Giám sát hoạt động hành chính từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Giám sát hoạt động hành chính từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Giám sát hoạt động hành chính từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: Cải cách nền hành chính nhà nước là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 2011 tới năm 2020 là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước. Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.

Với bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước, thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, giám sát xã hội mang tính quyền lực nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước đối với tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước là một trong những điều kiện quan trọng, nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Mục đích của giám sát hoạt động hành chính là phát hiện các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, ngăn ngừa, uốn nắn trong những sai lầm, lệch lạc, thực hiện mục tiêu quản lý hành chính nhà nước, góp phần hỗ trợ cho hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp. Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa hết sức to lớn và cần thiết.

Thực tiễn hoạt động hành chính ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định song cũng còn không ít những vấn đề tồn tại cần phải được cải cách về thể chế hành chính, về bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, đặc biệt là tình trạng cửa quyền, lạm quyền, quan liêu, mất dân chủ hay tình trạng lãng phí, tham nhũng, sách nhiễu, nhân dân tiếp tục diễn ra nghiêm trọng. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do pháp luật giám sát hành chính chưa đồng bộ và thiếu cụ thể, thiếu thống nhất, chưa xây dựng được cơ chế giám sát, tổ chức và hoạt động của cơ quan giám sát, nội dung giám sát và những chế tài của hoạt động giám sát.

Từ những lý do nêu trên, học viên chọn đề tài “Giám sát hoạt động hành chính từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn Thạc sĩ. Đề tài được thực hiện sẽ góp phần phát huy vai trò của pháp luật về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố Đà Nẵng, giúp cho các cơ quan này thực hiện có hiệu lực, hiệu quả quản lý, thực tốt cải cách hành chính ở địa phương.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, đề xuất và luận chứng các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám sát hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng công tác giám sát hoạt động hành chính, đề tài đề xuất quan điểm và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát hoạt động hành chính của HĐND, Ủy ban MTTQVN, Các cơ quan báo chí thành phố Đà Nẵng trong điều kiện mới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:

– Phân tích cơ sở lý luận về giám sát, giám sát hành chính, về khái niệm, đặc điểm, nội dung cơ bản của pháp luật, vai trò về giám sát hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Phân tích các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước.

– Đánh giá thực trạng về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố Đà Nẵng.

– Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện giám sát hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động giám sát hoạt động hành chính của một số chủ thể có quyền giám sát hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước gồm: Hội đồng nhân dân, Ủy ban MTTQVN và cơ quan báo chí. Trong đó, luận văn tập trung vào thực tiễn giám sát hoạt động hành chính ở thành phố Đà Nẵng từ giai đoạn 2010-2015.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là quan điểm của Đảng về cải cách hành chính nhà nước.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học Mác – Lênin, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích, tổng hợp, lịch sử và cụ thể. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp các bộ môn khoa học khác như luật học so sách, xã hội học, lý thuyết hệ thống.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Những kết quả của luận văn sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

6.1. Ý nghĩa lý luận

– Luận văn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về giám sát, giám sát hành chính, pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước.

– Đánh giá khái quát thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về giám sát hành chính hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

– Luận văn đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động giám sát và kết quả hoạt động giám sát của HĐND, UBMTTQVN, các cơ quan báo chí thành phố Đà Nẵng từ 2010 đến nay.

– Kết quả nghiên cứu của Luận văn nhằm nâng cao hiệu quả, chất lương giám sát hoạt động hành chính nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng. Đồng thời, luận văn có thể được dung làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu của học viên.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước

Chương 2: Thực trạng giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Đổi mới giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT

HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH CỦA CÁC CƠ QUAN

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.1. Những vấn đề lý luận về giám sát và giám sát hoạt động hành chính

1.1.1. Khái niệm giám sát và giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

Giám sát là một hoạt động đặc biệt quan trọng của bộ máy nhà nước và cả hệ thống chính trị. Chức năng giám sát của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của nước ta có thể xem như là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực thi quyền lực chính trị của nhân dân; giám sát nhằm làm cho các đối tượng chịu sự giám sát thực hiện đúng yêu cầu, mục đích, quy định….mà các chủ thể quyền lực đề ra.

Hoạt động giám sát chỉ có thể đạt được hiệu quả khi đảm bảo được các điều kiện nhất định về chính trị, tư tưởng, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tổ chức, tâm lý, văn hóa, trong đó điều kiện về chính trị, pháp luật nói chung và pháp luật về hoạt động giám sát nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

1.1.2. Đặc điểm của giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước

– Về mục đích: Nhằm đảm bảo cho toàn bộ hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cũng như hoạt động của các công chức, viên chức trong các cơ quan này đúng theo quy định của pháp luật.

– Về chủ thể giám sát: Được thực hiện bởi chủ thể giám sát là HĐND, MTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí của địa phương và công dân.

Về đối tượng giám sát: Đối tượng giám sát ở đây chính là hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước.

– Về hình thức và phương pháp giám sát: Do đặc điểm về chủ thể giám sát và đối tượng giám sát nêu trên mà hình thức và phương pháp giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước cũng phải linh hoạt, trong đó có sự kết hợp giữa hình thức giám sát mang tính quyền lực nhà nước và hình thức giám sát không mang tính quyền lực nhà nước (giám sát mang tính xã hội).

1.1.3. Ý nghĩa của giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước

Nghiên cứu giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt chú trọng đến vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ ngĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay.

1.2. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước

Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước là toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong giám sát hoạt động hành chính của các chủ thể có thẩm quyền giám sát đối với các cơ quan hành chính nhà nước, có nguồn là các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.

Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước có một số đặc điểm sau:

– Về mục đích: Điều chỉnh hoạt động giám sát của các chủ thể có chức năng giám sát đối với hoạt động hành chính của cơ quan quan hành chính nhà nước ở địa phương.

– Về hình thức: Được hình thành từ Hiến pháp, sau đó đến Luật tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân, Luật MTTQVN, Luật Báo chí.

– Về nội dung: Xác định chủ thể giám sát, đối tượng chịu sự giám sát, hình thức, trình tự thủ tục hoạt động giám sát, trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, tổ chức đối với hoạt động giám sát

1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước

Một là, các quy phạm quy định về chủ thể giám sát

Về Hội đồng nhân dân: Tại Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định:

HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phương.

Hoạt động giám sát của HĐND được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.

Giám sát của HĐND bao gồm: Giám sát của HĐND tại kỳ họp; giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân; giám sát của các ban của HĐND và giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân.

– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Giám sát của MTTQVN không mang tính quyền lực, giám sát mang tính nhân dân. Mặt trận Tổ quốc là nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động nhân dân giám sát, tham gia giám sát hoặc độc lập giám sát theo nhiệm vụ, quyền hạnh do pháp luật quy định với cơ chế: theo dõi, phát hiện, đánh giá, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết và giám sát việc giải quyết các kiến nghị đó.

– Giám sát của các cơ quan báo chí: Báo chí có khả năng chuyển tải thông tin đến với các tầng lớp nhân dân, với ba chức năng quan trọng: chức năng thông tin, chức năng tạo dư luận xã hội và chức năng nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu giải trí của các tầng lớp nhân dân.

– Công dân là chủ thể giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước.

Hai là, các quy phạm pháp luật quy định về đối tượng giám sát.

Đối tượng giám sát được xem xét ở đây chính là hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, gồm ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu các cơ quan và cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan này.

Ba là, các quy định pháp luật về hình thức giám sát

– Về giám sát của HĐND đối với cơ quan hành chính nhà nước:

– Xem xét báo cáo tình hình hoạt động của ủy ban nhân dân cùng cấp.

– Xem xét việc trả lời chất vấn và thảo luận về vấn đề chất vấn.

– Xem xét các văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân cùng cấp khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp.

– Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết.

– Bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu.

– Về giám sát của Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể của nhân dân: Hoạt động giám sát được thể hiện dưới hai hình thức cơ bản sau:

– Động viên nhân dân thực hiện giám sát.

– Tham gia một số hoạt động của các cơ quan nhà nước như tham dự các phiên họp, các Hội nghị của ủy ban nhân dân các cấp.

– Về hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân:

– Về hoạt động giám sát của cơ quan báo chí:

Luật Báo chí quy định nhiệm vụ của các cơ quan báo chí trong đó bao hàm hình thức và phương thức giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương .

– Về hoạt động giám sát của công dân:

Công dân thực hiện giám sát trực tiếp dưới hình thức thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan; quy chế dân chủ ở doanh nghiệp.

Bốn là, các quy phạm quy định về hậu quả pháp lý của giám sát.

Hậu quả pháp lý của giám sát ở đây chính là trách nhiệm pháp lý đặt ra sau một loạt các hoạt động giám sát đối với đối tượng chịu sự giám sát. Trách nhiệm pháp lý trong hoạt động giám sát được đặt ra để bảo đảm ngăn ngừa sự vi phạm, sự lạm dụng quyền lực nhà nước.

– Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát do HĐND thực hiện: Luật Tổ chức HĐND và ủy ban nhân dân năm 2003 quy định như sau: HĐND căn cứ vào kết quả giám sát có quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân cùng cấp; ra Nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết; miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác của ủy ban nhân dân (Điều 64). Việc bỏ phiếu tín nhiệm của HĐND đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu được Luật Tổ chức HĐND và ủy ban nhân dân quy định theo trình tự: Thường trực HĐND trình HĐND về việc bỏ phiếu tín nhiệm. Sau đó, người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng nhân dân. HĐND thảo luận và tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm. Sau khi có kết quả bỏ phiếu, nếu không được quá nửa tổng số đại biểu HĐND tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu người đó có trách nhiệm trình HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm người không được HĐND tín nhiệm.

– Hậu quả pháp lý của giám sát của Ban thanh tra nhân dân: kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát do Mặt trận Tổ quốc thực hiện là các kiến nghị tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1.2.3. Vai trò của pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước

Thứ nhất, Được thực hiện bằng pháp luật, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hành chính, phòng chống quan liêu, lãng phí và tham nhũng theo đúng mục tiêu cải cách nền hành chính nhà nước.

Thứ ba, Bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát huy dân chủ trong quản lý nhà nước và sinh hoạt xã hội.

Thứ tư, Góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước, bảo đảm xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch.

1.3. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

1.3.1. Giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước phải mang tính toàn diện, đồng bộ và thống nhất

– Cần phải đảm bảo đầy đủ về phạm vi giám sát, đối tượng giám sát, trình tự, thủ tục giám sát. Các quy định pháp luật đó không được mâu thuẫn và chồng chéo với nhau.

– Các quy định về thủ tục, trình tự giám sát của từng chủ thể giám sát là khác nhau. Nếu không có các quy phạm đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn trong thủ tục tiến hành và do đó ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

– Các quy phạm về hậu giám sát phải bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu lực thực tế của pháp luật. Trên thực tế pháp luật về giám sát hành chính vẫn còn nhiều tồn tại, như chưa đồng bộ, thậm chí là mâu thuẫn trong các quy định. Đây chính là hạn chế lớn khi hoàn thiện phải hết sức coi trọng chú ý để khắc phục.

1.3.2. Giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước phải đảm bảo độ tin cậy và có tính dự báo

Tính tin cậy của pháp luật thể hiện ở chỗ với tư cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, đảm bảo thực thi quyền lực nhà nước, pháp luật phải tạo ra những khả năng giúp các chủ thể thực hiện pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh và triệt để.

Tính dự báo của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật không chỉ phản ánh nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện tại mà còn phải có khả năng đáp ứng với những quan hệ xã hội trong tương lai.

1.3.3. Giám sát hoạt động hành chính nhà nước phải đảm bảo có tính khả thi, công khai, minh bạch

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước.

Kết luận Chương 1

Giám sát hoạt động hành chính từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Giám sát hoạt động hành chính từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH

CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Thực trạng giám sát hoạt động hành chính do Hội đồng nhân dân các cấp ở thành phố Đà Nẵng thực hiện

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2011-2016, HĐND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quy chế về hoạt động của Đảng – Đoàn, của Thường trực, các ban, tổ đại biểu và Văn phòng Hội đồng nhân dân. Cơ sở để HĐND ban hành Quy chế này căn cứ vào Luật tổ chức HĐND và ủy ban nhân dân năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND được ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 2005.

Đánh giá chung về hoạt động giám sát của HĐND thành phố Đà Nẵng gần nhiệm kỳ qua cho thấy:

  1. Giám sát tại kỳ họp:

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thông qua các kỳ họp, HĐND TP đã lựa chọn, quyết định những vấn đề lớn nhằm định hướng cho sự phát triển của TP, như: Về phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2006 – 2010); về Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2010-2015);; các chính sách trong thu hút đầu tư; việc thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao; đẩy mạnh cải cách hành chính trong bộ máy Nhà nước, phát huy nội lực, tăng cường ngoại lực, tạo thế và lực nhằm thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển ổn định và bền vững.

Hoạt động chất vấn của các đại biểu HĐND tại kỳ họp luôn được coi trọng; nội dung chất vấn ngày càng sắc sảo, có trọng tâm, thể hiện được những vấn đề bức xúc của cử tri, đã luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri thành phố. Các ý kiến chất vấn đều xây dựng và phản ánh đúng ý kiến cử tri, chỉ ra đúng những vấn đề còn tồn tại của thành phố, nhất là trong việc chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp. Kết quả khảo sát qua đại biểu HĐND TP về việc chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp đánh giá có hiệu quả tích cực, đáp ứng nguyện vọng của cử tri là 56,25%.

Hoạt động thảo luận tại kỳ họp cũng được tập trung đầu tư với nhiều hình thức phong phú, đa dạng: thảo luận tại tổ, thảo luận tại hội trường. Kết quả khảo sát qua đại biểu HĐND TP về việc tham gia thảo luận tại kỳ họp đánh giá thường xuyên tham gia là 40,62%. Tuy nhiên, vấn đề thảo luận tại kỳ họp vẫn còn có những bất cập. Nhiều đại biểu nắm không kỹ vấn đề thực tiễn, thiếu thông tin nên lúng túng khi thảo luận.

– Việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật:

Hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Thường trực HĐND thành phố quan tâm, chỉ đạo Ban Pháp chế HĐND thành phố thường xuyên tổ chức giám sát việc ban hành, rà soát văn bản QPPL của UBND thành phố và tự kiểm tra, rà soát văn bản QPPL do HĐND thành phố ban hành.

b) Giám sát giữa hai kỳ họp của HĐND thành phố:

Căn cứ chương trình giám sát của HĐND thành phố, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát cụ thể theo từng quý, 6 tháng, năm. Từ đầu nhiệm kỳ 2011 – 2016 đến 6 tháng đầu năm 2015, Thường trực HĐND đã chủ động cùng với các Ban của HĐND thành phố tổ chức 780 cuộc giám sát, khảo sát thực tế tại các đơn vị địa phương, cơ sở. Ngoài các hoạt động giám sát theo định kỳ, Thường trực HĐND thành phố còn chỉ đạo các Ban của HĐND tập trung giám sát một số chuyên đề, lĩnh vực như: Tình hình hoạt động, việc bố trí đất và hiệu quả sử dụng đất tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố; công tác cải cách thủ tục hành chính; công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các hộ dân vùng giải tỏa; xã hội hóa giáo dục; về tình hình xử lý ngập úng; việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố.

c) Thực hiện kiến nghị sau giám sát

Sau các cuộc giám sát, Thường trực HĐND thành phố tiếp tục giao các Ban của HĐND và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố theo dõi, cập nhật kết quả triển khai thực hiện của các cơ quan chịu trách nhiệm thi hành đối với các kiến nghị, kết luận của Thường trực HĐND thành phố.

d) Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân

Công tác tiếp dân, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được Thường trực HĐND thành phố quan tâm, duy trì và phát huy hiệu quả.

2.2. Thực trạng về giám sát hoạt động hành chính do Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng thực hiện

Về giám sát quá trinh xây dựng văn bản dưới luật:

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát quá trình xây dựng chính sách pháp luật, UBMTTQ thành phố Đà Nẵng đã tổ chức ký kết quy chế phối hợp giữa Ban Thường trực UBMTTQ thành phố với Thường trực HĐND, Thường trực UBND và Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố. Theo đó, việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào các văn bản pháp luật thực hiện theo quy chế phối hợp giữa UBMTTQ với HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội bằng hình thức góp ý văn bản trên cơ sở tham vấn ý kiến của các Hội đồng tư vấn của UBMTTQVN thành phố để tham mưu cho Ban Thường trực UBMTTQVN thành phố góp ý kiến vào những dự thảo văn bản pháp luật.

Việc giám sát xây dựng chính sách pháp luật của UBND là nội dung giám sát chủ yếu của MTTQVN thành phố. Nội dung giám sát gồm lấy ý kiến, tham gia các ban soạn thảo đến việc xem xét, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết. Những năm gần đây trung bình mỗi năm UBMTTQVN thành phố tham gia góp ý kiến khoảng 15 đến 20 văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp. Qua đó, đã có những kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật. Góp phần làm giảm thiểu những sai sót trong xây dựng và tăng tính khả thi khi ban hành pháp luật.

-Về việc tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Mặt trận Tổ quốc đã hoạt động trên cơ sở quán triệt những quy định pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

– Về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, MTTQVN thành phố Đà Nẵng cũng khẳng định: Thông qua thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức và hoạt động của các Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiều tiến bộ và đạt được hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, ổn định tình hình cơ sở.

– Về công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân:

Trong năm 2015, Ban Thường trực UB MTTQ thành phố đã tiếp 19 lượt công dân; tiếp nhận 84 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Nội dung đơn chủ yếu liên quan đến công tác giải tỏa, đền bù và bố trí đất tái định cư trên địa bàn thành phố. Những đơn thư chuyển sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, Ban Thường trực MTTQVN thành phố đều theo dõi, giám sát việc cơ quan chức năng có thực hiện đúng quy trình và thời gian xử lý đơn của công dân. Ban Thường trực MTTQVN thành phố có ý kiến kịp thời đối với cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết kiến nghị, phản ánh của công dân nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân.

2.3. Thực trạng về giám sát hoạt động hành chính do các cơ quan báo chí ở thành phố Đà Nẵng thực hiện

Tại thành phố Đà Nẵng hiện nay, theo thống kê có tổng cộng: 96 cơ quan báo chí. Trong đó có 08 cơ quan báo chí địa phương; 07 cơ quan báo chí có tòa soạn đặt tại Đà Nẵng; 67 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương khác đăng ký đặt cơ quan đại diện và 14 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương khác đăng ký phóng viên thường trú tác nghiệpvới đầy đủ các loại hình báo, tạp chí in; báo, tạp chí điện tử; phát thanh truyền hình; cùng với gần 300 nhà báo đã được Bộ TT&TT cấp Thẻ Nhà báo; hơn 400 PV, CTV đang hoat động báo chí nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ. Riêng thành phố Đà Nẵng các cơ quan báo chí phục vụ cho nhiệm vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương gồm: Báo Đà Nẵng, Đài phát thanh – truyền hình, Cổng thông tin điện tử của UBND thành phố, Báo Công an Đà Nẵng, Trang Thông tin điện tử của Thành ủy, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng ( VTV Danang). Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng còn duy trì hiệu quả 03 Đài truyền thanh cấp Quận, Huyện với 25 Đài truyền thanh cấp phường, xã. Đây chính là kênh thông tin hữu ích, chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với người dân; đồng thời, qua đó người dân có thể theo dõi, giám sát và phản ảnh những kiến nghị liên quan đến các cấp chính quyền thành phố.

Nhiều chính sách, dự án của lãnh đạo chính quyền khi triển khai đều công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố để nhân dân tham giám sát, góp ý và phản biện. Chính nhờ diễn đàn của hệ thống báo chí của Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố đã quyết định kịp thời việc dừng triển khai một số dự án như: Việc quy hoạch, bố trí khu dân cư ở các vị trí “nhạy cảm” liên quan đến phòng thủ quốc phòng, anh ninh của địa phương; dự án xây bến du thuyền trên Sông Hàn; dự án chuyển đổi vị trí Thư viện Tổng hợp thành phố… Kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát của báo chí trong trường hợp cụ thể này là nguồn thông tin quan trọng để giúp các cơ quan có thẩm quyền kịp thời uốn nắn và có những biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Trong những năm qua, các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn thành phố đã bám sát tôn chỉ, mục đích hoạt động; nghiêm túc chấp hành định hướng thông tin và chỉ đạo thông tin của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và truyền thông, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng, Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng và cơ quan chủ quản báo chí; tích cực bám cơ sở phản ánh, thông tin kịp thời các chù trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố, coi trọng việc biểu dương những thành tựu và chỉ ra những mặt hạn chế, tiêu cực, tham gia phản biện xã hội.

Kết luận Chương 2

Chương 3

ĐỔI MỚI GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH

CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

3.1. Quan điểm đổi mới giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

3.1.1. Đổi mới pháp luật về giám sát hoạt động hành chính nhà nước phải đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, cụ thể, có tính khả thi cao, trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tổ chức giám sát hoạt động hành chính nhà nước, bao gồm giám sát của của Hội đồng nhân dân, giám sát của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, giám sát của các cơ quan báo chí

Việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước cần phải được tiến hành trong tổng thể của công cuộc xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát đối với các cơ quan công quyền mà Đảng đã hết sức quan tâm, chú trọng. Hệ thống pháp luật có toàn diện, đồng bộ mới đảm bảo cho họat động giám sát của các chủ thể được triển khai có hiệu lực, hiệu quả trên thực tế. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước cần phải được xây dựng để các cơ quan, tổ chức và nhân dân sử dụng nhằm phát huy một cách có hiệu quả vai trò giám sát của mình đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

3.1.2. Giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước phải thể hiện đầy đủ cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

Một trong những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta tập trung chú trọng là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong đó: Thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước là đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức và thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân:

3.1.3. Giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa giám sát của cơ quan đại diện với giám sát trực tiếp của nhân dân

Trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và cơ chế giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng có sự đa dạng về các chủ thể giám sát. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động của cơ quan hành chính là phải công khai, minh bạch. Bảo đảm quyền giám sát của công dân thì trách nhiệm của nhà nước là cung cấp thông tin về hoạt động của nhà nước, có cơ chế để nhân dân tham gia giám sát hoạt động của cơ quan, cán bộ công chức nhà nước. Qua đó góp phần hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng, tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Về lâu dài, cần nghiên cứu ban hành Luật về giám sát của nhân dân trên cơ sở pháp điển hóa các văn bản pháp luật hiện hành về quyền giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước trong đó quy định về nội dung, phạm vi, chủ thể, trình tự, thủ tục các hình thức giám sát của nhân dân bao gồm giám sát của MTTQ và các đoàn thể, giám sát của các tổ chức xã hội, giám sát của báo chí và giam sát trực tiếp của công dân, xác định cơ chế phối hợp giữa các hình thức giám sát khác với giám sát của nhân dân, bảo đảm hiệu quả pháp lý trong hoạt động giám sát của nhân dân.

3.1.4. Giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước phải góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm mục đích đảm bảo cho các cơ quan nhà nước thực thi đúng chức năng nhiệm vụ của mình, đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực sự là phục vụ nhân dân. Chỉ khi nào, pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước có những quy định cụ thể nhằm khẳng định vai trò và vị trí của nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước , thể hiện được vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

3.2. Giải pháp đổi mới giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

3.2.1. Thể chế hóa một cách đồng bộ, kịp thời, chính xác đường lối, chủ trương của Đảng về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước nhằm hiện thực hóa đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước chính là nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội, là hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tăng cường hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước là quan điểm đã được Đảng khẳng định trong thực tiễn lãnh đạo của mình. Việc xây dựng pháp luật về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trong thời gian đến cần có những quy định cụ thể hóa về vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, quy trình giám sát của Hội đồng nhân dân, vai trò giám sát của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Đây là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực và cấp bách trong việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta giai đoạn hiện nay.

3.2.2. Đổi mới các quy định về giám sát hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước do Hội đồng nhân dân thực hiện

Thực tế cho thấy, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND không thể nâng cao nếu chỉ cố gắng tăng cường các điều kiện vật chất, năng lực đại biểu HĐND mà không chú trọng tới việc hoàn thiện những quy định pháp luật về giám sát hành chính.

Giám sát hoạt động hành chính từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Giám sát hoạt động hành chính từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

3.2.3. Đổi mới những quy định về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước do Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thực hiện

Thứ nhất, cần rà soát các quy định pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do MTTQ các cấp thực hiện để khắc phục được tình trạng quy định chồng chéo, không đồng bộ và thiếu thống nhất.

Thứ hai, cần tách Luật Thanh tra thành Luật Thanh tra Chính phủ và Luật Giám sát nhân dân.

Thứ ba, bổ sung và thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp công tác giữa MTTQVN với các cơ quan chức năng liên quan như: HĐND, UBND và các cơ quan thuộc UBND; giữa MTTQVN với các tổ chức thành viên.

3.2.4. Đổi mới những quy định về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan báo chí thực hiện

Hoàn thiện những quy định của pháp luật báo chí, tạo cơ chế phù hợp để báo chí thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình khiếu nại, tố cáo, những vụ việc cụ thể được dư luận xã hội quan tâm. Phải coi báo chí là một trong những phương tiện quan trọng để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, đồng thời là phương thức để tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho quần chúng nhân dân.

Kết luận Chương 3

KẾT LUẬN

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, hoạt động giám sát họat động hành chính nhà nước là một vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cấp bách. Tăng cường hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm mục đích đảm bảo cho quyền lực nhà nước thống nhất thuộc về nhân dân. Có thể khẳng định, giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan mang tính quyền lực nhà nước vừa là quyền vừa là trách nhiệm của HĐND, UBMTTQVN, Cơ quan báo chí. Hoạt động này liên quan trực tiếp đến việc phát huy vai trò làm chủ của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vì vậy, học viên chọn nghiên cứu đề tài “Giám sát hoạt động hành chính từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, đây là đề tài có ý nghĩa thiết thực , có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, làm rõ thực trạng giám sát của các cơ quan HĐND, UBMTTQVN, các cơ quan báo chí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong điều kiện cả nước đang tập trung cải cách thế chế hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam XHCN, của dân, do dân, vì dân, đảm bảo mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân; thì việc tăng cường giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước là yêu cầu mang tính cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 3\LUAT HANH CHINH\PHAM VAN HOA\New folder

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *