Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện Quân Y 17

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện Quân Y 17

LỜI MỞ ĐẦU. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện Quân Y 17

   Như chúng ta đã biết trong cơ chế thị trường như hiện nay, lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động đều bất kỳ một Đơn vị nào nói chung và các đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng. Nó là hoạt động có ý thức của con người và luôn mang tính sáng tạo. Đi đôi với lao động là tiền lương. Công cụ này nếu được nhà quản lý sử dụng đúng đắn sẽ là đòn bẩy kích thích người lao động phát huy hết khả năng và bầu nhiệt huyết của mình trong công việc. Theo đó sẽ nâng cao được hiệu quả và năng suất lao động – đây là điều mà các Đơn vị cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp hướng đến.

   Với tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tốt nghiệp của mình tại Bệnh viện Quân Y 17 Em đã chọn chuyên đề kết thúc tốt  nghiệp với đề tài mang tên : “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện Quân Y 17 ” . Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài có kết cấu gồm 3 phần :

   – Phần I : Những lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị hành chính sự nghiệp.

   – Phần II : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện Quân Y 17.

   – Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Bệnh viện Quân Y 17

   Tuy nhiên với khả năng chuyên môn và kiến thức hạn hẹp vì vậy những nội dung trong chuyên đề này không thể tránh khỏi được các thiếu sót hạn chế nhất định. Em rất mong được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn cùng các cô chú, anh chị tại đơn vị thực tập để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

   Em xin chân thành cảm ơn !

                                                                                                Đà Nẵng, tháng 11 năm 2017

                                                                                                            Sinh viên thực hiện

                                                                                                           

PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

I – KHÁI NIỆM NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG :

1.Các khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương

1.1. Các khái niệm về tiền lương

    Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động được nhìn nhận như là một thứ hàng hoá đặc biệt , nó có thể sáng tạo ra giá trị từ quá trình lao động sản xuất. Do đó, tiền lương chính là giá cả sức lao động, khoản tiền mà người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận là người sử dụng lao động trả cho người lao động theo cơ chế thị trường cũng như chịu sự chi phối của pháp luật như luật lao động, hợp đồng lao động …

Tiền lương là khoản tiền mà các đơn vị trả cho người lao động theo kết quả công việc số lượng chất lượng lao động mà một người đã cống hiến cho đơn vị, hay nói cách khác tiền lương chính là khoản tiền công của một người lao động được nhận dựa theo số lượng và chất lượng người đó bỏ ra để thực hiện công việc của mình

  1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương :

     – Nắm chắc tình hình biên chế cán bộ công chức của đơn vị ,tình hình bệnh nhân trên các mặt số lượng, họ tên từng người, số tiền phải chi trả cho từng người, các khoản phải thu hoặc phải khấu trừ vào lương,bảo hiểm, viện phí

     – Nắm vững và thực hiện các quy định về quản lý quỹ lương thuộc khu vực hành chính sự nghiệp như : đăng ký biên chế, lập sổ lương,sinh hoạt phí ..

     – Thanh toán đầy đủ, kịp thời và đúng hạn cho các bộ,công chức, bệnh nhân

     – Thông qua công tác kế toán mà kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc chế độ về quản lý lao động tiền lương ,

  1. QUỸ LƯƠNG, QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI, QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ, KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN :

Đi cùng với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn….

Để tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động, kế toán của Đơn vị cần thực hiện các thủ tục, hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và nộp lên cơ quan bảo hiểm.

2.Quỹ tiền lương :

  1. a) Khái niệm quỹ tiền lương : Là toàn bộ tiền lương tính theo số cán bộ công nhân viên của đơn vị do Nhà nước cấp hạn mức kinh phí để chi trả bao gồm các khoản :

     – Tiền lương tính theo thời gian

     – Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng công tác do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác nghĩa vụ theo chế độ quy định như : nghỉ phép, thời gian đi học…

     – Các khoản phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ.

     – Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên như : thưởng năng suất, thưởng thành tích…

  1. b) Phân loại quỹ tiền lương : Về phương diện hạch toán tiền lương của cán bộ công nhân viên, quỹ tiền lương được chia thành :

     + Tiền lương chính : là tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong thời gian làm việc, làm việc thực tế bao gồm lương trả theo cấp bậc và các phụ cấp kèm theo như : phụ cấp chức vụ, phụ cấp tai nạn, phụ cấp làm đêm, phụ cấp làm thêm giờ…

     + Tiền lương phụ : là tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong thời gian “họ” được nghỉ được hưởng lương chế độ như : nghỉ phép, nghỉ lễ, hội họp, ngừng công tác do điều kiện khách quan như ốm đau, thai sản…

     + Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên hợp đồng.

2.1.Quỹ bảo hiểm xã hội:

Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực,…) của người lao động  thực tế phát sinh trong tháng.

– Tỷ lệ trích hiện hành tổng là 25,5%

+ Trong đó:  17,5% được tính vào chi phí của Đơn vị

                     8% được tính trừ vào lương của nhân viên.

– Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp: người lao động  ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất

– Quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.

2.2.Quỹ bảo hiểm y tế:

– Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí,… cho người lao động  trong thời gian ốm đau, sinh đẻ,….

– Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động  thực tế phát sinh trong tháng.

– Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5%, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động.

2.3.Bảo hiểm thất nghiệp

Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động  thực tế phát sinh trong tháng.Đây là một biện pháp nhằm hỗ trợ người lao động bằng một khoản tài chính nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của người lao động trong thời gian mất việc.

Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 2%, trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% trừ vào lương của người lao động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *