Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai

Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai

Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai

Tính cấp thiết của đề tài

Dự toán ngân sách là sự tính toán một cách chi tiết về việc huy động các nguồn lực của một tổ chức trong một chu kỳ hoạt động. Dự toán ngân sách là một bảng tóm tắt trên mọi phương diện của các kế hoạch chỉ tiêu cho tương lai của tổ chức, xác định từng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận trong cơ quan, đơn vị thực hiện.

Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các nguồn tài chính được huy động cho Nhà nước và sử dụng các nguồn tài chính đó nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước do Hiến pháp quy định. Nguồn tài chính NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng qui mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Quy mô và cơ cấu thu chi NSNN tác động mạnh mẽ đến quan hệ cung cầu trên thị trường và thông qua đó tác động đến nền kinh tế. Thông qua việc xây dựng và phân bổ NSNN, Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội (KTXH). NSNN là công cụ kinh tế để Nhà nước thực hiện việc quản lý, kiểm soát nền kinh tế. NSNN trực tiếp đầu tư phát triển (ĐTPT) nguồn nhân lực, trí lực (giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học) thực hiện nhiệm vụ phát triển xã hội. Điều đó cho thấy việc lập, phân bổ và sử dụng có hiệu quả vốn NSNN của quốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng KTXH đã đề ra.

Luật NSNN (2015) trao thêm quyền tự chủ về ngân sách cho các địa phương. Theo đó, Hội đồng Nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền các cấp; xây dựng định mức phân bổ ngân sách (ĐMPBNS) và mức phân bổ ngân sách cho các ngành, các cấp. Các ĐMPBNS cho ngân sách cấp huyện, xã được xây dựng và áp dụng cho mỗi giai đoạn ổn định ngân sách (3-5 năm). Quy trình dự toán NSNN có ý nghĩa vô cùng thiết yếu đối với phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai, giúp HĐND, Ủy ban Nhân dân (UBND) định hướng những mặt hoạt động cơ bản trong năm kế hoạch, chủ động tốt và phát huy các nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ chính trị trên địa bàn; phát huy các nguồn lực và khả năng của địa phương, đề ra phương hướng sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, đối phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra đột xuất rong tương lai, hạn chế được những khó khăn về phát sinh kinh phí ngoài kế hoạch.

Tuy nhiên hiện nay công tác lập dự toán ngân sách của phòng Tài chính – Kế hoạch vẫn còn tồn tại một số khiếm khuyết, số liệu dự toán ngân sách chưa phản ánh đúng thực trạng của địa phương nên không phát huy vai trò công dụng của nó và gây lãng phí cho ngân sách. Trong khi đó, để phát triển địa phương, cần huy động tốt nguồn lực xã hội, đòi hỏi địa phương phải không ngừng đổi mới và nâng cao trình độ quản lý, trong đó, những yếu kém, bất cập về công tác dự toán ngân sách cần sớm được khắc phục.

Từ việc nhận thức được sự cần thiết của công tác dự toán ngân sách và từ yêu cầu đổi mới công tác quản lý ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa nên tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai”. Đề tài nhằm góp phần thực hiện tốt công tác lập dự toán ngân sách huyện.

Mục tiêu của đề tài

– Đánh giá thực trạng về lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa.

– Đề ra những giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

– Đề tài nghiên cứu công tác lập dự toán ngân sách cấp huyện được thực hiện tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa, sử dụng thông tin số liệu minh họa năm 2018.

– Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp định tính, cụ thể là có sự phối hợp các phương pháp sau:

+ Thu thập dữ liệu trực tiếp từ các bộ phận có liên quan ở phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa.

+ Phương pháp phân tích, đối sánh, tổng hợp được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu, lập luận và giải thích.

Kết cấu của luận văn

Chương 1. Cơ sở lý thuyết về lập dự toán ngân sách của cơ quan tài chính.

Chương 2. Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.

Chương 3. Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai
Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

CỦA CƠ QUAN TÀI CHÍNH

KHÁI QUÁT VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

Khái niệm và phân loại dự toán ngân sách

  1. Khái niệm dự toán ngân sách:
  2. Phân loại dự toán ngân sách:

Vai trò và quy trình của dự toán ngân sách

  1. Vai trò dự toán ngân sách:
  2. Quy trình lập dự toán ngân sách:

Mô hình lập dự toán ngân sách

  1. Mô hình Top – Down:
  2. Mô hình Bottom – Up:

Các phương pháp lập dự toán ngân sách

  1. Lập dự toán theo phương pháp gia tăng:
  2. Phương pháp lập dự toán dựa trên cấp không (ZBB):

LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN

Yêu cầu của lập dự toán ngân sách cấp huyện

Thứ nhất, lập dự toán phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước.

Thứ hai, việc lập dự toán phải theo từng lĩnh vực thu và lĩnh vực chi

Thứ ba, lập dự toán phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo.

Thứ tư, lập dự toán phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời gian, phải thể hiện đầy đủ các khoản thu chi theo Mục lục NSNN và hướng dẫn của Bộ Tài chính gửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của nhà nước xét duyệt.

Thứ năm, dự toán được lập phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.

Căn cứ lập dự toán ngân sách cấp huyện

Nhiệm vụ phát triển KTXH và đảm bảo quốc phòng an ninh; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế – xã hội và tự nhiên. Các văn bản pháp luật, luật, pháp lệnh hiện hành về thuế chế độ thu, chế độ, tiêu chuẩn định mức do cấp có thẩm quyền quyết định; các chế độ chính sách hiện hành làm cơ sở lập dự toán chi ngân sách. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung phải được nghiên cứu và ban hành trước thời điểm lập dự toán ngân sách. Những quy định về phân cấp quản lý KTXH, phân cấp quản lý ngân sách. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về lập dự toán ngân sách và văn bản hướng dẫn của các Bộ, hướng dẫn của UBND cấp tỉnh. Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu, mức bổ sung từ ngân sách cấp trên, chế độ phân cấp ngân sách và dự toán thu, chi ngân sách từng địa phương, xác định tỷ lệ phân chia. Cụ thể như sau:

A: Tổng chi ngân sách địa phương

B: Tổng thu 100% ngân sách địa phương

C: Tổng thu phân chia giữa NSĐP và ngân sách trung ương.

Nếu A-B<C: Tỷ lệ phân chia cho địa phương là 50% (Bổ sung ngân sách)

Nếu A-B=C: Tỷ lệ phân chia cho địa phương là 100% (Tự cân đối)

Nếu A-B>C: Tỷ lệ phân chia là 100% (ngân sách trung ương bổ sung còn thiếu để cân đối ngân sách)

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN ĐAK ĐOA, TỈNH GIA LAI

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN ĐAK ĐOA

Tổng quan về phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa

  1. Giới thiệu:
  2. Chức năng:
  3. Nhiệm vụ và quyền hạn:

Tổ chức bộ máy quản lý phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa

  1. Nguyên tắc làm việc của phòng Tài chính – Kế hoạch:
  2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
  3. Mối quan hệ công tác:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN ĐAK ĐOA

Mô hình và căn cứ lập dự toán ngân sách

Hiện nay, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa tổ chức xây dựng dự toán ngân sách huyện theo mô hình Bottom – Up (từ dưới lên).

Bước 1: Các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I, UBND các xã thực hiện lập theo từng nội dung thu, chi để gửi lên phòng Tài chính – Kế hoạch huyện để tổng hợp.

Bước 2: Dựa trên các số liệu dự toán ngân sách do Chi cục thuế, các đơn vị dự toán cấp I, UBND các xã, thị trấn, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng gửi về phòng Tài chính – Kế hoạch huyện rà soát, tổng hợp các dữ liệu, xây dựng dự thảo dự toán thu – chi ngân sách của năm kế hoạch. Các bảng biểu dự toán ngân sách được tổng hợp sau khi hoàn thành sẽ được Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch trình UBND huyện xem xét phê duyệt.

Bước 3: Chủ tịch UBND huyện xem xét ký duyệt dự toán thu – chi ngân sách; dự toán chính thức được gửi Sở Tài chính Gia Lai, Cục Thuế Gia Lai; Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phương pháp lập dự toán ngân sách

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa đang thực hiện lập dự toán theo phương pháp phần trăm tăng thêm.

Lập dự toán theo phương pháp gia tăng là phương pháp lập dự toán truyền thống theo đó dự toán được lập trên cơ sở dự toán của kỳ hiện tại hoặc kết quả hoạt động thực tế với số lượng gia tăng được thêm vào kỳ lập dự toán mới. Số lượng gia tăng này sẽ bao gồm cả việc điều chỉnh một số yếu tố như lạm phát, hoặc tỷ lệ tăng giá hay chi phí dự kiến.

* Một số khoản mục trong lập dự toán NSNN được xây dựng như sau:

Dự toán thu NSNN phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống dữ liệu đối tượng nộp thuế; đảm bảo tính đúng, đủ từng khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực thu đối với từng địa bàn, chi tiết số thu từ các nhà máy mới đi vào hoạt động có số thu lớn theo các quy định hiện hành về thuế, phí, lệ phí và thu khác NSNN; các quy định điều chỉnh chính sách theo lộ trình tiếp tục ảnh hưởng tới số thu NSNN trong năm và các quy định dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung, áp dụng.

Dự toán chi ĐTPT được xây dựng chi tiết theo các lĩnh vực chi phù hợp với quy định và sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên lần lượt là: bố trí vốn đầy đủ theo phân kỳ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, dự án có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của địa phương; bố trí đủ vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư PPP; xử lý nợ đọng XDCB và thu hồi vốn ứng trước; chỉ bố trí cho các dự án khởi công mới nếu còn nguồn và đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định.

Quy trình lập dự toán ngân sách

  1. Thời gian lập dự toán

* Các mốc thời gian lập dự toán ngân sách:

Trước ngày10/7, phòng Tài chính – Kế hoạch hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng chỉ tiêu phát triển KTXH, kế hoạch đầu tư công, dự toán NSNN năm kế hoạch.

Trước ngày 30/7, các cơ quan, đơn vị, gửi báo cáo đánh giá ước thực hiện kế hoạch năm hiện tại, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và dự toán NSNN năm kế hoạch, và đầu tư công năm gửi về phòng Tài chính – Kế hoạch để tổng hợp.

Trước ngày 05/8, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tổng hợp báo cáo đánh giá ước thực hiện năm hiện hành và tổng hợp kế hoạch phát triển KTXH; dự toán NSNN năm sau; chương trình kế hoạch đầu tư công năm sau, đồng thời dự kiến phương án phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch và NSNN báo cáo UBND huyện phê duyệt; gửi Sở Kế hoạch & đầu tư; Sở Tài chính.

Từ tháng 8 đến đầu tháng 10, phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp cùng Chi cục Thuế, Văn phòng HĐND&UBND huyện căn cứ kết quả thực hiện 9 tháng và ước cả năm rà soát, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục thuế để thảo luận dự toán NSNN năm.

Sau khi nhận được Quyết định giao chỉ tiêu phát triển KTXH và dự toán NSNN năm sau, kế hoạch phân bổ đầu tư công của UBND tỉnh và các Sở ngành, phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp Chi cục Thuế thực hiện hoàn chỉnh phân bổ chỉ tiêu phát triển KTXH và dự toán ngân sách năm, báo cáo UBND huyện cho ý kiến, hoàn chỉnh trình HĐND huyện thông qua làm cơ sở giao chỉ tiêu kế hoạch năm vào cuối tháng 12.

Trước ngày 31/12 hàng năm, tất cả các đơn vị dự toán đều được giao phân bổ dự toán thu, chi ngân sách năm kế hoạch để các đơn vị thực hiện.

  1. Nội dung triển khai lập dự toán

Phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện triển khai các văn bản:

– Chỉ thị số 13/CT-TTG ngày 24/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm 2019; Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08/6/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2019 và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2019 – 2021; Công văn số 1180/STC-QLNS ngày 12/6/2018 của Sở Tài chính Gia Lai về việc hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2019 và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2019-2021.

– Triển khai văn bản của UBND huyện về việc xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH và xây dựng dự toán NSNN năm 2019 và giai đoạn 2019-2022, đến tất cả cơ quan, đơn vị dự toán, UBND các xã, thị trấn thực hiện xây dựng kế hoạch cho năm sau; giao trách nhiệm phòng Tài chính – Kế hoạch hướng dẫn việc xây dựng dự toán ngân sách. Các cơ quan, đơn vị, Ban quản lý dự án, UBND các xã, thị trấn căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn, chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ, đồng thời phân tích những thuận lợi, khó khăn dự kiến phát sinh trong năm kế hoạch.

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện sẽ cung cấp biểu mẫu (theo mẫu xây dựng dự toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị để triển khai xây dựng dự toán).

  1. Các giai đoạn trong quy trình lập dự toán ngân sách

Giai đoạn 1: Đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN

Phòng Tài chính – Kế hoạch căn cứ vào số liệu thu – chi ngân sách đến hết ngày 30/6 để ước tình hình thực hiện dự toán thu – chi ngân sách cả năm.

* Về thu NSNN:

Phòng Tài chính – Kế hoạch căn cứ vào kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm để đánh giá và ước thực hiện cả năm trên cơ sở sử dụng hết nguồn thu, không bỏ sót, không để thất thu, khai thác tăng thu, tích cực thực hiện các biện pháp phấn đấu hoàn thành dự toán tỉnh và huyện giao trong năm.

* Về chi NSĐP:

Về chi ĐTPT cơ sở hạ tầng, cần đánh giá việc bố trí nguồn vốn, giao dự toán chi đầu tư cho các dự án, công trình trong năm; việc chấp hành quy định về quản lý vốn đầu tư, về thủ tục đầu tư và bố trí nguồn vốn, về thời gian, tiến độ thực hiện, quyết toán các dự án, công trình XDCB trong năm; những khó khăn, tồn tại trong cơ chế, chính sách quản lý vốn đầu tư; đánh giá tình hình thực hiện và khả năng hoàn thành dứt điểm trong năm về chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn từ vốn tín dụng ưu đãi.

Giai đoạn 2: Lập dự toán thu – chi NSNN năm kế hoạch

* Dự toán thu NSNN:

Dự toán thu NSNN năm sau phải đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá, trên cơ sở tích cực khai thác mọi nguồn thu và kết hợp các biện pháp chống thất thu.

Cụ thể: Mức tăng thu NSNN năm 2019 trên địa bàn so với ước thực hiện năm 2018 tăng từ 12% – 14% theo Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08/6/2018 của Bộ Tài chính về việc “hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2019 và Kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2019 – 2021”. Tỷ lệ phân chia khoản thu giữa các cấp ngân sách vẫn thực hiện theo tỷ lệ phân chia giai đoạn năm 2016-2020 của UBND tỉnh ban hành.

* Xây dựng chi NSĐP:

– Chi đầu tư XDCB:

+ Chi đầu tư XDCB tập trung: tăng 10% so năm trước cho các dự án đã có hồ sơ theo phân cấp thẩm định, phê duyệt dự án của huyện. Đảm bảo vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư, thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành của các công trình;

+ Rà soát, phân loại sắp xếp các dự án để có thứ tực ưu tiên bố trí dự toán, trong đó chú ý bố trí dự toán cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành trong năm kế hoạch, các dự án còn nợ khối lượng XDCB, trả nợ vay đến hạn, những dự án, công trình trọng điểm có hiệu quả, (giao thông, thủy lợi, công trình phục vụ phát triển lúa nước, công trình giáo dục,…).

– Chi thường xuyên:

Dự toán được lập trên cơ sở ước tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm trước, dự kiến nhiệm vụ năm kế hoạch (làm rõ các khoản chi phát sinh năm trước, không phát sinh chi năm kế hoạch, các khoản phát sinh tăng năm kế hoạch theo chế độ, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt) chế độ quy định về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành.

Về chi quản lý hành chính, căn cứ số biên chế được duyệt thời điểm lập dự toán, trong đó số biên chế thực có mặt đến thời điểm lập dự toán, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu được duyệt, hợp đồng lao động theo Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ, phòng Tài chính – Kế hoạch xác định quỹ tiền lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở hiện hành, dự kiến các nội dung phát sinh tăng chi cho năm kế hoạch như: Đại hội Đảng các cấp, nhiều sự kiện diễn ra, do vậy các đơn vị chủ động xây dựng dự toán tổ chức các sự kiện diễn ra trong năm, các lễ kỷ niệm lớn.

Các cơ quan, đơn vị lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm, đặc biệt là dự toán chi mua sắm phương tiện, hạn chế tối đa về số lượng và quy mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, tiếp khách, đi công tác và các nhiệm vụ cấp bách khác; dự toán chi cho các nhiệm vụ này không tăng so với số thực hiện năm trước.

Các cơ quan, đơn vị tiếp tục cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương); 40% nguồn thu được để lại theo chế độ của các đơn vị có nguồn thu; dành tỷ lệ 50% tăng thu NSĐP (không kể tăng thu tiền sử dụng đất).

Các báo cáo trên sau khi các đơn vị xây dựng hoàn thành sẽ gửi về phòng Tài Chính – Kế hoạch theo thời gian quy định; phòng Tài Chính – Kế hoạch tổng hợp trình Thường trực UBND huyện xem xét thông qua Thường trực 04 bên, ký duyệt xong, dự toán sẽ được gửi về Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Gia Lai trong tháng 06. Sở Tài chính thực hiện thông báo số dự kiến giao thu, chi ngân sách năm kế hoạch cho các địa phương. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tham mưu cho UBND huyện dự thảo giao thu, chi NSNN năm kế hoạch cho cấp xã và các cơ quan, đơn vị.

Từ tháng 09 đến tháng 10 Sở Tài chính phối hợp cùng Cục Thuế Gia Lai sẽ có thông báo làm việc với các huyện về dự toán ngân sách (vòng 1, vòng 2) để các cơ quan chuyên môn như: Phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thuế giải trình, thống nhất một số nội dung như ước thực hiện thu – chi năm hiện tại, xây dựng dự toán năm kế hoạch trước khi thông qua cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Giai đoạn 3: Theo dõi, điều chỉnh, bổ sung

Khi có Quyết định giao dự toán chính thức của UBND tỉnh cho các địa phương, phòng Tài Chính – Kế hoạch phối hợp cùng Chi cục Thuế tham mưu cho UBND huyện phân bổ chỉ tiêu phát triển KTXH và giao dự toán thu – chi cho các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, phòng Tài chính – Kế hoạch cập nhật theo dõi các vấn đề phát sinh để tham mưu cho UBND huyện xem xét điều chỉnh và phân bổ theo quy định.

  1. Quy trình lập dự toán ngân sách

Bước 1: Quy trình triển khai và ban hành hướng dẫn, thông báo dự toán

Bước 2: Quy trình dự toán và tổng hợp dự toán NSĐP

Bước 3: Quy trình thảo luận dự toán với phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thuế

Bước 4: Quy trình phân bổ dự toán NSĐP

Bước 5: Quy trình xem xét, báo cáo UBND huyện để trình Thường trực HĐND huyện

Bước 6: Quy trình chuẩn bị các biểu mẫu giao dự toán

Bước 7: Quy trình công khai dự toán (chậm nhất sau 60 ngày HĐND ban hành Nghị quyết về phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị)

Bước 8: Lưu hồ sơ

Minh họa lập dự toán ngân sách năm 2019

  1. Đánh giá ước tính tình hình thực hiện dự toán thu chi

Căn cứ vào ước thực hiện thu – chi ngân sách 06 tháng đầu năm 2018, phòng Tài chính – Kế hoạch xây dựng báo cáo điều hành NSNN năm 2018. Nội dung báo cáo gồm: Đánh giá ước thực hiện thu NSNN, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách năm 2018.

  1. Lập dự toán NSNN năm 2019

* Giai đoạn lập dự toán thu NSNN năm 2019

Một số căn cứ lập dự toán thu NSNN gồm:

Căn cứ tình hình ước thực hiện thu NSNN năm 2018: Việc rà soát, khai thác hết nguồn thu trong năm để ước thực hiện đúng, đủ có tính đến các yếu tố loại trừ để đảm bảo số ước thực hiện thu sát thực tế làm căn cứ quan trọng cho công tác xây dựng dự toán NSNN năm kế hoạch.

* Giai đoạn lập dự toán chi NSĐP năm 2019

Các cơ sở xây dựng dự toán NSĐP gồm:

Căn cứ tình hình ước thực hiện chi NSNN năm 2018: Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách năm 2018 để làm căn cứ quan trọng cho công tác xây dựng dự toán chi NSĐP năm kế hoạch.

  1. Thảo luận dự toán năm 2019

Trên cơ sở số liệu xây dựng dự toán ngân sách năm được UBND huyện ký duyệt; gửi về Sở Tài chính Gia Lai và Cục thuế Gia Lai; trong tháng 9 và tháng 10 Sở Tài chính sẽ thông báo thời gian thảo luận dự toán.

Thảo luận vòng 1: Chi Cục Thuế huyện thảo luận dự toán thu ngân sách với Cục thuế Gia Lai. Căn cứ kết quả trên, phòng Tài chính – Kế hoạch thảo luận dự toán chi ngân sách với Sở Tài chính Gia Lai.

Thảo luận vòng 2: Sau khi thống nhất số liệu đánh giá ước thực hiện năm 2018 của các cơ quan chuyên môn; Sở Tài chính thực hiện tổng hợp thông qua thảo luận vòng 2 cấp lãnh đạo Sở, Cục với UBND cấp huyện. Số liệu báo cáo thảo luận lấy thời điểm thực hiện đến tháng 10 năm 2018. Do vậy, nhiều chỉ tiêu đánh giá ước thực hiện năm 2018 (thời điểm tháng 6) không còn phù hợp có sự chênh lệch; số liệu thu thường đơn vị ước thấp; số liệu chi ước cao so thực tế.

Trên cơ sở số liệu ước thực hiện năm hiện tại; dự kiến các nhân tố ảnh hưởng như chính sách thuế, chế độ định mức ….làm tăng, giảm dự toán ngân sách năm kế hoạch, Sở Tài chính thực hiện tính toán tỷ lệ tăng thu theo khung hướng dẫn của Bộ Tài chính có tính đến tính chất kinh tế địa phương từng huyện để áp dụng tỷ lệ tăng thu cho phù hợp.

  1. Trình UBND và HĐND dự toán ngân sách năm 2019

Sau khi tiến hành thảo luận và phân bổ dự toán thu – chi ngân sách năm 2019, trên cơ sở chỉ tiêu dự toán ngân sách được UBND tỉnh giao; căn cứ nguồn lực của địa phương và nhu cầu nhiệm vụ chi; phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp Chi cục Thuế xây dựng dự toán phấn đấu cao hơn hoặc bằng dự toán tỉnh giao. Báo cáo được trình cho Thường trực UBND huyện, Thường trực HĐND huyện toàn bộ dự toán thu, chi ngân sách năm, thuyết minh căn cứ xây dựng và phân bổ dự toán. Để có nguồn tăng chi cho ĐTPT, chi thường xuyên, phòng Tài chính – Kế hoạch dự kiến tăng thu so với tỉnh giao.

  1. Giao dự toán NSNN

Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND đã được phê chuẩn, phòng Tài chính – Kế hoạch chuẩn bị các biểu mẫu giao dự toán theo quy định. Đồng thời, phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu các Quyết định trình UBND huyện phê duyệt như: Quyết định giao dự toán thu chi ngân cho các cơ quan, đơn vị; Quyết định đầu tư công; Quyết định giao khoán kinh phí cho các cơ quan Quản lý hành chính, giao tự chủ cho đơn vị sự nghiệp; Văn bản hướng dẫn phân bổ dự toán…

  1. Công khai dự toán NSNN

Việc công khai dự toán NSNN phải được tiên hành chậm nhất là 60 ngày sau khi HĐND huyện ban hành Nghị quyết về dự toán ngân sách. Sau khi UBND huyện quyết định giao dự toán thu, chi NSNN của huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch xây dựng biểu mẫu công khai dự toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, báo cáo UBND huyện quyết định công khai dự toán ngân sách. Phòng Tài chính – Kế hoạch đôn đốc các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức công khai dự toán theo quy định đồng thời tổng hợp kết quả công khai dự toán báo cáo Sở Tài chính.

  1. Lưu hồ sơ dự toán NSNN

Phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện lưu toàn bộ hồ sơ từ khâu xây dựng dự toán, các Nghị quyết, Quyết định giao dự toán của cấp trên, UBND huyện, thông báo của phòng Tài chính – Kế hoạch; thực hiện lưu hồ sơ theo quy định.

Đánh giá thực trạng công tác dự toán ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa

  1. Những kết quả đạt được

* Về mô hình dự toán ngân sách

* Về trình tự lập dự toán ngân sách

  1. Những mặt hạn chế

* Về mô hình dự toán ngân sách

* Về trình tự lập dự toán ngân sách

* Về giai đoạn thảo luận dự toán

* Về giai đoạn trình HĐND trước khi giao dự toán

* Về giai đoạn giao dự toán ngân sách

* Về giai đoạn công khai dự toán ngân sách

* Về giai đoạn lưu trữ hồ sơ

CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN ĐAK ĐOA

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa cần chú trọng đến việc hoàn thiện quy trình dự toán ngân sách một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng để đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các bộ phận trực thuộc phòng phát huy tốt nhất khả năng, trách nhiệm trong công tác lập dự toán. Quy trình dự toán ngân sách mới phải phát huy tốt những ưu điểm hiện có và khắc phục những nhược điểm như đã nêu trên.

So với quy trình dự toán ngân sách cũ, quy trình mới có một vài nội dung thay đổi để phát huy tính ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của quy trình cũ, cụ thể như:

– Về cơ cấu quy trình: Tăng thêm 03 bước (quy trình). Trong đó:

+ Tách bước 02: Quy trình dự toán và tổng hợp dự toán ngân sách địa phương thành 02 quy trình riêng biệt gồm: Quy trình lập dự toán ngân sách; Quy trình tổng hợp dự toán ngân sách địa phương, do công tác lập dự toán thuộc trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị dự toán và UBND cấp xã, thị trấn; Công tác tổng hợp dự toán ngân sách thuộc trách nhiệm của phòng Tài chính – Kế hoạch và Chi cục thuế huyện.

+ Xác nhập 02 bước: Quy trình xem xét, trình Thường trực HĐND huyện; Quy trình chuẩn bị các biểu mẫu giao dự toán; thành 01 quy trình: Quy trình giao chỉ tiêu dự toán ngân sách. Do công tác tham mưu các báo cáo, Nghị quyết, Quyết định, biểu mẫu trình kỳ họp HĐND và Hội nghị giao chỉ tiêu dự toán ngân sách do UBND huyện chủ trì cùng một đơn vị phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu, đề xuất; số liệu của hai kỳ họp tương đồng nhau; thời gian giữa 02 kỳ họp gần nhau.

+ Bổ sung 03 bước:

Quy trình xin ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị chủ chốt và Thường trực 04 bên: Trước khi Chủ tịch UBND huyện xem xét ký duyệt gửi cấp trên; nhằm lấy ý kiến của các đơn vị cơ sở xây dựng dự toán, ý kiến chỉ đạo điều hành của lãnh đạo cấp huyện, để đảm bảo rằng các chỉ tiêu báo cáo do cơ quan tổng hợp xây dựng có phù hợp với từng lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển KTXH của địa phương tromg năm kế hoạch; hạn chế những sai sót về chủ trương, định mức do đơn vị xây dựng lên.

Quy trình xin ý kiến đóng góp của Thường trực 04 bên: Sau khi đã có số liệu thống nhất của tỉnh giao cho huyện; số liệu tỉnh giao có sự chênh lệch so với số dự toán huyện xây dựng; do vậy bước xin ý kiến chỉ đạo điều hành của lãnh đạo là rất cần thiết, nhằm định hướng tăng thu NSĐP và điều chỉnh một số chỉ tiêu chi cho phù hợp với nguồn NSĐP, trước khi UBND huyện ký trình kỳ họp HĐND.

Quy trình điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách: Do trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung thu, chi phát sinh theo tình hình thực tế của địa phương, việc điều chỉnh và bổ sung dự toán đòi hỏi phải được thực hiện. Quy trình điều chỉnh, bổ sung dự toán là rất quan trọng, để công tác điều hành ngân sách có hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu phát triển của địa phương và thay đổi chính sách, chế độ trong quá trình chấp hành dự toán. Công việc theo dõi việc chấp hành dự toán của các cơ quan đơn vị thuộc trách nhiệm của các cơ quan, phòng Tài chính – Kế hoạch.

– Về kiểm soát, phản hồi: Quy trình mới bổ sung thêm các yêu cầu về công tác kiểm soát, phản hồi các ý kiến giữa đơn vị xây dựng dự toán với cơ quan tổng hợp; đơn vị tổng hợp (phòng Tài chính – Kế hoạch) với cấp lãnh đạo; phản hồi các nội dung báo cáo dự toán sau khi phân bổ cho các đơn vị dự toán và cơ quan chủ quản, cơ quan tư pháp để làm cơ sở kiểm soát tính công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách.

HOÀN THIỆN CĂN CỨ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

Đối với quá trình ngân sách của mỗi quốc gia, xây dựng dự toán NSNN là khâu đầu tiên tạo tiền đề, cơ sở cho các khâu tiếp theo của quá trình NSNN. Đây là giai đoạn xây dựng và quyết định dự toán thu, chi NSNN trong thời hạn một năm. Trong đó, việc xác định cơ sở, căn cứ để lập dự toán rất quan trọng, bởi căn cứ này xác định quy mô, lĩnh vực cần lập dự toán, từ đó dự trù được kinh phí cho từng hoạt động. Do đó, các căn cứ lập dự toán cần được hoàn thiện và xem xét một cách kỹ lưỡng để đảm bảo yếu tố khách quan, chính xác với các đối tượng, lĩnh vực sử dụng ngân sách.

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu, tác giả xây dựng chi tiết các căn cứ để lập dự toán NSNN cấp huyện. Các căn cứ cụ thể như sau:

– Thứ nhất, lập dự toán NSNN phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KTXH và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

– Thứ hai, lập dự toán NSNN phải căn cứ vào chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định.

– Thứ ba, việc lập dự toán NSNN còn phải căn cứ vào những quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN (đối với dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định).

– Thứ tư, lập dự toán NSNN phải căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách năm sau; thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển KTXH, kế hoạch vốn ĐTPT thuộc NSNN và văn bản hướng dẫn của UBND cấp tỉnh về lập dự toán ngân sách ở các cấp địa phương.

– Thứ năm, lập dự toán NSNN phải căn cứ vào số kiểm tra về dự toán thu, chi NSNN do Bộ Tài chính thông báo và số kiểm tra về dự toán chi ĐTPT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; UBND cấp trên thông báo số kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới.

– Thứ sáu, lập dự toán NSNN phải căn cứ vào tình hình thực hiện ngân sách các năm trước, không chỉ căn cứ vào các yếu tố về dự báo tăng trưởng kinh tế và mục tiêu phát triển KTXH của Nhà nước, mà còn phải căn cứ vào các định mức phân bổ, các chính sách chế độ chi tiêu của Nhà nước.

HOÀN THIỆN CÁC BƯỚC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

Bước 1: Quy trình triển khai và ban hành các văn bản hướng dẫn

Bước 2: Quy trình lập dự toán NSNN

Bước 3: Quy trình tổng hợp dự toán ngân sách

Bước 4: Quy trình xin ý kiến dự toán ngân sách

Bước 5: Quy trình thảo luận dự toán với Sở Tài chính, Cục Thuế

Bước 6: Quy trình phân bổ dự toán ngân sách địa phương

Bước 7: Quy trình xin ý kiến Thường trực

Bước 8: Quy trình trình kỳ họp HĐND và giao chỉ tiêu dự toán ngân sách

Bước 9: Quy trình công khai dự toán

Bước 10: Quy trình điều chỉnh, bổ sung dự toán

Bước 11: Lưu hồ sơ

KẾT LUẬN

Với đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai”, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dự toán ngân sách.

Trên cơ sở đó, tác giả đã nghiên cứu tình hình thực tế công tác lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng, tác giả nhận thấy công tác lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai vẫn chứa đựng nhiều hạn chế trong trình tự, căn cứ lập dự toán ngân sách. Luận văn đã tiến hành phân tích những khiếm khuyết trên nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những mặt còn tồn tại. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai nhằm giúp công tác lập dự toán ngân sách trở nên thực tế hơn.

Do vấn đề nghiên cứu liên quan đến nhiều vấn đề về dự đoán, ước tính và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn quý báu của quý Thầy Cô, những đóng góp từ các đồng nghiệp và bạn bè.

Xin chân thành cảm ơn./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KE TOAN\NGUYEN THI NGOC LAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *