Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành

 

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm ban hành nhiều nghị quyết nhằm không ngừng xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp. Thực tế những chính sách này đang khơi dậy và phát huy cao độ các nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp của đất nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn do chịu tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới nhưng ngành nông nghiệp vẫn luôn thể hiện vai trò trụ cột, “đỡ” nền kinh tế tiếp tục ổn định và có mức tăng trưởng hợp lý, trong đó nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 70% dân cư trong cả nước, đồng thời góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và ổn định chính trị – xã hội.

Nằm trong định hướng chung của cả nước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi là một huyện thuần nông, huyện hiện có hơn 72% diện tích đất nông nghiệp trong diện tích đất tự nhiên và hơn 80% số người trong độ tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện cũng đang hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp. Nghĩa Hành mang nét đặc trưng của vùng trung du Trung Trung Bộ. Qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, kinh tế tuy có phát triển nhưng vẫn còn là huyện nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là 15,6 triệu đồng, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Chiến lược bố trí nông, lâm nghiệp, thủy sản chưa phù hợp với đặc điểm của huyện, kinh tế hộ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, giá trị trên một đơn vị diện tích chưa cao, việc tiêu thụ nông sản còn gặp khó khăn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa giống mới vào sản xuất hạn chế, các điều kiện phục vụ phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Mặc dù huyện đã đầu tư chăn nuôi theo hướng thâm canh, số lượng gia súc, gia cầm tương đối ổn định, chất lượng được cải thiện, tỷ trọng nghành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tăng, kinh tế vườn, kinh tế trang trại tiếp tục được đầu tư phát triển, kinh tế lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu phát triển mạnh. Tuy nhiên, phát triển kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh còn hạn chế. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh, tính chất sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp thiếu ổn định, giá trị trên một đơn vị diện tích chưa cao. Kinh tế vườn, kinh tế trang trại, chăn nuôi tuy có phát triển nhưng chưa đồng bộ, thiếu bền vững. Công tác quy hoạch, bố trí vùng sản xuất chưa được chú trọng đúng mức, chưa tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chưa được phát triển. Kinh tế nông nghiệp chưa có sự phát triển đột phá tạo tiền đề cho thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Với điều kiện hiện nay, phát huy mặt đạt được, đưa ra những giải pháp giải quyết tồn tại để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện là hết sức cần thiết. Với mong muốn nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn và giải quyết việc làm. Đồng thời, khắc phục những hạn chế ở khu vực nông thôn, góp phần ổn định an ninh lương thực, phát triển vững mạnh kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện hiện nay.

Nhìn nhận được sự cần thiết đó tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu phân tích, đánh giá tác động của chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện một số chính sách thúc đẩy phát triển kinh kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản, cơ sở lý luận, thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

– Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua, những yếu tố tác động và những vấn đề đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

– Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện một số chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Nghĩa Hành, ở tỉnh Quảng Ngãi thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Một số chính sách chủ yếu trong phát triển kinh tế nông nghiệp: chính sách sử dụng đất đai; chính sách đầu tư vốn; chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách ứng dụng khoa học công nghệ; chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn từ 2010-2014; đề xuất những nội dung chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành trong phát triển bền vững, gắn với tư duy, chủ trương, quan điểm chiến lược phát triển theo hướng bền vững của Đảng và Nhà nước. Với chủ đề nghiên cứu từ thực tiễn phát triển của một huyện nên luận văn kết hợp cách tiếp cận từ dưới lên với tiếp cận từ trên xuống, cụ thể là từ thực tiễn thực hiện chính sách ở huyện Nghĩa Hành đối chiếu, so sánh với chính sách quốc gia.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng các học thuyết kinh tế hiện đại, gắn với đặc thù của địa phương các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế.

Phương pháp phân tích chính sách được sử dụng trong đánh giá các chính sách được đề cập kết hợp với phương pháp phân tích SWOT.

Phương pháp xã hội học.

Các tư liệu, dữ liệu, số liệu, các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo của các cơ quan quản lý, các nghiên cứu đã công bố và có sẵn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn (quốc tế, Việt Nam) về hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp chứng cứ thực tiễn và đề xuất có giá trị tham khảo đối với các nhà quản lý về giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

7. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn (quốc tế, trong nước) về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.

Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 3: Một số giải pháp chính sách nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN (QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC) VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp

– Nông nghiệp: Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản.

– Kinh tế nông nghiệp là ngành cơ bản, ngành gốc, là lĩnh vực bao trùm lãnh thổ kinh tế nông thôn, sự phát triển của nó giữ vai trò quyết định trong kinh tế nông thôn.

1.1.2. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

– Phát triển: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” (Raanan Weitz, 1995)

– Phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (định nghĩa khái quát chung của LHQ). Trong thực tiễn, phát triển bền vững thường được hiểu phổ biến nhất là cả ba khía cạnh phát triển: kinh tế, xã hội và môi trường.

– Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững là sự phát triển mang tính ổn định và lâu dài, đảm bảo tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế bền vững chung của địa phương hoặc quốc gia, đem lại thu nhập ngày càng cao cho nông dân và gia đình họ, đồng thời bảo vệ, cải thiện môi trường tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với nhân vật chính yếu thực hiện nó là nông dân và nơi họ sống là nông thôn.

1.1.3. Khái niệm về chính sách và chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp

Thực tế đang tồn tại nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau về chính sách. Song, quan điểm của Frank Ellis được nhiều người tán thành, ông quan niệm, chính sách như là sự kết hợp của đường lối, mục tiêu và phương pháp mà chính phủ lựa chọn đối với lĩnh vực kinh tế, kể cả các mục tiêu mà chính phủ tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó.

Đối với Việt Nam, chính sách là hệ thống các phương pháp, cách thức, biện pháp của Nhà nước cụ thể hóa đường lối của Đảng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đạt được các mục tiêu trong mỗi giai đoạn lịch sử.

Kế thừa và tổng kết một số quan niệm về chính sách kinh tế nông nghiệp, có thể cho rằng, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp là tổng thể các biện pháp tác động của nhà nước có liên quan đến nông nghiệp và các ngành có liên quan, nhằm tác động vào nông nghiệp theo những mục tiêu nhất định, trong một thời hạn nhất định.

1.2. Một số lý thuyết kinh tế về phát triển nông nghiệp

1.2.1. Kinh tế học cổ điển

– Trường phái trọng thương

– Trường phái trọng nông

– Trường phái của David Ricado

1.2.2. Kinh tế học Mác – Lênin

1.2.3. Kinh tế học hiện đại

1.3. Đặc thù, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp

1.3.1. Đặc thù nông nghiệp

– Sản xuất nông nghiệp có tính vùng

– Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được

Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi: các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong).

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách kinh tế nông nghiệp

Một là, yếu tố quan trọng và chi phối trước tiên đến chính sách kinh tế nông nghiệp là thể chế chính trị xã hội của mỗi quốc gia.

Hai là, chính sách kinh tế nông nghiệp chịu sự tác động và chi phối của việc định hướng, chiến lược phát triển của nhà nước. Nhà nước thể chế hóa đường lối, chiến lược phát triển của Đảng thành những chính sách cụ thể nhằm thực hiện thành công chủ trương phát triển đã xác định.

Ba là, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tác động mạnh đến chính sách phát triển nông nghiệp.

Bốn là, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đến chính sách kinh tế nông nghiệp. Quá trình hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp chịu tác động của những thành tựu khoa học, công nghệ của quốc gia đó và của thế giới.

Năm là, điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, thời tiết, môi trường, địa hình, thổ nhưỡng, nguồn nước…có ảnh hưởng rất quan trọng đến chính sách kinh tế nông nghiệp.

Sáu là, quy mô, tốc độ gia tăng dân số có tác động đến việc xây dựng và thực hiện chính sách nông nghiệp của một quốc gia.

Bảy là, chính sách nông nghiệp còn chịu sự tác động của điều kiện thực hiện bản thân chính sách.

1.3.3. Vai trò của nông nghiệp và chính sách nông nghiệp trong phát triển quốc gia và địa phương

1.3.3.1. Vai trò của nông nghiệp

Một là, nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con người.

Hai là, sản xuất nông nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị, là ngành tạo việc làm, thu nhập; đồng thời là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công nghiệp, dịch vụ, và đối với các quốc gia nông nghiệp thì còn là ngành đem lại nguồn ngoại tệ lớn.

Ba là, nông nghiệp đang là ngành có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giữ vững cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Bốn là, nông nghiệp là hoạt động chính của dân cư ở những vùng có tầm quan trọng đặc biệt về tài nguyên, môi trường và an ninh, quốc phòng.

1.3.3.2. Vai trò của chính sách nông nghiệp

Chính sách kinh tế nông nghiệp là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính sách phát triển kinh tế. Vai trò của chính sách kinh tế nông nghiệp được thể hiện trên các phương diện sau:

Một là, tạo lập môi trường thuận lợi, phát huy quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân, góp phần quan trọng trong việc giải phóng mọi năng lực sản xuất.

Hai là, có tác động thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ba là, tác động trực tiếp đến các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân trong việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, khai thác tiềm năng đất đai, lao động…ở nông thôn. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phát triển nông nghiệp, thúc đẩy quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới, theo hướng hiện đại, văn hóa, văn minh.

Bốn là, thúc đẩy sản xuất hàng hóa tập trung của người nông dân, góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.

Năm là, làm cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp khác nhằm không ngừng phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực nông thôn.

1.4. Kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và bài học kinh nghiệm rút ra

1.4.1. Kinh nghiệm một số nước

1.4.1.1. Kinh nghiệm của nước Mỹ

1.4.1.2. Kinh nghiệm của nước Nhật Bản

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương Việt Nam

1.4.2.1. Kinh nghiệm của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

1.4.2.2. Kinh nghiệm của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

1.4.3. Bài học kinh nghiệm

Chương 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Nghĩa Hành là một huyện trung du; nằm về phía Tây Nam, cách trung tâm tỉnh Quảng Ngãi 09km. Phía Đông: giáp huyện Mộ Đức; phía Tây: giáp Minh Long; phía Nam: giáp Ba Tơ và một phần của huyện Đức Phổ; phía Bắc: giáp huyện Tư Nghĩa.

Huyện Nghĩa Hành có 12 đơn vị hành chính, trong đó thị trấn Chợ Chùa là trung tâm huyện lỵ, có 05 xã miền núi và 06 xã đồng bằng.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

– Địa hình: Bị chia cắt bởi sông, suối, núi, đồi.

+ Vùng núi: Độ cao địa hình từ 60m đến trên 500m, diện tích 147,56km2; dân số là 30.122 người, chiếm 33,29% dân số và 62,71% diện tích toàn huyện.

+ Vùng đồng bằng: Đồng bằng nằm dọc theo hai hệ thống sông chính là sông Vệ và sông Phước Giang, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 04m đến 15m, diện tích đồng bằng là 87,86km2, chiếm 37,29% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Dân số là 60.364 người, chiếm 66,71% dân số của huyện.

– Khí hậu: Mang đặc thù của khí hậu gió mùa duyên hải Nam Trung Bộ.

– Nhiệt độ: Trung bình hàng năm: 26,00C.

– Độ ẩm: Trung bình trong năm khoảng 85,5%.

– Lượng mưa: Trung bình hàng năm khoảng 1800-2000mm, nhưng phân bố không đều.

– Nguồn nước-thủy văn: Có nguồn nước và nguồn nước ngầm.

– Điều kiện đất đai: Theo điều tra gồm các nhóm đất sau: nhóm đất cát (AR); nhóm đất phù sa ven sông (FL); nhóm đất Glây (GL); nhóm đất xám (AC) và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế

2.1.2.1. Kết cấu hạ tầng

+ Hệ thống thủy lợi: nhờ công trình thủy lợi Thạch Nham cung cấp nước tưới chủ động cho phần lớn diện tích gieo trồng của 09/12 xã, thị trấn; chỉ có 03 xã là không nằm trong vùng tưới của hệ thống Thạch Nham. Hệ thống kênh mương cấp I, cấp II khá tốt, kênh dẫn đã được bê tông hóa gần 40% thuận lợi cho việc đưa nước vào đồng ruộng và giảm thất thoát nước, chủ động việc tưới tiêu cho hơn 7485ha đất canh tác trong toàn huyện.

+ Hệ thống giao thông: Toàn huyện có 46km đường tỉnh, 115km đường huyện, 180,4km đường xã, 520km đường thôn, xóm…

+ Hệ thống kho tàng, bến bãi và các công trình cơ sở hạ tầng.

2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

– Tăng trưởng kinh tế

Tổng GTSX của huyện đã tăng từ 401,84 tỷ đồng năm 2006 lên 598,63 tỷ đồng năm 2010 và 997,363 tỷ đồng năm 2014 (gấp 2,48 lần so với năm 2006). Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân chung giai đoạn 2006-2014 đạt 12,08%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân đoạn 2006-2010 là 10,51%/năm và giai đoạn 2010-2014 là 13,66%/năm, đã hình thành xu thế tăng dần qua các năm.

Xem xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của 03 ngành qua các năm ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực nông nghiệp có xu thế giảm rõ rệt và đang duy trì ở mức thấp; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 5,09%/năm, giai đoạn 2010 – 2014 chỉ còn 3,58% và bình quân chung giai đoạn 2006 – 2014 là 4,34%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy, cơ cấu kinh tế tuy chuyển dịch chậm nhưng theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông-lâm- ngư nghiệp trong nền kinh tế đã giảm từ 42,54 năm 2006 còn 34,08% năm 2010 và còn 23,38% năm 2014, trong khi các ngành phi nông nghiệp tăng: công nghiệp xây dựng từ 35,15 năm 2006 lên 36,56% năm 2010 và 42,05% năm 2014; dịch vụ tăng từ 22,31% năm 2006 lên 29,63% năm 2010 và 34,58% năm 2014.

Bảng 2.4: So sánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Nghĩa Hành các năm 2006, 2010 và năm 2014

ĐVT: % (giá cố định 1994)

Chỉ tiêuNăm 2006Năm 2010Năm 2014
Toàn nền kinh tế100100100
– Công nghiệp – xây dựng35,1536,5642,05
– Nông – lâm – thủy sản42,5434,0823,38
– Dịch vụ22,3129,6334,58

(Nguồn: Chi cục thống kê, niên giám thống kê huyện Nghĩa Hành và Báo cáo của UBND huyện về tình hình thực hiện kế hoach KT – XH 5 năm 2011 – 2015) [2], [33]

– Về cơ cấu thành phần: Các thành phần kinh tế đều có sự phát triển, khu vực kinh tế Nhà nước được sắp xếp lại, từng bước vươn lên trong sản xuất kinh doanh. Kinh tế hợp tác bước đầu đã được tổ chức sản xuất lại theo Luật Hợp tác xã mới, nhưng còn chưa phát triển, kinh tế trang trại đang hình thành và từng bước phát huy hiệu quả; kinh tế tư nhân phát triển nhanh, đóng góp rất đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện.

2.1.3. Đặc điểm xã hội

– Dân số: 90.486 người, mật độ trung bình 384 người/km2. Ngoài dân tộc kinh chiếm đa số, còn có dân tộc Hre (1.024 người) sinh sống ở các xã miền núi và các dân tộc khác (15 người). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2010-2014, duy trì ở mức 0,65%/năm. Dân số nông thôn chiếm 90% số dân toàn huyện, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp.

– Lao động và việc làm:

+ Về lao động: Năm 2014 số người trong độ tuổi lao động là 48.612 người; trong đó lao động nông nghiệp: 39.518 người, chiếm 81,3%. Người trong độ tuổi có khả năng lao động: 46.462 người. Ngoài ra, người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn còn tham gia lao động: 5.774 người. Số người làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân: 48.363 người.

+ Về việc làm: Giai đoạn 2010-2014, bình quân hàng năm tạo được việc làm và việc làm mới cho hơn 3.456 lao động. Đến nay, toàn huyện không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,16% năm 2010 xuống còn 9,5% năm 2014.

2.2. Khái quát về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Khái quát chung về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp

2.2.2. Thực hiện và tác động chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Nghĩa Hành

2.2.2.1. Chính sách đất đai và tác động

Trong hệ thống các chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở trong điều kiện của huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, lao động nông nghiệp lại quá lớn. Việc xác định, thực hiện hợp lý chính sách đất đai ở huyện trên hai nội dung cơ bản nhất: xác lập quyền sở hữu ruộng đất và xác lập các quyền lợi và nghĩa vụ trong sử dụng đất là cơ sở để thực hiện các chính sách khác đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong huyện.

Cơ cấu sử dụng đất của huyện từ năm 2010 đến 2014 đã có sự biến động. Đây là sự chuyển biến hợp lý phù hợp với quy luật phát triển kinh tế-xã hội của một huyện nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

– Đất nông nghiệp: giảm từ 76% năm 2010 còn 72,24% năm 2014. Tuy nhiên trong nội bộ từng loại đất trên, cơ cấu sử dụng đất cũng có thay đổi.

– Đất phi nông nghiệp: có sự thay đổi từ 16,02% năm 2010 tăng lên 21,35% năm 2014.

– Đất chưa sử dụng: Diện tích giảm từ 7,98% năm 2010 xuống còn 4,04% năm 2014.

Việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình đã làm cho người nông dân yên tâm sản xuất. Đến cuối năm 2014, toàn huyện đã cấp lần đầu 2.739 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện việc cấp đổi 52.457 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo dự án VLAP, đạt 53,19% kế hoạch, trong đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là 37,2%.

Bên cạnh đó, còn một số mặt tồn tại, hạn chế, mới tập trung vào một số loại đất ở, đất chuyên dùng; chưa quan tâm nhiều đến vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bố trí vùng sản xuất chưa được chú trọng đúng mức. Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất “dồn điền, đổi thửa” còn chậm; tình trạng cấp đất sai thẩm quyền, sai đối tượng vẫn còn xảy ra…

2.2.2.2. Chính sách đầu tư và tác động

Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp thì vốn là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển các ngành sản xuất, trong đó ngành nông nghiệp cũng đang được quan tâm. Tốc độ tăng vốn đầu tư chung của giai đoạn 2010-2014 này là 12,97%, trong khi đó tốc độ tăng vốn đầu tư của ngành nông nghiệp là 19,64%, ngành công nghiệp-xây dựng 10,4% và ngành dịch vụ 21%; điều đó cho thấy chính sách ưu tiên đầu tư cho ngành nông nghiệp và dịch vụ. Hơn nữa, từ khi Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực (01/6/2010) đã tạo ra cơ hội để nông dân có vốn sản xuất, chăn nuôi, trên địa bàn huyện ngân hành NN&PTNT (Agribank) chi nhánh Nghĩa Hành đã giải ngân hàng chục tỷ đồng cho hàng trăm lượt hộ gia đình, cá thể vay kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển.

Tuy nhiên, chính sách này vẫn còn nhiều bất cập: một bộ phận người nông dân chưa có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin để vay vốn phát triển sản xuất nhất là hộ nghèo và hộ cận nghèo. Trong các ngân hàng tín dụng ở huyện hiện nay do tâm lý sợ thất thoát vốn nên các ngân hàng thường thận trọng trong quá trình cho nông dân vay vốn; mức cho vay thường thấp so với nhu cầu sản xuất, nhiều hộ dân cho rằng mức lãi suất cho vay vẫn còn cao vì sinh lời trong nông nghiệp thường thấp hơn so với các lĩnh vực kinh tế khác. Do đó, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân, hợp tác xã nông nghiệp đang gặp khó khăn…Do vậy, cũng đang ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển nông nghiệp của huyện.

2.2.2.3. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tác động

Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nếu thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, góp phần phân phối lại tổng sản phẩm quốc dân, tạo điều kiện giải quyết sự bất bình đẳng giữa các vùng trong nền kinh tế.

Cơ cấu ngành nông nghiệp giảm từ 91,15% năm 2010 xuống 87,4% năm 2014, lâm nghiệp tăng từ 8,58% lên 12,29%, thuỷ sản tăng từ 0,27% lên 0,31%, tuy cơ cấu ngành nông nghiệp giảm nhưng trong nội bộ của ngành nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung phát triển một số cây, con có sức cạnh tranh trên thị trường, tăng tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi.

Hình 2.3 cũng cho thấy trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi từ 33,23% năm 2010 tăng lên 35,84% năm 2014; ngành trồng trọt giảm từ 64,18% xuống còn 61,21% và ngành dịch vụ nông nghiệp tăng không đáng kể (từ 2,59% năm 2010 tăng 2,95%).

Ngoài thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt và chăn nuôi, huyện Nghĩa Hành là vùng đất bán sơn địa có nhiều gò đồi và núi, nên lâm nghiệp cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Gần mười năm trở lại đây người dân đã chuyển sang trồng cây keo lai, cây lớn nhanh, rừng mau khép tán, chu kỳ thu hoạch rút ngắn, năng suất cao và giá cả liên tục tăng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, giá trị sản xuất từ 17,5 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 25,46 tỷ đồng năm 2014, nhờ đó nâng cao thu nhập cho người dân ở vùng bán sơn địa.

Về ngư nghiệp giá trị không nhiều so với nông nghiệp, song mức độ tăng trưởng lại cao, tăng bình quân mỗi năm 8,78%…

Tuy nhiên, chính sách này vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Như còn nhiều diện tích trồng nhiều loại cây cho giá trị và sản lượng thấp; chăn nuôi còn chiếm tỷ lệ ít so với trồng trọt và quy mô còn manh mún; sự kết hợp giữa nông, lâm, ngư nghiệp với các ngành chế biến và thương mại theo hướng xuất khẩu đang còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao. Đây là vấn đề mang tính liên kết nhiều ngành với nhiều nội dung kết hợp đòi hỏi phải giải quyết ở tầm vĩ mô và vi mô.

2.2.2.4. Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ và tác động

Nhờ chính sách chuyển giao khoa học công nghệ và mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong điệu kiện phần lớn nông dân có trình độ văn hóa thấp, chưa qua đào tạo ở các trường lớp, đào tạo kỹ thuật, tay nghề…là một vấn đề khó khăn; nhưng với tinh thần ham học hỏi, cầu thị, người biết trước chỉ cho người chưa biết sau, đến nay phần đông nông dân đã tiếp thu tương đối tốt kiến thức khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất góp phần tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

Tuy nhiên, trình độ và năng lực cạnh tranh thị trường của nông dân còn thấp, xu hướng phát triển các loại sản phẩm nông nghiệp hướng tới giá trị gia tăng cao diễn ra chậm, tác động chưa nhiều. Công nghiệp địa phương chưa phát triển nên chưa đóng vai trò tác động và hỗ trợ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

2.2.2.5. Chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và tác động

Thị trường tiêu thụ nông sản của huyện chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của nhân dân tại huyện, thành phố Quảng Ngãi, một phần nhỏ các mặt hàng có giá trị bán ra ngoài tỉnh. Các sản phẩm nguyên liệu do các tư thương đến mua tại rừng nên thường bị ép giá. Với các tác động như vậy đã làm cho nông nghiệp trên địa bàn tăng trưởng chậm và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

2.3. Các vấn đề đặt ra từ thực tiễn ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi

2.3.1. Các vấn đề về chính sách

Bảng 2.13 thể hiện ma trận về điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) trong phát triển triển kinh tế nông nghiệp của huyện.

2.3.2. Các vấn đề về tổ chức thực hiện chính sách

– Bộ máy tổ chức quản lý.

– Năng lực triển khai thực hiện chính sách.

– Công tác phối kết hợp.

– Huy động các nguồn lực.

– Vấn đề thị trường.

2.3.3. Các vấn đề về sự tham gia của các bên liên quan và liên kết 4 nhà trong thực hiện chính sách

– Về sự tham gia của nông dân.

– Sự tham gia của doanh nghiệp.

– Các đoàn thể chính trị – xã hội.

– Sự liên kết “bốn nhà” trong thực hiện chính sách.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM TIẾP TỤC

THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Ở HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Bối cảnh phát triển trong thời gian tới

3.2. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp

3.2.1. Quan điểm và định hướng

– Phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất hàng hóa. Tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

– Khai thác có hiệu quả nguồn lực tài nguyên thiên nhiên để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng dần giá trị ngành chăn nuôi.

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Chủ động phát triển nông nghiệp bền vững gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

– Phát triển kinh tế vườn rừng, tập trung trồng cây nguyên liệu, thí điểm trồng một số loại cây công nghiệp mới có giá trị kinh tế cao.

3.2.2. Mục tiêu

– Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Nông – lâm – thủy sản chiếm 18-19%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 23-24%; Dịch vụ chiếm 57-58%. Riêng nông nghiệp chiếm khoảng 14% tổng giá trị kinh tế huyện nhưng đóng vai trò chủ đạo, là ngành giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập chính cho lao động nông thôn.

– Thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu các ngành nông nghiệp với tỷ lệ: nông nghiệp 87,5%, trong đó chăn nuôi chiếm tỷ trọng 47,6%, trồng trọt 40,9% và dịch vụ nông nghiệp 11,5%; lâm nghiệp: 11.3%; thủy sản: 1,2%.

– Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân hàng năm là 5-5,5%.

– Đến cuối năm 2015, tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tạo ra là 259 tỷ đồng/năm (giá 1994) và 907 tỷ đồng/năm (giá hiện hành), năm 2020 là 323 tỷ đồng/năm (giá 1994) và 1.254 tỷ đồng/năm (giá hiện hành).

– Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm tăng 49.932 tấn.

– Bình quân lương thực đầu người duy trì mức ổn định: 530kg/người/năm.

– Thu nhập bình quân đầu người tăng 23 – 23,5 triệu đồng/người/năm.

– Tạo việc làm mới mỗi năm từ 4200 – 4500 lao động; lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020 khoảng 30 – 35% lao động xã hội.

– Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 9,5% năm 2014 xuống dưới 5% năm 2020 (theo chuẩn mới).

– Thu ngân sách hàng năm đạt trên 40 tỷ đồng.

– Hoàn thành 100% việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất nông, lâm nghiệp.

– Đến cuối năm 2015 và tầm nhìn đến 2020 tập trung đầu tư xây dựng, sữa chữa các công trình thủy lợi nhỏ và vừa, kiên cố hóa kênh mương để tăng thêm diện tích tưới chủ động 100% diện tích đất canh tác.

– Trồng mới bình quân mỗi năm 600ha rừng, quản lý bảo vệ và khoanh nuôi bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên, quản lý tốt việc khai thác rừng trồng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 48%.

– Nâng cao năng suất nông nghiệp, năng suất lúa bình quân duy trì ở mức 63tạ/ha; tăng giá trị sản xuất trên 01ha đất nông nghiệp từ 44 triệu đồng năm 2014 lên 65 triệu đồng năm 2020.

– Phát triển mạnh kinh tế vườn, kinh tế trang trại, hình thành vùng các chuyên canh lớn sản xuất hàng hóa, phấn đấu khoảng 40-50% nông sản chủ động bán ra trên thị trường.

– Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực về vốn, đất đai, ứng dụng khoa học công nghệ, lao động việc làm.

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

3.3.1. Hoàn thiện chính sách về đất đai

3.3.2. Hoàn thiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

3.3.3. Hoàn thiện chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

3.3.4. Hoàn thiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vốn và tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp

3.3.5. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ, phát triển thị trường nông sản và liên kết các bên liên quan (4 nhà)

3.3.6. Đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp

KẾT LUẬN

Từ những vấn đề như đã phân tích cho thấy, chính sách kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Việc thường xuyên tiến hành xây dựng, thực thi, kiểm tra, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương, từng vùng trong những giai đoạn khác nhau là yêu cầu khách quan trong quá trình quản lý đối với lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, nông thôn.

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản có tính lý luận về vai trò của nông nghiệp, nông thôn; những chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đối với nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ đổi mới; những kinh nghiệm xây dựng, thực thi chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của một số nước trên thế giới và các địa phương; nêu các khái niệm có liên quan đến nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp; các nhân tố tác động tới chính sách, việc tổ chức thực thi, kiểm tra bổ sung hoàn thiện chính sách cũng như phân tích tác động của chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp ở Nghĩa Hành trong thời gian qua.

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Nghĩa Hành và những yêu cầu đặt ra trong quá trình quản lý nhà nước, luận văn đề xuất hoàn thiện một số chính sách chủ yếu (chính sách đất đai, chính sách đầu tư, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính sách ứng dụng khoa học công nghệ, chính sách thị trường tiêu thụ nông sản) để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phân tích, đánh giá thực hiện chính sách nông nghiệp ở huyện Nghĩa Hành.

Các vấn đề đặt ra từ thực tiễn ở huyện Nghĩa Hành trong phát triển nông nghiệp thời gian tới cần được chú ý bao gồm không chỉ nằm trong bản thân các chính sách cụ thể mà còn cả trong tổ chức thực hiện chính sách cũng như trong sự tham gia của các bên liên quan (nông dân, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, …) và liên kết 4 nhà.

Luận văn cũng nêu quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi trên cơ sở cụ thể hóa chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp chung của Đảng và Nhà nước và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, góp phần đưa huyện Nghĩa Hành trở thành một huyện theo hướng công nghiệp vào năm 2020.

Tác giả hy vọng nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa và đóng góp cho thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi là quê hương của mình./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\CHINH SACH CONG\NGUYEN THANH HA\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *