Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản Lý dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản Lý dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản Lý dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, ngành quản trị dự án và kinh tế xây dựng luôn giữ vững và khẳng định được vị thế, vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, là lực lượng chủ yếu trong công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần to lớn vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế xã hội, tạo ra tiền đề thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam có thể từng bước phát triển, hội nhập với khu vực và quốc tế. Vì vậy, việc đổi mới trong lĩnh vực đầu tư xây dựng luôn là cấp thiết và cần nhận được sự quan tâm của cả các nhà đầu tư lẫn Chính phủ. Trong đó, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cần phải có một sự phát triển sâu rộng và mang tính chuyên nghiệp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng ở nước ta trong thời gian tới. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư thích đáng từ phía Nhà nước, mà còn tùy thuộc vào sự phấn đấu, không ngừng nâng cao chất lượng, chuyên môn của bản thân và các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là tạo ra hiệu quả cao nhất cho các dự án xây dựng, đem lại nhiều lợi ích kinh tế – xã hội cho đất nước.

Trong thời gian qua và có lẽ trong nhiều năm tới các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng cũng nằm trong tình trạng chung về chất lượng hoạt động đầu tư của nhiều địa phương trên cả nước còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Hòa Vang nói riêng còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế đó là: Thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản bị cắt khúc từng năm, hiệu quả đầu tư còn kém, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải, trong giai đoạn này đầu tư chủ yếu theo hiện trạng,… gây nợ đọng trong xây dựng cơ bản, lãng phí, gây thất thoát vốn Nhà nước lớn.

Các nguyên nhân chủ yếu làm công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước còn kém hiệu quả là do đầu tư phân tán do nguồn vốn còn hạn chế, đầu tư dàn trải, đầu tư không phù hợp với quy hoạch tổng thể đã được duyệt; bộ máy quản lý kém hiệu quả, năng lực chưa cao, chưa thực sự nắm bắt được quy trình, phương pháp quản lý, tiến độ thi công công trình thường chậm theo kế hoạch, giải ngân vốn thường không kịp thời, thiếu vốn, năng lực quản lý dự án của các chủ đầu tư còn hạn chế. Các ban quản lý dự án trên địa bàn huyện hoạt động kiêm nhiệm chưa phát huy hiệu quả . Thêm vào đó, do đặc thù của công tác đầu tư xây dựng cơ bản thường là giá trị rất lớn, thời gian đầu tư dài nên dễ xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, làm cho công tác đầu tư sử dụng đạt hiệu quả thấp. Nhằm khắc phục các mặt hạn chế này cần phải từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện để công tác đầu tư xây dựng được tốt hơn, chất lượng công trình đạt hiệu quả cao hơn.

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản đạt hiệu quả cao, tránh tình trạng gây lãng phí, thất thoát, góp phần ổn định phát triển kinh tế trên địa bàn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản Lý dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵnglàm luận văn tốt nghiệp cao học.

  1. Mục tiêu nghiên cứu
  • Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến năm 2025, để có hiệu quả cao nhất.
    • Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về quản lý dự án; Các khái niệm, nội dung quản lý dự án, các công cụ quản lý dự án, các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý dự án, các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án.
  • Phân tích thực trạng và đánh giá công tác quản lý các dự án tại Ban Quản Lý Dự Án dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang trong thời gian qua (2016-2018)
    • Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án tại Ban Quản Lý Dự Án dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang trong thời gian tới.
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản Lý Dự Án dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

  • Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu: Công cụ quản lý; phương thức quản lý; quy trình quản lý; công tác thanh tra, kiểm tra kinh tế trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong phạm vi của huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
  • Về không gian: Tất cả các đơn vị trong huyện Hòa Vang, Số liệu khảo sát tiến hành tại phòng Tài chính, kế hoạch của huyện.
  • Về thời gian: Số liệu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2016 – 2018, tầm nhìn 2025.
  1. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp chủ yếu như:

  • Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu thực trạng từ các đơn vị, phòng ban… có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản Lý Dự Án dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang
  • Phương pháp tiếp cận, thu thập thông tin: điều tra, thu thập số liệu từ đơn vị cơ sở; các Báo cáo của Ban quản lý dự án;
  • Phương pháp xử lý: thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp; lập các sơ đồ và bảng biểu để phân tích đánh giá, so sánh nhằm xác định những nhân tố, những khâu có thể ảnh hưởng đến việc quản lý dự án xây dựng.
  • Phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu: Luận văn sử dụng cả nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp để làm luận cứ cho đề tài nghiên cứu. Cụ thể:
    • Số liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu bên trong bao gồm tài liệu, báo cáo của phòng kế hoạch, kỹ thuật, phòng Tài chính – kế toán… của Huyện Hòa Vang từ năm 2016-2018.

Nguồn dữ liệu bên ngoài của luận văn bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ, các bài viết trên tạp chí Tài chính, Tạp chí xây dựng và một số tạp chí khác; số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê, Bộ Tài Chính có liên quan đến công trình nghiên cứu.

  • Số liệu sơ cấp: Các số liệu về các dự án từ phòng tài chính huyện, từ ban quản lý dự án, từ các nhà thầu, các đơn vị thi công các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Hòa Vang hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản Lý Dự Án dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang trong thời gian tới.
  1. Bố cục đề tài

Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu và kết luận thì bao gồm 3 chương như sau:

– Chương 1. Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng

– Chương 2. Thực Trạng Công Tác Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Tại Ban Quản Lý Dự Án dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang

– Chương 3. Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang

  1. Tổng quan tài liệu nghiên cứuD:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 12-2019\LV HỌC VIỆN 2019-KTL
    Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản Lý dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang
    Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản Lý dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang

    1.1.1. Khái niệm đầu tư

    Đầu tư là một phạm trù đặc biệt đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Có nhiều cách hiểu về khái niệm này, theo nghĩa rộng nhất, có thể hiểu là quá trình bỏ vốn, bao gồm cả tiền, nguồn lực và công nghệ để đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Trong hoạt động kinh tế, đầu tư mang bản chất kinh tế, đó là quá trình bỏ vốn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận.

    Cũng có thể hiểu đầu tư là việc đưa một lượng vốn nhất định vào quá trình hoạt động kinh tế nhằm thu lại lượng vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nhất định. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan [13].

    Có nhiều cách phân loại hoạt động đầu tư, chẳng hạn theo tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư, có hai loại: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

    Đầu tư trực tiếp là hình thức trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

    Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Chẳng hạn như nhà đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán: Trong trường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng các lợi ích như cổ tức, tiền lãi trái phiếu…nhưng không được tham gia quản lý trực tiếp tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư.

    Tóm lại; Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp, hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đầu tư phát triển là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.

    1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng

    1.1.2.1. Khái niệm

    Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định

    Khi đầu tư xây dựng công trình, Chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư (hoặc lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật) để xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

    Theo Luật xây dựng 2015 thì khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình “Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng” [14].

    Dự án xây dựng thông thường gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽ thiết kế cơ sở. Đây chính là các căn cứ để triển khai cho bản vẽ thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công sau này. Tổng mức đầu tư của dự án chính là giá trị đầu tư xây dựng của dự án.Không phải bất cứ công trình xây dựng nào cũng phải lập dự án. Các công trình thông thường được chia thành các loại như nhóm A, nhóm B, nhóm C…và các loại công trình này được phân chia căn cứ vào các mức giá trị đầu tư của công trình và theo loại công trình.

    Nội dung phần thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

    • Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm, hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất…
    • Mô tả quy mô, diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình, phương án kỹ thuậtcông nghệvà công suất
    • Các phương án, giải pháp thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, phân đoạn thực hiện…
    • Đánh giá tác động môi trường, giải pháp phòng chống cháy nổ, các yêu cầu về an ninhquốc phòng
    • Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, phương án hoàn trả vốn, các chỉ tiêu tài chínhvà phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.

    Phương diện thời gian: Về phương diện này dự án là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau và chi phối nhau: Xác định, nghiên cứu và lập dự án; giai đoạn triển khai dự án; giai đoạn khai thác dự án

    – Phương diện kinh phí dự án: Kinh phí dự án là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của dự án. Trung tâm của phương diện này là vấn đề vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư

    Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản Lý dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang
    Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản Lý dự án đầu tư xây dựng Huyện Hòa Vang

    – Phương diện độ hoàn thiện của dự án (chất lượng dự án) [1].

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *