hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại bệnh viện quân y 17

hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại bệnh viện quân y 17

hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại bệnh viện quân y 17

Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài trong doanh nghiệp, phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành ghi nhận TSCĐ. Trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ, TSCĐ chiếm một vị trí hết sức quan trọng, nó không chỉ quyết định tình trạng kỷ thuật, quy mô năng lực của đơn vị mà còn là tiền đề, là cơ sở để các đơn vị tiến hành sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư lắp đặt các TSCĐ và tổ chức quản lý, sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, phát huy được tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có vào quá trình kinh doanh dịch vụ sẽ tạo điều kiện cho các Doanh Nghiệp hạ bớt được chi phí dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm mình cung cấp cho khách hàng từ đó có thể tăng doanh thu và lợi nhuận.

          Trong những năm qua việc sử dụng TSCĐ đặc biệt là TSCĐ HH rất được quan tâm. Đối với một đơn vị hành chính sự nghiệp được đầu tư, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do đó một đơn vị hành chính sự nghiệp được đầu tư phải tạo ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý TSCĐ, kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ

          Sau một thời gian thực tập được tiếp xúc nghiên cứu tìm hiểu thực tế công tác kế toán TSCĐ ,để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy cô giáocũng như các Anh Chị trong phòng kế toán tại bệnh viện Quân Y 17 em mạnh dạn chọn đề tài  ‘‘Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại bệnh viện Quân Y 17” để đi sâu vào nghiên cứu.

Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm các phần chính sau đây:

Chương I: Các vấn đề chung về kế toán TSCĐ

Chương II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Bệnh viện quân Y 17

Chương III: Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán TSCĐ tại Bệnh viện Quân y 17

Vì thời gian thực tập Tại Bệnh viện quân Y 17  còn ít và cũng như phần kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo của em khó tránh khỏi những  thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng góp của Ban Giám Đốc, các anh chị kế toán và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn

Em xin chân thành  cảm ơn!

Đà Nẵng, Ngày …… tháng ……. Năm 2017

Sinh Viên thực hiện

CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

  1. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH, KHẤU HAO TSCĐ

1.Tài sản cố định hữu hình

1.1. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình có 6 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng…

– Tài khoản 2112 – Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của đơn vị hành chính sự nghiệp được đầu tư bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ.

– Tài khoản 2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, sông, hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn.

– Tài khoản 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính.

– Tài khoản 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật nuôi để lấy sản phẩm.

– Tài khoản 2118 – TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên.

1.2. Nguyên tắc kế toán

  1. a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của đơn vị hành chính sự nghiệp được đầu tư theo nguyên giá.
  2. b) Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do đơn vị hành chính sự nghiệp được đầu tư nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
  3. c) Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

– Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

– Có giá trị theo quy định hiện hành.

  1. d) Giá trị TSCĐ hữu hình được phản ánh trên TK 211 theo nguyên giá. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ. Tuỳ thuộc vào nguồn hình thành, nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định như sau:

d1) Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm: Giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt..

– Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm —- Nguyên giá TSCĐ là bất động sản

d2) Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành

– Nguyên giá TSCĐ theo phương thức giao thầu

– TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất

– Trong cả hai trường hợp trên, nguyên giá TSCĐ bao gồm cả chi phí lắp đặt, chạy thử trừ giá trị sản phẩm thu hồi trong quá trình chạy thử, sản xuất thử. Đơn vị hành chính sự nghiệp được đầu tư không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình các khoản lãi nội bộ và các khoản chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự sản xuất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *