luận văn nâng cao công tác quản trị chi phí tại Công ty cổ phần VNECO

luận văn nâng cao công tác quản trị chi phí tại Công ty cổ phần VNECO

luận văn nâng cao công tác quản trị chi phí tại Công ty cổ phần VNECO

  1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập nhằm sản xuất kinh doanh, cung ứng sản phẩm hàng hóa dịch vụ với mục đích sinh lời. Vì vậy, mục tiêu của mỗi doanh nghiệp khi bỏ vốn ra đầu tư là tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được điều đó, mỗi doanh nghiệp chọn cho mình một bước đi khác nhau và sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Song một trong những biện pháp cơ bản được nhiều doanh nghiệp quan tâm là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng trên một đồng vốn bỏ ra. Bởi chi phí sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh và nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của đơn vị. Việc giảm được chi phí sản xuất kinh doanh trong khi đó doanh thu không đổi hoặc tăng lên thì lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được cũng sẽ tăng lên. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã rất chú trọng đến công tác quản trị chi phí nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo chỗ đứng của mình trên thị trường.

Hiện nay ở nước ta đồng thời có sự hoạt động kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế. Chính sách mở cửa nền kinh tế, đưa thị trường trong nước tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới vươn lên, không bao giờ thỏa mãn với kết quả đạt được, thực sự năng động tự chủ và sáng tạo trong kinh doanh. Để đáp ứng được yêu cầu đó, bộ máy quản trị doanh nghiệp cần nắm bắt được đầy đủ những thông tin tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất sản phẩm thì quản trị chi phí sản xuất là công cụ chủ yếu cung cấp các thông tin bên trong cho bộ máy quản trị, làm cơ sở chủ yếu cho các quyết định về quản trị

Trong quá trình tồn tại và phát triển quanrluôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm đặc biệt bởi vì nó quyết định đến sự thành bại, sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng giao thông ở nước ta phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ công nghệ và quản lý còn thấp, do đó để có thể cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng giao thông phải nỗ lực nâng cao trình độ công nghệ và trình độ quản lý trong đó quản trị chi phí là nhiệm vụ ưu tiên để đảm bảo giảm chi phí sản xuất, giá thành hạ. Đây là lý do để nghiên cứu đề tài “ Nâng cao công tác quản trị chi phí tại Công ty cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM

  1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

– Mục tiêu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và công tác quản trị chi phí  tại công ty cổ phần VNECO.SSM

– Trên cơ sở hệ thống lí luận và phân tích thực trạng, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản trị chi phí  tại công ty cổ phần VNECO.SSM

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

– Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản trị chi phí  tại công ty cổ phần VNECO.SSM

– Phạm vi nghiên cứu của luận văn

+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề hoàn thiện công tác quản trị chi phí  tại công ty cổ phần  VNECO.SSM,  giới hạn trong phạm vi quản trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần VNECO.SSM

+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kết quả hoạt động SXKD và công tác quản trị chi phí  tại công ty cổ phần VNECO.SSM từ 2014- 2016 và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  • Phương pháp phân tích kinh tế, xã hội.
  • Phương pháp so sánh.
  • Phương pháp thu thập và xử lí thông tin.
  • Phương pháp thống kê.
  • Phân tích tài chính doanh nghiệp và sử dụng các phương pháp phân loại chi phí quản trị doanh nghiệp.
    • Tổng quan về quản trị chi phí trong doanh nghiệp

    Người ta thường hiểu rằng chi phí xuất hiện khi có một hoạt động sản xuất, giao dịch nào đó xảy ra, chẳng hạn như mua nguyên vật liệu cho sản xuất, trả tiền công cho việc sử dụng một lao động nào đó. Tuy nhiên, theo ý nghĩa đầy đủ thì chi phí chính là kết quả của các quyết định quản trị nhằm đáp ứng những yêu cầu kinh doanh, trong đó, vai trò của nhà quản trị chi phí là xác định, đo lường, thu thập, phân tích và báo cáo các thông tin về những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một doanh nghiệp. Đó là các yếu tố tác động đến chi phí, ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà quản trị chi phí cũng thực hiện việc phân tích các thông tin chi phí để ra các nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định về công nghệ sản xuất, nghiên cứu sản phẩm mới, chất lượng tính năng của sản phẩm, độ thoả mãn của khách hàng đối với sản phẩm, lợi thế của doanh nghiệp…Như vậy, quản trị chi phí bao gồm các công việc của kế toán quản trị, quản trị tài chính và đồng thời thông qua phân tích các thông tin này để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, hình thành các quyết định đúng đắn, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp.

    1.1.1. Chi phí và phân loại chi phí

    1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh

    Chi phí nói chung có thể được hiểu là giá trị của một nguồn lực bị tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả. Kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng…hoặc không có dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ được phục vụ…

    Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có đầy đủ các yếu tố cơ bản, bao gồm:

    Yếu tố về tư liệu lao động như: nhà xưởng, máy móc thiết bị…

    Yếu tố về đối tượng lao động như: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…

    Yếu tố sức lao động của con người

    Sự tham gia của các yếu tố vào quá trình sản xuất sản phẩm đã hình thành nên các khoản chi phí tương ứng như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công  (trả lương cán bộ công nhân viên…), chi phí sản xuất chung (hao mòn về máy móc thiết bị…). Để tạo ra sản phẩm doanh nghiệp đã bỏ ra hai bộ phận chi phí C và V. Trong đó:

    C – Là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ như: khấu hao TSCĐ, chi phí NVL, công cụ, dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu…Bộ phận này được gọi là hao phí lao động vật hóa.

    V – Là chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Bộ phận này được gọi là hao phí lao động sống.

    Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)(N.Đ.Kiện,2011)

    1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

    Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau tùy theo cách lựa chọn tiêu thức phân loại nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của quản lý và hạch toán. Đối với nhà quản trị, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, do đó vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được chi phí. Việc nhận diện và thấu hiểu cách phân loại chi phí là mấu chốt để có thể quản trị chi phí, từ đó đưa ra được các quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

    1. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí

    Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp những nội dung kinh tế ban đầu giống nhau vào cùng một nhóm chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí của doanh nghiệp được chia thành:

    – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản, dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

    – Chi phí tiền lương: bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản chi phí trích nộp theo tiền lương như BHXH, BHYT, KPCĐ mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.

    – Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích của tài sản cố định sử dụng trong doanh nghiệp.

    – Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi ra cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất kinh doanh như: điện, nước, điện thoại…

    – Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp ngoài các khoản đã nêu trên như chi phí tiếp khách, hội nghị…

    Mục đích của cách phân loại này là để biết chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm những loại nào, số lượng, giá trị từng loại là bao nhiêu. Phân loại chi phí theo yếu tố sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hao phí theo từng yếu tố chi phí. Đây là cơ sở để lập các kế hoạch về vốn, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch quỹ lương và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất.

    1. b) Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

    Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng, bao gồm: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Có thể mô tả cách phân loại này qua sơ đồ 2.1 (P.V.Dược, 2002)

     

     


     

    Tổng chi phí
    Chi phí ngoài sản xuất
    Chi phí sản xuất
    Chi phí NVLTT
    Chi phí NCTT
    Chi phí SXC

     

    Chi phí bán hàng
    Chi phí quản lý

    Sơ đồ 1.1: Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

    Ø Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ra sản phẩm. Bao gồm các khoản mục chi phí sau:

    Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được một cách tách biệt, rõ ràng, cụ thể cho từng sản phẩm. Bao gồm: nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ…Nguyên vật liệu trực tiếp được nhận rõ trong sản phẩm vì nó tượng trưng cho đặc tính dễ thấy nhất của sản phẩm đã được sản xuất. Ví dụ: số mét vải để may áo, thép tấm để làm tủ đựng hồ sơ…

    Ngoài nguyên vật liệu trực tiếp, còn có nguyên vật liệu gián tiếp, đây là những nguyên liệu có tham gia cấu thành thực thể sản phẩm nhưng có giá trị nhỏ và không thể xác định được cụ thể, rõ ràng cho từng sản phẩm; hoặc là những loại vật liệu được dùng kết hợp với nguyên vật liệu chính nhằm làm tăng thêm chất lượng, vẻ đẹp của sản phẩm; hoặc để tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được thuận lợi. Nguyên vật liệu gián tiếp không được tính thẳng vào từng đơn vị sản phẩm mà phải đưa vào chi phí sản xuất chung rồi phân bổ sau.

    Chi phí nhân công trực tiếp: là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương và các khoản trích có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại…) cùng với các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định.

    Chi phí nhân công trực tiếp giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là có thể xác định rõ ràng, cụ thể và tách bạch cho từng sản phẩm nên được tính thẳng cho từng đơn vị sản phẩm.

    Các lao động khác trong doanh nghiệp mà không trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm nhưng giữ cho việc vận hành hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được gọi là lao động gián tiếp. Lao động gián tiếp không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng không thể thiếu cho quá trình sản xuất như quản đốc phân xưởng, nhân viên bảo trì máy…Chi phí lao động gián tiếp sẽ được tính trong chi phí sản xuất chung và phân bổ sau.

    Chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất ra sản phẩm ngoài hai loại chi phí trên. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp bao gồm ba loại: chi phí nguyên liệu gián tiếp, chi phí lao động gián tiếp và các chi phí phân xưởng khác.

    + Chi phí nguyên liệu gián tiếp là những yếu tố vật chất không tạo nên thành phần chính của sản phẩm, hoặc nếu có thì chúng cũng không là chi phí nguyên liệu quan trọng. Xác định loại chi phí này theo nguyên tắc: có một số yếu tố vật chất không tạo nên thành phần vật chất của sản phẩm, nếu có yếu tố tạo thành sản phẩm nhưng rất khó xác định và không đáng kể so với các nguyên liệu khác trong sản phẩm thì đó chính là nguyên liệu gián tiếp.

    + Chi phí lao động gián tiếp là những chi phí tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của tất cả lao động không trực tiếp tham gia vào việc sản xuất sản phẩm. Loại này gồm: giám sát viên lao động trực tiếp, nhân viên phân xưởng…Nói chung, lao động gián tiếp đóng vai trò hỗ trợ đối với lao động trực tiếp.

    + Chi phí phân xưởng là những chi phí cần thiết khác để vận hành phân xưởng, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí điện nước, chi phí động lực, chi phí công cụ.

    Như vậy, chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều các khoản chi phí khác nhau, đồng thời liên quan đến nhiều sản phẩm, dịch vụ nên không thể tính thẳng vào sản phẩm hay dịch vụ mà phải phân bổ. Cơ cấu của chi phí sản xuất chung bao gồm cả biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp trong đó định phí chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Từ các đặc điểm này của chi phí sản xuất chung cho thấy đây là khoản chi phí khó kiểm soát nhất do ta không thể nhận diện được cụ thể.

    Tổng chi phí SXC

    Chi phí sản xuất chung được tính vào sản phẩm thông qua phân bổ theo các căn cứ thích hợp. Công thức phân bổ chi phí chi phí sản xuất chung:

    Đơn giá phân bổ chi phí SXC / SP
    Tiêu thức phân bổ

     

     

     

    Tiêu thức được chọn làm căn cứ phân bổ sẽ tuỳ thuộc theo hoạt động sản xuất chung. Có thể quan sát mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với sản phẩm qua sơ đồ 2.2. (P.V.Dược, 2012)

    Chi phí NVL
    Chi phí NVLTT
    Chi phí NVLGT
    Chi phí khác phát sinh ở phân xưởng
    Chi phí NCGT
    Chi phí NCTT
    Chi phí NC
    Chi phí SXC
    S

    N

    P

    H

    M

    Tính thẳng
    Phân bổ
    Tính thẳng

    Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và sản phẩm

    Ø Chi phí ngoài sản xuấtloại chi phí này liên quan tới các hoạt động quản lý chung về hành chính, tổ chức và trong các hoạt động lưu thông, tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệ

  • p. Bao gồm:
  • D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 2\Anh An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *