Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phân khúc khách hàng cá nhân được OceanBank – CN Đà Nẵng đầu tư và khai thác triệt để. Hoạt động cho vay khách hàng ca nhân cũng không nằm ngoài định hướng ấy. Với đặc tính là các khoản vay nhỏ lẻ, số lượng nhiều, tính cách khách hàng mỗi người một vẻ nên đi đôi với việc hỗ trợ vốn cho dân cư thì khâu nhận dạng, đánh giá, kiểm tra, giám sát là vô cùng quan trọng. Trong thời gian làm việc tại OceanBank – CN Đà Nẵng, tác giả nhận thấy ban lãnh đạo rất quan tâm tới công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân, song vẫn chưa thực sự hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót.

Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thương mại và nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, hoạt động tín dụng cá nhân ngày càng được các ngân hàng thương mại quan tâm khai thác, các ngân hàng đang hướng tới khách hàng tín dụng cá nhân như một đối tượng khách hàng đầy tiềm năng, đem lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng đồng thời phân tán được rủi ro, xây dựng được nền tảng khách hàng ổn định và vững chắc. Tuy nhiên, lợi nhuận và rủi ro là hai mặt của một vấn đề, lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn từ phía khách hàng cá nhân, cũng như phía chủ quan của ngân hàng đem lại. Điều này là lý do mà mỗi ngân hàng phải xây dựng giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cá nhân cho riêng mình. Hoạt động tín dụng kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng từ trước đến nay vẫn chưa được xem là hoạt động mang lại lợi nhuận cao và chưa được chú trọng. Mặc dù với dư nợ tín dụng kinh doanh chiếm trên 40% tổng dư nợ trong những năm gần đây cho việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng kinh doanh đi kèm với quản trị hiệu quả trong cho vay cá nhân là một trong những định hướng kinh doanh quan trọng của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian đến. Với những biến động của thị trường trong đó có thị trường tài chính và tiền tệ trong thời gian gần đây, đặc biệt là cuộc chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung đã, đang và sẽ xảy ra đòi hỏi OCEANBANK nói chung và Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng cần xây dựng và hoàn thiện công các quản trị trong cho vay cá nhân đặc biệt, tín dụng cho vay kinh doanh một cách chủ động hơn.Xuất phát từ yêu cầu thực tế này tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.Mục tiêu tổng quát

Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay ca nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng. Đề ra một số Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị trong cho vay ca nhân tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng.

2.2. Mục tiêu cụ thể

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro cho vay kinh doanh cho vay ca nhân

– Phân tích thực trạng quản trị rủi ro cho vay kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng hiện nay

– Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro cho vay kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Thời gian nghiên cứu: năm số liệu nghiên cứu 2019-2021, Giải pháp đến 2025

– Không gian nghiên cứu: Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên sự kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và kết hợp thống kê mô tả, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính được lựa chọn làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo.

Sử dụng các các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Vận dụng cơ sở lý luận đồng thời tiếp thu ý kiến phản biện của các chuyên gia, cán bộ quản lý điều hành để đưa ra các giải pháp.

Để thực hiện đề tài cần thu thập được các số liệu thứ cấp liên quan đến tình hình quản trị rủi ro tính dụng trong cho vay kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng: dư nợ cho vay kinh doanh kin, cơ cấu dư nợ cho vay kinh doanh, tình hình nợ xấu trong cho vay kinh doanh… trong 3 năm từ năm 2019 đến năm 2021. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử công cụ xử lý thông tin như: bảng biểu, sơ đồ, các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đối chiếu giữa kế hoạch và thực hiện.

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, đề tài được bố cục làm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM.

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng.

Chương 3: Hoàn thiện quản trị rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NHTM

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.1.1. Khái quát về rủi ro tín dụng

1.1.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng

Theo quyết định 493/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, tại khoản 1, điều 2 đề cập khái niệm rủi ro tín dụng:

“Rủi ro tín dụng của ngân hàng, của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng, tổ chức cho vay do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

1.1.1.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng

  • Tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng, điều này có nguyên nhân từ việc thông tin bất cân xứng giữa bên đi vay và bên cho vay, dẫn đến việc người cho vay không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một các toàn diện, kịp thời và hiệu quả.
  • Tính gián tiếp: Trong chu trình tín dụng, đồng vốn ra khỏi két ngân hàng khi tiến hành giải ngân và chuyển giao quyền sử dụng cho khách hàng, chu trình kết thúc khi đồng vốn quay trở lại két, rủi ro thực tế chỉ xảy ra ở giai đoạn sử dụng vốn khi khách hàng gặp rủi ro trong quá trình kinh doanh, khi đó rủi ro từ phía khách hàng gián tiếp tác động đến ngân hàng.
  • Tính phức tạp và đa dạng: Sự đa dạng thể hiện ở mức độ phức tạp về nguyên nhân, hình thức và hậu quả của rủi ro tín dụng do tính chất trung gian tài chính của ngành ngân hàng.

1.1.1.3. Hậu quả của RRTD đối với NHTM, đối với khách hàng nền kinh tế

1.1.2. Khái quát về quản trị rủi ro tín dụng

1.1.2.1.Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

“Quản trị rủi ro tín dụng được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng” [5].

1.1.2.2. Năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Năng lực quản trị rủi ro tín dụng là khả năng kiểm soát nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được thông qua việc ban hành các chính sách tín dụng hợp lý và xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ năng lực nội tại của ngân hàng và những rủi ro tín dụng khác có thế kiểm soát được

Các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: Hoạch định và xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro tín dụng; Tái cơ cấu bộ máy tổ chức; và Các công cụ đo lường rủi ro tín dụng

1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Nội dung quản trị rủi ro tín dụng gồm quá trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro trong hoạt động tín dụng cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng và phát triển bền vững đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NH.

1.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng

Các vấn đề trong quy trình cấp tín dụng cũng là một dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tín dụng, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định và theo dõi tín dụng. Rất nhiều Ngân hàng thấy rằng rất khó thực hiện một quá trình đánh giá tín dụng kỹ càng bởi áp lực cạnh tranh trong Ngân hàng ngày càng tăng. Do áp lực này mà nhiều Ngân hàng có xu hướng dựa vào một số chỉ tiêu đơn giản để cấp tín dụng. Bên cạnh đó, việc không có hệ thống kiểm định và đánh giá các kỹ thuật tín dụng mới cũng đã gây ra nhiều rủi ro

1.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Mục đích của đo lường rủi. Đo lường và đánh giá RRTD là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn an toàn cho vay tối đa đối với khách hàng cũng như phục vụ cho công tác trích lập rủi ro

1.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích. Kiểm soát RRTD là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích

1.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng

“ Tài trợ rủi ro tín dụng là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất từ hoạt động tín dụng. Theo đó, tổn thất được bù đắp bằng nguồn dự phòng và bù đắp bằng nguồn vốn tự có. Tài trợ RRTD là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất từ hoạt động cấp tín dụng. Tài trợ RRTD giúp làm lành mạnh hóa hoạt động tài chính ngân hàng, chứ không phải là xóa hoàn toàn nợ vay cho khách hàng”

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QTRR TÍN DỤNG CÁ NHÂN

1.3.1. Nhân tố khách quan

  • Môi trường kinh tế
  • Môi trường chính trị
  • Môi trường pháp lý
  • Môi trường tự nhiên

1.3.2. Nhân tố chủ quan

  • Từ phía ngân hàng
  • Môi trường quản trị rủi ro tín dụng
  • Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng của Ngân hàng
  • Cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, chất lượng nhân sự đối với bộ phận quản lý rủi ro tín dụng
  • Hệ thống kiểm soát, theo dõi đo lường rủi ro tín dụng của Ngân hàng
  • Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng
  • Từ phía khách hàng
  • Trình độ và năng lực của người vay
  • Năng lực tài chính, kinh doanh, uy tín của khách hàng

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV ĐẠI DƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.1.TỔNG QUAN VỀ OCEANBANK

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của OceanBank – CN Đà Nẵng

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

2.1.3. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đại Dương – CN Đà Nẵng qua các năm 2019– 2021

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2019Năm

2020

Năm 2021So sánh
2020-20192021 -2020
Số tiềnTăng trưởngSố tiềnTăng trưởng
(%)(%)
Theo loại tiền496,700502,172510,1135,4721.10%7,9411.58%
-Tiền VNĐ271,441244,273299,132-27,168-10.01%54,85922.46%
-Ngoại tệ38,17237,12249,312-1,050-2.75%12,19032.84%
-Vàng187,087220,777161,66933,69018.01%-59,108-26.77%
Theo loại hình496,700502,172510,1135,4721.10%7,9411.58%
-Tiền gửi thanh toán62,17557,432192,000-4,743-7.63%134,568234.31%
-Tiền gửi có kỳ hạn434,525444,740318,11310,2152.35%-126,627-28.47%
Theo kỳ hạn496,700502,172510,1135,4721.10%7,9411.58%
-Ngắn hạn388,372392,672429,6134,3001.11%36,9419.41%
-Trung và dài hạn108,328109,50080,5001,1721.08%-29,000-26.48%

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng Đại Dương Đà Nẵng các năm 2019, 2020, 2021)

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2. Hoạt động tín dụng từ năm 2019 đến năm 2021

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2019Năm

2020

Năm

2021

So sánh
2020-20192021 –2020
Số tiềnTăng trưởngSố tiềnTăng trưởng
(%)(%)
 (3)(2)(1)(6)=(2)-(3)(7)=

(6)/(3)

(4)=(1)-(2)(5)=

(4)/(2)

Dư nợ theo cơ cấu996,3721,174,435919,300178,06317.87%-258,288-21.99%
-TDCN470,276508,212418,97137,9368.07%-92,394-18.18%
-Số KH TDCN1,5361,4491,133-87-5.66%-316-21.81%
-TDDN526,096666,223500,329140,12726.64%-165,894-24.90%
-Số KH TDDN202215171136.44%-44-20.47%
Dư nợ theo kỳ hạn996,3721,174,435919,300178,06317.87%-255,135-21.72%
-Ngắn hạn691,172847,452686,200156,28022.61%-161,252-19.03%
-Trung và dài hạn305,200326,983233,10021,7837.14%-93,883-28.71%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Chi nhánh Đà Nẵng năm 2019,2020,2021 )

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thời gian qua

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Đại Dương – CN Đà Nẵng qua các năm 2019 – 2021

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2019Năm 2020Năm 2021So sánh
2020-20192021-2020
Số tiềnTăng trưởngSố tiềnTăng trưởng
(%)(%)
I. Thu nhập123,553234,000241,136110,44789.39%7,1363.05%
-Thu hoạt động tín dụng118,155228,688235,476110,53393.55%6,7882.97%
-Thu nhập từ hoạt động dịch vụ1,7092,0942,02438522.53%-70-3.34%
-Thu từ kinh doanh ngoại hối3,0023,1351,0611334.43%-2,074-66.16%
-Thu từ hoạt động kinh doanh khác682802,338-602-88.27%2,2582822.50%
-Thu nhập khác53237-2-40.00%2347800.00%
II. Chi phí107,332203,973209,73696,64190.04%5,7632.83%
-Chi phí hoạt động tín dụng90,626177,236179,71486,61095.57%2,4781.40%
-Chi phí hoạt động dịch vụ5627391,15817731.49%41956.70%
-Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối8582,3224471,464170.63%-1,875-80.75%
-Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí458221312-237-51.75%9141.18%
-Chi cho nhân viên8,36713,82018,6725,45365.17%4,85235.11%
-Chi phí hoạt động công vụ2,0104,1474,6442,137106.32%49711.98%
-Chi về tài sản1,8962,8694,78297351.32%1,91366.68%
-Chi phí dự phòng2,2452,2927472.09%-2,285-99.69%
-Chi khác3113270165.14%-327-100.00%
III. Lợi nhuận trước thuế16,22130,02731,40013,80685.11%1,3734.57%

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng Đại Dương Đà Nẵng các năm 2019, 2020, 2021)

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CA NHÂN TẠI OCEANBANK – CN ĐÀ NẴNG.

Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng
Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng

2.2.1. Công tác nhận dạng rủi ro tín dụng

Quá trình này cần rất nhiều thông tin mà nguồn được thu thập từ khách hàng vay, thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước và thông tin trao đổi giữa các phòng ban. Ở Ngân hàng Đại Dương – CN Đà Nẵng, công tác nhận dạng thực hiện bằng việc chuyên viên sẽ gặp trực tiếp khách để tư vấn cũng như yêu cầu khách cung cấp các thông tin, giấy tờ cần thiết. Sau đó là kiểm tra CIC của khách hàng. Đây chính là quá trình thẩm định khách hàng vay.

Công tác nhận dạng rủi ro tín dụng ca nhân tại OceanBank – CN Đà Nẵng được thực hiện thường xuyên và liên tục hàng ngày trong các hoạt động tín dụng ca nhân qua các bước như sau:

(1) Hoạt động tiếp xúc KH khi đề nghị vay vốn

(2) Hoạt động tiếp xúc KH khi tiến hành thẩm định, tái thẩm định

(3) Phân tích các báo cáo, các thông tin của KH cung cấp

(4) Giao tiếp trong nội bộ tại chi nhánh

(5) Kiểm tra sau cho vay

(6) Công tác tổng kết và đánh giá thông qua các báo cáo

2.2.2. Công tác đo lường rủi ro tín dụng

Xếp hạng tín dụng ca nhân tại OceanBank – CN Đà Nẵng thực hiện theo quy định tại chính sách tín dụng và theo điều 6, điều 7 Quyết định 22/2014/QD-Ngân hàng Nhà nước.

Cán bộ tín dụng sẽ thu thập thông tin khách hàng theo mẫu có sẵn và nhập liệu vào hệ thống chương trình xếp hạng có sẵn, sau khi nhập liệu và được cán bộ lãnh đạo tín dụng duyệt hệ thống sẽ cho ra kết quả xếp hạng.

– Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của tín dụng cá nhân tại OceanBank – CN Đà Nẵng bao gồm: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân (với mục đích vay kinh doanh) và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân.

2.2.3. Công tác kiểm soát RRTD

Kiểm soát là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quy trình quản tri RRTD. Để thực hiện việc kiểm soát rủi ro cho vay, OceanBank – CN Đà Nẵng có trách nhiệm và có quyền kiểm tra trước, trong, sau cho vay thông qua giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ khách hàng theo quy trình và hướng dẫn của OceanBank – CN Đà Nẵng, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

  • Kiểm tra trước khi cho vay: Đây là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
  • Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra trong khi cho vay là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các yếu tố chứng từ.
  • Kiểm tra sau khi cho vay: Hoạt động kiểm tra sau khi cho vay được thực hiện chậm nhất là sau 10 ngày kể từ ngày giải ngân. Khi đó, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay và hoạt động này được tiến hành định kỳ hàng tháng.

2.2.4. Công tác tài trợ RRTD

Để thực hiện việc tài trợ rủi ro cho vay, ngân hàng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Tương tự như công tác đo lường và đánh giá, công tác này được thực hiện ở Hội sở theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước. Cụ thể là theo quyết định quyết định số 22/2014/QD-Ngân hàng Nhà nước và thông tư 02/2013/TT-Ngân hàng Nhà nước ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, OceanBank – CN Đà Nẵng phân loại nợ thành 5 loại:

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): tỷ lệ dự phòng 0%

Nhóm 2 (nợ cần chú ý): tỷ lệ dự phòng 5%

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): tỷ lệ dự phòng 20%

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): tỷ lệ dự phòng 50%

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): tỷ lệ dự phòng 100%

Tỷ lệ trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CA NHÂN TẠI OCEANBANK – CN ĐÀ NẴNG

2.3.1. Các kết quả đạt được

  • Ngân hàng đã xây dựng được quy trình cho vay khá đầy đủ và kỹ càng.
  • Tỷ lệ nợ xấu được khống chế ở mức thấp hơn quy định của ngân hàng nhà nước.
  • Công tác nhận dạng rủi ro được thực hiện khá tốt, quá trình thẩm định khách hàng không bị nhiều sai sót, phát hiện kịp thời những khách hàng có dấu hiệu không tốt hay cố ý giả mạo giấy tờ.
  • Về quan điểm chỉ đạo; Lãnh đạo Ngân hàng Đại Dương – CN Đà Nẵng đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng cá nhân kinh doanh, đã có những tư tưởng quan điểm hiện đại như; Chấp nhận rủi ro có tính toán trước; Mức độ rủi ro đi liền với định giá khoản vay. Lãnh đạo Ngân hàng đã có những chỉ đạo sát sao các nội dung về quản lý rủi ro tín dụng, và cuối cùng đã tổ chức được bộ máy quản lý rủi ro tín dụng đắc lực, đúng chuyên môn để tham gia quan trọng vào việc thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng cá nhân kinh doanh nói riêng tại Ngân hàng Đại Dương – CN Đà Nẵng.
  • Ngân hàng đã chú trọng vào việc đào tạo cán bộ, tổ chức tập huấn cho cán bộ về các biện pháp cụ thể quản lý rủi ro tín dụng như; Thẩm định, giám sát .. Một số cán bộ đã tiếp thu và áp dụng khá tốt thể hiện trong các tờ trình tín dụng. Một số tờ trình tín dụng đã có sự chuyên nghiệp trong đánh giá cho vay và quản lý khoản vay.
  • Về mặt cơ cấu tổ chức: Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ có bộ phận hỗ trợ làm công tác kiểm tra giám sát rủi ro từng cán bộ tín dụng được yêu cầu thực hiện tốt quy trình cho vay.
  • Về các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cụ thể: trên cơ sở quan điểm chỉ đạo và cơ cấu như trên, Chi nhánh Ngân hàng Đại Dương – CN Đà Nẵng đã tiến hành các biện pháp cụ thể như sau:
  • Về thẩm định tín dụng: Đã có phân tích 6C khi cho vay, trong đó đặc biệt đã có những đánh giá về tư cách, khả năng , tài sản thế chấp, thông tin tín dụng đặc biệt là tình hình dư nợ tại các ngân hàng rất được quan tâm. Đã có những đánh giá về năng lực khách hàng về các mặt như: năng lực tài chính, trình độ học vấn, quan hệ gia đình và xã hội…
  • Cơ cấu các khoản vay được quan tâm trong hầu hết tờ trình tín dụng như số tiền cho vay, mục đích, thời hạn, nguồn trả nợ…
  • Hợp đồng tín dụng: Ngân hàng Đại Dương – CN Đà Nẵng xác định đó là công cụ bảo vệ ngân hàng nên đã được quan tâm đúng mức.
  • Công tác giám sát rủi ro được tiến hành khá tốt, cán bộ tín dụng đã thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng: giám sát các tài sản đảm bảo; giám sát dư nợ đảm bảo thu nợ đúng hạn.
  • Phân loại các khoản vay và trích dự phòng rủi ro được thực hiện định kỳ thường xuyên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  • Xử lý nợ có vấn đề: Hầu hết các khoản nợ có vấn đề được tiến hành theo trình tự thích hợp. Câc khoản nợ khó đòi được lập phương án thu triệt để.
  • Với tất cả những kết quả trên đây đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Đại Dương – CN Đà Nẵng luôn giữ ở mức dưới 2% là một kết quả đáng khích lệ trong điều kiện hiện nay, làm tăng uy tín của chi nhánh.

2.3.2. Những tồn tại hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng ca nhân

Mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ nhưng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đại Dương – CN Đà Nẵng vẫn còn bộc lộ những hạn chế thể hiện qua các nội dung sau:

– Quy trình tín dụng đã có nhưng chưa được áp dụng thường xuyên do chưa được tập huấn và bắt buộc thực hiện.

– Thẩm định tín dụng vấn còn chưa đầy đủ như: Trong 6C thì “ các điều kiện khác” lại chưa được quan tâm; Những nguy hiểm tiềm ẩn chưa được đánh giá trong hầu hết các tờ trình tín dụng. Còn những tồn tại này là do cán bộ tín dụng chưa thấy hết vai trò của các điều kiện đó hoặc nhận thức của cán bộ còn hạn chế.

– Hợp đồng tín dụng mặc dù đã có những mặt đạt được nhất định nhưng còn một số hạn chế như

– Giám sát rủi ro được thực hiện khá tốt với từng khoản vay, từng khách hàng nhưng giám sát rủi ro đối với danh mục khoản vay chưa được quan tâm thích đáng.

– Nhiều tờ trình tín dụng còn chưa thể hiện đầy đủ các đánh giá về khách hàng, về phương án kinh doanh, về biện pháp quản lý khách hàng và khoản vay, đây là trách nhiệm thuộc về cán bộ tín dụng họ cần được đào tạo một cách kỹ lưỡng về quản lý rủi ro tín dụng.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MTV ĐẠI DƯƠNG – CHI NHÁNH

ĐÀ NẴNG

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hướng chung hoạt động của OCEANBANK đến 2025

Với phương châm triết lý trong kinh doanh “Mang phồn thịnh đến khách hàng”, mục tiêu của NGÂN HÀNG ĐẠI DƯƠNG Việt Nam là tiếp tục giữ vững vị trí Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế.

Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo, chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cho đầu tư phát triển kinh tế phù hợp với mục tiêu chính sách của Đảng và Nhà nước, mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tiện ích đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư ở , thị xã tụ điểm kinh tế nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

– Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hoá doanh nghiệp, từng bước đưa NGÂN HÀNG ĐẠI DƯƠNG Việt Nam trở thành “lựa chọn số một” đối với khách hàng

– Lành mạnh hoá tài chính, thông qua việc cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn hoạt động.

– Phấn đấu đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% bằng việc thực hiện đầy đủ các cam kết về xử lý nợ xấu và có cơ chế tăng vốn điều lệ.

– Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững.

– Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

– Nâng cao năng suất lao động. Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, tích cực áp dụng công nghệ thông tin, đào tạo từ xa.

– Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

– Cải tổ công tác tổ chức và điều hành nhằm đưa NGÂN HÀNG ĐẠI DƯƠNG Việt Nam trở thành một Tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu hàng đầu Việt Nam đóng vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn.

3.1.2. Phương hướng phát triển công tác tín dụng ca nhân của OceanBank – CN Đà Nẵng đến 2025

Trên cơ sở những mục tiêu đã lựa chọn Ngân hàng Ngân hàng Đại Dương – CN Đà Nẵng đã tranh thủ chỉ đạo của cấp trên để có những chiến lược phát triển cho giai đoạn tiếp theo chú trọng vào các mặt sau:

Trước hết, cần cơ cấu lại mô hình tổ chức hoạt động của khối khách hàng cá nhân. Đây là một việc thực sự cần thiết và được Ban giám đốc quan tâm hàng đầu.

Thứ hai, chuẩn hóa lại các sản phẩm đang được áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thứ ba, cần phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thêm đối tượng khách hàng, áp dụng công nghệ thông tin , nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thứ tư, tập trung nhiều vốn hơn cho hoạt động tín dụng cá nhân, tiếp tục tăng doanh số và dư nợ cho vay.

Thứ năm, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng.

Thứ sáu, thường xuyên đánh giá và phân loại khách hàng nhằm lựa chọn những khách hàng tốt, có tiềm năng.

3.2. HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI OCEANBANK – CN ĐÀ NẴNG

3.2.1. Hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro tín dụng ca nhân

* Xây dựng danh mục các dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng cá nhân

– Triển khai công tác thu thập, phân loại và tổng hợp các rủi ro từ đó lập ra danh mục các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân.

Cách thức thực hiện:

Bước 1: thu thập thông tin về rủi ro tín dụng, thông tin thu thập từ các nguồn:

Bước 2: Phân loại các thông tin và nhập vào hệ thống theo dõi, các thông tin nào mà đối tượng khách hàng nằm trong danh sách đối tượng không cấp tín dụng thì đăng ký vào đối tượng từ chối cấp tín dụng của OCEANBANK. Thông tin trước khi nhập vào hệ thống cần có sự kiểm tra của lãnh đạo phòng tín dụng hoặc lãnh đạo bộ phận thẩm định nhằm đảm bảo được chất lượng thông tin.

Bước 3: Tổng hợp các rủi ro tín dụng theo đối tượng khách hàng, theo tài sản đảm bảo và theo sản phẩm tín dụng thành từng danh mục để sử dụng.

Bước 4: Liên tục tiến hành cập nhật mới thông tin và hằng tháng xuất dữ liệu ra theo từng đối tượng khách hàng, sản phẩm tín dụng và tài sản đảm bảo, tổng hợp và đúc kết thành danh mục các dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng để cán bộ tín dụng nghiên cứu và sử dụng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

*Nghiêm túc thực hiện công tác thu thập các thông tin tín dụng

– Nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến khách hàng và thị trường (ngành nghề kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, tình hình bất động sản…) trước khi tiếp xúc khách hàng nhằm tăng tính chủ động và tăng hiệu quả khai thác và thu thập thông tin trong quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng.

– Tạo thói quen sử dụng thiết bị ghi âm lại thông tin từ khi phỏng vấn, trao đổi với khách hàng, cố gắng thu thập các tài liệu chứng minh một cách đầy đủ và chính xác nhằm tránh sai sót rủi ro do thông tin không chính xác.

– Thực hiện đúng theo chính sách tín dụng và quy trình tín dụng trong công tác thẩm định khách hàng nhằm đánh giá chính xác rủi ro của các đề nghị cấp tín dụng.

– Thu thập thông tin trên CIC định kỳ 3 hoặc 6 tháng tùy từng đối tượng khách hàng, để nắm bắt kịp thời tình hình của khách hàng vay. Quy định này nên đưa vào phần kiến nghị khi xét cấp tín dụng cho khách hàng.

3.2.2. Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng cá nhân

* Tăng các chỉ tiêu định lượng, giảm bớt các chỉ tiêu định tính trong đánh giá xếp hạng tín dụng ca nhân

Các chỉ tiêu định lượng cần bổ sung thêm vào đánh giá xếp hạng tín dụng: chức vụ tại nơi công tác, giá trị của hóa đơn tiền điện, giá trị hóa đơn tiền điện thoại, phương tiện giao thông đang sở hữu, bất động sản đang sở hữu, tiền thuế thu nhập ca nhân hàng tháng, …

* Mở rộng thang điểm để cấp tín dụng

Ngoài cấp tín dụng cho khách hàng được xếp hạng AAA, AA, A, BBB, nghiên cứu để cho phép cấp tín dụng với khách hàng có xếp hàng BB, vì trong thực tế chấm điểm xếp hạng của chi nhánh, có nhiều khách hàng cũ có lịch sử quan hệ tín dụng tốt tại OCEANBANK, uy tín trong thanh toán hoặc khách hàng mới tiếp thị (được cán bộ tín dụng đánh giá tốt) tại OCEANBANK bị từ chối cấp tín dụng do nguyên nhân này, tuy nhiên họ nhanh chóng được phê duyệt cấp tín dụng từ ngân hàng khác và được đánh giá tốt.

* Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho khâu thẩm định trước, trong và sau cho vay.

Hiện nay, thông tin mà khách hàng và các cơ quan chức năng cung cấp hầu hết đều thiếu chính xác. Do vậy để nâng cao tính trung thực của nguồn thông tin, OceanBank – CN Đà Nẵng cần phải quán triệt tầm quan trọng của công tác thu thập, phân tích, sử dụng và lưu trữ thông tin từ các cấp lãnh đạo đến cán bộ thực hiện.

Tiếp đó, ngân hàng nên thực hiện khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác

3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân

* Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro khách hàng ca nhân

Thực hiện tách bạch hoàn toàn các bộ phận của mô hình tín dụng ba bộ phận: bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận hỗ trợ tín dụng bằng cách triển khai nghiêm túc các quy trình tín dụng, thực hiện đúng các chức năng và nhiệm vụ được phân công cho mỗi bộ phận, xây dựng và quản trị tốt các mục tiêu công việc cụ thể để nâng cao hiệu quả của mỗi bộ phận.

* Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Chuẩn bị trước các dấu hiệu nhận dạng rủi ro theo từng đối tượng khách hàng và sản phẩm tín dụng áp dụng cho trường hợp của khách hàng cần thẩm định và chuẩn bị trước kiến thức về các yếu tố thị trường: ngành nghề liên quan, pháp lý, ngân hàng… trước khi tiến hành công tác thẩm định.

– Khi tiến hành thẩm định khách hàng tín dụng ca nhân cần chú

* Thiết lập một danh mục tín dụng ca nhân đa dạng và phù hợp

Việc xây dựng một danh mục tín dụng ca nhân đa dạng và phù hợp với điều kiện của OceanBank – CN Đà Nẵng và với thị trường tại khu vực miền trung là yêu cầu cần thiết trong công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân.

* Hoàn thiện công tác giám sát và kiểm tra, kiểm soát nội bộ

– Thành lập tổ kiểm toán nội bộ tại chi nhánh

– Nâng cao vai trò của các cán bộ quản lý công tác tín dụng cá nhân

*Tích cực giám sát và xử lý khoản vay có vấn đề

Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro trong cho vay là điều không thể tránh khỏi. Do đó, ngân hàng luôn phải giám sát để có biện pháp xử lý kịp thời khi các khoản vay đó có vấn đề, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cho vay có thể xảy ra.

  • Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng cá nhân.
  • Thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ tín dụng cá nhân.

3.2.4. Hoàn thiện công tác tài trợ ro tín dụng cá nhân

* Thúc đẩy việc gia tăng thu nhập, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận của hội sở

– Thông qua việc gia tăng lợi nhuận, hằng năm OceanBank – CN Đà Nẵng sẽ có thêm nguồn tài trợ cho rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

+ Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng (là nguồn thu chính của chi nhánh)đồng thời quản trị tốt rủi ro tín dụng, thu hồi các món nợ xấu nợ quá hạn đang tồn đọng.

+ Đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn, chú trọng các nguồn vốn không kỳ hạn, nguồn vốn huy động từ dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ: thanh toán quốc tế và trong nước, kinh doanh vàng và ngoại tệ, dịch vụ kiều hối, dịch vụ ngân hàng điện tử…

+ Tăng cường nhân sự làm công tác tiếp thị và bán sản phẩm, sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn.

+ Tiết kiệm các chi phí hợp lý: điện, nước, văn phòng phẩm…

* Xử lý nợ có vấn đề

– Đôn đốc khách hàng trả nợ, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ: đăng báo bán tài sản, giới thiệu khách hàng mua tài sản, cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khách hàng có thiện chí và phương án trả nợ khả thi.

– Kiên quyết xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thông qua các cơ quan tố tụng : tòa án, thi hành án… đối với các trường hợp khách hàng chây ỳ, trốn tránh, bất hợp tác.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với ban lãnh đạo OceanBank – Hội sở

a. Cần xác định rõ nhận thức về quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

b. Xây dựng chính sách rủi ro tín dụng trong đó có rủi ro tín dụng cá nhân

c. Xây dựng bảng điểm tín dụng để đánh giá rủi ro và định giá khoản vay

3.3.2. Kiến nghị với ban lãnh đạo OceanBank – CN Đà Nẵng

a.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

b. Thực hiện tốt công tác giám sát tín dụng cá nhân

c. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý tín dụng cá nhân

KẾT LUẬN

Đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng ca nhân là một trong những định hướng kinh doanh quan trọng của các NHTM hiện nay trong đó có OCEANBANK. Với việc đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng ca nhân, thì quản trị rủi ro tín dụng ca nhân để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng là một yêu cầu quan trọng. Đặc biệt đối với OceanBank – CN Đà Nẵng với nền tảng khách hàng tín dụng ca nhân khá lớn thì việc đảm bảo hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng ca nhân càng trở nên cần thiết.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất một số có tính đồng bộ để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng ca nhân trong hoạt động kinh doanh của OceanBank – CN Đà Nẵng cũng như kiến nghị với NHNN Việt Nam, với Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị rủi ro tín dụng ca nhân của hệ thống NHTM.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\TRAN DAI HIEU\New folder

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *