nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm trở lại đây, nhu cầu thế giới về hạt tiêu rất lớn nhất là đối với các nước có khí hậu lạnh. Vì vậy, giá cả hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu tiêu, và Việt Nam là một trong những quốc gia đó.

Cây hồ tiêu được Ở Việt Nam được trồng vào cuối thế kỷ XIX và bắt đầu phát triển mạnh từ thập niên 90 của thế kỷ XX, tuy phát triển sau so với các nước sản xuất hồ tiêu truyền thống như Brazil, Ấn độ, Malaysia nhưng diện tích và sản lượng hồ tiêu Việt Nam những năm qua tăng đáng kể. Từ năm 2002 đến nay Việt Nam là nước giữ ngôi vị đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 35 % tổng xuất khẩu của thị trường hồ tiêu thế giới. Trong năm 2016 Việt Nam xuất khẩu được 133.569 tấn hồ tiêu các loại bao gồm 115.446 tấn tiêu đen và 18.123  tấn tiêu trắng, tổng kim nghạch xuất khẩu đạt 1.276 triệu USD giá xuất khẩu bình quân tiêu den trong năm 2016 là 9.019 USD/tấn, tiêu trắng đạt 12.967 usd/tấn.  Đây là nguồn thu nhập chính của hàng trăm nghìn hộ nông dân thuộc các vùng nông nghiệp ít có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp và dịch vụ như các vùng kinh tế mới, vùng núi nơi sinh sống khá tập trung của đồng bào dân tộc thiểu số từ Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trong những năm qua, cây hồ tiêu đã thực sự đóng góp rất lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của các vùng này, theo số liệu điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2015) thu nhập bình quân từ cây công nghiệp lâu năm chiếm 70 % tổng thu nhập năm của hộ, trong đó thu nhập từ hồ tiêu chiếm đến 44 %.nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất

Tỉnh Đăk Lăk là một trong những địa phương có diện tích cây hồ tiêu lớn nhất cả nước. Thu nhập từ cây hồ tiêu đã đóng góp một phần quan trọng trong thu ngân sách của tỉnh, góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế của tỉnh. Đến cuối năm 2016, diện tích trồng hồ tiêu của Đăk Lăk lên đến 16.074 ha tăng 5.549 ha so với năm 2011 chiếm khoảng 18% tổng diện tích tiêu của Việt Nam, diện tích trồng mới 4.289,3 ha, diện tích thu hoạch 8.056,2 ha; sản lượng đạt hơn 24.695 tấn.

Hiện tại, mặc dù hồ tiêu Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh so với những nước sản xuất khác nhờ các nhân tố sản xuất như đất tốt, lao động có kinh nghiệm về trồng trọt. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhập nội và ứng dụng các giống mới có tiềm năng năng suất cao vào sản xuất cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm cho ngành sản xuất hồ tiêu ở nước ta gặp nhiều khó khăn như môi trường kém bền vững, giá thành đầu vào ngày càng tăng cao, giá hồ tiêu trên thị trường thường xuyên biến động lên xuống, tình hình dịch hại cây trồng cũng trở nên đa dạng, phức tạp làm giảm năng suất và phẩm chất.

Những rủi ro nêu trên nếu không có biện pháp giảm thiểu kịp thời chắc chắn hậuquả mang đến cho sản xuất sẽ không nhỏ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập củangười trồng tiêu, vì vậy việc đi tìm lời giải cho bài toán ổn định và tăng thu nhậpcho hộ sản xuất hồ tiêu là yêu cầu cần thiết. nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất

Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất bao gồm tất cả các yếu tố liên quan đến cung và cầu, điển hình có: giá cả của các sản phẩm thay thế hồ tiêu, thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng, giá bán của hồ tiêu trên thị trường, tiến bộ công nghệ, các yếu tố đầu vào của sản xuất, các chính sách của chính phủ, thời tiếtvà dịch bệnh. Vì điều kiện về thời gian có hạn nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố chính về phía cung thuộc các nhóm yếu tố đầu vào như vốn, lao động và kỹ thuật công nghệ của quá trình sản xuất hồ tiêu và không gianlựa chọn là địa bàn tỉnh Đắk Lắk – Vùng trồng hồ tiêu trọng điểm chiếm % diệntích trồng và sản lượng hồ tiêu của cả nước năm 2016. nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất

Những rủi ro nêu trên nếu không có biện pháp giảm thiểu kịp thời chắc chắn hậu quả mang đến cho sản xuất sẽ không nhỏ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập của người dân. Cây hồ tiêu cùng với cây cà phê là một trong hai loại cây trồng gắn liền với khí hậu, thổ nhưỡng và bà con nông dân, hộ sản xuất tại Đăk Lăk. Việc xác định các nhân tố chính ảnh hưởng tới thu nhập hộ sản xuất hồ tiêu từ đó tìm ra các chính sách, giải pháp giúp hộ sản xuất tăng thu nhập là điều hết sức cần thiết hiện nay. nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắklàm đề tài nghiên cứu.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk.

2.2. Mục tiêu cụ thể

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận để hình thành khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu.

– Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

– Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.

  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất có rủi ro.
  • Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Dak Lack.

– Đề xuất các hàm ý chính sách nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất hồ tiêu tại tỉnh Đăk Lăk.

  1. Câu hỏi nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi sau:

Thứ nhất: Sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk diễn ra như thế nào?

Thứ hai:  Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó ra sao?

Thứ ba: Cần có những chính sách nào để nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk?

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu đó là các nhân tố thuộc về phía cung: Diện tích, năng Suất Đất, chi Phí, kiến thức nông nghiệp, giống.

+ Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện và xã trồng tiêu tập trung có diện tích trồng hồ tiêu năm 2016  lớn nhất và đặc trưng của tỉnh. Cụ thể gồm: Huyện Cư Kuin với diện tích 3.428 ha, huyện Krông Năng với diện tích là 3.063 ha, huyện Ea Kar với diện tích là 2526 ha.

+ Về thời gian: Số liệu thu thập để đánh giá thực trạng phát triển sản xuất hồ tiêu và thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu trong giai đoạn 2012 -2016; Đề xuất các định hướng và hàm ý chính sách đến năm2021.

  1. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng phương pháp điều tra khảo sátcác hộ trồng hồ tiêu thông qua bảng câu hỏi, điều tra nhanh nông thôn.Cách thức tổ chức điều tra sẽ mô tả kỹ trong chương 2 của luận văn.

– Các dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các công trình khoa học đã thực hiện trong và ngoài nước về ngành hồ tiêu, số liệu thống kê của các sở Ban, Ngành trong tỉnh, các báo điện tử, các trang Web điện tử, báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, các sách chuyên ngành và một số nguồn khác.

4.1. Phương pháp xử lý thông tin

– Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

– Phương pháp phân tích tổng hợp các số liệu và thông tin thu thập, kết hợp phân tích thống kê mô tả và phân tích định lượng thông qua mô hình kinh tế lượng:

  + Phương pháp thống kê mô tả:

Mô tả thống kê là cách thức miêu tả số liệu dưới dạng số trung bình, trung vị hay mo de. Những con số này thể hiện giá trị trung tâm của các phân phối. Thông thường trong một phân phối bao gồm nhiều các giá trị (chẳng hạn như: điểm số cho một giátrị số nào đó như số năm công tác và tuổi đời) của một biến số nào đó, như thái độ, hiểu biết, tình trạng sức khoẻ, thu nhập v.v…nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất

4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Số liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS

Phương pháp phân tổ thống kê, phân tổ thành các nhóm hộ có các đặc điểm và tính chất tương tự nhau.

Phân tổ theo quy mô diện tích được chia làm ba nhóm hộ theo công thức sau:

Trong đó:         d          : là khoảng cách tổ

Xmax    : diện tích lớn nhất

Xmin      : diện tích nhỏ nhất

n          : số tổ được chia

 

Bảng 3.6: Phân loại nhóm hộ

Chỉ tiêuQuy mô diện tíchSố hộTỷ lệ %
Nhóm hộ I0,1 ha   →   0,63 ha3456
Nhóm hộ II0,63 ha   →   1,26 ha2033
Nhóm hộ IIILớn hơn 1,26 ha711
Tổng61100

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

– Phương pháp thống kê mô tả

Dùng để phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ được điều tra.

– Phương pháp thống kê so sánh

Sử dụng chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối nhằm phản ánh mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu; so sánh giữa các nhóm hộ; từ đó đưa ra những thuận lợi khó khăn của nông hộ sản xuất hồ tiêu. Có biện pháp phát huy và khắc phục để bà con nông dân đạt hiệu quả cao trong sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu.

  1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trong quá trình phân tích các số liệu của ngành hàng hồ tiêu sẽ kiểm nghiệm các kết luận của những lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô liên quan.Đánh giá thực trạng, những kết quả đạt được và những tồn tại trong sản xuất hồ tiêu cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.

Những luận cứ khoa học, các nội dung phân tích và đặc biệt là kết quả từ mô hình đánh giá tác động của một số yếu tố chính về phía cung đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu, một mặt sẽ cung cấp dữ liệu mới bổ sung cho các công trình nghiên cứu trước đó, mặt khác sẽ là tư liệu tham khảo cho các địa phương tỉnh Đắk Lắk các nhà hoạch định chiến lược của ngành hàng hồ tiêu trong việc xác định các giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững cho tỉnh. nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT HỒ TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT HỒ TIÊU

                                                                    

1.1. KHÁT QUÁT VỀ SẢN XUẤT HỒ TIÊU

1.1.1. Một số khái niệm

  1. Cây hồ tiêu

Tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L, họ Tiêu (Piperaceae). Có nguồn gốc ở vùng Ghats miền tây Ân Độ. Tiêu được du nhập vào Đông Dương từ thế kỷ 17 nhưng đến thế kỷ 18 mới bắt đầu phát triển mạnh. Ở Việt Nam, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI, nhưng đến thế kỷ XVII mới được đưa vào trồng (Chevalier, 1925). Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu được trồng với diện tích tương đối khá ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang), chủ yếu do người Hoa gốc ở đảo Hải Nam di cư vào lập nghiệp tại Hà Tiên. Cũng trong khoảng thời gian này và đầu thế kỷ XX, cây tiêu theo chân các chủ đồn điền người Pháp pháttriển lên Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk và Quảng Nam; cây tiêu chỉ mới được phát triển nhiều ở Tây Nguyên sau năm 1975.

  1. Sản xuất cây hồ tiêu

Sản xuất cây hồ tiêu là hoạt động trồng trọt, chăm sóc là thu hoạch hạt (quả) hồ tiêu nhằm cung cấp chế biến làm gia vị, dược phẩm… ( theo Hiệp Hội Hồ Tiêu Việt Nam)

Sản xuất hồ tiêu của Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh kể từ năm 1995

Năng suất trung bình đạt trên 2 tấn/ha (phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc và khí hậu của từng năm) với sản phẩm chính của sản xuất là hạt tiêu đen trên 98% sản lượng, còn hạt tiêu trắng chiếm tỷ trọng rất ít. Do đặc điểm khí hậu và giống của các vùng có sự khác biệt nên mùa thu hoạch của Việt Nam kéo dài từ cuối tháng 12 đến tháng.

Khí hậu cao nguyên với hai mùa khô và mưa rõ rệt có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao đã tăng tích tụ hương thơm cho hạt tiêu của vùng

Kinh tế nông nghiệp đang giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng nên các hộ tiếp tục tập trung phát triển các cây công nghiệp lâu năm đặc biệt là cao su, cà phê và hồ tiêu, do vậy với sự hồi phục của giá bán năm 2006 diện tích trồng hồ tiêu có thể tăng. Tuy nhiên địa hình đồi bát úp lượn sóng dẫn đến ít thuận lợi cho việc khai thác, cấp nước tưới, và đất dễ bị xói mòn rửa trôi, nên nếu không thường xuyên áp dụng các giải pháp kỹ thuật cải tạo và bảo vệ đất thì nguy cơ suy thoái đất và thiếu nước sẽ ngày càng tăng, ảnh hưởng đến phát triển lâu dài của cây hồ tiêu. Hàng năm Tây Nguyên thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 2.

  1. Phát triển sản xuất cây hồ tiêu

          Theo Hiệp Hồi Hồ Tiêu Việt Nam, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam phát triển cây hồ tiêu là trồng hồ tiêu, xây dựng và phát triển bền vững chuỗi liên kết sản xuất có xác nhận chế biến, tiêu thụ hồ tiêu an toàn và có hiệu quả.

Hồ tiêu là loại cây công nghiệp dài ngày, chu kỳ kinh doanh cả chục năm, vốn đầu tư ban đầu lớn. Theo Viện Khoa học kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên, việc nông dân ồ ạt trồng tiêu trong khi chưa được kiểm soát về quy hoạch, giống tiêu, dịch bệnh và hóa chất bảo vệ thực vật; công tác sơ chế, chế biến còn thủ công, không bảo đảm chất lượng và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm… khiến cây tiêu đối mặt với nhiều thách thức và phát triển thiếu bền vững. Vì vậy, để cây tiêu phát triển bền vững, theo TS Trương Hồng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông- Lâm nghiệp Tây Nguyên thì các địa phương cần sớm tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết lại để dễ dàng tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật, các nguồn vốn tín dụng và các đơn vị cung cấp vật tư đầu vào…Vấn đề quan trọng nhất vẫn là việc phòng trừ bệnh hại trên cây tiêu, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp, trong đó phòng bệnh có vai trò quyết định.

Cây hồ tiêu là thế mạnh ở các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời đóng góp lớn vào sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước. Việc giúp người dân ổn định vùng chuyên canh, tiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật cơ bản đang rất cần sự chung tay vào cuộc của các nhà quản lý cũng như các cơ quan chuyên môn nhằm tìm hướng đi thích hợp để cây hồ tiêu phát triển một cách bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Để phát triển cây hồ tiêu bền vững trong giai đoạn tới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu UBND các tỉnh có trồng hồ tiêu tập trung chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lại toàn bộ diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh đánh giá việc thực hiện quy hoạch, phát triển hồ tiêu của địa phương, có biện pháp để hạn chế tối đa việc phát triển hồ tiêu ngoài vùng quy hoạch, nhất là những vùng có điều kiện đất đai, khí hậu không phù hợp với cây hồ tiêu.

Đồng thời phân công cán bộ thường xuyên theo dõi các vùng trồng hồ tiêu tập trung, dự báo tình hình sâu bệnh hại hồ tiêu, hướng dẫn người sản xuất thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đánh giá, công nhận vườn hồ tiêu đầu dòng sạch bệnh làm nguồn vật liệu nhân giống. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất giống để đảm bảo giống tốt, sạch bệnh được đưa vào sản xuất.

1.1.2. Đăc điểm sản xuất cây hồ tiêu

Chu kỳ phát triển của cây hồ tiêu khoảng 20 năm, trong đó thời gian kiến thiết cơ bản là 3 năm. Cây hồ tiêu là loại cây trồng dài ngày có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên đây cũng là loại cây rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu và thời tiết, có những đòi hỏi rất gắt gao về chất đất và thổ nhưỡng, Lượng mưa thích hợp là 2.500mm/năm, lượng mưa tối thiểu là 1600mm/năm. Tiêu cần mùa khô ngắn để ra hoa đồng loạt và chín tập trung.Ẩm độ không khí thích hợp cho hoa tiêu thụ phấn là 75 – 90%. Hồ tiêu là loại cây thânleo, hạt sinh trưởng theo dạng chùm có hương vị cay nồng.

Hồ tiêu là cây trồng dài ngày, chu kỳ sản xuất chia làm 2 giai đoạn: thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Thời kỳ kiến thiết cơ bản dài 3 năm, lượng chi phí đầu tư lớn mà chưa cho thu hoạch. Thời kỳ kinh doanh kéo dài 15 – 20 năm, năng suất và sản lượng thay đổi theo tuổi cây . Trong thời kỳ kinh doanh, năng suất hồ tiêu có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu tiên năng suất tăng nhanh theo tuổi cây, giai thứ hai năng suất đạt cao nhất và giai đoạn cuối cùng là năng suất biến động giảm. Bên cạnh đó,  sản xuất hồ tiêu ở một năm không chỉ phụ thuộc vào cách thức đầu tư, chăm sóc của năm đó mà còn phụ thuộc vào cách thức đầu tư, chăm sóc của các năm trước. Do vậy, đánh giá  sản xuất hồ tiêu không chỉ thực hiện trong một năm mà đòi hỏi phải thu thập số liệu và phân tích trong toàn bộ chu kỳ sản xuất. – Sản xuất hồ tiêu ở nước ta chủ yếu để xuất khẩu.

Thị trường hồ tiêu trên thế giới luôn biến động, giá hồ tiêu trên thị trường rất nhạy bén với những thay đổi kinh tế, chính trị.Giá hồ tiêu trong nước chịu ảnh hưởng nhiều của giá hồ tiêu trên thế giới. Do đó,  sản xuất hồ tiêu phải căn cứ vào tình hình giá cả của thị trường thế giới. – Sản xuất hồ tiêu ở nước ta chủ yếu thực hiện ở quy mô hộ gia đình. Trong hoạt động sản xuất của hộ, sản xuất hồ tiêu có mối quan hệ với các hoạt động sản xuất khác trong việc xác định quy mô, cách thức sử dụng các nguồn lực. Ngoài ra, hoạt động sản xuất hồ tiêu phải gắn với việc khai thác các thế mạnh của từng vùng, tạo việc làm, nâng cao thu thập cho người dân nông thôn.

1.1.3. Vai trò và giá trị kinh tế cây hồ tiêu

– Sản phẩm của cây hồ tiêu là hạt tiêu, hạt tiêu được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm và là một nguyên liệu quan trọng được sử dụng trong quân sự….

– Cây hồ tiêu phát triển còn góp phần thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý.

– Cây hồ tiêu vì vậy không chỉ có vai trò lớn với sự phát triển kinh tế mà cả với sự phát triển xã hội. Nó đã đóng góp vào tạo ra nhiều sản lượng, tạo ra tích lũy vốn, nâng cao kỹ thuật, tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động.

– Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu đến 97 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Đặc biệt, sản phẩm hồ tiêu chất lượng cao của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ và các nước EU ngày càng tăng. Các nước châu Âu chiếm thị phần 40%, đã chấp nhận công nghệ sản xuất hồ tiêu Việt Nam và các mặt hàng gia vị chế biến từ hồ tiêu Việt Nam.

– Năm 2005, Việt Nam gia nhập Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC). Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành hồ tiêu Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường quốc tế, đã vào được các nước có hàng rào kỹ thuật rất ngặt nghèo như Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ, Đức, Pháp…

– Việt Nam hiện có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu, trong đó có 15 doanh nghiệp hàng đầu, chiếm 70% lượng xuất khẩu cả nước. Đặc biệt, có 5 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chiếm gần 30% thị phần xuất khẩu.

– Hiện nay, 95% tổng lượng sản xuất để phục vụ xuất khẩu. Công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã đạt được mặt bằng phổ thông chung, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng khắp thế giới. Hiện nay, dù sản lượng từ các doanh nghiệp có nhà máy chế biến công nghệ cao theo tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA và xu hướng tạo sản phẩm đa dạng: tiêu đen, trắng nguyên hạt, tiêu nghiền bột, đóng gói nhỏ … tăng lên nhưng hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, đạt mức giá xuất khẩu 7.738 USD/1 tấn, thấp hơn giá bán của nhiều nước. Nếu ngành hàng hồ tiêu Việt Nam được tổ chức chế biến tốt hơn sẽ gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, giá hồ tiêu Việt Nam sẽ tương đương và có thể cao hơn giá của một số nước trên thế giới.

– Cây hồ tiêu mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho bà con ở Tây Nguyên và các tỉnh Dak Lak. Giải quyết 30% lao động vùng miền núi tại các tỉnh tây nguyên. Đem lại thu nhập trung bình từ 5-10 triệu/tháng cho người lao động.

1.2. THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT HỒ TIÊU

1.2.1. Khái niệm thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu

– Khái niệm thu nhập: Trong kinh tế cá nhân/gia đình là gồm thu nhập cá nhân, từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền thưởng

– Thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu là giá trị bằng tiền biểu hiện của kết quả thu được từ quá trình sản xuất hồ tiêu [28]

1.2.2. Các thước đo thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu

– Thu nhập gộp:  Là giá trị tổng sản phẩm hay tổng doanh thucủa hộ sản xuất hồ tiêu.

Thu nhập gộp (Doanh thu) =  giá bánsản phẩm × tổng sản lượng đầu ra

          – Thu nhập ròng: Là lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất hồ tiêu của hộ.

Thu nhập ròng (Lợi nhuận) =  Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Giải thích: chi phí của sản xuất hồ tiêu gồm:

Chi  phí đất và cải tạo đất: Là chi phí cơ hội khi sử dụng dất làm hồ tiêu

Chi phí giống: Mức đầu tư giống bình quân là 39,6 triệu đồng/ha. Mỗi trụ tiêu trồng từ 3 đến 4 hom giống, nên hộ phải sử dụng trung bình 4.960 hom giống cho mỗi ha. Việc lựa chọn hom giống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây, tình hình sâu bệnh cũng như năng suất hồ tiêu sau này.

Chi phí lao động: Chi phí lao động trong thời kỳ KTCB bao gồm hoạt động trồng và chăm sóc

Chi phí phân bón: mức đầu tư phân bón là 13 triệu đồng/ha, chiếm 10,03% chi phí vật chất. Đối với cây hồ tiêu, phân bón trong năm đầu tiên được sử dụng bao gồm phân hữu cơ, phân NPK chuyên dùng cho cây tiêu, vôi và phân lân. Những năm tiếp theo phân hữu cơ, phân NPK chuyên dùng cho cây tiêu được sử dụng là chủ yếu.

Chi phí tưới nước: đối với cây hồ tiêu ở thời kỳ KTCB, việc tưới nước có vai trò rất quan trọng. Hộ trồng tiêu thường tiến hành tưới nước trong giai đoạn khô hạn từ tháng 4 đến tháng 9 và được thực hiện 2 đến 3 lần mỗi tuần kết hợp với việc che tủ gốc tiêu để giữ ẩm cho cây.

          – Thu nhập lao động gia đình: là tổng của lợi nhuận và chi phí cơ hội của lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất.

Thu nhập gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền và hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. Bằng khoản lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoặc làm công trừ đi các chi phí sinh hoạt, đầu tư.

Cùng với giá bán, sản lượng đầu ra và chi phí sản xuất là những nhân tố quyết định trực tiếp đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp. Vậy những yếu tố nào liên quanđến sản lượng và chi phí sản xuất và khi nào hộ sản xuất nông nghiệp sẽ có đượcthu nhập tối ưu? Để giải đáp cho câu hỏi này chúng ta tìm hiểu một số lý thuyết kinh tế liên quan dưới đây

1.2.3. Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất

Sản xuất là quá trình chuyển hóa những yếu tố đầu vào thành những yếu tố đầu ra hay còn được gọi là sản lượng đầu ra hoặc sản phẩm, và kết quả của sản xuất do lượng và chất của các yếu tố đầu vào và công nghệ sử dụng quyết định, mối tương quan phụ thuộc đó được diễn tả qua hàm sản xuất “Hàm sản xuất biểu diễn mốiquan hệ kỹ thuật hiệu quả của việc kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản lượng đầu ra1hay “Hàm sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm (đầu ra) tối đacó thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định”. [20]

D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 1\Luân van Ly Đắc lắc\Bài làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *