luận văn quản lý nhà nước về phòng chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu

luận văn quản lý nhà nước về phòng chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu

luận văn quản lý nhà nước về phòng chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vài trò của quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

  1. Khái niệm ma tuý: là từ chỉ các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc tông hợp khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào (uống, hút, hít, tiêm chích…) sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh làm giảm đau, gây ảo giác dẫn tới thay đổi một hoặc nhiều chức năng cơ thể về sinh lý, tâm lý) làm cho người sử dụng nó có sự ham muốn không kiềm chế được phải gia tăng liều lượng để thoả mãn các cơn thèm khát ngày càng tăng, từ đó sức khoẻ ngày càng cạn kiệt, nhân cách suy thoái, gia tài khánh kiệt, băng hoại nòi giống dân tộc.

Thuật ngữ “ma túy” xuất hiện ở Việt Nam ban đầu gắn với một sản phẩm dân gian là thuốc phiện, về sau còn được dùng để chỉ các sản phẩm có được từ cây cần sa, cô ca và các loại thuốc tân dược gây nghiện khác. Sở dĩ gọi là “ma túy” vì các chất này có tác dụng như ma thuật, ma quái, nó làm tăng hưng phấn hoặc ức chế thần kinh, làm cho con người mê mẩn, ngây ngất không tỉnh táo. Với cách hiểu này, thuật ngữ “ma túy” được ghép từ các từ ma thuật, ma quái và túy lúy. Trong tiềm thức của người Việt Nam, “ma túy” đồng nghĩa với sự xấu xa, tội lỗi cần phải ngăn chặn, loại bỏ khỏi đời sống cộng đồng.

Chương trình kiểm soát ma túy quốc tế của Liên hợp quốc (UNDCP) năm 1991 đã xác định: “Ma túy là những chất độc có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người thì có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng”. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “Ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đưa vàocơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể” [9]

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, Bộ Luật Hình sự năm 1999 đã qui định chất ma túy, tội phạm về ma túy. Ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây cô ca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; heroin; cocain;các chất ma túy khác ở thể lỏng; các chất ma túy khác ở thể rắn [10].

Điều 2 Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 qui định:

“1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được qui định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

  1. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
  2. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng” [10].

   Theo Nghị định của Chính phủ số 67/2001/NĐ -CP ngày 01/10/2001 ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất thì hiện nay các chất ma túy gồm 227 chất, chia làm 3 danh mục và 22 hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế chất ma túy cần kiểm soát [11].

Vì vậy có thể quan niệm ma túy là chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.

Có nhiều cách phân loại chất ma túy, song có một số loại cơ bản sau :

  • Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy, ma túy được chia làm ba nhóm: ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp.
  • Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên gia của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành 5 nhóm: Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện; Ma túy là các chất từ cây cần sa; Ma túy là các chất kích thích; Ma túy là các chất ức chế; Ma túy là các chất gây ảo giác

Các cách phân loại trên đây giúp cho các nhà quản lý nhận biết và kiểm soát việc sản xuất, lưu thông và sử dụng theo đúng yêu cầu pháp luật.

* Tệ nạn ma tuý: là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

* Nghiện ma túy: là sự phụ thuộc của con người vào các chất ma tuý, việc đưa một lượng ma tuý nhất định vào cơ thể người là một hu cầu thường xuyên, luôn có xu hướng tăng dần liều lượng, khi ngưng sử dụng ma tuý sẽ xuất hiện hội chứng cai (lên cơn nghiện) rất khó chịu, bao gồm các dấu hiệu: buồn nôn, nổi da gà, bứt, đau rút cơ khớp (có cảm giác dòi bò trong xương), chảy nước mắt, nước mũi, dãn đồng tử, tiêu chảy, mất ngủ, bồn chồn ….

* Các loại ma tuý hiện đang có ở nước ta: thuốc phiện, sái thuốc phiện, hêrôin,… các chất kích thích thần kinh gây ảo giác như: mêthamphetamin, eostasy – thường được gọi là ma tuý “lắc” và Cocain “Crack”.

+ Thuốc phiện: được lấy từ nhựa quả cây thuốc phiện (còn gọi là anh túc) khi còn xanh, được sử dụng cách đay 1000 năm để chữa bệnh nhưng mặt trací của nó là gây nghiện cho người sử dụng.

+ Hêrôin: là chất ma tuý được dùng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay, được bán tổng hợp từ Mócphin, chúng gây độc hại nhiều hơn và gây nghiện nhanh hơn Mócphin.

+ Các chất ma tuý kích thích thần kinh trung ương: Amphetamin (Maxinton) Methamphetamin là dẫn xuất của Amphetamin, loại ma túy này có độc tính cao, gây nghiện nhanh.

+ Các chất gây loại thần kinh: là loại thuốc gây rối loạn hoạt động tâm thần, gây ảo giác, ảo thị, ảo thính, rối loạn xúc giác.

luận văn quản lý nhà nước về phòng chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu
luận văn quản lý nhà nước về phòng chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu
  1. Tác hại của ma túy

Ma túy đã và đang trở thành hiểm họa chung của cả nhân loại. Tại diễn đàn Liên hợp quốc, ngài Boutros Gali, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc đã đánh giá : «Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra ngoài vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quí báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế – xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội…Nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển… » [9].

Cộng đồng quốc tế đã tốn nhiều công sức, tiền của để đấu tranh chống ma túy nhưng tình trạng nghiện hút và buôn lậu ma túy vẫn chưa được ngăn chặn mà có chiều hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Do đó, Liên hợp quốc đã tổ chức khóa họp đặc biệt lần thứ 20 của Đại hội đồng Liên hợp quốc từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 6 năm 1998 tại New York (Hoa Kỳ) để xem xét cuộc đấu tranh chống sản xuất, buôn bán, nhu cầu, vận chuyển, phân phối ma túy và các chất hướng thần bất hợp pháp và những hoạt động liên quan nhằm đưa ra những chiến lược, phương pháp, những hoạt động cụ thể và những biện pháp đặc biệt để tăng cường sự hợp tác quốc tế trong mối quan tâm về vấn đề lạm dụng và vận chuyển trái phép chất ma túy. Khóa họp cũng đã thông qua Tuyên bố chính trị : «Ma túy hủy hoại cuộc sống và cộng đồng, làm xói mòn sự tồn tại và phát triển của loài người và là nguồn phát sinh tội phạm. Ma túy ảnh hưởng mọi lĩnh vực xã hội của tất cả các nước. Đặc biệt sự lạm dụng ma túy đã ảnh hưởng tới tự do và phát triển của lớp trẻ, một giá trị của nhân loại. Ma túy là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và sự tồn tại của con người, đến độc lập, dân chủ và ổn định của các nhà nước và các dân tộc, đến cấu trúc của một xã hội, nhân phẩm và hy vọng của hàng triệu người và gia đình họ » [10].

  • Ma túy hủy hoại sức khoẻ con người.

Nhiều công trình nghiên cứu trong y học về ảnh hưởng của ma túy đối với sức khỏe của con người đã khẳng định: Ma túy là nguyên nhân phát sinh nhiều loại bệnh tật, hủy hoại sức khỏe người nghiện. Ma túy đã tạo ra một cơ chế nguy hiểm trong cơ thể người.

Khi người ta mệt mỏi, bị đau đớn, hệ thần kinh sẽ tiết ra chất Endoophin (Enderphinnis) để làm giảm sự đau đớn, mệt mỏi, phục hồi sức hoạt động bình

thường của cơ thể. Người nào càng tập luyện, hoạt động tích cực thì cơ thể tiết Endoophin, phục hồi sức hoạt động của cơ thể càng tốt. Đó là cơ chế tự nhiên, tự điều chỉnh rất kỳ diệu mà tạo hóa đã ban cho con người. Các chất ma túy (Cocain, heroin, moophin, thuốc phiện…) khi xâm nhập vào cơ thể có tác dụng mạnh hơn Endoophin gấp nhiều lần, đi vào ngõ ngách từng tế bào thần kinh làm giảm đau đớn, mệt mỏi nhanh chóng, kích thích nhanh nhạy hoạt động của thần kinh, khiến người ta thấy ‘hết đau’, ‘hết mệt’, có cảm giác ‘tỉnh táo’, ‘sảng khoái’, ‘phấn khích’, ‘bay bổng’, ‘ lâng lâng’, ‘bồng bềnh’.

Điều nguy hiểm là cơ chế nhân tạo đó được lặp lại một số lần sẽ dẫn đến chỗ thay thế cơ chế tự nhiên tiết ra Endoophin. Điều này nguy hiểm nữa là các tế bào cảm nhận dần dần nhờn, quen với chất ma túy nên càng ngày lượng ma túy càng phải tăng lên mới phát huy được hiệu quả. Và khi đó, nếu cắt không còn dùng ma túy nữa thì cơ thể sẽ mệt mỏi rã rời, đau đớn khắp nơi, khủng hoảng cả thể xác và tinh thần, không còn làm chủ được bản thân. Tình trạng đó có thể dẫn con nghiện đến trạng thái hoàn toàn suy sụp, chỉ nghĩ làm sao đưa được ma túy vào cơ thể ngay lập tức, bằng bất cứ giá nào. Chính đó là nguyên nhân dẫn người nghiện đến những hành động mù quáng nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội.

Do cơ chế dẫn đến nghiện ma túy như trên, nên Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Nghiện ma túy là một trạng thái nhiễm độc chu kỳ hoặc mãn tính, gây hại cho bản thân và xã hội cho dùng lại một chất lượng ( tự nhiên hoặc tổng hợp).

Nghiện ma túy dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma túy mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học; thức đêm, ngủ ngày, sức khỏe giảm sút rõ rệt.

  • Nghiện ma túy ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.

Lúc mới sử dụng ma túy thường gây kích thích tình dục, vì vậy để thỏa mãn nhu cầu, đối tượng thường quan hệ với gái mại dâm, cho nên dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai…đặc biệt là lây nhiễm HIV. Khi đã nghiện ma túy nặng, các hóc môn sinh dục bị suy giảm dẫn đến giảm nhu cầu tình dục, giảm khả năng sinh sản, hoặc sinh con ốm yếu, trí tuệ chậm phát triển. Đối với phụ nữ có thai, nghiện ma túy dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, gầy gò, ốm yếu, khó nuôi, chậm phát triển thể lực và trí tuệ, trẻ mới sinh đã có dấu hiệu nghiện ma túy

  • Nghiện ma túy làm mất nhân cách con người

Ma túy làm người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần, thay đổi nhân cách theo hướng tiêu cực. Họ thường xa lánh nếp sinh hoạt lành mạnh như học tập, vui chơi, lao động, văn hóa, thể thao, yêu thương và được yêu thương người thân, bè bạn…Họ thường sống ủ dột, cách biệt, xa lánh mọi người, chai lỳ cảm xúc, xa lánh bạn tốt và chỉ tìm bạn nghiện để chơi và cùng nhau sử dụng ma túy ; họ thường cáu gắt, nói dối, ăn cắp…gây xung đột với bố mẹ, anh chị em, vợ con…Đối với người nghiện, họ chỉ có một nhu cầu lớn nhất là có ma túy để sử dụng, ngoài ra họ hầu như không còn nhu cầu nào khác, kể cả nhu cầu bản năng của chính họ cũng được coi là thứ yếu

luận văn quản lý nhà nước về phòng chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu
luận văn quản lý nhà nước về phòng chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy

  1. Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy

Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội do Nhà nước ủy quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp luật nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống ma túy.

Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy là một nhiệm vụ trọng yếutrong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội.

  1. Vai trò của công tác quản lý nhà nước về phòng chống ma túy

Cùng cới xu hướng gia tăng của tệ nạn ma túy trên thế giới, những năm qua, tệ nạn và tội phạm ma túy ở Việt Nam luôn gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội. Tệ nạn và tội phạm ma túy có tác hại rất lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội, hạnh phúc giống nòi, làm suy thoái về đạo đức, lối sống, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm như trộm cắp, cướp của giết người, lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *