Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị truờng có sự quản lí của nhà nước, lĩnh vực tài chính – ngân sách nói chung và quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc nhà nuớc (KBNN) nói riêng đã có sự đổi mới căn bản, nhờ đó đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Chi ngân sách nhà nuớc (NSNN) đã trở thành công cụ đắc lực trong điều hành vi mô nền kinh tế của Nhà nước. Chi tiêu NSNN những năm qua, ngoài việc đảm bảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước, ổn định đời sống kinh tế – xã hội, còn tạo tiền đề, những cơ sở vật chất quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tác động tích cực vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong từng khâu hoặc từng bộ phận của quy trình quản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi qua KBNN nói riêng còn bộc lộ những khiếm khuyết, kém hiệu quả. Kiểm toán nhà nước đã phát hiện nhiều hình thức làm thất thoát, gây sai phạm như: lấy ngân sách cho vay, tạm ứng; tự chi các khoản vượt thu, tăng thu; sử dụng ngân sách dự phòng sai qui dịnh; hỗ trợ không đúng chế độ, chi vượt tiêu chuẩn, định mức về mua sắm,…

Ðảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tất cả các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đã tích cực triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên, tình trạng buông lỏng quản lý, vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách, làm thất thoát tài sản của Nhà nước còn rất lớn. KBNN với chức năng kiểm soát chi NSNN như “người gác cổng” giữ cho các chế độ về chi tiêu ngân sách không bị phá vỡ, góp phần quan trọng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho NSNN được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Tuy nhiên trong công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện do KBNN Tây Trà thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế. Vì vậy việc đi sâu phân tích những nguyên nhân của hạn chế để đề ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập mang tính cấp thiết. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống cơ sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua KBNN.

– Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại KBNN Tây Trà trong những năm qua.

– Đề xuất những giải pháp tăng cường kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại KBNN Tây Trà

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Ðối tuợng nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại KBNN Tây Trà.

Phạm vi nghiên cứu:

– Về không gian: Hoạt động kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập do KBNN Tây Trà trực tiếp chi.

– Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong 5 năm từ 2013 đến 2018.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể sau

– Phương pháp tổng hợp phân tích được tác giả sử dụng để tổng hợp các của các tác giả trước để phân tích ưu, nhược điểm của các nghiên cứu đó, từ đó hình thành hướng nghiên cứu cho luận văn. Ngoài ra, phương pháp tổng hợp phân tích còn được tác giả kết hợp với phương pháp thống kê để tổng hợp số liệu thứ cấp từ các đơn vị và tiến hành phân tích đưa ra các nhận định về tình hình kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị SNCL.

– Phương pháp phỏng vấn, quan sát: tác giả sử dụng để phỏng vấn các đối tượng trong quy trình kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL tại KBNN Tây Trà để thấy được các bước kiểm soát trong quy trình, đồng thời kết hợp với quan sát thực tiễn kiểm soát tại kho bạc sẽ hình thành nên quy trình kiểm soát và mô tả lại các bước kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị SNCL tại KBNN Tây Trà.

5. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

6. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại KBNN.

Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại KBNN Tây Trà.

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại KBNN Tây Trà.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ

1.1.1. Khái niệm

Có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát. Trên cơ sở các quan điểm khác nhau về kiểm soát và nhận diện vai trò của nó trong quản lý, tác giả đưa ra khái niệm về kiểm soát như sau: Kiểm soát là một chức năng quan trọng của quản lý được thực hiện liên tục ở mọi cấp quản lý và hoạt động của tổ chức thông qua các hoạt động thiết lập tiêu chuẩn, đánh giá thực tế bằng cách so sánh thực tế với tiêu chuẩn, tìm ra được các nguyên nhân và chỉnh sửa các sai lệch nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức đó.

1.1.2. Phân loại kiểm soát

– Theo mục tiêu thực hiện, kiểm soát được phân thành kiểm soát hướng dẫn, kiểm soát “có”/ “không”, kiểm soát hành động

– Theo thời điểm tiến hành có thể có kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau.

– Theo mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng kiểm soát, kiểm soát gồm kiểm soát từ xa, kiểm soát trực tiếp và kiểm soát gián tiếp.

– Theo chức năng cụ thể, kiểm soát sẽ có kiểm soát phòng ngừa, kiểm soát phát hiện, kiểm soát bù đắp, kiểm soát bổ sung. Việc ứng dụng các các năng kiểm soát này hết sức quan trọng trong các ngân hàng.

– Theo mối quan hệ với phạm vi áp dụng, kiểm soát trong đơn vị bao gồm: kiểm soát chung và kiểm soát cụ thể. Hai loại hình kiểm soát này đang được vận dụng trong thực tiễn tại hầu hết các ngân hàng.

1.1.3. Vai trò của kiểm soát

1.1.3.1. Giúp hệ thống theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường

1.1.3.2. Ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý

1.1.3.3. Đảm bảo thực thi quyền lực của nhà quản lý

1.1.3.4. Hoàn thiện các quyết định quản lý

1.1.3.5. Giảm thiểu các chi phí trong quá trình quản lý

1.1.3.6. Tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.2.1. Khái quát chung về Chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước

1.2.1.1. Chi ngân sách nhà nước

– Đặc điểm của chi NSNN:

+ Chi NSNN thể hiện các quan hệ tài chính–tiền tệ được hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN.

+ Chi NSNN là sự kết hợp hài hoà giữa quá trình phân phối quỹ NSNN để hình thành các quỹ tài chính của các cơ quan.

+ Chi NSNN là các khoản cấp phát, thanh toán từ quỹ NSNN cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân có tính không hoàn lại.

+ Chi NSNN gắn chặt với bộ máy quản lý nhà nước và việc triển khai thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội mà nhà nước phải dảm nhận.

+ Chi NSNN là một quá trình liên tục, gắn bó mật thiết với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội

+ Chi NSNN được phân cấp cho chính quyền địa phương quản lý và điều hành.

+ Việc bố trí các khoản chi NSNN thường được xem xét đến tính hiệu quả ở tầm vi mô.

+ Các khoản chi NSNN nói chung thường không mang tính bồi hoàn trực tiếp

+ Các khoản chi NSNN gắn liền với các phạm trù kinh tế

– Phân loại chi ngân sách nhà nuớc

Phân loại chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN vào các nhóm, các loại chi khác nhau theo những tiêu chí nhất định.

1.2.1.2. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước

a. Khái niệm

Kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN là việc KBNN thông qua các công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN, đảm bảo các khoản chi đó được thực hiện đúng luật, đúng nguyên tắc cấp phát, thanh toán và có đủ các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.

b. Yêu cầu đối với công tác kiểm soát chi NSNN của KBNN

– Chính sách và cơ chế kiểm soát chi NSNN cần làm cho các hoạt động của tài chính nhà nước đạt hiệu quả cao, có tác động kích thích các hoạt động kinh tế xã hội, không để cho quỹ NSNN bị cắt khúc, phân tán, gây căng thẳng giả tạo trong quá trình điều hành NSNN.

– Kiểm soát chi NSNN cần phải được tiến hành một cách thận trọng, thực hiện dần từng bước, sau mỗi bước cần đánh giá, rút kinh nghiệm để cải tiến quy trình, thủ tục kiểm soát chi cho phù hợp với tình hình thực tế; có như vậy, công tác kiểm soát chi NSNN mới có tác dụng trong việc bảo đảm tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính.

– Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN phải gọn nhẹ theo hướng cải cách hành chính, thu gọn các đầu mối quản lý, đơn giản hoá quy trình và thủ tục hành chính sao cho đạt hiệu quả chính xác cao nhưng không gây phiền hà, tốn nhiều thời gian và kinh phí.

– Kiểm soát chi NSNN cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán, thống nhất với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân sách đến khâu quyết toán NSNN.

c. Nội dung, quy trình kiểm soát chi NSNN của KBNN

– Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi NSNN.

– Kiểm tra tính hợp lệ về con dấu và chữ ký của thủ truởng và kế toán của đơn vị sử dụng NSNN.

– Kiểm tra các điều kiện chi theo chế độ quy định

– Truờng hợp sử dụng vốn, kinh phí NSNN để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua khâu đấu thầu hoặc thẩm định giá; phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

– Ðối với các khoản chi có tính chất thường xuyên sẽ được chia đều trong năm để chi, các khoản có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm nhu đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn vị dự toán cấp I giao cùng dự toán năm.

– Trong quá trình thực hiện kiểm soát chi NSNN, nếu phát hiện thấy các vi phạm về chính sách, chế độ quản lý tài chính, KBNN có quyền từ chối thanh toán.

Hình 1.1. Quy trình kiểm soát chi NSNN của KBNN

1.2.2. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.2.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập

a. Khái niệm

Đơn vị sự nghiệp công lập là một cơ quan do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, có tư cách pháp nhân (có con dấu riêng, được mở tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo Luật kế toán), hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp công cộng, được Nhà nước cho phép thu các loại phí (Theo Nghị định thu phí và lệ phí của Chính phủ) nhằm cung cấp dịch vụ công cộng hiệu quả nhất cho xã hội.

b. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Một số phương thức phân loại đơn vị SNCL chủ yếu hiện nay như sau:

– Căn cứ vào vị trí, cấp chủ quản, đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập trung ương; Đơn vị sự nghiệp công lập địa phương

– Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động sự nghiệp cụ thể, đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Đơn vị sự nghiệp giáo dục- đào tạo và dạy nghề; Đơn vị sự nghiệp y tế; Đơn vị sự nghiệp đảm bảo xã hội; Đơn vị sự nghiệp văn hoá, thể dục thể thao; Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trường; Đơn vị sự nghiệp kinh tế (giao thông, thuỷ lợi …); Đơn vị sự nghiệp khác.

– Căn cứ vào mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập: Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

– Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau: Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động; Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động; Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động.

c. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Các đơn vị sự nghiệp công lập được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

1.2.3. Nội dung công tác Kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại kho bạc nhà nước cấp huyện không có tổ chức cấp phòng

1.2.3.1. Quy trình kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị SNCL

1.2.3.2. Kiểm soát thanh toán đối với một số khoản chi chủ yếu

1.2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại KBNN

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY TRÀ

2.1. TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY TRÀ

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Tây Trà

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại KBNN Tây Trà

2.1.4. Tình hình chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại KBNN Tây Trà giai đoạn 2013-2018

Theo báo cáo tổng kết công tác chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện tại KBNN Tây Trà giai đoạn 2013-2018 thì số liệu thể hiện như sau:

Bảng 2.1. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo lĩnh vực hoạt động do KBNN Tây Trà kiểm soát chi đến 31/12/2018

STTLĩnh vựcTổng số đơn vị sự nghiệp công lập
01Giáo dục- đào tạo27
02Y tế01
03Đảm bảo xã hội01
04Văn hoá- Thể thao01
05Phát thanh truyền hình01
06Kinh tế và khác01
Tổng cộng32

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Tây Trà từ năm 2013-2018)

Căn cứ mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, tính đến cuối năm 2015, các đơn vị sự nghiệp công lập do KBNN Tây Trà thực hiện kiểm soát chi được phân loại như sau:

Bảng 2.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp theo mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên đến 31/12/2018

STTMức tự đảm bảo chi phí hoạt độngTổng số đơn vị sự nghiệp công lập
01Tự đảm bảo chi phí hoạt động1
02Tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động3
03NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động28
Tổng cộng32

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Tây Trà từ năm 2013-2018)

Tình hình chi ngân sách nhà nước thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3. Tình hình chi NSNN đối với đơn vị SNCL tại KBNN Tây Trà giai đoạn 2013- 2018

TTChỉ tiêuTổng chi thường xuyên NSNNTổng chi thường xuyên NSNN đối với đơn vị SNCLChia ra các năm
201320142015201620172018
1Chi NSTW208190333131313232
2Chi NS tỉnh250201303133293939
3Chi NS huyện1.302822123130125114149181
4Chi NS xã314291404249405664
Tổng cộng2.0741.504226234238214276316

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Tây Trà từ năm 2013- 2018)

Bảng 2.4. Chi theo lĩnh vực hoạt động của các đơn vị SNCL tại KBNN huyện

Đơn vị tính: tỷ đồng

TTLĩnh vực hoạt độngTổng cộngChia ra các năm
201320142015201620172018
1Sự nghiệp GD-ĐT, dạy nghề5598987888396116
2Sự nghiệp y tế102141415131432
3Sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể thao, phát thanh15332124
4Đảm bảo xã hội152232628232428
5Sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác248202621445978
Tổng cộng1.076149156154164195258

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Tây Trà từ năm 2013- 2018)

2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SƯ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI KBNN TÂY TRÀ

2.2.1. Quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại kho bạc nhà nước Tây Trà

2.2.2.1. Phân công nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL tại KBNN Tây Trà

Giao dịch viên thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN, bao gồm cả kiểm soát chi đối với các đơn vị SNCL theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Kiểm tra, xác nhận số liệu thu, chi NSNN; cung cấp số liệu về thu, chi NSNN phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của chính quyền các cấp trên địa bàn.

2.2.2.2. Quy định về mở tài khoản trong công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị SNCL tại KBNN Tây Trà

Các tài khoản mà các đơn vị SNCL mở tại KBNN, bao gồm:

– Tài khoản dự toán để nhận kinh phí NSNN cấp;

– Tài khoản tiền gửi đơn vị sự nghiệp để thực hiện theo dõi thu, chi các khoản phí, lệ phí thuộc NSNN nhưng đơn vị được giữ lại để sử dụng theo quy định của pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn.

– Tài khoản tiền gửi khác để thực hiện thu, chi của hoạt động sản xuất, liên doanh, liên kết, cung ứng dịch vụ.

2.2.2.3. Quy trình kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị NSCL do KBNN Tây Trà thực hiện

Thời hạn giải quyết hồ sơ:

Thời hạn giải quyết hồ sơ tính từ thời điểm KBNN nhận đủ hồ sơ, chứng từ của khách hàng đến khi xử lý thanh toán xong cho khách hàng.

* Các bước thực hiện trong quy trình kiểm soát chi

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chứng từ.

Bước 2: Kiểm soát chi

Bước 3: KTT (hoặc người được ủy quyền) ký chứng từ.

Bước 4: Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) ký.

Bước 5: Thực hiện thanh toán.

Bước 6. Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng.

Bước 7: Chi tiền mặt tại quỹ.

2.2.2. Thủ tục kiểm soát thanh toán đối với một số khoản chi NSNN chủ yếu của các đơn vị SNCL tại KBNN Tây Trà

* Hồ sơ gửi lần đầu bao gồm:

– Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao.

– Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập gửi Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền.

* Trường hợp tạm ứng: hồ sơ tạm ứng gửi từng lần tạm ứng bao gồm:

– Đối với các đề nghị tạm ứng bằng tiền mặt: Giấy rút dự toán (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để Kho bạc Nhà nước có căn cứ kiểm soát và theo dõi khi thanh toán. Các khoản chi tạm ứng tiền mặt phải đúng nội dung được phép chi bằng tiền mặt quy định tại Điều 5 Thông tư số 164/2011/TT-BTC.

– Đối với các đề nghị tạm ứng bằng chuyển khoản:

+ Chi mua hàng hóa, dịch vụ (trừ trường hợp tạm ứng tiền mặt nêu trên.

+ Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ

* Hồ sơ thanh toán tạm ứng gửi từng lần thanh toán tạm ứng bao gồm:

– Thanh toán tạm ứng các khoản chi tiền mặt

– Thanh toán tạm ứng các khoản chi chuyển khoản

* Hồ sơ thanh toán trực tiếp bao gồm:

– Giấy rút dự toán (thanh toán);

– Tuỳ theo từng nội dung chi, khách hàng gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ liên quan.

2.2.2.1. Kiểm soát các khoản tiền lương, tiền công, thanh toán cá nhân

– Chi lương và phụ cấp lương:

Khi đơn vị SNCL làm thủ tục rút lương, phụ cấp lương, tiền công cho người lao động, giao dịch viên kho bạc căn cứ vào các quy định hiện hành của nhà nước về tiền lương cấp bậc, chức vụ của nhà nước về tiền lương đối với công chức, viên chức và hồ sơ chứng từ để kiểm soát thanh toán cho đơn vị.

Hồ sơ, chứng từ phục vụ công tác kiểm soát chi của KBNN Tây Trà gồm:

+ Giấy rút dự toán ngân sách

+ Danh sách chi trả cá nhân hàng tháng

+ Bảng đăng ký biên chế quỹ tiền lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt được gửi một lần vào trước ngày 15 tháng 01 hàng năm;

+ Bảng tăng giảm biên chế, quỹ tiền lương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt gửi khi có phát sinh.

– Đối với các khoản chi lao động thuê ngoài như các khoản  tiền lương, tiền công, tiền nhuận bút, giao dịch viên kho bạc căn cứ vào hợp đồng lao động của đơn vị SNCL với người lao động để làm căn cứ kiểm soát.

Giao dịch viên kho bạc đối chiếu số tiền trên giấy rút dự toán ngân sách với số tiền trên các chứng từ thanh toán, hợp đồng để thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào thẻ ATM cho người lao động.

2.2.2.2. Kiểm soát thu nhập tăng thêm cho người lao động

– Trong năm, sau khi thực hiện quý trước, nếu xét thấy đơn vị có khả năng tiết kiệm được kinh phí; thủ trưởng đơn vị căn cứ vào số kinh phí dự kiến tiết kiệm được, lập giấy rút dự toán NSNN để tạm chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong đơn vị theo quý;

– Kết thúc năm ngân sách, sau khi đơn vị xác định được chính xác số thực tiết kiệm, căn cứ vào đề nghị thanh toán tạm ứng (phần tạm ứng chi thu nhập tăng thêm) của đơn vị, Kho bạc làm thủ tục thanh toán phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị và thu hồi phần kinh phí đã tạm ứng.

Giao dịch viên kho bạc căn cứ vào quyết định phân loại đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, kết quả tài chính trong năm, chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý, phương án chi trả tiền lương và thu nhập tăng thêm của đơn vị cho từng người lao động quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, thực hiện kiểm soát, thanh toán cho đơn vị.

2.2.2.3. Kiểm soát chi đối với những khoản chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên

Các khoản chi quản lý, chi hoạt động thường xuyên của các đơn vị SNCL bao gồm các khoản chi điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, nhiên liệu, công tác phí, hội nghị phí ….

Giao dịch viên kho bạc căn cứ vào dự toán chi NSNN; các tiêu chuẩn, định mức do đơn vị xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (đối với các khoản chi phải tuân thủ định mức chung của nhà nước) để thực hiện kiểm soát, thanh toán cho đơn vị.

2.2.2.4. Kiểm soát chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư

Khi có nhu cầu rút kinh phí để mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, đơn vị lập giấy rút dự toán ngân sách kèm theo các hồ sơ, chứng từ có liên quan.

Đối với việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, ngoài việc chấp hành các điều kiện kiểm soát chi theo quy định, giao dịch viênkho bạc còn phải thực hiện đối chiếu với các quy định của nhà nước về các hình thức mua sắm được quy định.

Giao dịch viên thực hiện kiểm soát, nếu đủ điều kiện theo quy định thì làm thủ tục thanh toán trực tiếp bằng chuyển khoản cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc thanh toán bằng tiền mặt qua đơn vị SNCL trong trường hợp thanh toán nhỏ có giá trị không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi theo quy định về hướng dẫn quản lý thu chi tiền mặt qua hệ thống KBNN.

2.2.2.5. Kiểm soát các khoản chi từ thu sự nghiệp

Căn cứ chế độ về thu – chi phí, lệ phí, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, KBNN Tây Trà kiểm soát, thanh toán cho đơn vị, đảm bảo đúng nội dung và mức chi theo quy định.

– Hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi của KBNN Tây Trà:

+ Dự toán thu, chi phí, lệ phí (gửi một lần vào đầu năm);

+ Khi có nhu cầu chi, đơn vị lập uỷ nhiệm chi hoặc giấy rút tiền mặt, kèm theo các hồ sơ, chứng từ có liên quan đối với từng khoản chi như trường hợp thanh toán, chi trả từ tài khoản dự toán.

2.2.2.6. Kiểm soát thanh toán đối với những khoản chi khác

Các khoản chi khác trong nội dung các khoản chi thường xuyên của đơn vị bao gồm các khoản chi như: tiếp khách, chi nộp các khoản lệ phí, chi kỷ niệm các ngày lễ lớn…

Giao dịch viên thực hiện kiểm soát, thanh toán cho đơn vị như sau: Căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị SNCL, giao dịch viênkho bạc kiểm tra, đối chiếu với tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị hoặc các tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (đối với các tiêu chuẩn, định mức phải theo quy định chung của nhà nước); các hồ sơ, chứng từ có liên quan. Qua kiểm soát chi, nếu đủ điều kiện quy định, giao dịch viênkho bạc căn cứ giấy đề nghị thanh toán tạm ứng thực hiện hạch toán chuyển từ tạm ứng sang thực chi cho đơn vị.

2.2.2.7. Kiểm soát việc sử dụng kết quả tài chính

Kết quả tài chính là phần chênh lệch thu lớn hơn chi sau khi trang trải hết các khoản chi phí trong năm của đơn vị SNCL.

Căn cứ vào bảng xác định kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị SNCL lập giấy rút dự toán ngân sách gửi đến KBNN Tây Trà.

Giao dịch viên kho bạc đối chiếu với các định mức do nhà nước quy định và quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện kiểm soát thanh toán. Qua kiểm soát chi, nếu đáp ứng các điều kiện thì thực hiện thanh toán bằng hình thức chuyển khoản (trường hợp trả cho cá nhân) hoặc chuyển sang tài khoản tiền gửi khác mà đơn vị SNCL mở tại KBNN Tây Trà (trường hợp trích lập các quỹ)

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI KBNN TÂY TRÀ

2.3.1. Những kết quả đạt được

– Đối với cơ chế chính sách của nhà nước: các văn bản chính sách chế độ từng bước được hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu công tác quản lý ngân sách nói chung, công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị SNCL nói riêng.

– Đối với công tác kiểm soát chi của KBNN Tây Trà: đã tạo ra sự chuyển biến căn bản về công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL.

Đối với đơn vị SNCL:

Các đơn vị sự nghiệp đến nay 100% đơn vị đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế được lập trên cơ sở đảm bảo dân chủ, công khai, có sự bàn bạc, thống nhất của cán bộ, công chức và người lao động.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

a. Hạn chế về quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi

b. Hạn chế thuộc về thực hiện quy trình, tổ chức hoạt động kiểm soát chi NSNN

c. Hạn chế về công tác kiểm tra, phúc tra việc chấp hành các quy định về thủ tục, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi trong nội bộ kho bạc

d. Hạn chế trong phương thức quản lý, kiểm soát chi NSNN

e. Hạn chế trong cơ chế, chính sách chế độ quản lý chi NSNN đối với các đơn vị SNCL

f. Hạn chế trong quản lý sử dụng ngân sách, việc chấp hành kỷ luật tài chính của các đơn vị NSCL

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Các quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi chậm được bổ sung

b. Năng lực kiểm soát chi NSNN của kho bạc chưa đáp ứng được yêu cầu

c. Cơ chế, chính sách của nhà nước đối với các đơn vị SNCL còn hạn chế, bất cập

d. Phương thức quản lý, kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL chậm được thay đổi

e. Công tác quản lý tài chính các đơn vị SNCL chưa chặt chẽ

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY TRÀ

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI KBNN TÂY TRÀ

Chi NSNN cho các đơn vị SNCL là một trong những nội dung chi quan trọng của Nhà nước nhằm duy trì sự phát triển sự nghiệp kinh tế, văn hoá, xã hội. Kiểm soát chi NSNN nói chung, đối với các đơn vị SNCL là một trong những nhiệm vụ quan trọng của KBNN, để đảm bảo mọi khoản chi NSNN phải được chi đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đồng thời phải tiết kiệm, hiệu quả. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN là một khâu quan trọng trong tổng thể các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế- xã hội.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cơ chế chính sách đối với các đơn vị SNCL được thường xuyên thay đổi để tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính, phát huy năng lực trong việc khai thác nguồn thu sự nghiệp, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình cung ứng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của đơn vị, đảm bảo chi tiêu ngân sách hiệu quả hơn, tăng thu nhập của người lao động gắn với kết quả công việc.

Đối với cơ chế cấp phát ngân sách, Nghị quyết của Chính phủ đã nêu ra chủ trương thí điểm thực hiện cơ chế cấp phát ngân sách theo kết quả công việc thay thế cơ chế cấp kinh phí cho cơ quan hành chính chủ yếu dựa vào chỉ tiêu biên chế đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.

Hệ thống KBNN nói chung, KBNN Tây Trà nói riêng đang thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 theo Quyết định 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo chiến lược trên, phải đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi qua KBNN trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc; thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra. Đến năm 2020 về cơ bản, KBNN không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt.

Để đáp ứng yêu cầu mới của công tác quản lý, chất lượng kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL do KBNN Tây Trà thực hiện từng bước đã được tăng cường và đi vào nề nếp; các cơ chế, chính sách đã được sửa đổi bổ sung phù hợp. Tuy nhiên công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL cũng còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với xu thế phát triển, đó là hạn chế trong tổ chức hoạt động kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL; hạn chế về cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tây Trà; hạn chế trong việc chấp hành chi và ý thức chấp hành kỷ luật tài chính của các đơn vị SNCL, hạn chế về mặt điều kiện trên huyện Tây Trà chưa có bất cứ một ngân hàng thương mại nào đóng trên địa bàn…. Mặt khác, thực hiện chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đòi hỏi công tác kiểm soát chi của KBNN cần có những đổi mới như về phương thức kiểm soát, các quy trình nghiệp vụ… Do đó công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL do KBNN Tây Trà thực hiện nhất thiết phải được tăng cường để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội.

Thế nhưng hiện tại KBNN Tây Trà chưa thể triển khai dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn, vì nhiều lý do khác nhau, đòi hỏi cần phải có các giải pháp đồng bộ để hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác KSC tại KBNN Tây Trà đối với các đơn vị giao dịch nói chung và với đơn vị SNCL nói riêng.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY TRÀ

3.2.1. Bổ sung quy trình thu chi NSNN bằng tiền mặt qua KBNN đối với những địa bàn huyện chưa có ngân hàng thương mại

Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng. Đối với nước ta, thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nói chung, trong lĩnh vực chi tiêu công nói riêng là một trong những giải pháp lớn của Chính phủ nhằm tăng cường quản lý quỹ NSNN và góp phần kiềm chế lạm phát. Trong những năm qua, nhìn chung ngày càng có nhiều đơn vị SNCL mở tài khoản giao dịch tại KBNN Tây Trà đã thực hiện việc chi trả các khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp …qua tài khoản cá nhân. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, có một số khoản chi chưa trả qua tài khoản được mà phải thực hiện theo phương thức là đơn vị SNCL thực hiện rút tiền mặt tại cơ quan Kho bạc về nhập quỹ tại đơn vị sau đó chi trả cho đối tượng thụ hưởng, như các khoản lương, học bổng, bù học phí…; các khoản chi từ tài khoản tiền gửi, từ các Quỹ của đơn vị; chi các khoản mua sắm nhỏ lẻ…

Hiện nay đã có quy trình quy định trong việc kiểm soát thanh toán để cấp Séc lĩnh tiền mặt cho đơn vị SNCL lĩnh tiền mặt tại ngân hàng thương mại nơi KBNN Tây Trà mở tài khoản đối với các món chi trên 100 triệu đồng (Theo Thông tư 136/2018/TT-BTC, ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính), nhưng ngân hàng mà KBNN Tây Trà mở tài khoản là Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Trà Bồng, cách Tây Trà 40km, là một khó khăn trong việc áp dụng quy chế này. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị SNCL trên địa bàn, việc áp dụng quy chế này chỉ được thực hiện khi có phát sinh nhu cầu đột xuất mà nguồn tiền mặt tại quỹ không đủ chi trả.

Do vậy, để đáp ứng nhu cầu chi trả bằng tiền mặt trên địa bàn huyện Tây Trà cũng như trện địa bàn các huyện chưa có ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn, cần phải có quy định riêng về chi trả bằng tiền mặt và định mức tồn quỹ tiền mặt.

3.2.2. Sửa đổi kết cấu tổ hợp tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp của đơn vị SNCL

Theo quy định tại các đơn vị SNCL, việc kiểm soát chi đối với phần kinh phí từ phí, lệ phí thuộc NSNN được để lại đơn vị, tương tự như kiểm soát đối với kinh phí dự toán do NSNN cấp. Để kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu từ phần phí, lệ phí để lại, cần phải sửa đổi kết cấu tổ hợp tài khoản của tài khoản “Tiền gửi thu sự nghiệp của đơn vị hành chính sự nghiệp”

Hiện nay KBNN Tây Trà đang thực hiện Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc (TABMIS). Trong công tác hạch toán, ngoài hạch toán theo tài khoản tự nhiên, giao dịch viênphải hạch toán theo tổ hợp tài khoản gồm 12 phân đoạn mã độc lập. Mỗi đoạn mã chứa đựng các thông tin khác nhau phục vụ cho việc hạch toán kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản lý, điều hành NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN Tây Trà.

Trong tổ hợp tài khoản trên, các đoạn mã “Nội dung kinh tế”, “Ngành kinh tế” là những đoạn mã quan trọng, giúp cho giao dịch viên kho bạc theo dõi chi tiết các nội dung đã chi và đã chi bao nhiêu cho nội dung đó, từ đó đảm bảo cho công tác kiểm soát chi được chặt chẽ.

3.2.3. Hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên

Một là, đổi mới việc kiểm soát chi theo hướng trọng tâm, trọng điểm gắn với việc nâng cao tính chủ động, tính trách nhiệm của đơn vị SNCL.

Hai là, khắc phục những bất hợp lý trong việc kiểm soát chứng từ thanh toán tạm ứng của các khoản chi khác giữa đơn vị không thực hiện khoán chi với đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, theo hướng khi đơn vị thanh toán tạm ứng các khoản chi khác, đơn vị SNCL chỉ cần lập bảng kê chứng từ có nội dung phù hợp với từng khoản chi và định mức chi tiêu qui định tại qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. KBNN Tây Trà không kiểm soát từng hồ sơ, tài liệu, chứng từ có liên quan và thủ trưởng đơn vị SNCL ký tên trên bảng kê chứng từ này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm liên quan đến nội dung các khoản chi trên bảng kê.

3.2.4. Nâng cao năng lực, phẩm chất và trách nhiệm trong việc chấp hành các quy trình nghiệp vụ của người kiểm soát chi tại KBNN Tây Trà

– Một là, nâng cao ý thức trách nhiệm của giao dịch viên kho bạc

– Hai là, phải tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ

– Ba là, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ

– Bốn là, thường xuyên luân phiên nhiệm vụ và thực hiện kiểm tra các GDV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

– Năm là, có cơ chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng kịp thời

3.2.5. Hiện đại hoá hoạt động kiểm soát chi NSNN của KBNN Tây Trà dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin

– Hoàn thiện phần mềm tin học

– Xây dựng phần mềm tin học quản lý các đơn vị SNCL.

– Công nghệ thông tin KBNN phải hướng tới khách hàng,

– Tích hợp các phần mềm tiện ích để triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo Quyết định số 6099/QĐ-KBNN về việc Ban hành quy trình xử lý giao dịch điện tử qua trang thông tin dịch vụ công của KBNN trong hệ thống KBNN.

3.2.6. Thực hiện việc kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL theo kết quả đầu ra

Đổi mới kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL theo kết quả đầu ra. Quản lý theo đầu ra là giao cho người cung cấp sản phẩm đầu ra quyền tự chủ trong quản lý để quyết định những đầu vào cần thiết để sản xuất đầu ra. Điều đó đảm bảo cho các thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có được vai trò, vị trí hợp lý trong việc quyết định các yếu tố đầu vào cần có cho hoạt động của đơn vị mình.

Với phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, thì kết quả hoạt động mà đơn vị SNCL cung cấp cho xã hội là đối tượng mục tiêu chính để xây dựng và vận hành cơ chế quản lý chi ngân sách.

Việc kiểm soát chi không còn hướng tới kiểm tra tính tuân thủ theo từng mục chi của cơ quan KBNN mà trao quyền cho đơn vị SNCL đảm bảo hiệu quả của việc chi tiêu NSNN. KBNN thực hiện kiểm soát căn cứ vào kết quả đầu ra mà đơn vị SNCL cung cấp cho xã hội. Đơn vị SNCL có được quyền chủ động trong việc sử dụng NSNN và đi đôi với nó là trách nhiệm giải trình sử dụng nguồn lực tài chính được phân bổ.

Để thực hiện tốt việc quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra cần thiết lập hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu, chỉ số đo lường và đánh giá kết quả đầu ra; phân bổ ngân sách theo mục lục chi tiết sang phân bổ tổng thể; thủ trưởng đơn vị SNCL phải thực hiện trách nhiệm giải trình việc sử dụng NSNN.

Mặt khác, việc kiểm soát chi NSNN thay vì chú trọng từ bên ngoài sẽ được tăng cường tại hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị SNCL.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.3.1. Đối với Bộ tài chính, kho bạc nhà nước

3.3.2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

KẾT LUẬN

Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN luôn là mối quan tâm lớn của Nhà nước và của các cấp, các ngành, góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả; đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nước ta đang tiến hành chương trình tổng thể cải cách nền hành chính quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong đó, cải cách tài chính công là một nội dung quan trọng, với mục tiêu nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng NSNN; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập. Vì vậy hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL qua KBNN là một trong những yêu cầu cấp thiết.

Tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL do KBNN Tây Trà thực hiện là nội dung thiết thực, cần thiết. Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã giải quyết được mục tiêu đặt ra:

Thứ nhất, đi từ lý luận về kiểm soát và các loại hình kiểm soát, quản lý chi NSNN để thấy được vai trò kiểm soát chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN nói chung, đối với các đơn vị SNCL nói riêng.

Thứ hai, mô tả và phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN đối với các đơn vị SNCL do KBNN Tây Trà thực hiện. Rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL do KBNN Tây Trà thực hiện.

Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL do KBNN Tây Trà thực hiện.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\TRAN DAI DUONG\New folder

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *