Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt cho nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, mục tiêu này đang được thực hiện bởi nhiều chương trình lớn của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, được nhân dân tích cực hưởng ứng và cộng đồng Quốc tế đánh giá cao. Trong các chính sách hướng tới hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách, tín dụng ưu đãi là một chính sách luôn được ưu tiên lựa chọn. Chính sách tín dụng ưu đãi trong thời gian qua đã không ngừng được hoàn thiện theo hướng bám sát sự thay đổi trong môi trường kinh tế xã hội và nhu cầu thiết thực của người nghèo. Để đưa những ưu đãi của Đảng, Nhà nước tới người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách kịp thời, đúng đối tượng và có hiệu quả, Chính phủ đã quyết định thành lập NHCSXH vào năm 2002 trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Sau 15 năm được triển khai hoạt động rộng khắp, với mục tiêu hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, các chính sách tín dụng ưu đãi đã được khẳng định tính đúng đắn, phù hợp và kịp thời của nó trong việc hỗ trợ cải thiện cuộc sống của gười dân khắp nơi. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị trực thuộc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 539/QĐ- HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành ra đời là sự kế thừa và phát triển của Ngân hàng Phục vụ người nghèo, với nhiệm vụ sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm. Trong 17 năm hoạt động, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành đã vượt qua khó khăn thử thách đáp ứng vốn cho gần 10.000 hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động, hỗ trợ vốn vay cho sinh viên học tại các trường đào tạo trong cả nước, tạo điều kiện cho ngươi dân xây dựng hơn 6.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường và cho vay chính sách đặc thù đối hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để phát triển sản xuất, chăn nuôi… đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo qua từng năm, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội và góp phần quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tuy vậy, vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, trong những năm gần đây, chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành có nhiều biến động, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu và lãi tồn đọng có chiều hướng tăng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hoạt động, nguồn vốn cho vay luôn phụ thuộc ngân hàng cấp trên, bộ máy phục vụ và các hỗ trợ về dịch vụ đi kèm chưa đồng bộ… phần nào đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành nói riêng cũng như hiệu quả của các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế – xã hội của huyện Nghĩa Hành nói chung. Đây là vấn đề mà Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện, chính quyền địa phương, các phòng, ban ngành có liên quan, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện phải đặc biệt quan tâm, là một nội dung công việc cấp thiết được đặt ra hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi” nhằm nghiên cứu, đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn, chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn huyện.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài đạt mục tiêu cao nhất vào tín dụng chính sách và chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành. Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng chính sách; từ những nguyên nhân và hạn chế đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần nâng cao hoạt động tín dụng chính sách của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu là hoạt động cho vay các chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác và chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ; Nguồn vốn ủy thác của Ủy ban nhân dân tỉnh và huyện.

– Phạm vi nghiên cứu là hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành; tuy nhiên đề tài chỉ tập trung phân tích đánh giá chất lượng, hiệu quả các chương trình cho vay trong 03 năm từ năm 2017 đến năm 2019.

4. Phương pháp nghiên cứu

– Trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn sử kết hợp nhiều phương pháp như: Khảo sát kết quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại huyện Nghĩa Hành, nhằm hệ thống kết quả hoạt động chung của Phòng giao dịch NHCSXH huyện; các tài liệu, chủ trương chính sách, cơ chế liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách, chiến lược phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội và định hướng mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện Nghĩa Hành đến năm 2020; các văn bản hướng dẫn, cơ chế hoạt động và nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, các chuyên đề liên quan đến đề tài.

– Phương pháp chủ yếu của đề tài là thống kê, phương pháp so sánh số liệu hoạt động cho vay, thu nợ, thu lãi; phương pháp phân tích tổng hợp các yếu tố tác động đến chất lượng, hiệu quả tín dụng chính sách từ môi trường bên ngoài về điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội; vai trò triển khai tổ chức thực hiện của các cấp, ngành liên quan và công tác quản lý điều hành của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành.

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

6. Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, được kết cấu gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chất lượng tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng

1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng

1.1.1.1. Tín dụng ngân hàng

1.1.1.2. Tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội

1.1.1.3. Đặc trưng của tín dụng chính sách

1.1.2. Sự hình thành mô hình tín dụng chính sách

1.1.3. Vai trò của tín dụng chính sách

1.1.3.1. Là đầu mối để huy động các nguồn lực tài chính thực hiện chính sách của quốc gia đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

1.1.3.2. Cung cấp vốn tín dụng chính sách góp phần giảm dần chênh lệch mức thu nhập giữa nông thôn và thành thị, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

1.1.3.3. Vốn tín dụng chính sách góp phần tạo nhiều cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

1.1.3.4. Tín dụng chính sách góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới

1.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Tín dụng chính sách là giải pháp tổng hợp các điều kiện cần và đủ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay tín chấp với lãi suất ưu đãi phục vụ cho việc đầu tư sản xuất, kinh doanh; chi phí đào tạo đội ngũ lao động trí thức; thu hút, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại nông thôn, lao động thất nghiệp tại thành thị; các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, giải quyết một số nhu cầu thiết yếu trong đời sống sinh hoạt…

Tín dụng chính sách được xem như là cái phao, cần câu giúp người nghèo và đối tượng chính sách khác có điều kiện, tạo cơ hội cải thiện đời sống với mức thu nhập đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu. Thực hiện tín dụng chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong thời kỳ hội nhập; thúc đẩy năng lực và khả năng hội nhập, giảm nguy cơ rủi ro về kinh tế và mức độ tổn thương của họ trong xã hội; giúp cho họ tự vươn lên khẳng định vị thế trong xã hội từ năng lực bản thân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, an sinh xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới.

1.2.1. Phư­ơng thức quản lý vốn tín dụng chính sách

1.2.2. Chất lượng tín dụng chính sách

1.3. Nội dung nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách

1.3.1. Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng

1.3.2. Nâng cao hệ số sử dụng vốn

1.3.3. Kiểm soát nợ quá hạn và nợ bị chiếm dụng

1.3.4. Nâng cao khả năng sinh lãi

1.3.5. Nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của tín dụng ngân hàng chính sách

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách

1.4.1. Nhân tố khách quan

+ Nhóm 1: Nhân tố kinh tế

Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước

Chính sách lãi suất

Chất lượng khách hàng

+ Nhóm 2: Nhân tố xã hội

Sự tín nhiệm

1.4.2. Nhân tố chủ quan

Chính sách tín dụng

Công tác tổ chức của ngân hàng

Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Quy trình tín dụng

Kiểm tra giám sát nội bộ

Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng

1.5. Kinh nghiệm một số ngân hàng về nâng cao chất lượng tín dụng

1.5.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới

1.5.1.1. Kinh nghiệm tại Bangladesh

1.5.1.2. Kinh nghiệm tại Thái Lan

1.5.1.3. Kinh nghiệm tại Indonesia

1.5.2. Kinh nghiệm của các Ngân hàng tại Việt Nam

1.5.2.1. Kinh nghiệm từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh

1.5.2.2. Kinh nghiệm từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

1.5.2.3. Kinh nghiệm từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

1.6. Kết luận Chương 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA

PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NGHĨA HÀNH

­2.1. Tổng quan về Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động Phòng giao dịch NHCSXH

2.1.3. Thực trạng huy động vốn của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.1: Kết cấu nguồn vốn hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành

Đơn vị tính: triệu đồng,%.

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019So sánh
2018/20172019/2018
+(-)%+(-)%
I. Tổng nguồn vốn237.880235.937249.804-1943-0,813.8675,88
1. Vốn chuyển từ Trung ương217.608212.499223.222-5.109-2,310.7235,05
2. Vốn huy động tại địa phương13.16815.25816.3382.09015,91.0807,08
– Huy động từ các tổ chức, cá nhân6.0147.4268.1411.41223,57159,63
– Huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV7.1547.8328.1976789,53654,66
3. Nguồn vốn ủy thác đầu tư (tỉnh, huyện)7.1048.18010.2441.07615,12,06425,23

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2017, 2018 và 2019 của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành)

Hoạt động huy động vốn hàng năm đều tăng nhưng số dư rất nhỏ do hệ thống thanh toán của NHCSXH còn hạn chế; vốn huy động từ các địa phương được điều hòa, kế hoạch chung vào nguồn vốn của ngành và do Trung ương phân phối, điều tiết nên phần nào hạn chế tính tự chủ trong việc tìm kiếm nguồn lực tài chính đáp ứng cho nhu cầu vay tại địa phương; mặt khác do không có các chính sách khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng, thiếu năng lực cạnh tranh so với các chính sách huy động tiền gửi của các NHTM có hệ thống dịch vụ thanh toán liên ngân hàng nhanh chóng và thuận tiện mặt khác có các chính sách hậu mãi, quảng cáo nên việc thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn được giao hàng năm chủ yếu dựa vào mối quan hệ phối hợp hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động NHCSXH.

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành

2.2.1. Tình hình cung cấp tín dụng chính sách theo từng đối tượng

Bảng 2.2: Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành đến ngày 31/12/2019

Đơn vị: triệu đồng, %.

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019So sánh
2018/20172019/2018
+(-)%+(-)%
1. Hộ nghèo47.73241.92631.414-5.806-12,2-10,512-25
2. Hộ cận nghèo84.25980.14981.878-4.111-4,91.7302
3.Hộ mới thoát nghèo18.83223.46339.2964.63224,615.83367
4. Học sinh, sinh viên18.83212.9288.684-5.083-28,2-4.244-33
5. NS&VSMT31.71934.55743.9352.8388,99.37827
6. Giải quyết việc làm9.88113.75319.2723.87239,25.51940
7. L/động nước ngoài50160360110220200125
8. Sản xuất kinh doanh16.61117.01412.9194042,4-4.095-24
9. Cho vy Nhà ở xã hội07501.510750100760101
10. Nhà ở hộ nghèo về

nhà ở (QĐ167;QĐ33)

2.4182.4182.07000-348-14
11. Cho vay HN xây nhà tránh lũ (QĐ716;QĐ48)6.8056.7506.616-55-0,8-134-2
12. Hộ Dân tộc thiểu

số QĐ54

592459400-133-22,5-59-13
13. Cho vay HĐB

DTTS nghèo QĐ755

690575290-115-16,7-285-50
14. Cho vay trồng rừng sản xuất, PT chăn

nuôi NĐ75

050050050010000
15. QĐ 2085- Cho vay hộ Dân tộc thiểu số050050050010000
Tổng cộng237.600235.903249.646-1.697-0,713.7435,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của PGD NHCSXH huyện Nghĩa Hành)

Chương trình cho vay đã góp phần thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo của Quốc gia nói chung và của huyện Nghĩa Hành nói riêng.

2.2.2. Thực trạng sử dụng tín dụng chính sách

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: triệu đồng,%.

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019So sánh
2018/20172019/2018
+(-)%+(-)%
1. Doanh số cho vay58.29349.04994.082-9.246-15,945.03391,8
– Số lượt khách hàng vay vốn1.7971.5642.551-233-1398763,1
2. Doanh số thu nợ43.95350.95080.1386.9971529.18857,3
3. Dư nợ các chương trình237.600235.710249.646-1.890-0,813.9365,9
– Số khách hàng còn nợ9.4368.9958.651-441-4,7-344-3,8
4. Chất lượng tín dụng
– Nợ xấu6245975976310,1-90-13,1
Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ0,26%0,24%0.24%0,0311-0,05-18
+ Nợ quá hạn15428442713084,414350,4
Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ0,06%0,12%0,17%0,0685,90,0542
+ Nợ khoanh470403170-67-14,3-233-57,8
Tỷ lệ nợ khoanh/dư nợ0,2%0,17%0,07%-0,03-13,60,05-60,2
– Lãi tồn đọng chưa thu262257293-5-1,93614

(Nguồn: Báo cáo KD của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành)

2.2.3. Tình hình quản lý nợ tín dụng chính sách

Thực hiện 15 chương trình cho vay đến 31/12/2019 đạt 249.646 triệu đồng, tăng 249.634 triệu đồng so với ngày đầu mới thành lập (tăng 20 lần); Tỷ lệ tăng trưởng 5% so với năm 2017, với 8.651 khách hàng còn dư nợ. Do xuất phát điểm dư nợ tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện ban đầu thấp, mức vay thấp, một bộ phận đối tượng thụ hưởng chưa được tiếp cận vốn tín dụng chính sách, hàng năm số hộ nghèo, cận nghèo mới phát sinh khá nhiều; mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm khá cao so với thời kỳ mới thành lập, tuy nhiên những năm gần đây do huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm dần, mặt khác một số chương trình tín dụng như cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn ngừng cho vay do đạt chuẩn nông thôn mới nên dư nợ từ năm 2017-2019 tăng trưởng thấp, bên cạch đó nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm trên địa bàn huyện rất lớn nhưng nguồn vốn phân bổ hàng năm quá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu cảu các hộ dân trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít những hạn chế: Mức dư nợ bình quân/hộ nghèo đã tăng so với thời điểm năm 2017, tuy nhiên vẫn còn rất thấp; nguyên nhân chủ yếu do năng lực quản lý và sử dụng vốn của hộ nghèo hạn chế, mặt khác quy mô sản xuất nhỏ nên chính quyền địa phương chưa mạnh dạn đầu tư, việc bình xét cho vay còn dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn không cao, chất lượng tín dụng thấp, mặc dù đã được xử lý theo cơ chế như gia hạn, khoanh nợ và xoá nợ nhưng đến nay nợ xấu vẫn còn cao và chiếm tỷ trọng lớn, trong đó nợ quá hạn 334 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 78% so tổng nợ quá hạn các chương trình cho vay, nợ khoanh khó có khả năng thu hồi là 60 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 35% so tổng nợ khoanh các chương trình cho vay của NHCSXH huyện.

2.2.4. Hiệu quả kinh tế xã hội của các chương trình tín dụng

Chính sách tín dụng đối với HSSV đã góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương phát triển giáo dục, đào tạo đội ngũ trí thức phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của huyện; nhờ vào chương trình cho vay này nên các gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn về tài chính có đủ tiền trang trãi chi phí học tập cho HSSV nhưng vẫn duy trì sản xuất, ổn định kinh tế gia đình; tạo cơ hội cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn; đặc biệt, không có HSSV nào phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí.

Bên cạnh hiệu quả về mặt xã hội, còn không ít những khó khăn trước mắt ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng chương trình cho vay này; Qua đợt kiểm tra liên ngành giữa Phòng giao dịch NHCSXH huyện và các ngành liên quan kiểm tra về việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với Học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Chính phủ; vấn đề đặt ra là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa phù hợp, nhiều trường hợp HSSV học các khóa trung cấp ra trường không tìm được việc làm phù hợp với ngành học, thu nhập thấp không đủ để phụ giúp gia đình trả nợ, trả lãi; bản thân người vay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn không có hoặc có không đáng kể các khoản thu nhập; mặt khác còn một bộ phận người vay có tư tưởng ỷ vào chính sách ưu đãi của Nhà Nước. Ngoài ra, sự mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo, HSSV ra trường thường thất nghiệp hoặc phải đi làm thuê, tìm công việc khác so với chuyên môn được đào tạo, thu nhập chỉ đủ nuôi sống bản thân, việc phụ giúp gia đình trả nợ hạn chế… Những nguyên nhân trên dẫn đến việc thu lãi gặp khó khăn, nợ đến hạn không thu được phải áp dụng các cơ chế gia hạn nợ thêm khoản thời gian bằng với thời gian trả nợ, nguy cơ nợ quá hạn phát sinh, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong thời gian tới.

2.3. Đánh giá chung kết quả hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành

2.3.1. Những thành tựu trong hoạt động tín dụng chính sách

Trong 17 năm qua Huyện ủy và UBND huyện Nghĩa Hành đã đề ra rất nhiều giải pháp nhằm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất, trong đó có giải pháp tín dụng ưu đãi hộ nghèo trở thành động lực thúc đẩy chương trình xóa đói giảm nghèo phát triển. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội đánh dấu sự ra đời của một định chế tài chính đặc thù của nền kinh tế với vai trò chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua 17 năm hình thành và phát triển, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành đã tổ chức hoạt động đi vào ổn định cả về chất lượng và số lượng, đặc biệt đã hoàn thiện hệ thống tổ chức mạng lưới giao dịch tại 12 xã và thị trấn, đây là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nhanh chóng các nguồn vốn vay ưu đãi, tiết kiệm được thời gian và chi phí… Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thực sự đã tạo nên một hình ảnh quen thuộc với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Qua 17 năm hoạt động Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành đã đồng hành cùng với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ vượt qua khó khăn để thoát nghèo, vươn lên thành hộ khá giả.

Qua kết quả thống kê các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách của Phòng giao dịch NHCSXH huyện nhân dịp Tổng kết 15 năm hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện; vốn cho vay của Phòng giao dịch NHCSXH huyện được cho vay lồng ghép với các dự án, chương trình và các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của huyện thời gian qua, góp phần hiệu quả về mặt kinh tế- xã hội.

Nhìn chung, hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện thời gian qua đã đạt được kết quả nhất định; các chủ trương chính sách tín dụng của Chính phủ luôn được triển khai, thực hiện kịp thời đã góp phần giảm dần tỷ lệ hộ nghèo qua từng năm.

2.3.2. Những khó khăn, hạn chế về chất lượng tín dụng chính sách

– Một số nơi UBND, Ban giảm nghèo cấp xã chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách

– Việc lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, phương pháp sản xuất làm ăn mới với các chương trình tín dụng ưu đãi chưa thật sự pháp huy.

– Hoạt động của các Hội đoàn thể nhận ủy thác của một số nơi chưa đồng đều, chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động các Tổ TK&VV

– Một bộ phận hộ vay chưa nhận thức được là Nhà nước đang giúp mình cần câu, chưa tự giác, vẫn còn tâm lý ỷ lại, chưa ý thức tự mình vương lên.

– Các quy định cụ thể về cho vay hộ nghèo còn chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất và đời sống

– Tỷ lệ thu nợ bình quân năm ở mức khiêm tốn, có 10% nợ đến hạn phải thu thuộc diện rủi ro chưa hoặc không có khả năng thu hồi kéo theo nợ lãi quá hạn cùng phát sinh

– Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, lao động thất nghiệp tại địa phương không được thu hút và giải quyết việc làm phải tìm việc làm các tỉnh, thành phố

2.3.3. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế của chất lượng tín dụng

2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân thuộc cơ chế, chính sách tín dụng

– Tín dụng chính sách bản chất đã tiềm ẩn những rủi ro vì đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo và đối tượng chính sách, bản thân họ không có tài sản đảm bảo cho món vay, mặt khác hạn chế về kiến thức và năng lực sử dụng đồng vốn.

– Chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực quản lý của các Hội đoàn thể nhận ủy thác và Ban quản lý Tổ TK&VV.

– NHCSXH cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách trên cơ sở bình xét và đề nghị cho vay bằng tín chấp, không thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay đối với Hộ gia đình vay vốn hoặc quy định chế tài đối với người vay nên rất hạn chế tính ràng buộc trách nhiệm trả nợ.

– Một hộ gia đình thuộc diện nghèo có thể vay nhiều chương trình của NHCSXH, hạn mức tín dụng có thể lên đến 200 triệu đồng, trong khi đó năng lực sử dụng vốn của họ hạn chế. Vì vậy, nếu không được sự theo dõi hướng dẫn hỗ trợ của các cơ quan chức năng như định hướng ngành nghề, đầu tư hợp lý, chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng hay tư vấn thị trường lao động, việc làm thì chắc chắn vốn vay không phát huy được hiệu quả.

– Số lượng khách hàng lớn, mỗi hộ gia đình đủ điều kiện có thể vay nhiều chương trình với mục đích khác nhau; thời hạn vay, thời hạn trả nợ khác nhau; hồ sơ thủ tục vay vốn, xử lý nợ được lập theo từng chương trình cho vay, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và công sức trong công tác quản lý tín dụng so với số lượng biên chế cán bộ của NHCSXH quy định.

2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân thuộc nguồn lực tài chính

– Hàng năm, kế hoạch vốn tín dụng được xây dựng từ cơ sở thôn, tổ dân phố với mức tăng trưởng bình quân năm từ 8-10% trở lên; tuy nhiên vốn Trung ương giao trong những năm gần đây ở mức 5%/năm, còn ngân sách tỉnh, huyện bố trí vốn để ủy thác sang NHCSXH huyện còn hạn chế.

– Từ những năm đầu công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ viên Tổ TK&VV gặp nhiều khó khăn; điều kiện thu nhập hàng tháng của những hộ vay vốn không ổn định, chủ yếu theo mùa vụ, việc tích lũy trả lãi tiền vay hàng tháng là một gánh nặng. Việc tham gia gửi tiền tiết kiệm của hộ vay hạn chế ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng trong việc trả lãi, trả nợ vay khi đến hạn cho ngân hàng.

– Quy mô sản xuất, phương án làm ăn của các hộ nghèo thường nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi tại hộ gia đình và mua bán nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

2.3.3.3. Nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng miền

– Trên địa bàn huyện chưa thu hút được việc đầu tư xây dựng và phát triển nhiều ở các cụm công nghiệp quy mô lớn nên lượng lao động thất nghiệp không được giải quyết; một số vùng nông thôn, người dân bỏ đi làm ăn xa ở các tỉnh, thành phố để sinh sống; ngoài ra các hộ làm ăn thua lỗ bỏ đi khỏi địa phương không rõ nơi cư trú, NHCSXH không liên lạc được để thu nợ.

– Những năm qua do ảnh hưởng thiên tai mưa bão, lũ lụt, dịch bệnh, trong chăn nuôi xảy ra gây thiệt hại về tài sản của người dân. Ngoài ra do ảnh hưởng biến động giá cả thị trường tiêu thụ sản phẩm, một số hộ bị thua lỗ trong sản xuất kinh doanh; điều kiện sống, sinh hoạt của hộ nghèo thấp, thiếu sức khỏe, thường ốm đau, bệnh tật; khả năng chống đỡ vượt qua một trong những rủi ro trên rất vất vả và hạn chế nên dẫn đến thất thoát vốn vay.

2.3.3.4. Nhóm nguyên nhân thuộc công tác tổ chức, quản lý

– Các thành viên Ban đại diện là lãnh đạo các Phòng, Ban ngành kiêm nhiệm, hạn chế khâu chuyên trách nên thời gian dành cho công tác quản lý điều hành đối với hoạt động tín dụng tại địa bàn được phân công phụ trách còn hạn chế.

– Chính quyền địa phương một số nơi chưa quan tâm chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, còn cho đây là nhiệm vụ của NHCSXH và các Hội đoàn thể nhận ủy thác.

– Một số nơi, hoạt động ủy thác của các tổ chức Hội đoàn thể chưa đạt yêu cầu, tổ chức Hội cấp xã chưa thực hiện đúng và đủ vai trò chức năng nhiệm vụ được NHCSXH ủy thác

– Một bộ phận không ít Ban quản lý Tổ TK&VV có lòng nhiệt tình nhưng hạn chế về trình độ, năng lực quản lý Tổ TK&VV

– Về đội ngũ cán bộ hiện nay của NHCSXH huyện có trình độ chuyên môn và được đào tạo nghiệp vụ để thực hiện quản lý tín dụng. Cán bộ NHCSXH ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn phải chịu khó và có năng lực quản lý, kỹ năng giao tiếp tốt mới có thể quản lý tín dụng đạt chất lượng và hiệu quả; hiện tại còn một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu này.

2.4. Kết luận Chương 2

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI

PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

HUYỆN NGHĨA HÀNH

3.1. Định hướng mục tiêu, chính sách giảm nghèo

3.1.1. Định hướng của Nhà nước về mục tiêu giảm nghèo

3.1.2. Định hướng hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành đến 2025

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành

3.2.1. Nâng cao công tác hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo vay vốn.

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành cần chủ động trong việc phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội, trung tâm khuyến nông và các ngành liên quan thực hiện vai trò khuyến nông, công, khuyến ngư giúp cho hộ vay có kiến thức khoa học kỹ thuật nuôi trồng để họ tận dụng điều kiện và kinh nghiệm sẳn có cùng với vốn vay để làm ăn có hiệu quả, phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành cần quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi về cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, phối hợp tốt với các cơ quan báo, đài ở địa phương, đăng tải các trang thông tin chính sách, các mô hình vay vốn làm ăn hiệu quả, người vay gương mẫu chấp hành tốt nghĩa vụ trả nợ, trả lãi; đồng thời phối hợp với chính quyền công khai danh sách các trường hợp nợ quá hạn chây ỳ tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn các xã, thị trấn.

3.2.2. Huy động nguồn vốn tín dụng từ Trung ương và địa phương

– Trong thời gian tới, Phòng giao dịch NHCSXH huyện cần tranh thủ nguồn vốn từ Trung ương để giải quyết các khó khăn về nhu cầu vốn của người dân, nâng mức đầu tư cho vay hộ nghèo, cận nghèo.

– Tranh thủ với chính quyền địa phương ủy thác nguồn vốn ngân sách sang NHCSXH lồng ghép với vốn Trung ương để cho vay, đáp ứng đủ nhu cầu vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

– Tăng cường công tác vận động để tranh thủ sự tham gia thực hiện tín dụng chính sách bằng nguồn vốn ủy thác.

– Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm theo lãi suất thị trường của tổ chức cá nhân và huy động vốn trong cộng đồng người nghèo với những giải pháp thích hợp.

3.2.3. Nâng cao công tác quản lý và xử lý nợ

3.2.3.1. Công tác quản lý nợ

– Hội đoàn thể, Tổ TK&VV tiếp cận với người dân để hỗ trợ hướng dẫn, giúp đỡ định hướng cho họ sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế rủi ro sau khi vay vốn.

– Trước khi nhận tiền vay, cán bộ NHCSXH, Hội, Tổ thông tin lại quy định của chính sách tín dụng và yêu cầu hộ vay phải sử dụng đúng mục đích xin vay, thực hiện đúng nghĩa vụ trả lãi hàng tháng và trả nợ đúng thời gian quy định trên Sổ vay vốn.

– Sau khi cho vay, cán bộ NHCSXH phải phối hợp với các Hội đoàn thể nhận ủy thác theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tiền vay thông qua các bước quy định về công tác kiểm tra, đối chiếu nợ nhằm phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, ngăn ngừa những rủi ro.

3.2.3.2. Ngăn ngừa nợ quá hạn

– Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay, chính sách tín dụng được Chính phủ ban hành; thường xuyên quan tâm đến chất lượng của công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

– Cần xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý với chù kỳ sản xuất kinh doanh đồng thời quan tâm đến các mặt tác động khách quan ảnh hưởng đến hoạt động hoạt động sản xuất kinh của hộ vay vốn, làm thay đổi kế hoạch trả nợ như các yếu tố môi trường xã hội, kinh tế…để áp dụng các cơ chế gia hạn, lưu vụ, xử lý rủi ro đúng quy định.

– Cần nắm bắt kịp thời các thông tin, mức độ ảnh hưởng đến khoản cho vay khi có những biến động về thiên tai, dịch bệnh hoặc tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn phụ trách quản lý tín dụng.

– Việc phân tích các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn được thực hiện trên cơ sở xác minh thực tế của các thành phần liên quan.

– Đào tạo cho cán bộ tín dụng về nghiệp vụ phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động tín dụng chính sách

– Huy động được nguồn vốn cho vay đã khó, nhưng kiểm soát nguồn vốn đó được sử dụng có hiệu quả còn là điều khó khăn hơn.

3.2.3.3. Xử lý nợ quá hạn

– Trước tiên cần công bố tình trạng chất lượng tín dụng chính sách để các cấp chính quyền các cơ quan liên quan vào cuộc để chỉ đạo xử lý thông qua chức năng, vai trò của hệ thống được chính phủ quy định.

– Đối với nợ quá hạn được phân tích là do nguyên nhân khách quan, Cán bộ NHCSXH phải đề nghị với Hội đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền cấp xã và Tổ TK&VV chủ động kịp thời lập hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro khoanh nợ, xóa nợ theo Quy định của Chính phủ.

– Đối với các trường hợp nợ do nguyên nhân chủ quan về phía người vay cần áp dụng các biện pháp kiên quyết thu hồi, trong đó cần sự vào cuộc của cấp chính quyền cơ sở và cơ quan pháp luật để vận động, răn đe ý thức trả nợ của người vay.

3.2.4. Xây dựng chính sách thu nợ phù hợp

– Tự chủ trong việc đưa ra các yêu cầu đối với Hội, Tổ TK&VV đốc thu hồi nợ đến hạn kể cả nợ đến hạn phân kỳ.

– Phổ biến đến người vay vốn quyền lợi và nghĩa vụ vay vốn, khuyến khích ưu đãi mức đầu tư tiếp theo đối với hộ trả nợ đúng hạn, thực hiện tốt chính sách ưu đãi lãi suất khi người vay trả nợ trước hạn đối với chương trình cho vay Học sinh sinh viên và thông báo việc áp dụng các chế tài của Cấp chính quyền và cơ quan pháp luật đối với các trường hợp hộ nghèo vay vốn có điều kiện nhưng chây ỳ không chịu trả nợ. Cán bộ NHCSXH cần nắm vững nghiệp vụ và lý luận chính trị để tự tin khi tiến hành các quy trình xử lý thu hồi nợ thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp với người vay hoặc phối hợp với các ngành liên quan xử lý nợ.

3.2.5. Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành.

3.2.5.1. Nâng cao vai trò hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị

Phòng giao dịch NHCSXH huyện phải chủ động tranh thủ sự chỉ đạo của Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH huyện chỉ đạo đối với các thành viên Ban đại diện gắn với vai trò quản lý trong hệ thống để chỉ đạo cấp cơ sở.

3.2.5.2. Phối hợp chặc chẽ với chính quyền địa phương

Hoạt động tín dụng chính sách đạt chất lượng, hiệu quả thì chính quyền địa phương các cấp trong huyện cần bám sát vai trò của mình để chỉ đạo hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, xem đây là công cụ đắc lực trong việc thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo tại địa phương.

Đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã chấp hành đầy đủ các quy định về thành lập Tổ Tiết kiệm và vay vốn, bình xét cho vay, xác nhận danh sách hộ nghèo đủ điều kiện vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi tiền vay của Người vay.

3.2.5.3. Nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác của Hội đoàn thể

– Các Hội đoàn thể các cấp cần bố trí cán bộ chuyên trách để quản lý, theo dõi công tác cho vay các chương trình mà Hội nhận ủy thác, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và tập trung thực hiện tốt nội dung đã ký với Ngân hàng.

– Phối hợp chặt chẽ với Phòng giao dịch NHCSXH huyện trong công tác triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tín dụng được kịp thời và chính xác

– Thường trực Hội đoàn thể các cấp có trách nhiệm tham gia chỉ đạo cơ sở và thống nhất biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý nợ xấu.

– Phải đảm bảo các Ban quản lý Tổ TK&VV thuộc Hội quản lý là những người có kiến thức, trình độ, lòng nhiệt tình và uy tín trong dân.

3.2.5.4. Đối với Phòng giao dịch NHCSXH huyện.

* Về công tác tổ chức cán bộ:

– Hoàn thiện quy chế, quy định rõ ràng về trách nhiệm từng vị trí công việc từ cán bộ cho đến cấp lãnh đạo quản lý.

– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

– Tổ chức đào tạo thường xuyên, liên tục, đối với lãnh đạo quản lý và cán bộ tác nghiệp

– Đa dạng hoá nghiệp vụ chuyên môn

– Có cơ chế về tiền lương, thưởng hợp lý

3.3. Các kiến nghị, đề xuất

3.3.1. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam

3.3.2. Kiến nghị đối các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương

3.3.3. Đề xuất đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi

3.4. Kết luận Chương 3

KẾT LUẬN

Trên cơ cở lý luận và thực tiển, luận văn đã phân tích các yếu tố hình thành tín dụng chính sách từ lịch sử phát triển kinh tế của đất nước, mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Quốc gia được Nhà Nước cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch và các chính sách hỗ trợ giải quyết những khó khăn trong đời sống cho người nghèo.

Từ việc đánh giá kết quả thực hiện chương trình tín dụng chính sách từ năm 2003 – 2019 của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành cho thấy, đơn vị đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, như tăng trưởng tín dụng hàng năm đã đáp ứng khá tốt nhu cầu vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chi phí học tập, giải quyết nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước, vệ sinh…đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Điều đó đã góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chất lượng tín dụng là vấn đề đáng quan tâm đối với Phòng giao dịch NHCSXH huyện, nợ quá hạn phát sinh ở hầu hết các chương trình tín dụng, lãi chậm thu và tồn đọng gia tăng. Muốn đạt được hiệu quả tín dụng chính sách, khẳng định chủ trương đúng đắn của Chính phủ trong việc ban hành chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác điều cần thiết là khâu quản lý để việc thực thi các chương trình có chất lượng, vốn cho vay được bảo toàn và phát triển. Nâng cao được chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách thể hiện trên từng chương trình cho vay, của NHCSXH Việt Nam nói chung và Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành nói riêng thực sự là công cụ tài chính đắc lực của Nhà nước trong việc điều tiết kinh tế và góp phần thực hiện công bằng xã hội.

Trên cơ sở phân tích đó, tác giả đã đưa ra được những hạn chế từ khâu quản lý, những yếu tố khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến chất lượng món vay, khả năng thu hồi và nguy cơ phát sinh nợ xấu từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong đó có định hướng hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện theo hướng ổn định, phát triển bền vững.

Mặc dù tác giả đã có rất nhiều cố gắng trong việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành trên nhiều góc độ khác nhau; tuy nhiên vì thời gian có hạn, nên vẫn còn những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách chưa được đánh giá một cách toàn diện. Chẳng hạn, những người được thụ hưởng các chương trình này có đúng đối tượng cho vay hay không? Điều đó cần phải có những nghiên cứu tiếp theo làm rõ.

Hoàn thành Luận văn này, tác giả tiến hành phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho đơn vị trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức xã hội… Vì vậy nội dung thể hiện trong luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót cần được sự hỗ trợ bổ sung chỉnh sửa của quý Thầy, Cô, đồng nghiệp nhằm giúp cho Luận văn được hoàn thiện hơn./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\DO VAN KHA\New folder

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *