Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học của cánh hoa đài hoa trong một số dịch chiết từ hoa Bụp giấm

Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học của cánh hoa đài hoa trong một số dịch chiết từ hoa Bụp giấm

Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học của cánh hoa đài hoa trong một số dịch chiết từ hoa Bụp giấm

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Từ xưa đến nay, con người đã biết khai thác nguồn tài nguyên sinh học quý giá này để làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, các vật liệu cũng như nhiên liệu cho cuộc sống thường ngày. Trong đó hoa Bụp giấm là một loại thảo dược như vậy. Cây Bụp giấm có tên dân gian “Vô Thường”, tên khoa học là Hibiscus sabdariffa, họ Bông Malvaceae, có nguồn gốc ở Tây Phi và được người dân bản xứ trồng nhiều để lấy lá và đài hoa làm rau chua. Nó được du nhập vào Việt Nam vì có hoa đẹp nên được trồng làm cảnh. Nhưng hiện nay, Bụp giấm trở thành một thảo dược quý vì có nhiều giá trị cao trong dinh dưỡng cũng như trong y học. Nó được trồng ở rất nhiều nơi trên đất nước ta nhưng chủ yếu là ở miền Trung. Đài hoa Bụp giấm đã được dân gian sử dụng từ lâu và cũng được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới khẳng định nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tại Ấn Độ, châu Phi và Mexico, người ta sử dụng toàn cây Bụp giấm để làm thuốc. Dịch ép từ lá hoặc đài hoa được coi là thuốc lợi tiểu, lợi mật, hạ nhiệt và hạ huyết áp, nó giúp giảm độ nhớt của máu và kích thích nhu động ruột. Ở Đông Phi, họ gọi dịch nước ép từ hoa Bụp giấm là trà Sudan để chữa ho. Trà rosella thêm ít muối, tiêu, a ngùy và mật mía là một phương thuốc để chữa bệnh vàng da ứ mật. Các nhà nghiên cứu Malaixia còn chứng minh nước ép từ lá đài tươi của Bụp giấm có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa một số bệnh ung thư. Ở Thái Lan, lá đài Bụp giấm phơi khô sắc uống là bài thuốc lợi tiểu mạnh và chữa sỏi thận.

Mặc dù có nhiều công dụng như vậy nhưng ở nước ta hiện nay chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quá trình chiết, tách hay xác định thành phần hóa học, cấu trúc của hợp chất trong hoa và đài hoa Bụp giấm. Vì vậy tôi quyết đinh chọn đề tài: ” Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học của cánh hoa, đài hoa trong một số dịch chiết từ hoa Bụp giấm “ để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Xác định một số chỉ tiêu vật lý, hóa học của hoa Bụp giấm.

– Xây dựng quy trình chiết tách bằng các dung môi hữu cơ.

– Định danh thành phần hóa học của các dịch chiết.

– Khảo sát thăm dò một số hoạt tính sinh học của dịch chiết.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hoa Bụp giấm thu hái ở chân đèo Hải Vân, Đà Nẵng.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

♦ Thu tập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài.

♦ Lấy mẫu, xử lý, sơ chế mẫu.

♦ Xác định một số chỉ tiêu hóa lý

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, danh mục các bảng, hình, đồ thị, sơ đồ, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Trong luận văn được chia làm các chương như sau :

Chương 1 : Tổng quan

Chương 2 :Những nghiên cứu thực nghiệm

Chương 3 : Kết quả và bàn luận

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HOA BỤP GIẤM

1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1.1. Tên gọi và phân loại thực vật

a. Tên gọi

b. Phân loại thực vật

1.1.2. Đặc điểm thực vật

1.1.3. Đặc điểm sinh thái

1.1.4. Thành phần hóa học trong đài hoa và cánh hoa Bụp giấm

a. Hợp chất Anthocyanin

b. Hibiscin

c. Gossypetin

d. Quercetin

e. Các axit hữu cơ

f. Các loại Vitamin

1.2. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY HOA BỤP GIẤM

1.2.1. Dùng làm thuốc chữa bệnh

a. Y học dân gian

b. Y học và hóa sinh hiện đại

1.2.2. Dùng làm thực phẩm

1.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY HOA BỤP GIẤM

1.3.1. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

1.3.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới

CHƯƠNG 2

NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT

2.1.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu nghiên cứu là đài hoa và cánh hoa cây của hoa Bụp giấm được thu hái vào tháng 7/2014 tại chân đèo Hải Vân, thành phố Đà Nẵng.

2.1.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu

a. Hóa chất

b. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp xác định các thông số hóa lý

a. Phương pháp trọng lượng

b. Phương pháp vật lý

2.2.2. Phương pháp chiết mẫu thực vật

a. Chiết bằng dung môi hữu cơ

b. Chiết màu từ đài hoa Bụp giấm bằng nước cất

2.2.3. Phương pháp phân tích và định danh thành phần hóa học của các dịch chiết

Trong luận văn này chúng tôi phân tích và định danh thành phần hóa học các dịch chiết n-hexane, dicloromethane và ethyl acetate của đài hoa và cánh hoa Bụp giấm bằng phương pháp đo sắc kí khí ghép phổ khối (GC-MS).

Phương pháp GC – MS dựa trên cơ sở “nối ghép” máy sắc kí khí (GC) với máy khối phổ (MS). Các chất sau khi đi qua cột GC có thể bị ion hóa và có khả năng đầy đủ để phân tích bởi máy khối phổ MS. Kĩ thuật sắc kí cho phép tách các cấu tử của hỗn hợp, có được các chất “nguyên chất” để đưa vào máy khối phổ với khả năng nhận diện rất ưu việt, đặc biệt là những chất có đặc trưng lưu giữ giống nhau hoặc tương tự nhau nhưng có phổ khối khác nhau nhờ đó có thể nhận diện được chúng. Phương pháp này chỉ được giới hạn với chất có thể bốc hơi mà không bị phân huỷ hay là trong khi phân huỷ cho sản phẩm phân huỷ xác định dưới thể hơi.

Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học của  cánh hoa đài hoa trong một số dịch chiết từ hoa Bụp giấm
Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học của cánh hoa đài hoa trong một số dịch chiết từ hoa Bụp giấm

2.2.4. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.3.1. Sơ đồ thực nghiệm

a. Chiết bằng dung môi hữu cơ

Quá trình thực nghiệm được mô tả theo sơ đồ thể hiện ở Hình 2.3.

28

Hình 2.3. Sơ đồ chiết tách đài hoa và cánh hoa Bụp giấm bằng dung môi hữu cơ

b. Chiết bằng nước cất

Quá trình thực nghiệm được mô tả theo sơ đồ thể hiện ở Hình 2.4.

29

Hình 2.4. Sơ đồ chiết đài hoa Bụp giấm bằng nước cất

2.3.2. Xử lí nguyên liệu

Đài hoa và cánh hoa sau khi hái, loại bỏ những phần đã bị hư, sâu, rửa sạch và đem đi phơi khô rồi đem xay nhỏ, bảo quản trong bình kín.

2.3.3. Xác định các thông số hóa lí của nguyên liệu

a. Xác định độ ẩm

b. Xác định hàm lượng tro

c. Xác định hàm lượng một số kim loại nặng

2.3.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách

a. Chiết bằng dung môi hữu cơ

b. Chiết bằng dung môi nước

2.3.5. Chiết tách và xác định thành phần hóa học của các dịch chiết từ đài hoa và cánh hoa Bụp giấm

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ

3.1.1. Độ ẩm

Qua quá trình kiểm tra ta xác định được độ ẩm trung bình của đài hoa Bụp giấm là 15.181% và cánh hoa Bụp giấm là 9.595 %.

3.1.2. Hàm lượng tro

Qua quá trình thực nghiệm ta xác định được hàm lượng tro trung bình trong đài hoa Bụp giấm là 6.748% và trong cánh hoa Bụp giấm là 5.847%. Điều này dự báo hàm lượng kim loại có trong đài hoa và cánh hoa là rất ít.

3.1.3. Hàm lượng kim loại

Hàm lượng kim loại nặng Pb, Cu, Zn có trong đài hoa Bụp

giấm là tương đối thấp. Vì vậy ta có thể nhận thấy là khi sử dụng đài hoa Bụp giấm thì hàm lượng kim loại nặng không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CÁC DỊCH CHIẾT BẰNG PHƯƠNG PHÁP GC-MS

3.2.1. Kết quả khảo sát thời gian trong quá trình chiết tách và thành phần hóa học trong các dịch chiết bằng dung môi hữu cơ

a. Kết quả nghiên cứu thu dịch chiết bằng dung môi n-hexane

Qua quá trình khảo sát thời gian chiết cánh hoa và đài hoa Bụp giấm bằng dung môi n-hexane ta nhận thấy thời gian chiết tốt nhất là 10 giờ.

Dịch chiết n-hexane từ đài hoa Bụp giấm và cánh hoa được xác định thành phần hóa học bằng phương pháp GC-MS. Kết quả được kết quả định danh thành phần hóa học được tổng hợp ở Bảng 3.7 và 3.9

Bảng 3.7. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết n- Hexane từ đài hoa Bụp giấm

STTThời gian lưuDiện tích peak(%)Tên gọi
15.300.11n-decane (C10H22)
226.310.85Hexadecanoic acid ,methyl ester (C17H34O2)
327.1416.341,2 benzenedicarboxylic acid, butyl2-methylpropyl ester (C16H22O4)
430.151.1310, 13-octadecadienoic acid methyl ester (C19H34O2)
537.402.62Hexanedioic acid,bis(2-ethylhexyl) ester (C22H42O4)
638.643.411, 2- benzenedicarboxylic acid, mono(2-ethylhexyl) ester (C16H22O4)
740.063.24Decanedioic acid bis(2-ethylhexyl) ester (C26H50O4)
841.537.83Tetratetracontane (C44H90)
941.861.28Vitamin E
1042.633.93Pregnenolone (C21H32O2)
1142.888.25Stigmasterol (C29H48O)
1243.3710.87Campesterol (C18H48O)

Bảng 3.9. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane từ cánh hoa Bụp giấm

STTThời gian lưuDiện tích peak (%)Tên gọi
126.301.18Hexadecanoic acid,15-methyl-methyl ester (C18H36O2)
227.3.15.62n-Hexadecanoic acid (C16H32O2)
331.2811.699,12 –Octadecadienoic aicd (Z ,Z) (C18H32O2)
431.428.359,12,15-Octadecatrien-1-ol, (Z, Z,Z)- (C18H32O)
537.402.57Hexanedioic acid, bis (2-ethylhexyl) ester (C22H42O4)
638.302.52Heneicosane ( C21H44)
739.532.28Heptacosane (C17H56)
840.381.85Trichloroacetic acid ,hexadecyl ester (C18H33Cl3O2)
940.481.58Octacosane (C28H58)
1041.890.62Vitamin E

Nhận xét : Qua bảng kết quả 3.7 và 3.9 ta thấy trong dịch chiết n-Hexan từ đài hoa Bụp giấm định danh được 12 cấu tử và 10 cấu tử từ cánh hoa Bụp giấm.

b. Kết quả nghiên cứu thu dịch chiết bằng dung môi dichloromethane (CH2Cl2)

Qua quá trình khảo sát thời gian chiết cánh hoa và đài hoa Bụp giấm bằng dung môi dichloromethane ta nhận thấy thời gian chiết tốt nhất là 8 giờ.

Dịch chiết dichloromethane từ đài hoa và cánh hoa Bụp giấm được xác định thành phần hóa học bằng phương pháp GC-MS. Kết quả được kết quả định danh thành phần hóa học được tổng hợp ở Bảng 3.11 và 3.13

Bảng 3.11. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết dichloromethane từ đài hoa Bụp giấm

STTThời gian lưuDiện tích peak (%)Tên gọi
15.131.72Heptane, 2,2,4,6-pentamethyl (C12H26)
25.841.821-Hexanol, 2-ethyl (C11H24O)
39.153.81Estragole (C10H12O)
438.197.36Myristin , 1,3-diaceto-2 (C21H38O6)
539.453.78Hexadecanoic acid,2-(acetyloxy)-1[(acetyloxy)methyl] ethyl ester (C23H42O6)
639.950.859-Octadecenamide,(Z)- (C18H35NO)

Bảng 3.13. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết dichloromethane từ cánh hoa Bụp giấm

STTThời gian lưuDiện tích peak (%)Tên gọi
16.930.562-Furancarboxylic acid, hydrazide (C5H6O2N2)
29.808.892-Furancarboxaldehyde, 5-(hydroxymethyl)-(C6H6O3)
311.480.482-Methoxy-4-vinylphenol (C9H10O2)
412.301.11Phenol, 2, 6-dimethoxy- (C8H10O3)
527.277.41n-Hexadecanoic acid (C16H32O2)
630.130.589,12-Octadecandienoic acid, methyl ester (C19H34O2)
731.195.409,12-Octadecadienoic acid (Z,Z)- (C18H32O2)
831.344.329,12,15-Octadecatrien-1-ol (Z,Z,Z)-(C18H32O)
931.941.07Octadecanoic acid (C18H36O2)
1042.651.54Cholest-8-en-3-ol,14-methyl-,(3.beta.,5.alpha) (C30H50O2)
1143.402.10Beta-Sitosterol (C29H50O)

Nhận xét : Qua Bảng kết quả 3.11 và 3.13 ta thấy trong dịch chiết dichloromethane từ đài hoa Bụp giấm định danh được 6 cấu tử và 11 cấu tử từ cánh hoa Bụp giấm.

c. Kết quả nghiên cứu thu dịch chiết bằng dung môi ethyl acetate

Qua quá trình khảo sát thời gian chiết cánh hoa và đài hoa Bụp giấm bằng dung môi ethyl acetate ta nhận thấy thời gian chiết tốt nhất là 8 giờ.

Dịch chiết từ ethyl acetate đài hoa và cánh hoa Bụp giấm được xác định thành phần hóa học bằng phương pháp GC-MS. Kết quả được kết quả định danh thành phần hóa học được tổng hợp ở Bảng 3.15 và 3.17

Bảng 3.15. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl acetate từ đài hoa Bụp giấm

STTThời gian lưuDiện tích peak (%)Tên gọi
13.965.332(5H)- Furanone (C4H4O2)
211.501.14Phthalic anhydride (C8H4O3)
312.301.76Phenol, 2,6- dimethoxy- (C8H10O3)
412.430.63Eugenol (C10H12O2)
517.440.88Dodecanoic acid (C12H24O2)
622.380.60Tetradecanoic acid (C14H28O2)
727.369.90n-Hexadecanoic (C16H32O2)
831.203.179,12-Octadecadienoic acid( Z,Z) (C18H32O2)
931.362.779-Octadecenoic acid ,(E) (C6H6O3)
1031.980.92Octadecanoic acid (C18H36O2)
1137.151.071,3-Bezenediol, 5-pentadecyl-(C21H36O2)
1241.361.65Stigmastan-6,22-dien,3,5-dedihydro-(C29H46)

Bảng 3.17. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl acetate từ cánh hoa Bụp giấm

STTThời gian lưuDiệntích peak(%)Tên gọi
13.944.562(5H)- Furanone (C4H4O2)
24.371.292,5-Furanone, dihydro-3-methylene (C5H8O2)
36.1512.77Propanoic acid (C3H6O2)
412.420.55Eugenol (C10H12O2)
527.191.05n-Hexadecanoic (C16H32O2)
631.090.859,12-Octadecadienoic acid( Z,Z) (C18H32O2)
731.250.989,12,15-Octadecatrien-1-ol,(Z,Z,Z)-(C18H32O)
843.390.24Beta-Sitosterol (C29H50O)

Nhận xét : Qua Bảng kết quả 3.15 và 3.17 ta thấy trong dịch chiết dichloromethane từ đài hoa Bụp giấm định danh được 12 cấu tử và 8 cấu tử từ cánh hoa Bụp giấm.

3.2.2. Kết quả khảo sát quá trình chiết bằng nước cất và quy trình chiết chất màu từ đài hoa Bụp giấm

a. Xác định bước sóng hấp thụ cực đại

Hình 3.7. Bước sóng hấp thu cực đại của dịch chiết từ

đài hoa Bụp giấm

Nhận xét: ta xác định được λmax của dịch chiết từ đài hoa Bụp giấm là 519.94 nm

b. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết bằng nước cất

♦ Khảo sát tỉ lệ Bụp giấm : nước

Kết quả khảo sát theo mật độ quang

Hình 3.9. Phổ UV-Vis khảo sát tỉ lệ chiết bột đài hoa Bụp giấm: nước

Kết quả khảo sát theo phương pháp trọng lượng

Hình 3.10. Ảnh hưởng của tỉ lệ chiết Bụp giấm và nước đến % cao màu thu được

Nhận xét: Qua Hình 3.9 và 3.10 cho thấy tỉ lệ chiết Bụp giấm : Nước là 1: 200 là cho ta kết quả chiết tốt nhất.

♦ Khảo sát thời gian chiết

Kết quả khảo sát theo mật độ quang

Hình 3.11. Phổ UV-Vis khảo sát thời gian chiết của

đài hoa Bụp giấm

Kết quả khảo sát theo phương pháp trọng lượng

Hình 3.12. Ảnh hưởng của thời gian chiết lên % cao màu thu được

Nhận xét: Qua Hình 3.11 và 3.12 ta chọn chiết ở thời gian 15 phút là hợp lý nhất.

♦ Khảo sát nhiệt độ chiết

– Kết quả khảo sát theo mật độ quang

Hình 3.13. Phổ UV-Vis khảo sát nhiệt độ chiết của đài hoa Bụp giấm

Kết quả khảo sát theo phương pháp trọng lượng

Hình 3.14. Ảnh hưởng của nhiệt độ dung môi nước lên % khối lượng cao màu thu được

Nhận xét : Qua kết quả ở hình 3.13 và hình 3.14 ta thấy nhiệt độ càng tăng thì phần trăm cao màu thu được càng lớn. Nhưng từ 80oC đến 100oC thì phần trăm cao màu thu được tăng lên không đáng kể tức là từ 19.941 % đến 21.548%. Vì vậy ta chọn nhiệt độ tốt nhất để chiết đài hoa Bụp giấm là 80oC.

c. Kiểm tra hiệu quả chiết tách

♦ Bằng phương pháp đo quang

Nhận xét : Qua kết quả hình 3.15 ta thấy khi chiết đài hoa Bụp giấm khô bằng nước cất với tỉ lệ Bụp giấm và nước là 1: 200, thời gian chiết là 15 phút và ở nhiệt độ 80oC thì mật độ quang thu được là 0.59

Hình 3.15. Phổ UV-Vis kiểm tra hiệu quả chiết tách của đài hoa Bụp giấm

d. Sơ đồ công nghệ chiết tách

76

Hình 3.16. Sơ đồ công nghệ chiết tách đài hoa Bụp giấm khô bằng nước cất

3.3. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC

Bảng 3.28. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết n- Hexan

Vi sinh vậtĐường kính vòng kháng khuẩn (mm) của dịch chiết
CoC1C2C3C4C5
S. aureus1700000
Bacillussubtilis900000
Bacillus cereus1300000
P. aeruginosa1100000
Escherichia coli1600000
Shigella spp.1100000
Klebsiella1100000
Proteus1600000
Salmonella spp1100000
Candidaalbicans000000

Bảng 3.29. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết Ethyl acetate

Vi sinh vậtĐường kính vòng kháng khuẩn (mm) của dịch chiết
C0C1C2C3C4C5
S. aureus000000
Bacillus subtilis1000000
Bacillus cereus000000
P. aeruginosa000000
Escherichia coli000000
Shigella spp.000000
Klebsiella1500000
Proteus000000
Salmonella spp000000
Candida albicans000000

Nhận xét :

Kết quả cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của đài hoa Bụp giấm trong dịch chiết nguyên chất có tác dụng trên 9 chủng vi khuẩn S. aureus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, P. aeruginosa, Escherichia coli, Shigella spp, Proteus Salmonella spp Klebsiella. Khi dịch chiết được pha loãng đến 10, 100, 1000, 10000,100000 lần cũng không có tác dụng kháng khuẩn.

Còn đối với mẫu thử hoạt tính kháng khuẩn trên cánh hoa Bụp giấm trong dịch chiết nguyên chất chỉ có tác dụng trên 2 chủng vi khuẩn là Bacillus subtilis Klebsiella. Nhưng khi ta pha loãng đến 10, 100, 1000, 10000, 100000 lần cũng không có tác dụng kháng khuẩn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN:

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu được các kết quả như sau:

1. Bằng phương pháp sấy khô, phương pháp tro hóa mẫu và phương pháp hấp thụ nguyên tử AAS đã xác định được độ ẩm, hàm lượng tro và hàm lượng kim loại trong đài hoa và cánh hoa Bụp giấm ở chân đèo Hải Vân , thành phố Đà Nẵng cho thấy:

– Độ ẩm của đài hoa Bụp giấm là 15.181% và độ ẩm của cánh hoa Bụp giấm nguyên liệu là 9.595%.

– Hàm lượng tro trung bình trong trong đài hoa là 6.748 % còn trong cánh hoa bụp giấm là 5.847 %.

– Hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb, Zn, nằm trong khoảng cho phép theo quy định tại Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y Tế ngày 4 tháng 4 năm 1998 về việc ban hành Danh mục Tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm.

2. Tìm được điều kiện tốt nhất cho quá trình chiết tách một số hợp chất từ đài hoa và cánh hoa Bụp giấm với các loại dung môi sau:

– Dung môi hexan: Chiết soxlet 10g đài hoa hoặc cánh hoa Bụp giấm/ 150ml dung môi n-hexane trong thời gian 10 giờ.

– Dung môi dichlomethane : Chiết soxlet 10g đài hoa hoặc cánh hoa Bụp giấm/ 150ml dung môi dichlomethane trong thời gian 8 giờ.

– Dung môi ethyl acetate: Chiết soxlet 10g mẫu đài hoa hoặc cánh hoa Bụp giấm/ 150ml dung môi ethyl acetate trong thời gian 10 giờ.

3. Thành phần hóa học của dịch chiết đài hoa và cánh hoa Bụp giấm trong các dung môi khác nhau: Bằng phương pháp GC-MS đã xác định được một số thành phần hóa học trong các dịch chiết từ đài hoa và cánh hoa Bụp giấm. Trong đài hoa Bụp giấm: từ dịch chiết n-hexane đã định danh được 12 cấu tử, dịch chiết dichlomethane đã định danh được 6 cấu tử và dịch chiết ethyl acetate đã định danh được 12 cấu tử, bao gồm acid hữu cơ, este, terpen, steroid. Trong cánh hoa Bụp giấm :từ dịch chiết n- Hexan đã định danh được 10 cấu tử, dịch chiết dichlomethane đã định danh được 11 cấu tử và dịch chiết ethyl acetate là 8 cấu tử

4. Ta đã xây dựng được quy trình chiết đài hoa Bụp giấm bằng nước cất và các tỉ lệ khảo sát : Bụp giấm : nước là 1: 200 ; ở nhiệt độ 80oC và thời gian là 15 phút .

5. Kết quả cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của đài hoa Bụp giấm trong dịch chiết nguyên chất có tác dụng trên 9 chủng vi khuẩn S. aureus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, P. aeruginosa, Escherichia coli, Shigella spp , Proteus ,Salmonella spp Klebsiella. Còn đối với mẫu thử hoạt tính kháng khuẩn trên cánh hoa Bụp giấm trong dịch chiết nguyên chất chỉ có tác dụng trên 2 chủng vi khuẩn là Bacillus subtilisKlebsiella.

KIẾN NGHỊ:

Trong quá trình nghiên cứu, tôi có kiến nghị sau:

– Tiếp tục nghiên cứu phương pháp tách chất và xác định cấu trúc của một số cấu tử chính trong các dịch chiết của đài hoa và cánh hoa Bụp giấm và xác định hàm lượng anthocyanin được chiết từ đài hoa Bụp giấm.

– Nghiên cứu các bộ phận khác của cây hoa Bụp giấm, đặc biệt là lá và thân bởi vì theo các thử nghiệm về hoạt tính sinh học đã được công bố thì dịch chiết từ thân và lá cây có hoạt tính khá tốt.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\LUAN VAN KY THUAT\HOA HUU CO\LUAN VAN BAO KHUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *