dữ liệu thử nghiệm

TTTên bảngSố lượng bản ghi
1HOCSINH1200
2PHUHUYNH1200
3GIAOVIEN100
4BANGDIEM14400
5MONHOC12
6LOP33
7HOCKY2
8NAMHOC1
9HANHKIEM4
10DIEM_HS114410
11DIEM_HS214410
12DIEM_HS314410

3.1. Một số kết quả thu được

Hình 3.1. Truy vấn tính điểm trung bình từng môn học trên SQL Server

Hình 3.2. Truy vấn tính điểm trung bình các môn học trên SQL Server

Hình 3.3. Truy vấn tính điểm trung bình từng môn học có ứng dụng KNT

Hình 3.4. Truy vấn tính điểm trung bình các môn có

ứng dụng KNT

Hình 3.5. Truy vấn xếp loại học lực học sinh có ứng dụng KNT

Hình 3.6. Truy vấn xem điểm theo thời gian

Hình 3.7. Truy vấn xem điểm tại thời điểm cuối cùng

3.2. Nhận xét, đánh giá

Bảng 3.2. Thời gian thực hiện truy vấn

Truy vấnLần thực hiệnThời gian thực hiện truy vấn (s)
Trên CSDL

SQL

Trên CSDL

AM

Trên CSDL AM có ứng dụng KNT
Tính điểm trung bình môn10.6300.5700.413
20.5730.6000.340
30.5870.5910.403
Tính điểm trung bình tất cả các môn10.5360.5200.120
20.5430.5720.137
30.5670.5580.143
Xếp loại học lực học sinh10.6100.5980.120
20.5830.6150.130
30.5940.5950.106

Kết quả truy vấn thể hiện trong các hình 3.1, hình 3.2, hình 3.3, hình 3.4, hình 3.5 cho ta thấy:

– Sau khi chuyển đổi dữ liệu từ CSDL SQL Server sang CSDL AM kết quả thực hiện truy vấn vẫn trả về kết quả chính xác

– Khi thực hiện truy vấn trên CSDL AM có áp dụng KNT kết quả trả về vẫn chính xác

Trong bảng 3.2 thể hiện thời gian thực hiện truy vấn trên CSDL SQL so với trên CSDL AM và CSDL AM có áp dụng khung nhìn thực. Ta thấy thời gian thực hiện truy vấn trên CSDL SQL và trên CSDL AM không khác nhau nhiều. Nhưng thời gian thực hiện truy vấn trên CSDL AM có áp dụng KNT là nhanh hơn nhiều so với trên CSDL SQL.

Việc sử dụng các khung nhìn cũng có hạn chế, cứ mỗi khi dữ liệu trong các bảng gốc được cập nhật, các KNT sử dụng các dữ liệu đó trở nên không thực tiễn, để duy trì các bảng KNT trong trạng thái thực tiễn, cần phải cập nhật chúng mỗi khi có sự thay đổi dữ liệu (insert, update, delete) trong các bản gốc. Chẳng hạn có một thay đổi nhỏ về một điểm số nào đó trong bảng gốc, khi đó ta phải cật nhật lại KNT, giả sử ta dùng phương pháp cập nhật hoàn toàn KNT. Ta thấy ở đây chỉ thay đổi nhỏ trong bảng gốc mà phải cật nhật hoàn toàn KNT dẫn đến mất thời gian cho việc cập nhật. Vì thế để khắc phục hạn chế này cần tạo các trigger tự động cập nhật gia tăng khi có thay đổi dữ liệu trong bảng gốc.

3.3. Kết luận Chương 3

Với giả thiết hệ thống quản lý điểm đã tồn tại và đang hoạt động với CSDL bao gồm số lượng lớn bản ghi, chương này đã thực hiện chuyển đổi CSDL từ mô hình dữ liệu quan hệ truyền thống sang CSDL quan hệ được thiết kế theo AM để quản lí điểm. Bằng công cụ Anchor Modeler cho phép sinh mã SQL để tạo CSDL, bao gồm cả các bảng mô tả các tập thực thể, thuộc tính và các mối quan hệ cũng như các hàm theo thời điểm và các khung nhìn cho phép truy cập đến dữ liệu vào bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ. Sử dụng cơ sở dữ liệu theo AM để quản lý điểm theo thời gian, nghĩa là, người dùng muốn chọn bất kỳ thời điểm nào để truy vấn tìm lại điểm của học sinh đã được thay đổi, những giá trị dữ liệu mới nhất tại thời điểm người dùng chọn sẽ được chọn để làm việc trong hệ thống.

Từ kết quả thu được qua các truy vấn cho một số thao tác của hệ thống trên CSDL SQL, CSDL AM không ứng dụng KNT và CSDL AM có ứng dụng KNT, tiến hành đánh giá ứng dụng AM và KNT trong việc quản lý điểm học sinh tại trường THPT Ba Gia.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Những kết quả thu được

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến AM và KNT, luận văn đã hoàn thành và đạt được một số kết quả sau:

Luận văn đã tìm hiểu được cơ sở lí thuyết liên quan đến AM, KNT và quản lí điểm cho học sinh. Nghiên cứu qui trình thiết kế CSDL Anchor cho hệ thống quản lí điểm cho học sinh, ngoài ra luận văn cũng tìm hiểu các công cụ Anchor Modeller, Microsoft SQL Sever 2014 để xây dựng dữ liệu ứng dụng cho hệ thống quản lí điểm cho học sinh. Anchor Modeler cho phép sinh mã SQL để tạo CSDL. Ứng dụng được KNT cho một số các truy vấn, đồng thời cũng đã xây dựng được các Trigger để cập nhật tự động một số khung nhìn.

Đề tài là nền tảng trong việc nghiên cứu và ứng dụng AM để quản lí kho dữ liệu, phục vụ lĩnh vực hiển thị thông tin điểm của học sinh, góp phần vào việc phát triển và mở rộng mô hình thiết kế CSDL hiện nay theo hướng các thay đổi chỉ yêu cầu mở rộng chứ không sửa đổi. Tính năng này là cơ sở cho một số lợi ích được cung cấp bởi mô hình hóa AM, bao gồm dễ dàng truy vấn dữ liệu theo thời gian và hiệu suất thời gian chạy cao. Việc ứng dụng KNT trong CSDL AM cũng nâng cao hiệu quả thực thi các truy vấn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, để đưa kho dữ liệu điểm của học sinh vào ứng dụng một cách hiệu quả hơn thì cần tiếp tục đầu tư thu thập dữ liệu về điểm của học sinh nhiều năm hơn nữa. Bản thân tôi nhận thấy đây là hướng tiếp cận đúng đắn và có tính thực tiễn cao.

Hướng phát triển

Trong tương lai, giải pháp đề xuất có thể tăng tốc truy cập dữ liệu quản lí điểm, thống kê, phân tích dữ liệu, hoàn thiện hơn các chức năng quản lý dữ liệu. Xây dựng kho dữ liệu phong phú, đầy đủ hơn về thông tin và chi tiết hơn về nội dung, dữ liệu được cung cấp đầy đủ, cập nhật thường xuyên và chính xác.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\HE THONG THONG TIN\TRAN DUY BINH\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *