Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Tất cả các doanh nghiệp đang tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay đều phải chịu sự tác động của những quy luật kinh tế khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh, bởi vì tất cả các doanh nghiệp đều cùng tìm kiếm lợi nhuận. Cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp các ngành, các doanh nghiệp tự đào thải những cá thể doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức tồn tại. Vậy, để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều cần ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh, chính là sự thể hiện về thực lực và lợi thế của doanh nghiệp trong việc thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thu lợi nhuận cao bằng việc khai thác, sử dụng những lợi thế bên trong và những điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới như ASEAN, WTO,… mở ra cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng những cơ hội và thách thức. Và thách thức lớn nhất đó chính là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ những đối thủ mạnh khác. Để tận dụng được những cơ hội và ứng phó với những thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận động theo hướng tích cực để khẳng định, nâng cao khả năng cạnh tranh để tạo vị thế của mình trên thị trường.

Là một doanh nghiệp quy mô đang còn nhỏ, trải qua 6 năm hình thành và phát triển, Tân Định cũng đã thu được những thành tựu nhất định nhưng điều đó vẫn chưa thực sự đảm bảo năng lực để cạnh tranh lâu dài. bên cạnh đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường này, dẫn đến nhiều thách thức mà Công ty Tân Định phải đối mặt. Những thách thức đó là là Tân Định đó là phải làm sao để tạo ra năng lực cạnh tranh mạnh so với các doanh nghiệp khác? Làm sao để có nét chuyên nghiệp độc đáo? Làm sao để có một vị trí đặc biệt cho Công ty trên thị trường để thu hút và tạo lòng trung thành của khách hàng, đem đến sự phát triển lâu dài?

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn cho thấy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn TNHH SX & TM Tân Định là một đòi hỏi cấp thiết. Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn SX & TM Tân Định” nhằm nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

2.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Cho đến thời điểm này có rất nhiều công trình nghiên cứu đến các vấn đề liên quan như Marketing tiêu thụ sản phẩm, triển khai chiến lược…trên thế giới. Song vấn đề “hoàn thiện chính sách Marketing triển khai chiến lược kinh doanh của công ty kinh doanh”mang tính toàn diện, cụ thể hơn thì chưa có công trình nào trên thế giới nghiên cứu. Một số tác giả nghiên cứu đến các vấn đề có liên quan như:

[1]Fredr david (2006), Cuốn giáo trình “Khái luận về quản trị chiến lược”, Nhà xuất bản Thống Kê. Cuốn sách này đề cập đầy đủ về quản trị chiến lược từ những khái luận về chiến lược, quản trị chiến lược và trong cuốn sách này nêu khá đầy đủ vấn đề về triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

[2] Micheal porter, cuốn sách “Chiến lược cạnh tranh”, “Lợi thế cạnh tranh”. Đã đề cập đến những chiến lược và xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

[3] David a.aaker biên dịch Đào Công Bình (2003), cuốn sách “Triển khai chiến lược kinh doanh”, Nhà xuất bản Trẻ đã đề cập một cách sâu hơn và chi tiết hơn về vấn đề triển khai chiến lược kinh doanh.

2.2. Các nghiên cứu trong nước

Hiện nay tại Việt Nam có giáo trình “Quản trị chiến lược”- PGS.Lê Thế Giới. Cuốn sách này không ngoài mục đích cung cấp những kiến thức nền tảng ban đầu về quản trị chiến lược cho các nhà quản trị Việt Nam với hy vọng phần nào giúp họ thành công trong hoạt động kinh doanh của mình.

Giáo trình “Quản trị chiến lược” – Đại học Thương mại, tập slide bài giảng của Bộ môn Quản trị chiến lược, giới thiệu các nội dung cơ bản nhất về các giai đoạn của quản trị chiến lược, tiếp cận và phân tích các khái niệm từ góc độ khác nhau từ đó đưa ra cái nhìn bao quát nhất về quản trị chiến lược hiện đại.

Các công trình nghiên cứu về các đề tài liên quan:

Ở Việt Nam, vấn đề này bắt đầu được nhắc đến nhiều khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã có một số cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí về vấn đề này. Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về cạnh tranh đã được công bố như: luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quốc Dũng về đề tài “Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2016), luận văn thạc sĩ về đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nhằm thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Bùi Văn Thành (2017). Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam – nhân tố quan trọng trong hội nhập” của tiến sĩ Lê Đăng Doanh – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (2017). Tác phẩm “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Chu Văn Cấp (2018), nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia – Hà Nội. Đề án phát triển Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi từ năm 2016 đến 208.

Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về cạnh tranh và những kinh nghiệm thực tế quí báu. Tuy nhiên nghiên cứu dưới góc độ quản trị kinh doanh về năng lực cạnh tranh của Công ty  TNHH SX & TM Tân Định  chưa được thực hiện. Tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu theo hướng này.

  1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung

            Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SX & TM Tân Định từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho đơn vị nghiên cứu.

3.2. Mục tiêu cụ thể

– Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

– Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TTNHH SX & TM Tân Định.

– Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TNHH SX & TM Tân Định.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SX & TM Tân Định.

Phạm vi nghiên cứu:

– Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SX & TM Tân Định và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

– Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH SX & TM Tân Định.

– Phạm vi về thời gian nghiên cứu:

+ Những thông tin, số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2016 đến năm 2018.

+ Giải Pháp đến 2025

  1. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Với mong muốn đạt được kết quả nghiên cứu cao cho luận văn này, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban trong công ty, sách, báo, tạp chí về ngành. T ừ đó, tìm ra những phương thức tác động hợp lý nhằm khai thác tối đa cơ hội và điểm mạnh, giảm thiểu mối đe dọa và điểm yếu trên cơ sở đề xuất các giải pháp tối ưu trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty.

5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

  • Phương pháp hệ thống và phương pháp tổng hợp để nghiên cứu đầy đủ các đối tượng khác nhau, có mối quan hệ với nhau cùng tác động đến thực thể doanh nghiệp.
  • Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp các số liệu, dữ kiện nhằm xác định những mục tiêu, các phương án, giải pháp chiến lược được lựa chọn.
  • Phương pháp chuyên gia để tham khảo ý kiến để nhận định những yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đối với doanh nghiệp.
  1. Kết cấu khóa luận

Ngoài Tóm lược, Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, Danh mục từ viết tắt, Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Các phụ lục thì khóa luận còn được kết cấu làm 3 chương như sau:

Chương 1: một số lí luận cơ bản về  năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Chương 2: phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH SX & TM Tân Định

Chương 3: Đề xuất và kiến nghị để giải quyết chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH SX & TM Tân Định

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn

 D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 12-2019\LV HỌC VIỆN 2019-KTL\Báo cáo Sang\ĐỀ cương

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Một số khái niện cơ bản có liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm chiến lược

* Theo quan điểm truyền thống

Thuật ngữ “Chiến lược” (Strategy) xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa “khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự” (Webster’s new world dictionary). Alfred Chandler (thuộc đại học Havard) định nghĩa “Chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng của hành động và phân bố các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Đây là một trong những định nghĩa truyền thống được dùng phổ biến nhất hiện nay.

Ta thấy rằng những chiến lược chủ yếu của một công ty bao gồm những mục tiêu, những đảm bảo về nguồn lực (tài nguyên) để đạt được những mục tiêu và những chính sách chủ yếu cần được tuân theo trong khi sử dụng những nguồn lực này. Do đó, chiến lược cần được định ra như là kế hoạch của sơ đồ tác nghiệp tổng quát chỉ hướng cho công ty đi đến mục tiêu mong muốn.

1.1.2. Khái niệm chiến lược cạnh tranh

Quan điểm  hiện đại về CLCT của doanh nghiệp cho rằng: chiến lược có thể rộng lớn hơn những gì mà doanh nghiệp dự định hoặc đặt kế hoạch thực hiện. Tiêu biểu cho quan điểm này là Henry Mintzberg của trường đại học McGill. Henry Mintzberg đã định nghĩa chiến lược là một mô thức bao gồm một loạt các quyết định và chương trình hành động. Mô thức đó là sản phẩm kết hợp giữa chiến lược có chủ định và thực tế tiến hành ngoài dự kiến ban đầu của nhà nâng cao năng lực cạnh tranh gọi là chiến lược đột biến

 

1.1.3. Khái niệm  năng lực cạnh tranh

– Theo Peter Ducker “ năng lực cạnh tranh được hiểu là quá trình dựa trên cơ sở phân tích và dự báo các nhân tố môi trường kinh doanh, sử dụng các mô hình thích hợp để quyết định các vấn đề liên quan đến thị trường mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh, nguồn vận động tài chính cũng như các nguồn lực khác, mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh và cách thức mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt được các mục tiêu chiến lược”

– Theo giáo trình Quản Trị Học của Đại Học Kinh Tế Quốc Dân “ hoạch định có nghĩa là phác thảo, phác họa, ấn định. Quá trình quản trị doanh nghiệp bao gồm bốn chức năng chính: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Hoạch định là một chức năng quan trọng đóng vai trò nền tảng. Xem xét dưới gốc độ này, hoạch định là một quá trình liên quan đến tư duy và ý chí của con người, bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu và các biện pháp để đạt được mục tiêu; nó cho phép hình thành và thực hiện các quyết định, không phải là một hành động tức thời mà là một quá trình mang tính liên tục”.

Qua đó có thể tổng kết lại như sau:

            Nâng cao năng lực cạnh tranh là tiến trình đặt ra những đường lối và chính sách cho phép doanh nghiệp giữ vững, thay đổi hoặc cải thiện vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường sau một thời gian nhất định. Nó là quá trình xây dựng nhiệm vụ kinh doanh, điều tra nghiên cứu để  phát hiện những khó khăn, thuận lợi bên ngoài, các điểm yếu, điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp, đề ra các mục tiêu chiến lược, xây dựng và lựa chọn một chiến lược cạnh tranh  tối ưu.

1.1.4. Khái niệm về giá

Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau. Đằng sau của những tên gọi đó, các hiện tượng giá cả luôn mang một ý nghĩa chung là lợi ích kinh tế bằng tiền. Trong các biến số của marketing – mix chỉ có biến số giá cả là trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế. Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau thì có rất nhiều quan điểm khác nhau về giá.

“Theo học thuyết giá trị thì giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện nhiều mối quan hệ lớn trong nền kinh tế.

Theo quan niệm của người mua thì giá cả là số lượng tiền mà họ phải trả để nhận được một số lượng hàng hoá hay dịch vụ nhất định để có thể sử dụng hay chiếm hữu hàng hoá hay dịch vụ đó.

Còn theo quan điểm của người bán thì giá cả là phần thu nhập hay doanh thu mà họ nhận được khi tiêu thụ một đơn vị hay số lượng sản phẩm nhất định.

Những quyết định về giá luôn giữ vai trò quan trọng và phức tạp nhất mà một công ty phải đối mặt khi soạn thảo các hoạt động marketing của mình

1.1.5. Khái niệm về sản phẩm

            Sản phẩm

Sản phẩm (product) là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng.

Cấu trúc của sản phẩm

Phần lớn các sản phẩm được cấu trức ở năm mức độ: lợi ích cốt lõi, sản phẩm chung, sản phẩm mong đợi, sản phẩm hoàn thiện và sản phẩm tiềm ẩn.

Mức cơ bản là lợi ích cốt lõi, chính là dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng mua. Chẳng hạn đối với một chiếc áo đi mưa, khách hàng mua “sự khô ráo”; đối với một lọ nước hoa, khách hàng mua “một niềm hy vọng”; đối với một chuyến du lịch thiên nhiên, khách hàng mua “sự thư giãn và bầu không khí trong lành”. Nhà kinh doanh phải xem mình là người cung ứng lợi ích.

Nhà kinh doanh phải biến lợi ích cốt lõi thành sản phẩm chung, chính là dạng cơ bản của sản phẩm đó. Vì thế một khách sạn phải là một tòa nhà có các phòng để cho thuê. Tương tự như vậy, ta có thể nhận ra những sản phẩm khác như một chiếc ôtô, một lần khám bệnh, một buổi hòa nhạc,..

1.1.6. Khái niệm về năng suất

Theo quan niệm truyền thống: Khái niệm năng suất được hiểu khá đơn giản là mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào. Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một lượng đầu vào giống nhau hoặc với đầu ra giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn thì có thể nói rằng năng suất cao hơn. Những năm gần đây khái niệm năng suất được hoàn thiện bổ sung thêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình kinh tế xã hội và những thay đổi của môi trường kinh doanh hiện nay.

Theo Từ điển Oxford “năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó”

            Cách tiếp cận mới về năng suất lao động.GS- PTS Nguuyễn Đình Phan.Nxb Chính trị quốc gia, HN. Tr 6

Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT(Mỹ) “năng suất là đầu ra trên một đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của các bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động”

            Cách tiếp cận mới về năng suất lao động.GS- PTS Nguuyễn Đình Phan.Nxb Chính trị quốc gia, HN. Tr 6

Năm 1950 Tổ chức hiệp tác kinh tế châu Âu đưa ra định nghĩa chính thức như sau: Năng suất là thương số thu được bằng cách chia đầu ra cho một trong những nhân tố sản xuất . Trong trường hợp này có thể nói về năng suất của vồn, năng suất đầu tư hoặc năng suất của nguyên vật liệu., tuỳ theo cách xem xét đầu ra trong mối quan hệ với vốn, đầu tư hay nguyên liệu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *