Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận Tải

Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận Tải

Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận Tải

Tính cấp thiết của đề tài

Nhân tố con người là một trong ba nhân tố dẫn đến thành công là Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”, bởi lẽ bất kỳ tổ chức nào muốn đạt được thành công trong hoạt động của mình đều phải chú trọng đến yếu tố con người. Trước hết, tổ chức đó cần phải có sự lãnh đạo sáng suốt, không chỉ ở dừng lại ở cấp lãnh đạo và các nhà quản lý cấp cao của tổ chức, và để tổ chức hoạt động hiệu quả nhất, phải đảm bảo sự lãnh đạo xuyên suốt trong tổ chức. Thứ hai, tổ chức đó cần phải được quản lý hiệu quả. Thứ ba, tổ chức đó phải có một đội ngũ nhân viên với đầy đủ kiến thức, kĩ năng, năng khiếu, và thái độ làm việc ở mức độ cao phù hợp để thực hiện sứ mệnh của tổ chức và mỗi một con người là một cá nhân hoàn toàn khác nhau do đó không có một nguyên tắc cũng như phép tính chung nào cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trước hết cần ở sự quản trị của nhà quản lý sáng suốt bởi vấn đề nguồn nhân lực là một lĩnh vực khó khăn và phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề mà muốn nắm bắt phải có nghệ thuật của sự khéo léo và tinh tế bên cạnh vốn kiến thức kết hợp từ nhiều chuyên ngành khác nhau. “Tổ chức là do con người quản lý và gây dựng lên, không có con người, tổ chức không tồn tại”.

Quản lý nguồn nhân lực như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng lao động và phát triển tài nguyên nhân lực.

Do đó Công ty TNHH MTV Vận Tải – Giao Nhận – Phân Phối Ô Tô Chu Lai Trường Hải rất chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực và xem vai trò của nguồn nhân lực lại luôn là yếu tố quyết định sự thắng lợi của các doanh nghiệp. Tuy nhiên  công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận Tải – Giao Nhận – Phân Phối Ô Tô Chu Lai Trường Hải hiện nay chỉ dừng lại ở việc chỉ đạo từ cấp trên và giao chỉ tiêu cho cấp phòng nhân sự thực hiện mà chưa có một chiến lược sâu sắc, đầy đủ và toàn diện so với yêu cầu hiện tại, so với các đối thủ cạnh tranh và để thắng lợi trong việc sản xuất kinh doanh, công ty cần phát triển nguồn nhân lực.. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận Tải – Giao Nhận – Phân Phối Ô Tô Chu Lai Trường Hải” làm luận văn tốt nghiệp nhằm góp phần thiết thực cho việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo khả năng cạnh tranh lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống hóa lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp;

– Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận Tải – Giao Nhận – Phân Phối Ô Tô Chu Lai Trường Hải;

– Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận Tải – Giao Nhận – Phân Phối Ô Tô Chu Lai Trường Hải.

  1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài:  Hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận Tải – Giao Nhận – Phân Phối Ô Tô Chu Lai Trường Hải.

Phạm vi nghiên cứu

  Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực cho nhân viên bao gồm: Quản lý các phòng ban, nhân viên văn phòng và công nhân trực tiếp.

  Về thời gian: Giải pháp có liên quan được đề xuất trong luận văn chỉ có ý nghĩa trong thời gian ngắn. Các số liệu được thu thập từ năm 2016 – 2018.

  Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận Tải – Giao Nhận – Phân Phối Ô Tô Chu Lai Trường Hải.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, thống kê, thống kê báo cáo của doanh nghiệp.

– Phương pháp thống kê tổng hợp: là phương pháp thu thập số liệu cần thiết thông qua báo cáo tài chính, trên cơ sở đó tổng hợp thành hệ thống chỉ tiêu là cơ sở cho việc phân tích.

– Phương pháp điều tra khảo sát: thông qua khảo sát ý kiến của khách hàng và nhân viên của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích, so sánh chỉ số: phân tích và so sánh các chỉ tiêu số liệu thu thập được

  1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  2. D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 12-2019\LV DUY TÂN 2019\PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THACO
    Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận Tải
    Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận Tải

    1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực

    1. Nhân lực

    Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động. Nhân lực của con người bao gồm: thể lực, trí lực và nhân cách, đạo đức.

    Nhân lực theo nghĩa đen là chỉ sức người bao hàm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh của tinh thần. Không nên hiểu sức người chỉ có ở mặt tài mà còn bao hàm cả mặt đức, đó là cái gốc của con người.

    b.Nguồn nhân lực

    Về ý nghĩa sinh học, nguồn nhân lực là nguồn lực sống, là thực thể thống nhất của cái sinh vật và cái xã hội. C. Mác đã khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ng­ời là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Về ý nghĩa kinh tế, nguồn nhân lực là “tổng hợp các năng lực lao động trong mỗi con ng­ời của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, địa ph­ơng, đã đ­ợc chuẩn bị ở mức độ nhất định và có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất n­ớc hoặc vùng địa ph­ơng cụ thể” [1, tr.22].

    Theo quan điểm của kinh tế học phát triển, nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên nhân sự của quốc gia hoặc của một tổ chức, là vốn nhân lực. Ở tầm vĩ mô đó là nguồn lực xã hội, ở tầm vi mô đó là một tập hợp của rất nhiều cá nhân, nhân cách khác nhau với những nhu cầu và tâm lý khác nhau, là toàn bộ đội ngũ nhân viên của tổ chức, vừa có t­ cách là khách thể của hoạt động quản lý vừa là chủ thể hoạt động và là động lực của tổ chức đó. Từ góc độ hạch toán kinh tế, coi đó là vốn lao động (human capital), với phần đóng góp chi phí của nguồn vốn lao động trong sản phẩm sản xuất ra. Từ góc độ của kinh tế phát triển, ng­ời lao động trong một tổ chức đ­ợc coi là nguồn nhân lực với những khả năng thay đổi về số l­ợng và chất l­ợng của đội ngũ trong quá trình phát triển của tổ chức, hay còn gọi là “vốn nhân lực, đ­ợc hiểu là tiềm năng, khả năng phát huy tiềm năng của ng­ời lao động, là cái mang lại nhiều lợi ích hơn trong t­ơng lai so với những lợi ích hiện tại” [3].

    Theo định nghĩa của UNDP: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con ng­ời hiện có thực tế hoặc đang là tiềm năng để phát triển kinh tế – xã hội trong một cộng đồng”. Nh­ vậy, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động con ng­ời của một quốc gia đã đ­ợc chuẩn bị ở một mức độ nhất định, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất n­ớc; “tiềm năng đó bao hàm tổng hòa các năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách con ng­ời của một quốc gia, đáp ứng với một cơ cấu nhất định của lao động do nền kinh tế đòi hỏi. Thực chất đó là tiềm năng của con ng­ời về số l­ợng, chất l­ợng và cơ cấu” [6, tr.9]. Tiềm năng về thể lực con ng­ời thể hiện qua tình trạng sức khỏe của cộng đồng, tỷ lệ sinh, mức độ dinh d­ỡng của xã hội. Cơ cấu dân số thể hiện qua tháp tuổi của dân số. Năng lực thế chất của con ng­ời là nền tảng và cơ sở để các năng lực về trí tuệ và nhân cách phát triển. Tiềm năng về trí lực là trình độ dân trí và trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện có, cũng như­ khả năng tiếp thu tri thức, khả năng phát triển tri thức của nguồn nhân lực. Năng lực về nhân cách liên quan đến truyền thống lịch sử và nền văn hóa của từng quốc gia. Nó đ­ợc kết tinh trong mỗi con ng­ời và cộng đồng, tạo nên bản lĩnh và tính cách đặc tr­ng của con ng­ời lao động trong quốc gia đó.

    Quan điểm trên đây nhìn nhận nguồn nhân lực một cách toàn diện, coi nguồn nhân lực không chỉ trên giác độ số l­ợng (nguồn lực lao động) mà cả về chất l­ợng (tiềm năng phát triển). Theo cách tiếp cận này, cho rằng nguồn nhân lực là tất cả các kỹ năng và năng lực của con ng­ời liên quan tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của quốc gia. Các nguồn lực cơ bản của sự phát triển quốc gia th­ờng có là: nguồn lực tài chính, nguồn lực con ng­ời và nguồn lực vật chất; trong đó nguồn nhân lực có vai trò quyết định. Là “lao động sống” (Các Mác), nó làm cho các nguồn lực khác trở nên hữu dụng. Ngày nay thế giới đang b­ớc vào kỷ nguyên của nền văn minh thứ 5, trong đó trí tuệ và nền kinh tế trí thức đang là cột trụ của sự phát triển. Các thành quả khoa học trở thành yếu tố sản xuất và trở thành cấu phần của sản phẩm. .[4]

    1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

    Dưới góc độ của xã hội học thì phát triển nguồn nhân lực là góp phần giúp mọi người biết sống một cuộc sống trọn vẹn, phong phú hơn; con người tiến từ cá nhân thành nhân cách, thành con người xã hội. Phát triển nguồn nhân lực được hiểu là “cả một quá trình quan trọng mà qua đó sự lớn mạnh của cá nhân hay tổ chức có thể đạt được những tiềm năng đầy đủ nhất của họ theo thời gian” [5, tr.23]. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến sự phát triển nguồn nhân lực, tạo ra đội ngũ nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ mới và ứng dụng vào sản xuất đời sống. Phát triển nguồn nhân lực là một “quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế- xã hội” [2], đó là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý – xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

    Như vậy, trên giác độ vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực xã hội với số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân phù hợp với yêu cầu của môi trường. Phát triển nguồn nhân lực có các cách thức sau:

    – Phát triển về số lượng: là sự gia tăng về số lượng và thay đổi cơ cấu của đội ngũ nhân lực theo hướng phù hợp với môi trường và điều kiện hoạt động mới. Sự thay đổi về cơ cấu nhân lực của quốc gia diễn ra theo cơ cấu độ tuổi, cơ cấu khu vực phân bố nhân lực và cơ cấu về giới.

    – Phát triển về chất lượng là sự gia tăng mức sống, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và sức khỏe của các thành viên trong xã hội hoặc trong tổ chức. Thước đo để so sánh sự phát triển nguồn nhân lực qua các thời kỳ phát triển của một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau là chỉ số phát triển con người, do Liên hợp quốc sử dụng. Từ năm 1990, UNDP đã đưa ra chỉ số HDI để đo đạc những khía cạnh cơ bản của năng lực con người. HDI là một hệ tiêu chí có khoảng100 chỉ số thể hiện chất lượng cuộc sống. Trong đó 3 chỉ số quan trọng nhất là: (i) chỉ số kinh tế (phản ánh qua tổng sản phẩm xã hội bình quân đầu người – GDP/người); (ii) năng lực sinh thể (phản ánh qua chỉ số tuổi thọ bình quân của người dân) và (iii) năng lực tinh thần (phản ánh qua chỉ số giáo dục, xác định bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục). Các chỉ số HDI cơ bản nêu trên mang giá trị từ 0 đến 1: chỉ số giáo dục được coi là 1 khi 100% người trên 15 tuổi biết đọc biết viết, và bằng 0 khi 0% người trên 15 tuổi không biết đọc biết viết. Chỉ số tuổi thọ là 1 khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi, bằng 0 khi tuổi thọ bình quân là 25 tuổi. Chỉ số kinh tế được coi là 1 khi GDP bình quân đầu người đạt 40.000$/năm (tính theo sức mua tương đương), bằng 0 khi giá trị đó là 100$/năm.

    Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận Tải
    Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận Tải

    Theo nghĩa hẹp, phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đào tạo, nhưng trên thực tế, phát triển nguồn nhân lực có nghĩa rộng hơn. Nó không chỉ nhằm làm tăng năng lực thực thi nhiệm vụ của tổ chức và từng thành viên mà còn nhằm bảo đảm sự phát triển hiệu quả của tổ chức, là sự gia tăng số lượng phù hợp với mục tiêu và qui mô phát triển của tổ chức trong tương lai. Phát triển nguồn nhân lực là hoạt động mang tính chiến lược lâu dài, trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng toàn diện cho nhân lực, nhằm hướng tới những nhu cầu dài hạn của tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực chính là việc thực hiện các chức năng và công cụ quản lý nhằm có được một đội ngũ nhân lực phù hợp về mặt số lượng và có chất lượng cao, và thông qua hoạt động của đội ngũ nhân viên đó để không ngừng nâng cao hiệu quả và sự phát triển bền vững của tổ chức. Về nội dung phát triển nguồn nhân lực bao gồm các chức năng công việc của quản trị nguồn nhân lực với mục đích phát triển nhân lực, đó là thu hút và tuyển dụng nhân sự; bổ nhiệm và sử dụng nhân sự; khích lệ, duy trì nhân sự; đào tạo và phát triển nhân sự. Mục tiêu của tuyển dụng nhân sự là tuyển lựa những nhân viên có trình độ học vấn, có khả năng phù hợp với yêu cầu của công việc, vào thời điểm và vị trí công việc cần thiết và với chi phí có thể chấp nhận được. Bổ nhiệm và sử dụng nhân sự phải bảo đảm mục tiêu là sử dụng hiệu quả nguồn nguồn nhân lực hiện có trong hướng phát triển của tổ chức, bố trí đúng người đúng việc, đồng thời cũng thực hiện các biện pháp sàng lọc để một mặt duy trì và phát triển lực lượng nhân sự nòng cốt cơ hữu, mặt khác giảm thiểu thành phần nhân sự dư thừa. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cần phân loại hai nguồn nhân lực chính yếu thành hai nhóm: nhân sự chủ chốt nhân sự bổ sung. Qua đó có thể sử dụng một cách hợp lý các nguồn nhân lực khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của tổ chức, mặt khác hoạt động phát triển nguồn nhân lực có thể tập trung nguồn lực vật chất và điều kiện hiện có để phát triển nhóm nhân sự chủ chốt. Mục tiêu của công tác đào tạo phát triển nhân sự là nâng cao năng lực và phát triển tiềm năng của nhân viên nhằm đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ. Do hoạt động đào tạo thường không đem lại hiệu quả trong ngắn hạn, mặt khác lại mang nhiều rủi ro, như di chuyển nhân sự sau đào tạo hoặc khả năng ứng dụng của nhân viên quá yếu… nên phải coi đào tạo là hoạt động đầu tư chiến lược vì đào tạo mang lại lợi ích lâu dài cho tổ chức. Nhằm tránh những thất bại trong phát triển nhân sự cần thực hiện phát triển nguồn nhân lực theo định hướng tổng thể; các chức năng của quản trị nhân sự được triển khai trong một qui trình đồng bộ, mỗi chức năng là một công đoạn và giữa các công đoạn có sự bổ trợ, tương tác với nhau. Trong đó, chức năng đánh giá nhân sự là phần cơ bản để thực hiện các chức năng còn lại. Đây là sự khác biệt của cách thức phát triển nguồn nhân lực định hướng tổng thể với các cách thức phát triển nguồn nhân lực khác. Mục tiêu của công việc đánh giá nhân sự là xác định rõ khả năng và tiềm năng của nhân sự, để có thể tuyển dụng, bố trí công việc, đãi ngộ thỏa đáng và phát triển đúng mục tiêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *