CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị – xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống chính sách ASXH của nước ta hiện còn phân tán, chồng chéo, hiệu quả chưa cao, tạo việc làm và giảm nghèo chưa bền vững, tỉ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo còn cao; mức trợ cấp xã hội còn thấp; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế; tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao và giảm chậm; tỉ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn thấp; đời sống của một bộ phận người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chưa bảo đảm được mức tối thiểu.

Ở quận Liên Chiểu ASXH luôn là vấn đề vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cấp bách. Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận lần thứ IV, giai đoạn 2010 – 2015 đã nhận định: “Công tác chính sách – xã hội được quan tâm đúng mức. Phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển sâu rộng, đời sống vật chất, tinh thần của các đối tượng được cải thiện đáng kể….”; đồng thời, nghị quyết cũng khẳng định“Phát triển văn hóa – xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế. Tập trung giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội bức xúc như tạo việc làm, giảm nghèo, xóa nhà tạm, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa; ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội”

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Phân tích thực trạng chính sách ASXH trên địa bàn quận Liên Chiểu, chỉ ra xu hướng phát triển ASXH ở quận hiện nay; đề xuất các giải pháp chủ yếu đem lại hiệu quả cao nhất cho việc thực hiện ASXH trên địa bàn quận trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách ASXH và chính sách ASXH tại Việt Nam

– Nghiên cứu thực trạng quá trình thực hiện ASXH qua thực tế của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

– Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm đổi mới việc xây dựng và thực hiện, đánh giá chính sách ASXH phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Trong luận văn này người viết tập trung nghiên cứu các chính sách sau đây:

– Chính sách Giảm nghèo

– Chính sách Bảo trợ xã hội

– Chính sách đối với người có công

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng,

4.3. Thời gian nghiên cứu: Tháng 10/2014 đến tháng 3/2015

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1.Phương pháp luận

Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và phương pháp nghiên cứu chính sách công (CSC).

5.2. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp thu thập thông tin;

– Phương pháp phỏng vấn sâu.

6. Ý nghĩa của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

– Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu và vận dụng các lý thuyết về chính sách công.

– Kết quả đánh giá nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các thuyết liên quan đến chính sách công, từ đó hình thành các tiến trình đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

– Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận dụng các lý thuyết về chính sách công để xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn về chính sách ASXH ở quận Liên Chiểu, để từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng của việc thực hiện chính sách trong những năm tiếp theo.

– Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho quận Liên Chiểu trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách một cách hiệu quả

6.3. Ý nghĩa tham khảo

– Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn quận Liên Chiểu

– Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo đối với một số sinh viên, học viên thạc sĩ quan tâm đến vấn đề ASXH

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn được chia làm 3 chương, không kể phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách an sinh xã hội từ thực tiễn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1.1. Những vấn đề lý luận về chính sách an sinh xã hội

1.1.1. Khái niệm chính sách an sinh xã hội

“Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và giải pháp, công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”

Khái niệm chính sách ASXH: ASXH là một khái niệm rộng, bao gồm một hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước, các đối tác xã hội và tư nhân thực hiện nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng quản lý rủi ro do mất việc làm, tuổi già, ốm đau, rủi ro do thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, khủng hoảng kinh tế, dẫn đến mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản.

1.1.2. Quan điểm, mục tiêu chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam

1.1.2.1. Nhận thức, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về an sinh xã hội

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng xác định phải coi ASXH vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) đã xác định nhiệm vụ đảm bảo ASXH là một tiêu chí và coi đó là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội.

Đại hội X nêu rõ: “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân…; đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội”.

Đại hội XI, chỉ rõ: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân”.

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020 khẳng định: “Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả”.”Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sống đối với người có công. Mở rộng các hình thức cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khó khăn”.

Nghị Quyết số 15-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng ngày 1/6/2012 đặt ra yêu cầu “Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ ..”.

1.1.2.2. Mục tiêu chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam:

– Mục tiêu 1: Tăng cường tính bình đẳng trong thị trường lao động;

– Mục tiêu 2: Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội tiên tiến;

– Mục tiêu 3: Tăng cường hiệu quả chăm sóc y tế công;

– Mục tiêu 4: Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội;

– Mục tiêu 5: Thực hiện giảm nghèo bền vững;

– Mục tiêu 6: Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ xã hội.

1.1.3. Vấn đề chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam

Thứ nhất, trong quá trình đổi mới kinh tế, nhiều vấn đề ASXH bức xúc, mới phát sinh chưa được giải đáp một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn.

Thứ hai, cùng với sự phát triển thì các nguy cơ, rủi ro kinh tế và xã hội ngày càng có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến sinh kế và thu nhập.

Thứ ba, hiện tượng già hoá dân số cũng đặt ra nhiều khó khăn cho hệ thống ASXH hiện hành và trong tương lai.

Thư tư, mức hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế giữa các nhóm dân cư còn nhiều bất cập.

Thứ năm,các rủi ro kinh tế, xã hội trên toàn cầu ngày càng đa dạng, phức tạp và có diện ảnh hưởng rộng.

Thứ sáu, các nhóm yếu thế ngày càng trở nên yếu thế hơn và dễ bị tổn thương hơn do hạn chế về khả năng cạnh tranh, về phòng ngừa rủi ro trên thương trường.

1.1.4. Giải pháp và công cụ chính sách an sinh xã hội của Việt Nam

1.1.4.1. Chính sách đào tạo, hỗ trợ việc làm;

1.1.4.2. Chính sách Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

1.1.4.3. Chính sách giảm nghèo bền vững

22 1.1.4.4. Chính sách Cứu trợ xã hội:

1.1.4.5. Chính sách Trợ giúp và ưu đãi xã hội

1.1.5. Chủ thể chính sách an sinh xã hội ở việt Nam

Chủ thể quan trọng nhất trong việc thực hiện chính sách ASXH là Nhà nước.

Chủ thể thứ hai là các đối tượng thụ hưởng chính sách.

Chủ thể thứ ba là các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp

1.1.6. Thể chế chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam

– Hiến pháp

– Hệ thống văn bản của Chính phủ

– Hệ thống văn bản của các Bộ, ngành và địa phương trên lĩnh vực ASXH

1.1.7. Những nhân tố tác động đến chính sách an sinh xãhội ở Việt Nam

1.1.7.1 Thể chế chính sách về an sinh xã hội

Thể chế chính sách đóng vai trò quan trọng trong hệ thống ASXH, xác định khuôn khổ pháp lý, phạm vi thực hiện chính sách; trách nhiệm của bộ, ngành địa phương trong việc thực hiện chính sách, chế độ đề ra.

1.1.7.2. Thể chế tài chính

Thể chế tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách ASXH.

1.1.7.3. Các đối tác tham gia

Các đối tác khu vực nhà nước; khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị-xã hội.

1.1.7.4 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề, điều kiện vật chất thực hiện ASXH. Ngược lại ổn định ASXH là nhân tố đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững.

1.1.7.5. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ảnh hưởng đến an sinh xã hội

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đi kèm với việc thu hồi đất khiến cho người lao động ở những nơi này mất đất, việc làm và thu nhập nên có nguy cơ rơi vào mất ổn định ASXH

1.1.7.6. Tàn phá môi trường, thiên tai, dịch bệnh – một nguyên nhân gây mất ổn định an sinh xã hội

1.1.7.7. Sự hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước các cấp ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội

1.1.8. Một số mô hình an sinh xã hội ở một số quốc gia trên thế giới

Cho tới đầu những năm 2000, trên thế giới có 4 mô hình ASXH.

– Mô hình ASXH (basic security): Mô hình này áp dụng ở Mỹ, Anh, Canada, Hà Lan và Thuỵ Sỹ;

– Mô hình phúc lợi có mục tiêu (targeted model): Austraylia

– Mô hình nghiệp đoàn chủ nghĩa (corporatist): Đức và Pháp;

-Mô hình có tính bao quát (encompassing): Thụy Điển, Phần Lan và Na Uy.

1.2. Chính sách an sinh xã hội của quận Liên Chiểu

1.2.1. Vấn đề chính sách

Thu nhập thấp; thiếu vốn để sản xuất và không biết cách làm ăn; không có nghề nghiệp ổn định, thiếu việc làm; một số hộ nghèo lười lao động, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo; một bộ phận không nhỏ các hộ thuộc diện gia đình chính sách, người có công với cách mạng nhà cửa xuống cấp, một số hộ thuộc diện hộ nghèo cần có sự trợ giúp của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; số đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách ASXH tăng cơ học qua từng năm.

1.2.2. Mục tiêu chính sách giai đoạn 2010 – 2015

1.2.2.1. Chính sách giảm nghèo bền vững

Tập trung thực hiện các giải pháp phù hợp thoát 100% hộ nghèo theo chuẩn của thành phố trong từng giai đoạn, phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trước 2 năm.

1.2.2.2. Chính sách bảo trợ xã hội

Mục tiêu của chính sách BTXH là nhằm trợ giúp các đối tượng BTXH trên địa bàn quận bảo đảm các điều kiện sống ổn định, an toàn, hòa nhập, tham gia đóng góp vào quá trình phát triển xã hội.

1.2.2.3. Chính sách người có công:

Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận lần thứ IV, nhiệm kỳ 2010 – 2015: “Thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với nước, chăm lo con em gia đình chính sách, đảm bảo đời sống của các gia đình chính sách bằng và cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng”.

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.2.3. Giải pháp và công cụ chính sách

1.2.3.1. Chính sách giảm nghèo bền vững

*Chính sách và giải pháp cơ bản giúp các đối tượng tiếp cận với các dịch vụ xã hội: (i) Hỗ trợ y tế; (ii) Hỗ trợ giáo dục; (iii) Hỗ trợ nhà ở; (iv) Chính sách bảo trợ xã hội

* Chính sách và giải pháp giúp các đối tượng phát triển sản xuất: (i) Giải quyết việc làm và dạy nghề; (ii) Hỗ trợ tín dụng; (iii) Hỗ trợ phương tiện sinh kế; (iv) Hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm cho hộ nghèo; (v) Nhân rộng mô hình giảm nghèo; (vi) Tập trung đầu tư những phường có số đông hộ nghèo.

* Chính sách và giải pháp truyền thông, giám sát đánh giá và nâng cao năng lực: (i) Chính sách trợ giúp pháp lý; (ii) Công tác truyền thông, giáo dục; (iii) Giám sát, đánh giá; (iv) Giải pháp nâng cao năng lực

1.2.3.2. Chính sách bảo trợ xã hội

Thực hiện theo Nghị định 136/2013/NĐ-CPngày 21/ 10/ 2013 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH.

1.2.3.3. Chính sách người có công:

Chế độ ưu đãi đối với người có công được quy định rõ tại pháp lệnh số: 26/2005/PL-UBTVQH11ngày 11/ 07/ 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng

1.2.4. Chủ thể chính sách an sinh xã hội

Chủ thể đầu tiên là cơ quan nhà nước cấp quận mà đại diện là phòng LĐ-TB&XH;

Chủ thể thứ hai là các đối tượng được thụ hưởng;

Chủ thể thứ ba là các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.

1.2.5. Thể chế chính sách ASXH

– Hệ thống văn bản dó UBND quận ban hành.

– Hệ thống văn bản do phòng chức năng ban hành

1.2.6. Những nhân tố tác động đến chính sách an sinh xã hội

1.2.6.1. Tác động của điều kiện kinh tế – xã hội

Hạ tầng cơ sở của quận vẫn còn chưa đồng bộ, các doanh nghiệp thuộc quận đều nhỏ bé về quy mô, sức cạnh tranh yếu. Dịch vụ thương mại tiềm năng lớn nhưng chưa khai thác được. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy có tăng song không đáp ứng được nhu cầu chi ngân sách trên địa bàn.

Điều kinh tế – xã hội như vậy tác động không nhỏ đến quá trình thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn quận, bởi có sở hạ tầng có đồng bộ, đầy đủ thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu đảm bảo ASXH.

1.2.6.2. Tác động của thiên tai, ô nhiễm môi trường

Quận Liên Chiểu nằm ở phía Tây bắc của thành phố Đà nẵng, phía Bắc giáp đèo Hải Vân, phía Đông giáp biển, chính vị trí như vậy nên thiên tai thường xảy ra, để lại hậu quả nặng nề, tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của quận.

Cùng với tác động tiêu cực của thiên tai là tác động của ô nhiễm môi trường đến đời sống xã hội.

1.2.6.3. Tác động của quá trình đô thị hóa, giải tỏa, tái định cư

Tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án giải tỏa, tái định cư đã gây nên những hệ lụy, tác động đến ổn định ASXH trên địa bàn quận, số hộ nghèo hoặc đối tượng bảo trợ xã hội tăng lên do mất đất sản xuất, mất việc làm, không có nghề nghiệp, thu nhập thiếu ổn định

1.2.6.4. Tác động của nguồn thu ngân sách của địa phương

Nguồn thu ngân sách của địa phương là cơ sở quan trọng tạo ra nguồn lực để thực hiện chính sách ASXH, thu ngân sách đảm bảo và vượt kế hoạch thì chi đảm bảo xã hội cũng được tăng lên và ngược lại.

1.2.6.5. Tác động của bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ

– Về tổ chức bộ máy: UBND quận trực tiếp điều hành công tác đảm bảo ASXH, thành lập các ban chỉ đạo như Ban chỉ đạo giảm nghèo, ban chỉ đạo sửa chữa nhà cho các đối tượng chính sách… Tham mưu chính cho UBND quận trên lĩnh vực này là phòng LĐ-TB&XH.

– Về đội ngũ cán bộ: Đa số công chức đều không được đào tạo chuyên ngành phù hợp với công việc đang đảm nhiệm; cán bộ chuyên trách các phường thường không ổn định. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn quận.

Kết luận Chương 1

Chương 1 đã tổng hợp và nêu rõ những vấn đề lý luận, các quan điểm tiếp cận, nhận thức của Đảng, Nhà nước về ASXH qua từng bước phát triển. Đồng thời Chương 1 cũng đã thể hiện rõ vấn đề chính sách; quan điểm, mục tiêu chính sách; giải pháp và công cụ chính sách; chủ thể chính sách; thể chế chính sách và những nhân tố tác động đến chính sách ASXH ở Việt Nam nói chung và quận Liên Chiểu nói riêng.

Kết quả nghiên cứu của Chương 1 là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ASXH tại quận Liên Chiểu ở Chương 2 và hoàn thiện chính sách ASXH ở Chương 3

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TẠI QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát đặc điểm tình hình quận Liên Chiểu

Quận Liên Chiểu có ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thuận lợi phát triển giao thông vận tải, du lịch và là nơi tập trung 2 khu công nghiệp lớn của thành phố Đà Nẵng cùng hệ thống các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

Nền kinh tế quận phát triển theo cơ cấu: Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp.

Hiện nay toàn quận có 4018 hộ nghèo/ 39.020 hộ dân, chiếm tỷ lệ 10,3%%; 3679 đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, 1846 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 3187 gia đình chính sách và 146 người được hưởng chế độ đối với người có công với cách mạng.

2.2. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách an sinh xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 2010 – 2015

2.2.1. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo

Thực hiện chính sách giảm nghèo đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra, về trước thời hạn 2 năm so với kế hoạch.

2.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

Công tác thực hiện chính sách bảo trợ xã hội được thực hiện nghiêm túc, chi trả đúng chế độ, đúng đối tượng và trong 5 năm không để xảy ra sai sót.

2.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách người có công

Chính sách người có công được tổ chức thực hiện chu đáo, đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách, đảm bảo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đã đề ra.

2.3. Đánh giá các giải pháp và công cụ chính sách an sinh xã hội được triển khai thực hiện

2.3.1. Chính sách giảm nghèo bền vững

* Ưu điểm: Chương trình giảm nghèo được thực hiện một cách toàn diện và đều khắp, đã tác động kịp thời đến các đối tượng nghèo cần được thụ hưởng, mang lại lợi ích thiết thực cho người nghèo. Thực hiện vượt kế hoạch mà mục tiêu của 2 Đề án giảm nghèo đã đề ra.

* Hạn chế: Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách còn nặng về cơ cấu, các địa phương xử lý thiếu kiên quyết, linh hoạt trong công tác giảm nghèo; công tác phối hợp chưa thực sự chặt chẽ; cơ chế, chính sách chưa thực sự đồng bộ; đội ngũ cán bộ biến động, chế độ đãi ngộ hạn chế, kinh phí hoạt động hạn hẹp, huy động nguồn lực xã hội khó khăn

2.3.2. Chính sách bảo trợ xã hội

* Ưu điểm: thực hiện chu đáo, đúng quy trình, quản lý đối tượng tốt; thực hiện công tác chi trả chế độ đúng đối tượng, thời gian; đảm bảo công tác thanh, kiểm tra; công tác tham mưu tương đối hiệu quả.

* Khó khăn, hạn chế:

– Số đối tượng thường xuyên có biến động, tăng cơ học nhanh; nguồn lực thực hiện chính sách chủ yếu từ NSNN, huy động nguồn lực xã hội gặp nhiều khó khăn; cán bộ làm công tác BTXH từ quận đến các phường còn mỏng, thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn; quận chưa ban hành được các chính sách để hỗ trợ thêm cho các đối tượng

– Về công tác tổ chức, quản lý chủ yếu dựa vào các văn bản hướng dẫn của Trung ương và thành phố, quận không thành lập ban chỉ đạo cũng như các tổ chức khác để thực hiện nhiệm vụ này. Việc xây dựng và ban hành các văn bản tổ chức thực hiện công tác BTXH còn hạn chế.

2.3.3. Chính sách người có công:

* Ưu điểm:

Công tác thực hiện chính sách người có công được thực hiện chu đáo, đảm bảo mức sống của các đối tượng cao hơn hoặc bằng mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.

* Hạn chế – khó khăn:

– Số đối tượng thường xuyên có biến động, tăng cơ học nhanh; nguồn lực thực hiện chính sách chủ yếu từ NSNN, huy động nguồn lực xã hội gặp nhiều khó khăn; cán bộ làm công tác người có công từ quận đến các phường còn mỏng, thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn; quận chưa ban hành được các chính sách để hỗ trợ thêm cho các đối tượng

– Về công tác tổ chức, quản lý chủ yếu dựa vào các văn bản hướng dẫn của Trung ương và thành phố, quận không thành lập ban chỉ đạo cũng như các tổ chức khác để thực hiện nhiệm vụ này. Việc xây dựng và ban hành các văn bản tổ chức thực hiện công tác người có công còn hạn chế.

2.4. Đánh giá vai trò của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội:

2.4.1. Vai trò của cơ quan nhà nước các cấp: thể hiện tương đối rõ nét, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo hiệu lực.

Tuy nhiên, trên lĩnh vực thực hiện chính sách BTXH và chính sách người có công còn mờ nhạt, thiếu chủ động; nguồn lực thực hiện chính sách chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; năng lực cán bộ còn hạn chế, hay thay đổi nên ảnh hưởng đén quá trình thực hiện chinh sách.

2.4.2. Đánh giá vai trò của hộ nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng chính sách

– Tích cực tham gia thực hiện chính sách, phản ánh trung thực những thông tin cần thiết qua quá trình thực hiện chính sách trên địa bàn, song vẫn còn một số hộ nghèo, đối tượng BTXH còn ỷ lại, thiếu ý thức vươn lên,

2.4.3. Đánh giá vai trò của Mặt trận, các hội đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp

Tích cực, chủ động và phát huy được vai trò trong công tác phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn quận.

Tuy nhiên, công tác phối hợp chưa thực sự chủ động, chỉ thực hiện theo kế hoạch của cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành.

Việc tham gia thực hiện chính sách ASXH của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính, lợi nhuận, vì vậy hoạt động này không bền vững.

2.5. Đánh giá môi trường thể chế chính sách tại quận Liên Chiểu

Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành quá trình tổ chức thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn quận cơ bản đáp ứng được quá trình chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện chính sách.

Tuy nhiên chỉ tập trung trên lĩnh vực giảm nghèo, các lĩnh vực BTXH, người có công chưa được đầu tư nhiều.

2.6. Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách an sinh xã hội tại quận Liên Chiểu.

2.6.1. Đánh giá tác động của điều kiện kinh tế – xã hội đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội

Tác động tích cực: Cơ cấu kinh tế quận dịch chuyển đúng hương tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần tạo việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp.

Những hạn chế, khó khăn: Tốc độ phát triển kinh tế tuy có nhanh song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, hạ tầng kinh tế – kỹ thuật còn thiếu đồng bộ, chú trọng nhiều đến quá trình đô thị hóa, mà chưa quan tâm nhiều đến vấn đề xã hội

2.6.2. Đánh giá tác động của thiên tai, ô nhiễm môi trường

Thiên tai và ô nhiễm môi trường là nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực, là nguyên nhân gây mất ổn định ASXH, gây nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn quận.

2.6.3. Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa, giải tỏa, tái định cư

Ttích cực: kết cấu hạ tầng của quận thay đổi theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ, tăng trưởng kinh tế; kêu gọi nguồn lực xã hội cho đảm bảo ASXH.

Ttiêu cực: Nhiều hộ dân bị mất đất sản xuất, mất việc làm, thu nhập; công tác chuyển đổi ngành nghề cho người lao động gặp nhiều khó khăn;

2.6.4. Tác động của nguồn thu ngân sách của địa phương

Nguồn thu NSNN là nguồn lực chủ yếu cho việc thực hiện chính sách ASXH, nhưng việc huy động nguồn lực xã hội cho công tác này hiệu quả còn thấp so với tiềm năng;

2.6.5. Đánh giá tác động của bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ

– Ưu điểm:

Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trên lĩnh vực thực hiện chính sách ASXH

– Hạn chế:

Bộ máy tổ chức trên các lĩnh vực BTXH và thực hiện chính sách người có công chưa chặt chẽ, công tác tham mưu còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Đội ngũ cán bộ mỏng và thường xuyên biến động.

Kết luận Chương 2

Chương 2 luận văn tập trung đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ASXH tại quận Liên Chiểu. Phân tích, đánh giá việc thực hiện mục tiêu chính sách cũng như các giải pháp và công cụ chính sách, nêu rõ những kết quả đạt được và những hạn chế cần có sự điều chỉnh, bổ sung trong thời gian đến. Việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề đặt ra ở Chương 2 là cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách ASXH trên địa bàn quận ở Chương 3.

Chương 3

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI

3.1. Nhu cầu, mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu

3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện chính sách an sinh xã hội

3.1.1.1 Nhu cầu hoàn thiện chính sách giảm nghèo

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, thực tiễn công tác giảm nghèo tại quận Liên Chiểu cũng đã đặt ra những vấn đề cần được bổ sung, điều chỉnh trong thời gian tới như:

– Chuẩn nghèo thường xuyên thay đổi tạo nên những khó khăn cho công tác thực hiện giảm nghèo trên địa bàn;

– Một số hộ nghèo thiếu ý thức vươn lên;

– Hệ thống văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện tuy nhiều về số lượng song còn có sự chồng chéo giữa các ngành, chưa sát với thực tế địa phương, cơ sở;

– Hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp còn mang tính hình thức, nặng về cơ cấu mà thiếu tính đồng bộ,

Những vấn đề trên đây đặt ra nhu cầu hoàn thiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn quận giai đoạn 2015 – 2020.

3.1.1.2. Nhu cầu hoàn thiện chính sách bảo trợ xã hội

Chính sách BTXH vẫn còn một số hạn chế như mức độ bao phủ còn thấp; các chế độ chính sách mới chỉ bảo đảm hỗ trợ được một phần các nhu cầu thiết yếu tối thiểu của đối tượng; hệ thống pháp luật chưa đồng bộ…vì vậy hoàn thiện chính sách BTXH là vấn đề cấp thiết

3.1.1.3 Nhu cầu hoàn thiện chính sách người có công

Việc ban hành văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc giải quyết chính sách chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, vì thế, việc hoàn thiện chính sách người có công là vấn đề hết sức quan trọng

3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện chính sách an sinh xã hội

3.1.2.1 Mục tiêu hoàn thiện chính sách giảm nghèo

Thực hiện theo Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020

3.1.2.2. Mục tiêu hoàn thiện chính sách bảo trợ xã hội

Thực hiện theo Nghị quyết đại hội đảng bộ quận lần thứ IV, nhiệm kỳ 2010 – 2015

3.1.2.3. Mục tiêu hoàn thiện chính sách người có công

Thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IV, nhiệm kỳ 2010 – 2015

3.1.3. Quan điểm hoàn thiện chính sách an sinh xã hội

 Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

 Chính sách ưu đãi người có công và ASXH phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

 Hệ thống ASXH phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một

thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng.

 Nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi người có công và giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách ASXH; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Ðồng thời tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh.

 Tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách ASXH.

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách an sinh xã hội

3.2.1. Hoàn thiện thể chế chính sách

3.2.1.1. Hoàn thiện thể chế chính sách giảm nghèo

Để hoàn thiện thể chế chính sách giảm nghèo trong thời gian đến, trước hết cần rà soát lại các chính sách, công cụ giảm nghèo để loại bỏ sự trùng lắp, không hiệu quả, không phù hợp của chính sách giảm nghèo hiện nay.

3.2.1.2. Hoàn thiện thể chế chính sách bảo trợ xã hội

Chính sách, pháp luật về BTXH cần được điều chỉnh, bổ sung theo hướng: (i) mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng; (ii)nâng mức trợ giúp và nguồn kinh phí; (iii)đảm bảo cơ sở hạ tầng, điều kiện chăm sóc và quản lý; (iv) đảm bảo sự tham gia của các đối tác

  3.2.1.3. Hoàn thiện thể chế chính sách người có công

Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện khá đồ sộ, luôn thay đổi, thiếu tính thống nhất, thiếu chặt chẽ và nhiều nội dung cần được thể chế; việc thực thi cũng chưa thật đồng bộ. Các trình tự, thủ tục ưu đãi về đất đai, nhà ở, thuế, tín dụng, y tế, giáo dục đào tạo…chưa được thể chế hoá kịp thời để sớm tổ chức thực hiện trong cuộc sống. Một số chính sách, pháp luật hiện hành cũng còn nhiều nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3.2.2. Hoàn thiện giải pháp và công cụ chính sách an sinh xã hội

3.2.2.1. Hoàn thiện giải pháp và công cụ chính sách giảm nghèo

* Chính sách tín dụng

* Chính sách hỗ trợ về y tế

* Chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho người nghèo

* Chính sách hỗ trợ giáo dục: .

* Về trợ giúp pháp lý đối với người nghèo

3.2.2.2. Hoàn thiện giải pháp và công cụ chính sách bảo trợ xã hội theo hướng từng bước mở rộng đối tượng hưởng lợi nhằm bao phủ toàn bộ dân cư khó khăn.

3.2.2.3. Hoàn thiện giải pháp và công cụ chính sách người có công

Từng bước hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật về ưu đãi xã hội; xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh xã hội hóa phong trào “đền ơn đáp nghĩa”; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra

3.2.3. Nâng cao năng lực chủ thể chính sách an sinh xã hội

3.2.3.1. Nâng cao năng lực chủ thể chính sách giảm nghèo

* Nâng cao năng lực đối với cơ quan nhà nước

* Đối với người nghèo

* Các tổ chức chính trị – xã hội tham, các tổ chức kinh tế

3.2.3.2. Nâng cao năng lực chủ thể chính sách bảo trợ xã hội, chính sách người có công

Đối với chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước:

Đối với chủ thể là đối tượng thụ hưởng chính sách

Đối với chủ thể là các tổ chức chính trị, xã hội; các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp:

3.2.4. Tăng cường nguồn lực chính sách an sinh xã hội

3.2.4.1. Tăng cường nguồn lực chính sách giảm nghèo

Rà soát nguồn lực nhà nước, đồng thời tăng cường huy động nguồn lực từ cộng đồng, xã hội và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.

3.2.4.2. Tăng cường nguồn lực chính sách bảo trợ xã hội

Thứ nhất, tăng tỷ lệ chi đảm bảo xã hội trên tỷ lệ chi ngân sách nói chung và tỷ lệ chi thực hiện chính sách BTXH

– Thứ hai, đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo trợ xã hội

3.2.4.3. Tăng cường nguồn lực chính sách người có công theo hướng sau đây:

– Nhà nước bảo đảm nguồn lực tài chính để thực hiện các chính sách ưu đãi người có công

– Đa dạng, tăng cường các giải pháp huy động nguồn lực để thực hiện chính sách ưu đãi người có công

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở các dữ liệu đã phân tích ở Chương 1 và Chương 2, Chương 3 của luận văn đã trình bày một cách hệ thống các đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách ASXH trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 2015 – 2020.

KẾT LUẬN

Chính sách ASXH luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm tổ chức thực hiện nhằm từng bước ổn định, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững Quốc phòng – an ninh của đất nước. Trong giai đoạn 2010 – 2015 chính sách ASXH được thực hiện tương đối đồng bộ và đạt được kết quả khả quan, song bên cạnh những kết qua đạt được vẫn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục.

Nghiên cứu chính sách ASXH từ thực tiễn quận Liên Chiểu, một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng, luận văn đã đi từ việc nghiên cứu lý luận đến việc đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách, từ đó nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn quận có hiệu quả hơn trong thời gian tới

Đóng góp của luận văn là việc nghiên cứu thực tiễn công tác đảm bảo ASXH trên địa bàn quận dưới góc độ tác giả vừa là người quản lý, vừa là người tổ chức thực hiện chính sách trên địa bàn, nên việc đánh giá sát với thực tế diễn ra tại địa bàn quận. Những hạn chế, yếu kém được nêu trong luận văn cũng là những điều trăn trở của tác giả trong quá trình trực tiếp điều hành thực hiện chính sách trên địa bàn quận.

Những giải pháp luận văn đã trình bày ở Chương 3 góp phần hoàn thiện chính sách ASXH trên địa bàn quận trong thời gian tới, song để thực hiện cần có sự chỉ đạo sâu sát của quận ủy, sự điều hành quyết liệt của chính quyền các cấp và sự vào cuộc của toàn xã hội.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\CHINH SACH CONG\NGUYEN THANH CHUONG\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *