Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo như lý thuyết đánh đổi (trade off theory), trọng tâm chính của hầu hết các tổ chức là tối đa hóa lợi nhuận trong khi nhu cầu về quản lý hiệu quả tài sản lưu động thường bị bỏ qua. Điều này là hợp lý bởi họ tin rằng lợi nhuận và tính thanh khoản là những mục tiêu mâu thuẫn nhau. Do đó, một công ty chỉ có thể theo đuổi một mục tiêu trong khi phải loại bỏ mục tiêu còn lại. Ngược lại, Padachi (2006) cho rằng đó là cần thiết để một công ty duy trì sự cân bằng giữa tính thanh khoản và lợi nhuận trong khi vẫn đảm bảo tính thông suốt trong các hoạt động hàng ngày của công ty đó. Quan điểm này bắt nguồn từ lý luận cho rằng cả hai tình trạng không đủ khả năng thanh toán hoặc thanh khoản dư thừa đều trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Như vậy giữa lý thuyết và thực tiễn cũng có những mâu thuẫn nhau, do đó xét trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện tại khi mà các công ty nói chung và công ty ngành xây dựng nói riêng đang hoạt động trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu thì vấn đề mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận lại được đặt lên hàng đầu và cũng là vấn đề mà các nhà quản trị cần phải quan tâm. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” cho nội dung luận văn của mình. Nội dung của luận văn có thể đóng góp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty nói chung và các công ty ngành xây dựng nói riêng. Qua đó cũng cung cấp cho các nhà quản trị cách thức để hoạch định nguồn lực một cách tối ưu nhằm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Xác định mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

– Xem xét mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty xây dựng thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa khả năng thanh toán nhanh và tỷ suất sinh lời trên tài sản, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tỷ suất sinh lời trên tài sản, vòng quay các khoản phải thu và tỷ suất sinh lời trên tài sản, vòng quay hàng tồn kho và tỷ suất sinh lời trên tài sản.

– Nhận định tầm quan trọng của khả năng thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của các công ty xây dựng tại Việt Nam trong giai đoạn nền kinh tế còn nhiều khó khăn, bất ổn như hiện nay.

3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, đề tài sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xem xét mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng tại Việt Nam. Theo đó đề tài thực hiện ước lượng mô hình OLS với mô hình Pooled OLS, Fixed Effect, Random Effect để kiểm tra mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lời.

Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập từ các công ty xây dựng tại Việt Nam bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2016. Sau khi loại bỏ các công ty không đầy đủ dữ liệu, kết quả còn lại, đề tài thực hiện nghiên cứu 61 công ty với 366 quan sát. Các kết quả phân tích dữ liệu được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews.

4. Phạm vi nghiên cứu

Xem xét và đánh giá mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty sản xuất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đề tài thực hiện trên mẫu nghiên cứu gồm 61 công ty với 366 quan sát.

5. Đóng góp của đề tài

– Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ của tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc xem xét các chỉ số đại diện cho khả năng thanh khoản như khả năng thanh toán nhanh, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho trong mối quan hệ với tỷ suất sinh lời trên tài sản đại diện cho khả năng sinh lời của công ty.

– Với những nỗ lực nghiên cứu của mình, đề tài kỳ vọng sẽ cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty sản xuất và mong muốn ban quản trị công ty quan tâm nhiều hơn về mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lời của công ty để có thể tối ưu hoá nguồn lực mang lại giá trị cho cổ đông.

6. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1. Thanh khoản và lợi nhuận

Thanh khoản là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo rằng các công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của nó. Thanh khoản của công ty được xem xét từ hai khía cạnh khác nhau: quan điểm tĩnh và quan điểm động (Farris và Hutchison, 2002).

Lợi nhuận là khoản tiền còn lại sau khi doanh thu trừ đi chi phí sau khi xem xét chi phí bán hàng, chi phí quản lý và tất cả các chi phí khác có liên quan. Lợi nhuận ròng là lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ lãi vay và thuế. Các nhà đầu tư tiềm năng quan tâm đến cổ tức và giá thị trường của cổ phiếu, do đó, họ quan tâm đến khả năng sinh lời của công ty. Trong khi đó, các nhà quản lý quan tâm đến việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua lợi nhuận.

1.1.2. Lý thuyết đánh đổi giữa thanh khoản và lợi nhuận (Liquidity- Profitability Trade-off)

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI

1.2.1. Mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời

1.2.2. Mối quan hệ cùng chiều giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời

1.2.3. Không có mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời. Từ đó chỉ ra ý nghĩa, vai trò của các yếu tố này đối với hoạt động sản xuất, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay.

Bên cạnh đó, việc tổng hợp một số nghiên cứu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài bước đầu đã phản ánh những luồng quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Thực tế đã chỉ ra rằng, kết quả các nghiên cứu trước đây vẫn còn những mâu thuẫn trong kết luận về bản chất mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp, với ba xu hướng hoàn toán khác nhau gồm: tồn tại một mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp, tồn tại một mối quan hệ thuận chiều giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp và không tồn tại mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Do những kết quả trên được nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau, trong điều kiện kinh tế xã hội và các yếu tố ảnh hưởng ở các quốc gia là khác nhau nên không thể áp đặt và nhận định chủ quan về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ở Việt Nam theo một trong ba xu hướng kể trên. Bởi điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam và môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp có những đặc thù rất riêng biệt không giống bất cứ với quốc gia nào trên thế giới, do đó cần thiết phải có những đánh giá, nhận định cụ thể dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích số liệu trực quan.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÍNH THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

Ngành xây dựng có đặc điểm là phụ thuộc vào ngành bất động sản. Khi ngành bất động sản phát triển, tức là nhu cầu xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng tăng lên, từ đó ngành xây dựng mới có “công ăn việc làm”.

2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.3. THỰC TRẠNG TÍNH THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

2.3.1. Thực trạng tính thanh khoản

Tính thanh khoản ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp xây dựng nói riêng còn yếu kém. Đại bộ phận các doanh nghiệp chưa quan tâm đến tính thanh khoản nên hoạt động của doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi những yếu tố kinh tế – tài chính từ bên ngoài, tính ổn định trong hoạt động chưa cao gây ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận và hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh.

2.3.2. Thực trạng khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời được thể hiện trên hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất về mặt sổ sách thì khả năng sinh lời thể hiện mức lợi nhuận đạt được trên một yếu tố chi phí, đầu vào hoặc đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. Khía cạnh thứ hai về mặt thị trường đó là đánh giá của thị trường về tiềm lực của công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 đã trình bày về thực trạng tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nội dung cụ thể gồm:

– Đặc điểm của ngành xây dựng;

– Tổng quan về các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam;

– Thực trạng tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.

Có thể nhận thấy thực trạng tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam thời gian qua có những tín hiệu tích cực do được hưởng lợi từ chính sách kích cầu của Nhà nước. Phần lớn các nhà quản lý đã nhận biết được tầm quan trọng của việc cân bằng giữa yếu tố lợi nhuận và thanh khoản trong mục tiêu duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn số ít các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận chưa coi trọng yếu tố thanh khoản trong quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp nên nguy cơ vỡ nợ, thiếu hụt vốn sản xuất vẫn còn tiềm ẩn.

Từ thực trạng đó, trong nội dung tiếp theo của luận văn tác giả sẽ lựa chọn phương pháp và mô hình nghiên cứu phù hợp để đi tìm bản chất của mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đưa ra những hàm ý nghiên cứu và khuyến nghị cho các nhà quản lý doanh nghiệp để có những chính sách, biện pháp cân bằng giữa việc nâng cao lợi nhuận và ổn định tính thanh khoản, qua đó đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.1. Các giả thuyết về ảnh hưởng của tính thanh khoản đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

a. Giả thuyết về ảnh hưởng của khả năng thanh toán nhanh đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Về mối quan hệ giữa khả năng thanh toán nhanh và khả năng sinh lời, kết quả của các nghiên cứu trước đây tồn tại hai quan điểm trái chiều. Để kiểm chứng kết luận này tại thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể với đối tượng là các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giả thuyết đặt ra là:

1: Khả năng thanh toán nhanh ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

b. Giả thuyết về ảnh hưởng của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Về mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, kết quả các nghiên cứu trước đây đều cho thấy giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lời của doanh nghiệp tồn tại một mối quan hệ ngược chiều. Giả thuyết đặt ra là:

2: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

c. Giả thuyết về ảnh hưởng của vòng quay các khoản phải thu đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Nghiên cứu của Gill và các cộng sự (2010) về mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và lợi nhuận của công ty dựa trên số liệu của 88 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán New York từ năm 2005 đến năm 2007 đã cho thấy vòng quay các khoản phải thu tác động ngược chiều tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Các nghiên cứu sau này của Bolek và Wilinski (2012), Napompech (2012), Owolabi và các cộng sự (2012), Addae và Nyarko-Baasi (2013), Tu và Nguyen (2014) cũng cho ra kết quả tương đồng. Trên cơ sở đó, tác giả đặt ra giả thuyết:

3: Vòng quay các khoản phải thu ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

d. Giả thuyết về ảnh hưởng của vòng quay hàng tồn kho đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Nghiên cứu của Napompech (2012) về mối quan hệ giữa vốn lưu động và lợi nhuận của 255 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan từ năm 2007 đến năm 2009 đã cho thấy vòng quay hàng tồn kho có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Các nghiên cứu sau này của Owolabi và các cộng sự (2012), Addae và Nyarko-Baasi (2013), Tu và Nguyen (2014) cũng cho kết quả tương tự. Trên cơ sở đó, tác giả đặt ra giả thuyết:

4: Vòng quay hàng tồn kho ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

3.1.2. Các giả thuyết liên quan đến các biến kiểm soát trong mô hình

a. Quy mô công ty

Giả thuyết đặt ra là: 5: Quy mô công ty ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

b. Cấu trúc tài sản

Giả thuyết đặt ra là:

6: Cấu trúc tài sản (được tính bằng tỷ số của tài sản dài hạn so với tổng tài sản của doanh nghiệp) ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

c. Cấu trúc vốn

Giả thuyết đặt ra là:

7: Cấu trúc vốn (được tính bằng tỷ số của tổng số nợ so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp) ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

d. Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Giả thuyết đặt ra là:

H8: Tốc độ tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

e. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Giả thuyết đặt ra là:

H9: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

3.1.3. Mô hình nghiên cứu

Từ giả thuyết đặt ra và các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu khả năng sinh lời của doanh nghiệp, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

ROA = β0 + β1QR + β2CCC + β3RCC + β4ICC + β5SIZE + β6AS + β7CS + β8GS + β9dGDP + εi

Trong đó:

ROA là tỷ suất sinh lời trên tài sản của các công ty ngành xây dựng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2016.

QR là khả năng thanh toán nhanh;

CCC là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt;

RCC là vòng quay các khoản phải thu;

ICC là vòng quay hàng tồn kho;

SIZE là quy mô của công ty;

AS là cấu trúc tài sản của công ty;

CS là cấu trúc vốn của công ty;

GS là tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty;

dGDP là tốc độ tăng trưởng kinh tế;

β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9 là các hệ số trong mô hình hồi quy;

εi là sai số ngẫu nhiên của mô hình.

So với các nghiên cứu trước đây, mô hình nghiên cứu của tác giả có một số điểm mới sau:

– Thứ nhất, mô hình đã sử dụng biến tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) làm biến phụ thuộc trong mô hình để đại diện cho khả năng sinh lời thay vì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI). Chỉ số ROA là một tỷ suất lợi nhuận quan trọng, nó cho thấy khả năng của công ty để tạo ra lợi nhuận trước đòn bẩy tài chính, chứ không phải bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính. Chỉ số ROA sẽ mang tính toàn diện hơn, bởi sẽ bao gồm tất cả các tài sản của công ty, bao gồm cả những phát sinh từ các khoản đóng góp của các nhà đầu tư. Vì vậy, ROA sẽ cho thấy sự hiệu quả của công ty trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Sử dụng ROA là phù hợp với đặc điểm của công ty xây dựng khi sử dụng nhiều tài sản trong thi công công trình như máy móc, trang thiết bị thi công và các loại vật liệu xây dựng.

– Thứ hai, mô hình đã đưa thêm vào các yếu tố thuộc về khả năng, đặc điểm của từng công ty như cấu trúc vốn (CS), cấu trúc tài sản (AS) và tốc độ tăng trưởng doanh thu (GS). Với các yếu tố mang tính đặc thù này, mô hình sẽ trở nên hoàn chỉnh và toàn diện hơn khi phản ánh được tình trạng thực tế của từng công ty. Ngoài ra, để xác định ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh luận văn cũng đưa thêm vào mô hình biến tốc độ tăng trưởng kinh tế (dGPD) để phản ánh tác động của sự phát triển kinh tế tới khả năng sinh lời của các công ty.

3.2. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH

3.2.1. Đo lường biến phụ thuộc

Tỷ suất sinh lời trên tài sản được tính bằng công thức:

ROA =Lợi nhuận sau thuế
Tài sản bình quân

3.2.2. Đo lường biến độc lập

a. Đo lường biến biểu thị khả năng thanh toán nhanh – QR

b. Đo lường biến biểu thị chu kỳ chuyển đổi tiền mặt – CCC

c. Đo lường biến biểu thị vòng quay các khoản phải thu – RCC

d. Đo lường biến biểu thị vòng quay hàng tồn kho – ICC

e. Đo lường biến biểu thị quy mô công ty – SIZE

f. Đo lường biến biểu thị cấu trúc tài sản của công ty – AS

g. Đo lường biến biểu thị cấu trúc vốn của công ty – CS

h. Đo lường biến biểu thị tốc độ tăng trưởng doanh thu – GS

i. Đo lường biến biểu thị tốc độ tăng trưởng kinh tế – Dgdp

3.3. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập từ các công ty xây dựng tại Việt Nam bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2016. Sau khi loại bỏ các công ty không đầy đủ dữ liệu, kết quả còn lại, đề tài thực hiện nghiên cứu 61 công ty với 366 quan sát. Các kết quả phân tích dữ liệu được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews.

3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ HỒI QUY MÔ HÌNH

Đề tài thực hiện ước lượng giá trị các biến bằng mô hình Pooled OLS, mô hình Fixed Effect và mô hình Random Effect để kiểm tra mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời.

3.4.1. Mô tả thống kê

3.4.2. Phân tích tương quan, đa cộng tuyến

3.4.3. Phân tích hồi quy

3.4.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng về tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được trình bày trong chương 2, nội dung chương 3 đã đề cập tới việc lựa chọn phương pháp và mô hình nghiên cứu phù hợp để tìm ra bản chất của mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nội dung trọng tâm của chương 3 là xây dựng mô hình nghiên cứu gồm: biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) đại diện cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp; biến độc lập phản ánh tính thanh khoản gồm khả năng thanh toán nhanh (QR), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), vòng quay các khoản phải thu (RCC), vòng quay hàng tồn kho (ICC). Ngoài ra, để mô hình cân đối và phản ánh một cách toàn diện các yếu tố tác động đến lợi nhuận và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, mô hình sử dụng thêm các biến kiểm soát gồm: quy mô công ty (SIZE), cấu trúc tài sản (AS), cấu trúc vốn (CS), tốc độ tăng trưởng doanh thu (GS) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (dGDP).

Trên cơ sở mô hình đã xây dựng, ở nội dung tiếp theo, đề tài sẽ sử dụng số liệu đã thu thập được về tình hình hoạt động của các công ty ngành xây dựng để phân tích tìm ra mô hình hoàn chỉnh và phù hợp nhất. Từ đó, đưa ra những phân tích và đánh giá cụ thể cũng như có những khuyến nghị cho các nhà quản lý doanh nghiệp để có những chính sách phát triển phù hợp nhất cho doanh nghiệp theo hướng đảm bảo sự cân bằng giữa yếu tố lợi nhuận và tính thanh khoản trong quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, qua đó đảm bảo sự tồn tại, phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Thống kê mô tả

4.1.2. Phân tích tương quan

4.1.3. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Để lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp, tác giả đã lần lượt thực hiện hồi quy theo phương pháp Pooled OLS, Fixed Effect Model (FEM) và Random Effect Model (REM).

Bảng 4.8. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu theo phương pháp REM với các sai số chuẩn vững

EstimateStd. Errort-valueProb
C-0,04930,0913-0,53950,5899
QR-0,00550,0026-2,08770,0376 *
CCC0,00000,00000,84300,3998
RCC0,00260,00112,33780,0200 *
ICC0,00230,00073,27410,0012 **
SIZE0,00420,00371,14440,2532
AS-0,05050,0150-3,36730,0008 ***
CS-0,09470,0252-3,75700,0002 ***
GS0,00270,00083,24030,00131 **
dGDP0,44220,30471,45120,1476
Total Sum of Squares0,3345
Residual Sum of Squares0,26572
R-Squared0,20562
Adj. R-Squared0,18519
F-statistic1,11845
Prob(F-statistic)8,6883 x 10^-14

(Nguồn: Tác giả tự tính toán)

Mô hình hoàn chỉnh có dạng:

ROA = -0,0493 – 0,0055QR + 0,0026RCC + 0,0023ICC + 0,0042SIZE – 0,0505AS – 0,0947CS + 0,0027GS + 0,4422dGDP

Giải thích kết quả hồi quy theo mô hình REM

Trong bảng 4.8, kết quả với *, ** và *** chỉ mức ý nghĩa của hệ số với mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1%. Căn cứ vào hệ số và mức ý nghĩa của các hệ số trong mô hình, kết quả nghiên cứu được đánh giá như sau:

Trước hết mô hình có hệ số chặn C = -0,0493.

Biến khả năng thanh toán nhanh QR có hệ số là -0,0055 với mức ý nghĩa là 10%. Tức là biến khả năng thanh toán nhanh có quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lời trên tài sản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng. Như vậy, ta bác bỏ giả thuyết1: Khả năng thanh toán nhanh ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đối với biến vòng quay các khoản phải thu RCC, hệ số trong mô hình có giá trị là 0,0026. Tức là biến vòng quay các khoản phải thu RCC có tương quan thuận chiều đến tỷ suất sinh lời trên tài sản với mức ý nghĩa 10%. Do vậy, ta bác bỏ giả thuyết3: Vòng quay các khoản phải thu ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Biến vòng quay hàng tồn kho ICC có hệ số trong mô hình có giá trị là 0,0023. Tức là biến vòng quay hàng tồn kho ICC có tương quan thuận chiều đến tỷ suất sinh lời trên tài sản với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, ta bác bỏ giả thuyết4: Vòng quay hàng tồn kho ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cấu trúc tài sản của công ty AS có hệ số là -0,0505 với mức ý nghĩa 1%. Vậy, cấu trúc tài sản của công ty AS (được tính bằng tỷ số của tài sản dài hạn so với tổng tài sản của doanh nghiệp) có mối tương quan ngược chiều với tỷsuất sinh lời trên tài sản với mức ý nghĩa 1%. Như vậy, giả thuyết6: Cấu trúc tài sản (được tính bằng tỷ số của tài sản dài hạn so với tổng tài sản của doanh nghiệp) ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được chứng minh.

Cấu trúc vốn của công ty CS có hệ số là -0,0947 với mức ý nghĩa 1%. Như vậy, cấu trúc vốn của công ty CS (được tính bằng tỷ số của tổng số nợ so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp) có mối tương quan ngược chiều với tỷsuất sinh lời trên tài sản với mức ý nghĩa 1%. Do vậy, giả thuyết7: Cấu trúc vốn (được tính bằng tỷ số của tổng số nợ so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp) ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được chứng minh.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu GS có hệ số là 0,0027 với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng doanh thu GS có mối tương quan thuận chiều với tỷ suất sinh lời trên tài sản với mức ý nghĩa 5%. Do vậy, giả thuyết H8: Tốc độ tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được chứng minh.

Những biến độc lập còn lại của mô hình là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), quy mô công ty (SIZE) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (dGDP) không có ý nghĩa đối với mô hình.

4.2. HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ

4.2.1. Hàm ý từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của tính thanh khoản đến khả năng sinh lời, mà cụ thể là tỷ suất sinh lời trên tài sản khá phức tạp, gồm nhiều yếu tố đan xen. Có thể chia ra ảnh hưởng của các yếu tố bộ phận của tính thanh khoản như sau:

Khả năng thanh toán nhanh ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên tài sản. Tức là khi khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng thì tỷ suất sinh lời trên tài sản sẽ giảm và ngược lại. Như vậy, rõ ràng để có sự hài hòa giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh toán, doanh nghiệp cần phải duy trì hệ số thanh toán nhanh ở mức phù hợp nhất vừa đảm bảo không quá cao để duy trì được khả năng sinh lời nhưng cũng không quá nhỏ để đảm bảo khả năng thanh toán nợ và duy trì quan hệ với các đối tác kinh doanh.

Vòng quay các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho đều ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất sinh lời trên tài sản. Tức là khi vòng quay các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng thì tỷ suất sinh lời trên tài sản sẽ tăng và ngược lại. Do vậy để tăng khả năng sinh lời, các doanh nghiệp cần phải tăng chỉ số vòng quay các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho. Tuy nhiên để đảm bảo vừa duy trì được khả năng sinh lời ở mức cao, vừa ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải đảm bảo các chỉ số đó trong mức tăng cho phép.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra cấu trúc tài sản, cấu trúc vốn và tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty.

Về cấu trúc tài sản, theo kết quả nghiên cứu, cấu trúc tài sản (được tính bằng tỷ số của tài sản dài hạn so với tổng tài sản của doanh nghiệp) có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty. Do vậy để tăng khả năng sinh lời, các doanh nghiệp phải giảm tỷ lệ tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

Về cấu trúc vốn, kết quả nghiên cứu chỉ ra, cấu trúc vốn của công ty CS (được tính bằng tỷ số của tổng số nợ so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp) có mối tương quan ngược chiều với tỷ suất sinh lời trên tài sản. Do vậy để tăng khả năng sinh lời, các doanh nghiệp cần phải giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trên cơ sở xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu. Tuy nhiên đây là một nhiệm vụ rất khó thực hiện được và tính khả thi là không cao.

Về tốc độ tăng trưởng doanh thu, đây là yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp, phản ánh năng lực cạnh tranh trên thị trường của công ty.

4.2.2. Kiến nghị

a. Đối với các doanh nghiệp

Thứ nhất, doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, doanh nghiệp phải chú trọng phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với hạ giá thành sản phẩm.

Thứ ba, doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

b. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo môi trường đầu tư lành mạnh cho nhà đầu tư, không ngừng khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần kiểm tra đối với các công ty có dấu hiệu sai phạm trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này, đề tài đã thực hiện mô tả lại dữ liệu nghiên cứu, ước lượng các mô hình nghiên cứu, kiểm định giả thuyết nghiên cứu và thảo luận các kết quả nghiên cứu mà đề tài đã đạt được trong tương quan so sánh với các nghiên cứu trước đây. Trên cơ sở mối quan hệ giữa các biến trong mô hình với tỷ suất sinh lời trên tài sản, nghiên cứu đã đưa ra hàm ý kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước để không ngừng nâng cao khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong các yếu tố thể hiện tính thanh khoản thì khả năng thanh toán nhanh (QR), vòng quay các khoản phải thu (RCC) và vòng quay hàng tồn kho (ICC) là các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Trong đó, khả năng thanh toán nhanh (QR) dùng để đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp trong trạng thái tĩnh là yếu tố ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA). Hai biến còn lại dùng để đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp trong trạng thái động là vòng quay các khoản phải thu (RCC) và vòng quay hàng tồn kho (ICC) có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất sinh lời trên tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố khác ảnh hưởng đến suất sinh lời trên tài sản gồm: cấu trúc tài sản của công ty (AS), cấu trúc vốn của công ty (CS) và tốc độ tăng trưởng doanh thu (GS). Trong đó cấu trúc tài sản và cấu trúc vốn của công ty có ảnh hưởng ngược chiều còn tốc độ tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất sinh lời trên tài sản.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu là tìm hiểu mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2016, thông qua việc ước lượng mô hình và kiểm định giả thuyết nghiên cứu, đề tài đã tìm thấy bản chất mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua ba yếu tố gồm hệ số thanh toán nhanh, vòng quay các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho. Đây là một mối quan hệ phức tạp bởi bản chất tính thanh khoản của doanh nghiệp được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu. Một cách tương đối, có thể chia mối quan hệ này thành hai mối quan hệ bộ phận gồm: mối quan hệ giữa các yếu tố thể hiện tính thanh khoản tĩnh và khả năng sinh lời của công ty và mối quan quan hệ giữa các yếu tố thể hiện tính thanh khoản động và khả năng sinh lời của công ty. Trong đó, khả năng thanh toán nhanh (QR) là biến đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp trong trạng thái tĩnh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, biến QR có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA). Hai biến còn lại có ý nghĩa thống kê, thể hiện tính thanh khoản của doanh nghiệp trong trạng thái động là vòng quay các khoản phải thu (RCC) và vòng quay hàng tồn kho (ICC) có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA).

Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm ra một số yếu tố khác ảnh hưởng đến suất sinh lời trên tài sản gồm: cấu trúc tài sản của công ty (AS), cấu trúc vốn của công ty (CS) và tốc độ tăng trưởng doanh thu (GS). Trong đó cấu trúc tài sản và cấu trúc vốn của công ty ảnh hưởng ngược chiều còn tốc độ tăng trưởng doanh thu ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất sinh lời trên tài sản.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra hàm ý kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể:

Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài cho rằng, các nhà quản lý có thể làm gia tăng lợi nhuận công ty bằng cách giảm khả năng thanh toán nhanh hoặc tăng chỉ số vòng quay các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng trong việc kéo dài thời gian thanh toán các khoản phải trả nên xem xét để tránh gây tổn hại danh tiếng của công ty và do đó có thể gây tổn hại đáng kể đến lợi nhuận của công ty trong dài hạn. Các công ty sản xuất tại Việt Nam nói chung, các công ty xây dựng nói riêng nên thận trọng trong việc xem xét và quản lý tính thanh khoản cho phù hợp tùy từng giai đoạn phát triển, nhu cầu đầu tư và tình hình kinh tế không nên duy trì một khả năng thanh khoản quá cao gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty. Bên cạnh đó, thông qua mối quan hệ giữa các biến kiểm soát có ý nghĩa thống kê trong mô hình với tỷ lệ sinh lời trên tài sản, nghiên cứu cũng chỉ ra các biện pháp để cải thiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp gồm: giảm tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản của công ty, giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của công ty về mức hợp lý thông qua việc xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu và tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty qua các năm.

Trên đây là những kết luận mà bản thân rút ra được từ nội dung của luận văn. Thực tế, nội dung mà luận văn đề cập tới là một vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp. Bởi vậy, nội dung của luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Do đó, tác giả rất mong nhận được những đóng góp của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KE TOAN\LE THI HUYEN TRANG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *