Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam

Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam

Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tp Hội An

  1. 1. Tính cấp thiết của luận văn

Xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và cũng không bỏ lọt hành vi của người phạm tội là mục tiêu, là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong việc giải quyết các vụ án hình sự của Tòa án. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nếu định tội là tiền đề, là cơ sở cho việc quyết định hình phạt, thì quyết định hình phạt là kết quả cuối cùng của hoạt động xét xử. Quyết định hình phạt một cách chính xác có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động xét xử của Tòa án. Theo đó Tòa án sẽ nhân danh nhà nước mà tuyên bố hình phạt cho người phạm tội. Việc quyết định áp dụng một hình phạt đúng, chính xác không những đảm bảo sự công bằng, hợp lý, minh bạch trong thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm mà còn có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ TNHS có ý nghĩa rất quan trọng đối với người có hành vi phạm tội trong quá trình tiến hành thủ tục tố tụng hình sự, là cơ sở pháp lý để cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xem xét đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội. Từ đó đưa ra quyết định hình phạt tương xứng có giá trị răn đe, đảm bảo việc cải tạo giáo dục, góp phần thực hiện nguyên tắc công bằng, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc nhân đạo, đảm bảo quyền con người và tinh thần thượng tôn pháp luật. Đối với vụ án cụ thể việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ làm thay đổi hình phạt, giảm nhẹ hình phạt hơn cho người phạm tội.

Pháp luật hình sự Việt Nam từ khi được xây dựng, kế thừa và hiện hành đều quy định tình tiết giảm nhẹ TNHS, tuy nhiên, thực tiễn xét xử vẫn còn nhiều vấn đề đang mâu thuẫn, chưa đầy đủ, vướng mắc dẫn đến việc áp dụng còn thiếu sự nhất quán, đồng bộ, không thống nhất, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS còn tùy tiện, không công bằng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Việc xem xét, đánh giá giá trị các tình tiết giảm nhẹ TNHS của HĐXX phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận đánh giá cụ thể của từng tình tiết. Cách nhìn nhận và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS của HĐXX còn nhiều điểm chưa được khách quan. Nên việc đồng nhất quan điểm về các tình tiết giảm nhẹ TNHS và áp dụng một cách khách quan là rất quan trọng. Việc nhận thức và áp dụng không đúng các tình tiết giảm nhẹ TNHS dẫn đến việc ban hành các quyết định hình phạt chưa phù hợp là vi phạm nguyên tắt bình đẳng, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc nhân đạo và đảm bảo quyền con người mà pháp luật quy định.

Từ thực tế tại địa bàn Tp Hội An, việc xét xử các vụ án hình sự của TAND Tp Hội An hầu hết đều được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo đúng quy định pháp luật. Nhưng vẫn còn một vài trường hợp, do cách nhìn nhận đánh giá một số tình tiết không đồng nhất dẫn đến những bất cập trong thực tiễn áp dụng.

Với những lý do đó, học viên chọn đề tài: “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tp Hội An” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn Thạc sỹ Luật học, nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS. Qua đó, học viên đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS khi quyết định hình phạt.

  1. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
  2. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và đánh giá thực tiễn vận dụng tình tiết giảm nhẹ trong quyết định hình phạt tại Tp Hội An, tỉnh Quảng Nam luận văn đề xuất hoàn thiện quy định BLHS và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng quy định pháp luật về các tình tiết giảm nhẹ TNHS.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nói trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Phân tích khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyết định hình phạt dựa trên các tình tiết giảm nhẹ;

– Phân tích các quy định của pháp luật hình sự hiện hành ở Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ TNHS

– Phân tích đánh giá thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS làm căn cứ quyết định hình phạt.

– Chỉ ra những vi phạm, sai lầm trong khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS khi quyết định hình phạt tại Tp Hội An và nguyên nhân của những vi phạm sai lầm đó.

– Lập luận, đề xuất các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

  1. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài đó là các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo PLHS Việt Nam từ thực tiễn Tp Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Luận văn sử dụng các quan điểm khoa học được nêu ra trong khoa học luật tố tụng hình sư, các quy định của luật hình sự và thực tiễn áp dụng của pháp luật hình sự về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để nghiên cứu.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài luận văn được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự

Về quy phạm pháp luật luận văn chỉ đề cập nghiên cứu các tình tiết giảm nhẹ (chung) TNHS áp dụng đối với chủ thể là cá nhân ghi nhận tại Điều 51 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có đối chiếu với các quy định của các BLHS trước đây..Số liệu nghiên cứu được thu thập tại TAND Tp Hội An, tỉnh Quảng Nam trong thời gian 2015-2019.

  1. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Đề tài luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tội phạm, hình phạt, cải cách tư pháp, phòng ngừa tội phạm.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê các số liệu thực tế.

  1. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
  2. 6.1. Ý nghĩa lý luận

Từ cơ sở lý luận của luận văn sẽ làm tiền đề, định hướng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và nội dung quy định của BLHS.

  1. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đã phân tích và làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như nội dung các tình tiết giảm nhẹ TNHS.Đồng thời trên cơ sở thực tế, thực tiễn xét xử tại địa phương giúp cho ta nhận định đúng hơn, áp dụng chính xác hơn các tình tiết giảm nhẹ để từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.Có như vậy mới hạn chế được oan sai, bỏ lọt tội phạm và tinh thần thượng tôn pháp luật ngày càng được nâng cao hơn.

  1. 7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục những từ viết tắt thì luận văn gồm có:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam.

Chương 2:Thực tiễn áp dụng các quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Các yêu cầu và các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

    1. 1.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa pháp lý của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
      1. 1.1.1. Khái niệm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

“Tình tiết” được hiểu là những sự việc nhỏ trong quá trình hay diễn biến của một sự vật, sự việc.Trên cơ sở khái niệm này thì có thể hiểu, “tình tiết giảm nhẹ TNHS” là những sự việc nhỏ, những chi tiết nhỏ, những tình huống nhỏ, sự kiện nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội đối với xã hội, thể hiện thái độ, khả năng cải tạo, sửa chữa lỗi lầm của người phạm tội, là cơ sở để giảm nhẹ hình phạt (TNHS) pháp lý của người phạm tội so với mức hình phạt mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.Nếu một tình tiết xuất hiện trong sự việc hình sự, nhưng mang ý nghĩa định tội, định khung tội danh và không có giá trị trong việc giảm nhẹ TNHS cho người phạm tội thì không được xác định là tình tiết giảm nhẹ TNHS.

Tình tiết giảm nhẹ TNHS theo BLHS hiện hành hay các bộ luật trước đây không đưa ra khái niệmgiảm nhẹ TNHS. Trong khoa học pháp lý nước ta, khái niệm về tình tiết giảm nhẹ cũng chưa thật thống nhất. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng, trường hợp giảm nhẹ TNHS là trường hợp được quy định trong BLHS với tính chất là trường hợp giảm nhẹ chung hoặc là trường hợp được ghi nhận trong văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hay do Tòa án tự xem xét, cân nhắc và ghi rõ trong bản án, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án và hình phạt đối với người phạm tội theo hướng giảm nhẹ hơn trong phạm vi một khung hình phạt.Quan niệm trên chưa cho thấy hết được bản chất, nội dung của trường hợp giảm nhẹ TNHS cụ thể mà mới chỉ nêu đặc trưng pháp lý của các tình tiết giảm nhẹ TNHS, thể hiện tính khoan hồng của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội.Điều đó, thể hiện ngay ở một trong những bộ luật quan trọng thuộc pháp luật cổ Việt Nam là Quốc triều hình luật qua nguyên tắc “chiếu cố” được thể hiện ở một số loại người được chiếu cố và nội dung chiếu cố.Tuy khái niệm về tình tiết giảm nhẹ hình phạt chưa có, nhưng nguyên tắc, đối tượng cho tình tiết giảm nhẹ hình phạt được thông qua các đặc điểm áp dụng nhất định.Nhìn chung sự giảm nhẹ tội danh hình sự, được luật cổ Việt Nam áp dụng thông qua tuổi người già và trẻ em.Vì vậy, các tình tiết giảm nhẹ TNHS là những dấu hiệu khách quan và chủ quan của hành vi phạm tội, không nằm trong cấu thành tội phạm nhưng những tình tiết này là một trong những căn cứ để Tòa án cân nhắc, xem xét việc áp dụng hình phạt đối với tội phạm nhằm phản ánh chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội.

Dưới góc độ nghiên cứu của cá nhân, về bản chất, trường hợp giảm nhẹ TNHS là những biểu hiện về các điều kiện, hoàn cảnh, tình huống có ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, qua đó phản ánh mức độ nguy hiểm ít hơn của hành vi phạm tội và là cơ sở để người phạm tội có thể chịu TNHS ở khung hình phạt thấp hơn quy định.Theo tiếng anh “tình tiết giảm nhẹTNHS” có nghĩa là “extenuating circumstances: describes any reason or excuse that someone gives to request that their actions be forgiven” với nghĩa giảm nhẹ các tình huống nghiêm trọng, mô tả bất kỳ lý do hoặc lý do nào mà ai đó đưa ra để yêu cầu hành động sai phạm của họ được tha thứ, hay được hiểu là những tình tiết làm cho các trường hợp phạm tội cụ thể của tội phạm giảm mức độ nguy hiểm, giảm hình phạt trong phạm vi một khung hình phạt nhất định so với những trường hợp phạm tội bình thường [22, tr.54].

      1. 1.1.2. Bản chất các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Việc quy định các tình tiết giảm nhẹ không chỉ là sự cụ thể hóa nguyên tắc nhân đạo, một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự mà còn thể hiện được nội dung nguyên tắc cá thể hóa hình phạt – nguyên tắc đặc thù của luật hình sự. Trên thực tế các nhà làm luật không quy định được các tình tiết giảm nhẹ TNHS có ảnh hưởng đến mức độ nào đối với việc quyết định hình phạt, mà đưa các tình tiết này vào phần chung của luật hình sự nhằm khi áp dụng các tình huống cụ thể, vụ án cụ thể, Tòa án phải tự xác định, phán quyết theo ý chí, tình hình thực tế của vụ án, nên các tình tiết này chỉ là căn cứ quyết định hình phạt.

Mà khi là căn cứ quyết định hình phạt, thì các tình tiết này có 3 nhóm bản chất sau:

Một là, ảnh hướng của tình tiết đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ấy, ví dụ: Chưa gây thiệt hại, hoặc gây thiệt hại không lớn về tài sản, tính mạng…. Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm.Mức độ giảm nhẹ này phụ thuộc vào thái độ chủ quan của người phạm tội đối với hành vi ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại (có tích cực, tự nguyện không…) và thực tế tác hại đã được ngăn chặn như thế nào. Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả: người phạm tội tự nguyện hạn chế hậu quả của tội phạm một cách tự nguyện, không có sự đòi hỏi. Biểu hiện như: sửa chữa tài sản bị hư hỏng, bồi thường về vật chất thiệt hại về tài sản, thể chất, tinh thần hoặc có những hành vi khác khắc phục hậu quả. Mức độ giảm nhẹ trong trường hợp này phụ thuộc vào sự cố gắng của người phạm tội cũng như mức độ hậu quả được khắc phục trên thực tế.

Một số trường hợp khác cũng được cho là căn cứ giảm nhẹ TNHS khi phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn: trường hợp này có nguyên nhân khách quan nằm ngoài ý muốn của người phạm tội; do hậu quả của tội phạm cũng là yếu tố quyết định mức nguy hiểm cho xã hội nên luật hình sự coi trường hợp này mà một trong số các căn cứ để giảm nhẹ TNHS.

Trường hợp các tình tiết phản ánh đặc điểm nhân thân ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi và người phạm tội, là trường hợp lần đầu tiên phạm tội nhưng phải là loại tội phạm ít nghiêm trọng hoặc nếu là tội phạm nghiêm trọng thì phải thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.Mức độ giảm nhẹ trong trường hợp này phụ thuộc vào mức độ ít nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tp Hội An
Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tp Hội An

Trường hợp tình tiết ảnh hưởng đến mức độ lỗi, ví dụ: Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; hoặc Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; hoặc Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra: người phạm tội thực hiện tội phạm khi không làm chủ về tình cảm do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác tác động.Mức độ giảm nhẹ trong từng trường hợp phụ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tác động, mức độ kích động và mức độ phản ứng của người bị kích động.

Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra: người phạm tội thực hiện tội phạm do chịu sự tác động, chi phối bởi hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do khách quan đưa lại. Đó phải là hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều so với mức bình thường; có thể lấy ví dụ như: Thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn hoặc do nguyên nhân khách quan khác. Mức độ giảm nhẹ TNHS trong tình tiết này phụ thuộc vào mức độ khó khăn và mức độ cố gắng tìm cách khắc phục của người phạm tội.

Phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức: Trong trường hợp này người phạm tội do bị đe dọa, cưỡng bức nên không hoàn toàn tự do lựa chọn, điều khiển hành vi của mình và bị buộc phải thực hiện tội phạm theo ý chí của người có hành vi đe dọa hoặc cưỡng bức.Đe dọa trong trường hợp này được hiểu là đe dọa sẽ gây thiệt hại như gây thương tích hoặc gây thiệt hại về tài sản, hủy hoại tài sản, nếu người bị đe dọa không thực hiện theo yêu cầu. Cưỡng bức là hành vi dùng vũ lực uy hiếp tinh thần của người khác để họ buộc phải thực hiện tội phạm theo ý muốn của mình như đánh đập, giam giữ người bị cưỡng bức… Mức độ giảm nhẹ trong trường hợp này phụ thuộc vào mức độ bị đe dọa hoặc cưỡng bức.

Phạm tội do lạc hậu: Do trình độ nhận thức lạc hậu, thấp kém đã hạn chế nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Mức giảm nhẹ trong trường hợp này phụ thuộc vào mức độ lạc hậu của người phạm tội trong điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nơi tội phạm sinh sống.

Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình: Người phạm tội do có bệnh làm khả năng nhận thức và điều khiển hành vi bị hạn chế nên đã không nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm hoặc có thể nhận thức được tính nguy hiểm nhưng lại hạn chế khả năng điều khiển hành vi. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào mức độ hạn chế khả năng nhận thức hoặc mức độ hạn chế điều khiển hành vi của người phạm tội.

Hai là, phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội như: Phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; người phạm tội tự thú, người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải …

Trường hợp người phạm tội tự thú: người phạm tội chưa bị phát hiện nhưng đã tự đến cơ quan có thẩm quyền trình diện và khai báo hành vi phạm tội của mình.

Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải: người phạm tội đã khai rõ và đúng sự thật tất cả những gì liên quan đến hành vi phạm tội của mình (thành khẩn khai báo); người phạm tội đã day dứt, hối hận về tội phạm đã thực hiện và thể hiện mong muốn sửa chữa lỗi lầm thông qua việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tích cực lao động, tham gia các hoạt động cộng đồng.Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm: người phạm tội cung cấp bằng chứng, tài liệu, tin tức cho cơ quan có trách nhiệm hoặc làm mọi việc theo yêu cầu của các cơ quan đó để điều tra tội phạm mà họ tham gia hoặc về tội phạm khác hoặc người phạm tội khác mà họ biết. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào hiệu quả của hành vi của người phạm tội vì sự giúp đỡ các cơ quan.

Người phạm tội đã lập công chuộc tội: đây là trường hợp mà người phạm tội đã có thành tích đột xuất tương đối đặc biệt như thành tích trong cứu hỏa, chống bão, lũ lụt hoặc trong việc cứu người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; việc lập công này phần nào đã chứng minh sự ăn năn, hối cải lỗi lầm của họ. Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác: những biểu hiện có thể thấy như người phạm tội được tặng thưởng huân, huy chương, bằng lao động sáng tạo, bằng khen của Chính phủ hoặc có sáng chế, phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sĩ thi đua…

Ba là, phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội, do đó, đòi hỏi Tòa án phải xem xét, điều tra kỹ lưỡng, đưa ra quyết định sáng suốt để đảm bảo hình phạt tuyên bố đảm bảo tình hình thực tế, phù hợp với nguyên tắc của luật hình sự, chính sách của Nhà nước, cũng như đáp ứng được mục đích trừng trị, giáo dục người phạm tội: Như người phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ (không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân; Người phạm tội là phụ nữ có thai là một tình tiết giảm nhẹ TNHS; Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi…), người phạm tội là người già, người phạm tội có thành tích trong sản xuất, chiến đấu, có công với cách mạng, học tập và công tác…Người phạm tội là phụ nữ có thai: người phụ nữ phạm tội trong thời gian mang thai, đây là thời điểm người phụ nữ có nhiều thay đổi về tâm- sinh lý và sức khỏe. Vì chính sách nhân đạo đối với bà mẹ và trẻ em nên người phụ nữ mang thai phạm tội sẽ bị xử lý nhẹ hơn người bình thường.

Ngoài ra, bản chất “tình tiết giảm nhẹ TNHS” xét trong toàn bộ cấu trúc của BLHS thì các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo cấu trúc của cặp phạm trù “nặng – nhẹ”.Xét theo các dấu hiệu cấu thành tội phạm, thì quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS có thể thuộc: Dấu hiệu chủ thể như: Người già, phụ nữ…; dấu hiệu về mặt khách quan như: Hành vi phạm tội, hậu quả, hoàn cảnh phạm tội…; dấu hiệu về mặt chủ quan như: Động cơ, thủ đoạn…; dấu hiệu khách thể như: Mức độ thiệt hại, bồi thường…Cụ thể: Có thể hiểu là những biểu hiện tích cực cho đời sống xã hội của người phạm tội hoặc vì ngoại cảnh tác động mà thực hiện hành vi phạm tội.

      1. 1.1.3. Đặc điểm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Những tình tiết giảm nhẹ TNHS đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS.Một phần do tính nguy hiểm cho xã hội cho tình tiết đó, do đó đặc điểm các tình tiết giảm nhẹ TNHS là không quy định trùng lặp trong định tội, định khung. Bên cạnh đó, chủ thể áp dụng pháp luật tìm ra những biểu hiện tích cực cho đời sống xã hội của người phạm tội khi áp dụng hình phạt “Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi vào trong bản án” (khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015).Vì vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật, có thể nhận thấy tình tiết giảm nhẹ TNHS có những đặc điểm sau:

Một là, những tình tiết giảm nhẹ TNHS đã được quy định với tính cách là yếu tố định tội hoặc là yếu tố định khung hình phạt của một số tội phạm cụ thể thì trong quá trình xét xử, Tòa án không được xem xét nó như là tình tiết giảm nhẹ chung được quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS.Nghĩa là một tình tiết giảm nhẹ cho dù biểu hiện dưới hình thức nào thì cũng không thể được áp dụng hai lần cho một trường hợp phạm tội cụ thể.

Hai là, tình tiết giảm nhẹ TNHS chỉ là căn cứ để Tòa án cân nhắc, xem xét việc áp dụng hình phạt theo hướng nhẹ hơn đối với người phạm tội.

Ba là, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể sự hiện diện của tình tiết giảm nhẹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc quyết định hình phạt, sự hiện hữu của tình tiết nào thì được giảm trách nhiệm hình đến đâu, điều đó phụ thuộc vào sự xem xét và cân nhắc của Tòa án.

Bốn là, các tình tiết giảm nhẹ TNHS không cụ thể, rõ ràng, mà nó chỉ là sự việc nhỏ xuất hiện trong quá trình xét xử, điều tra, truy tố, cho nên ngoài Khoản 1 Điều 51 BLHS và các tình tiết được quy định tại điểm c, mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ- HĐTP, thì trong quá trình xét xử từng vụ án cụ thể, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ.

Năm là, mức độ ảnh hưởng của mỗi tình tiết giảm nhẹ TNHS đến việc quyết định hình phạt cuả Tòa án là không giống nhau, không phải lúc nào cũng như án lệ, tình tiết đó, sự kiện giống vậy là khung hình phạt giống nhau. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS có ý nghĩa pháp lý, xã hội, chính trị không đồng đều nhau, có tình tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định hình phạt và đối với mọi trường hợp phạm tội, nhưng có tình tiết lại ảnh hưởng ít hơn. Không những thế, cùng một tình tiết giảm nhẹ TNHS nhưng có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với những tội khác nhau.Ví dụ: Tình tiết “Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra” có ý nghĩa lớn đối với trường hợp tội phạm là người phạm tội trộm cắp tài sản nhưng lại không có nhiều ý nghĩa trong trường hợp phạm tội giết người.

      1. 1.1.4. Vai trò và ý nghĩa pháp lý của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS có thể tác động đến việc định khung, hoặc quyết định hình phạt của vụ án. Nó là các tiêu chí cụ thể hóa bản chất truyền thống nhân đạo của dân tộc ta, đường lối, chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội, tạo điều kiện để họ ăn năn, hối cải, tái hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Vấn đề đặt ra là hiệu quả của áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với đời sống xã hội như thế nào? Những người được hưởng một trong các chính sách khoan hồng bằng cách giảm nhẹ mức án so với thực tế sẽ ứng xử sao với xã hội, rút ra bài học kinh nghiệm gì? Mức án do Tòa án quyết định đó có phù hợp, thỏa mãn với các bên có liên quan trong vụ án? Có đem lại tiếng nói chung cho phản ứng của cộng đồng? Tính nhân văn của áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS nhất thiết phải đi đôi với hiệu quả răn đe, nhằm bảo đảm kỷ cương nghiêm minh của pháp luật. . .

Do đó, các tình tiết giảm nhẹ TNHS có ý nghĩa lớn cả về mặt xã hội cũng như pháp lý…, nên thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu khách quan phải nâng cao hiệu quả vận dụng chế định các tình tiết giảm nhẹ TNHS” [15, tr.57]. Khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ được quy định giúp Nhà nước xác định một cách khách quan, công bằng hơn hành vi phạm tội, nhân thân, hoàn cảnh và thái độ của người phạm tội, kiểm chứng việc thực hiện nguyên tắc nhân đạo trong PLHS, để thực hiện đúng đắn mục đích của hình phạt là không chỉ trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ hướng thiện và có tác dụng phòng ngừa tội phạm trong cộng đồng dân cư. Ngoài ra, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ sẽ cân bằng được giữa một bên là thái độ của Nhà nước (cưỡng chế hình sự) đối với tội phạm (nghiêm khắc nghiêm trị), một bên là quyền và lợi ích của công dân và xã hội có liên quan; hay nói cách khác là cân bằng giữa mục đích trừng trị tội phạm với mục đích giáo dục người phạm tội [19, tr.62]. Nó còn giảm thiểu hoặc tránh được sự lạm quyền của cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện quyền lực công khi tiến hành tố tụng hình sự TNHS [19, tr.12].

Về mặt pháp lý khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS tác động đến việc cân nhắc quyết định hình phạt của Tòa án, là công cụ đắc lực để Tòa án coi là cơ sở của quyết định hình phạt [8, tr.22]. Tình tiết giảm nhẹ là một trong những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng đảm trách. Nó bị chi phối đến một số thủ tục tố tụng hình sự, cụ thể:

Thứ nhất, áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự: Đó là biện pháp ngăn chặn tạm giam quy định tại Điều 119 Bộ luật TTHS năm 2015. Theo đó, không áp dụng biện pháp ngăn chặn này đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người bị bệnh nặng, trừ trường hợp đặc biệt. Quy định này phù hợp với các tình tiết giảm nhẹ ở trường hợp người phạm tội là phụ nữ có thai, hoặc người mắc bệnh nặng bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS.

Thứ hai, xem xét quyết định các loại hình phạt trong khi hội đồng xét xử nghị án, đó là ngoài các yếu tố khác phải xem xét, hội đồng xét xử phải cân nhắc đến tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS để áp đặt mức độ, tần suất của hình phạt chính và hình phạt bổ sung:

Thứ ba, xem xét miễn hình phạt theo mong muốn của người phạm tội: Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp được hạikhung hình phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 BLHS mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn TNHS.

Thứ tư, xét xử xem xét miễn TNHS cho người phạm tội là người dưới 18 tuổi: Như vậy, khi xem xét miễn TNHS cho người phạm tội dưới 18 tuổi thì tùy tội phạm cụ thể, họ có thể được miễn TNHS, nhưng họ phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 BLHS, trong đó tình tiết giảm nhẹ bắt buộc là tự nguyện khắc phục hậu quả (khắc phục phần lớn) – đó là điều kiện tiên quyết.

Trên thực tế, còn có trường hợp Tòa án tùy nghi, dễ dãi trong việc áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, trong việc quyết định mức án nặng, nhẹ không công bằng, thiếu nhất quán. Nguyên nhân đó là do BLHS năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định nhiều tình tiết giảm nhẹ chưa hợp lý, cũng như cho phép Tòa án tùy nghi lựa chọn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ quá mức cần thiết. Những bất cập về mặt quy phạm đó vẫn chưa được BLHS năm 2015 khắc phục.

Tóm lại việc áp dụng của các tình tiết giảm nhẹ TNHS có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng trong xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hội An, mang ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động xét xử trong cả nước nói chung và hoạt động xét xử của Tòa án thành phố Hội An nói riêng. Đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước, tính công bằng, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hội An. Đồng thời thể hiện kỹ năng vận dụng kiến thức pháp luật của các Thẩm phán tại TAND thành phố Hội An, kiểm sát viên tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hội An được hoàn thiện, nhờ vào chính sách tuyên truyền, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên của Đảng và Nhà nước đưa ra.

    1. 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự qua các giai đoạn thời kỳ từ khi xuất hiện nhà nước và pháp luật, tình tiết giảm nhẹ TNHS đã được đề cập ở quy định tình tiết giảm nhẹ TNHS thời kỳ phong kiến với mục đích phản ánh những đặc trưng về “Chính trị”, “Tư tưởng” của thời kỳ phong kiến [17, tr.8]. Cụ thể là Luật hình sự, điển hành là các bộ luật như: Bộ Hình Thư (thời vua Lý Thái Tông); Bộ Hình luật thư (Thời vua Trần Dụ Tông); Bộ Quốc triều hình luật (Triều Lê); Bộ Hoàng Việt luật lệ (Nhà Nguyễn)… [4, tr.1]. Hầu hết mọi điều khoản trong các bộ luật cổ điều được chế tài về phương diện hình sự. Do vậy, trong các bộ luật cổ này cũng có nhiều quy định về các tình tiết giảm nhẹ tội. Đặc biệt với khía cạnh nhân thân của con người được xem xét làm tiêu chí để giảm nhẹ tội. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS thời kỳ phong kiến Việt Nam khá đa dạng phản ảnh chủ yếu đặc điểm về nhân thân người phạm tội căn cứ vào địa vị xã hội, quan hệ giai đình, độ tuổi…

Quy định tình tiết giảm nhẹ TNHS thời kỳ Pháp thuộc mang tính chất thực dân – phong kiến do xã hội được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tư tưởng pháp lý phương Tây với ba bộ luật hình [13, tr.20-24]: Hình luật Bắc phần, Hình luật Trung phần, Hình luật Canh cả. Những quy định của pháp luật phong kiến mà trái với tư tưởng pháp lý tư sản phương Tây điều bị loài bỏ (chế định Bát nghị, các hình phạt mang tính hà khắc, tráich nhiệm tập thể…). Tuy nhiên, các quy định nào thể hiện đặc thù của xã hội Việt Nam mà không trái với tư tưởng pháp lý phương Tây thì vẫn tiếp tục được duy trì (tính nhân đạo, trật tự giai đình… ). Do vậy, một số tình tiết giảm nhẹ TNHS từ thời phong kiến vẫn được duy trì trong giai đoạn này như: Tình tiết giảm nhẹ vì có quan hệ giai đình như việc trộm cắp, lừa gạt, sang đoạt giữa vợ chồng hoặc những người có quan hệ giai đình như tôn thuộc, ty thuộc (Điều 380 Hình luật Canh cả; Điều 260 Hình luật Trung phần); Điều 355 Hình luật Bắc phần)…

Nhưng, nhìn chung những tình tiết giảm nhẹ tạ thời kỳ này là nền tảng xây dựng viì có tương tự như các tình tiết giảm nhẹ THNS được quy định trong PLHS hiện hành. Đây là cơ sở quan trọng để các nhà lập pháp kế thừa vià phát huy trên nền tảng cũ để xây dựng vià hoàn thiện các quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội trong thời kỳ pháp điển hóa luật hình sự Việt Nam lần thứ nhất cũng như trong những giai đoạn phát triển đất nước sau này.

Hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 kế thừa, hoàn thiện, bổ sung những điểm mới các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn để đảm bảo việc áp dụng mang tính trừng phạt, răn đe; nhưng đồng thời mang tính giáo dục, cảm hóa Đối với người phạm tội. BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015) đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo việc chế độ, bảo việc quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước vià tổ chức. Đối với áp dung tình tiết giảm nhẹ TNHS. BLHS năm 2015 quy định 22 tình tiết giảm nhẹ TNHS, nhiều hơn so với BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS năm 1999) ba tình tiết. Nhưng nhìn chung, vẫn tiếp tục thể chế hóa chủ trương cải cách tư pháp của Đảng theo tinh thần đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; tôn trọng vià bảo đảm thực thi các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. So với BLHS năm 1999 thì về các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định trong BLHS năm 2015 không thay đổi, chỉ được sắp xếp, thiết kế lại rõ ràng hơn. Thực tiễn xét xử cũng như quan điểm hướng thiện, bảo vệ quyền con người, bảo vệ những người yếu thế trong xã hội bằng PLHS đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung thêm các tình tiết giảm nhẹ TNHS, mở rộng phạm vi áp dụng Đối với các trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng. Mặt khác các vướng mắc trong áp dụng quy định của BLHS năm 1999 về các tình tiết giảm nhẹ TNHS cũng đòi hỏi phải sửa đổi theo hướng minh bạch, rõ ràng để vừa tháo gỡ vướng mắc vừa thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật, cùng với đó là các điều kiện khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; hậu quả pháp lý khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015). Cụ thể như sau:

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS

1.Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ TNHS:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồ thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗ của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai ;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hố cả ;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có tráich nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội ;

vi) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Việc Toà án, Viện Kiểm sát xác định tình tiết đúng và áp dụng đúng tình tiết giảm nhẹ TNHS cụ thể như sau:

Tại điểm a khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015: “người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm”. Được hiểu là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm sau khi phạm tội phải có hành vi tích cực để ngăn chặn tác hại của tội phạm, hoặc làm giảm bớt các tác hại đó. Hành vi ngăn chặn tác hại của tội phạm được thực hiện khi tội phạm mà người đó thực hiện chưa gây tác hại, đồng thời, việc ngăn chặn phải thực sự có hiệu quả, tức là tác hại của tội phạm không phát sinh do đã được ngăn chặn kịp thời. Pháp luật không đòi hỏi người phạm tội phải tự mình quyết định hành động, chỉ cần họ tự thực hiện việc ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm mà họ gây ra và hành động này mang lại hiệu quả khiến tác hại của tội phạm thực sự được ngăn chặn hoặc giảm bớt.

Tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015: “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” là trước khi người bị thiệt hại có yêu cầu đòi sửa chữa, bồi thường hoặc khắc phục hậu quả, người phạm tội đã tự nguyện thực hiện hoạt động này. Đây là trường hợp hành vi của người phạm tội đã gây ra hậu quả của tội phạm thể hiện dưới dạng thiệt hại cụ thể hoặc những hậu quả khác. Người phạm tội sau đó đã tự mình quyết định việc và thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả của tội phạm mà mình gây ra mà không phải do người bị thiệt hại hoặc người khác yêu cầu, ép buộc. Sửa chữa thiệt hại được hiểu là sửa lại, chữa lành những cái bị hành vi phạm tội làm hư hỏng. Ví dụ: Ông A có hành vi chặt cây, tài sản trong vườn nhà Ông B, sau đó, A đã chủ động tự nguyện bồi thường thiệt hại theo giá trị thị trường, cũng như các tài sản trong vườn nhà Ông B. Bồi thường thiệt hại được hiểu là dùng tiền hoặc tài sản của mình đưa cho người bị thiệt hại để bù đắp lại những thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra bao gồm cả những thiệt hại về vật chất, thể chất hoặc những thiệt hại về tinh thần. Tình tiết giảm nhẹ này phần nào thể hiện thái độ ăn năn, hối lỗi của người phạm tội đối với hành vi mà mình đã gây ra. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này phụ thuộc vào thái độ cố gắng, tự nguyện muốn chuộc lỗi của người phạm tội và mức độ hậu quả được khắc phục trên thực tế.

Tại điểm c khoản 1 Điều 51 BLHS 2015: Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phối hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội [22, tr.322]. Sự chống trả quá mức ở đây phải được thể hiện rõ ràng và có lỗi của người thực hiện hành vi chống trả, ví dụ như sử dụng công cụ, phương tiện quá nguy hiểm so với tình huống, đánh giá sai tình huống phòng vệ.

Tại điểm d khoản 1 Điều 51 BLHS 2015: Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết”. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa” (Điều 23 BLHS năm 2015). Nếu thiệt hại gây ra nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết khiông phải là tội phạm. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng không nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì người gây thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy vậy, cũng giống như trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, người gây thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự vì động cơ thực hiện hành vi ở đây là động cơ tích cực, để tránh gây thiệt hại lớn hơn cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợ ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức.

Tại điểm đ, Điều 51: “Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạim tội ”. Đây là tình tiết giảm nhẹ mới được quy định trong BLHS năm 2015. Trong trường hợp vì bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải dùng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Đây là một trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự mới được công nhận trong BLHS năm 2015. Nếu khi thực hiện việc bắt giữ đã sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết gây thiệt hại thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. Do động cơ gây thiệt hại ở đây là động cơ tích cực, muốn bắt giữ người phạim tội nên trường hợp gây thiệt hại do vượt quá mức cần thiết này được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Tại điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS 2015: Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra.Trong trạng thái tinh thần bị kích động, người phạm tội đã bị cảm xúc chi phối phần nào hành vi của mình, do đó đã không hoàn toàn chủ động khi thực hiện hành vi. Đây là trường hợp được giảm nhẹ liên quan đến phản ứng do bị kích động về tinh thần của người phạm tội. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mức độ bị kích động của người phạm tội. Quy định này của BLHS năm 2015 có điểm khác so với quy định tương ứng trong BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Quy định trước đây xác định lý do khiến tinh thần người phạm tội bị kích động có thể từ hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác. “Người bị hại” là thuật ngữ được dùng trong Bộ luật Tố tụng hình sự với tư cách là người tham gia tố tụng, trong của BLHS năm 2015 các nhà làm luật đã sửa đổi thuật ngữ này thành “nạn nhân” là hoàn toàn hợp lý vì lúc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật gây ra trạng thái kích động cho người phạm tội họ chưa tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, hiện nay, luật hình sự không thừa nhận hành vi trái pháp luật do người khác, không phải là nạn nhân gây ra là nguyên nhân dẫn đến việc kích động nữa. [8, tr.323].

Tại điểm g khoản 1 Điều 51 BLHS 2015: Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra: [8, tr.323] Tình tiết này được giữ nguyên từ BLHS năm 1999 được hiểu là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do bị chi phối bởi hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hoàn cảnh này không phải do họ tự gây ra mà là do khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật, tai nạn. Đây là lý do là giảm bớt tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà họ gây ra, vì vậy, phạm tội trong hoàn cảnh khách quan khó khăn đặc biệt được coi là một yếu tố giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này phụ thuộc bào mức độ khó khăn của hoàn cảnh và khả năng cố gắng tìm cách khắc phục những khó khăn đó của người phạm tội trước khi họ thực hiện hành vi phạm tội.Chỉ áp dụng tình tiết này khi có đấy đủ hai điều kiện: Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà phạm tội; Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do người phạm tội tự gây ra.

Tại điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS 2015: Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn [8, tr.324]. Đây cũng là một trong số những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không được sửa đổi bổ sung trong BLHS năm 2015. Trường hợp giảm nhẹ này được hiểu là người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội chưa gây ra thiệt hại gì, hoặc đã gây ra thiệt hại nhưng thiệt hại gây ra không lớn. Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại chưa xảy ra hoặc xảy ra không lớn là nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội. Vì hậu quả của phạm tội là một trong những yếu tố để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nên trường hợp phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Tại điểm khoản 1 Điều 51 BLHS 2015: Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng [8, tr.324] là trường hợp phạm tội lần đầu là từ trước tới nay chưa phạm tội lần nào (Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xoá án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS nay bị truy cứu TNHS trong cùng lần phạm tội sau, thì không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này). Phải thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Trường hợp ít nghiêm trọng bao gồm trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng (tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối vớ i tội ấy là đến ba năm tù) và trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhưng vị trí, vai trò của người phạm tội ít nghiêm trọng (thường là trong trường hợp phạm tội đồng phạm). Chỉ áp dụng tình tiết này khi có đầy đủ cả hai điều kiện: Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Đây là tình tiết phản ánh đặc điểm nhân thân của người phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tình tiết này không được sửa đổi trong BLHS năm 2015.

Tại điểm k khoản 1 Điều 51 BLHS 2015: Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức. Tình tiết này là một trong những tình tiết ảnh hưởng đến mức độ lỗi của người phạm tội. Nội dung của tình tiết này hoàn toàn được giữ nguyên như trong BLHS năm 1999 tuy nhiên có bổ sung từ “hoặc” cho thống nhất với một số tình tiết khác cũng có sự sửa đổi tương tự. Là trường hợp là bị người khác dọa trừng phạt nếu làm trái ý họ, tạo cho người phạm tội nỗi lo sợ về một tai hoạ có thể xảy ra, và để tránh tai hoạ đó người phạm tội đã phải thực hiện tội phạm; dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác buộc người phạm tội đã phải thực hiện tội phạm; Tuy vậy, sự đe dọa hoặc cưỡng bức ở đây không làm người phạm tội mất đi sự tự do lựa chọn xử sự, mà chỉ làm họ suy giảm khả năng lựa chọn của mình. Đe dọa được hiểu là dọa dừng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần như dọa gây thương tích, dọa giết,…nếu người bị đe dọa không thực hiện tội phạm theo ý muốn của người đe dọa. Cưỡng bức là việc dùng vũ lực như đánh, bắt trói, giam giữ,…để buộc người khác phải thực hiện tội phạm theo ý của người đe dọa. Mức độ giảm nhẹ của tình tiết này phụ thuộc vào tính chất, mức độ của sự đe dọa, cưỡng bức [8, tr.325].

Tại điểm l, Điều 51: “Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra”. Là tình tiết mới được bổ sung vào BLHS năm 2015. Đối với tình tiết này mặc dù chưa có hướng dẫn cụ thể nhưng có thể hiểu theo tinh thần của quy định này là một số trường hợp, người thực hiện hành vi phạm tội trong khi bị hạn chế khả năng nhận thức do nguyên nhân khách quan chẳng hạn như bị cưỡng ép, lừa gạt để sử dụng chất kích thích mạnh. Vì vậy, đối với trường hợp phạm tội khi hạn chế khả năng nhận thức không phải do lỗi của mình sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào mức độ bị hạn chế khả năng nhận thức do yếu tố khách quan mang lại.

Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tp Hội An
Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tp Hội An

Tại điểm m khoản 1 Điều 51 BLHS 2015: “Phạm tội do lạc hậu”là trường hợp người phạm tội vì lý do điều kiện sống về vật chất và tinh thần không theo kịp đà tiến bộ, đà phát triển chung. Chỉ áp dụng tình tiết nếu lạc hậu đó là do nguyên nhân khách quan đưa lại, như do đời sống xã hội nên không hiểu biết hoặc kém hiểu biết về pháp luật, không được học tập, không có điều kiện thực tế để nhận biết các đúng sai trong cuộc sống…[8, tr.326]

Tại điểm n khoản 1 Điều 51 BLHS 2015: Người phạm tội là phụ nữ có thai.Tình tiết này được giữ nguyên như quy định tại BLHS năm 1999. Tình tiết này phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đó là việc họ thực hiện hành vi phạm tội khi đang mang thai. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của họ là sự thay đổi về tâm – sinh lý trong thời kỳ mang thai dẫn đến trạng thái nóng nảy, dễ bị kích động, khó kiểm soát hành vi. Bên cạnh đó, chính sách hình sự của nhà nước ta luôn nhân đạo đối với người phụ nữ mang thai và trẻ em nên đối tượng này khi phạm tội sẽ được giảm nhẹ hơn bình thường. Người phụ nữ phải chứng minh là mình có thai khi phạm tội.Trong trường hợp chưa có đủ căn cứ để kết luận người phụ nữ có thai khi phạm tội thì phải căn cứ vào kết luận của cơ quan chuyên môn y tế hoặc kết luận giám định.Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào thời kỳ mang thai, ảnh hưởng của tình trạng thai nhi đến việc thực hiện tội phạm của bị cáo [8, tr.326].

Tại điểm b khoản o Điều 51 BLHS 2015:“người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” là một tình tiết có sự sửa đổi theo hướng cụ thể hóa so với quy định tương ứng trước kia trong BLHS năm 1999. Trước đây, tình tiết này được quy định là “người phạm tội là người già”. Hiện nay, theo định hướng cụ thể hóa các quy định trong BLHS, tình tiết này đã được sửa đổi rõ ràng hơn, cụ thể hơn bằng việc quy định cụ thể độ tuổi được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Quy định này xuất phát từ chính sách hình sự nhân đạo của nhà nước ta đối với người cao tuổi. Bên cạnh đó, yếu tố tâm – sinh lý lứa tuổi cũng được cân nhắc vì vào độ tuổi này, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ bị suy giảm, điều này phần nào ảnh hưởng đến tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà họ thực hiện. Do đó, tình tiết liên quan đến hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội vì họ là người già cần phải được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.Ngoài ra, trường hợp này còncăn cứ theo pháp lý tiểu mục 2. 4 mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ- HĐTP. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt dù người phạm tội là người từ 70 tuổi trở lên, nhưng cũng không nên áp dụng tình tiết này (thông thường là các tội xâm phạm tình dục của người phụ nữ, dâm ô trẻ em), vừa qua cả nước xuất hiện rất nhiều vụ việc liên quan đến tình tiết này, các đối tượng lợi dụng tình tiết này để xin giảm án, mặc dù xã hội lên án rất gây gắt. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ và tội phạm đã thực hiện.

Tại điểm p khoản 1, Điều 51: Tình tiết “người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng” là tình tiết mới được bổ sung vào Điều 51 BLHS năm 2015. Theo quy định Tại khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật năm 2010, “người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Đặc điểm này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội là người khuyết tật. Đồng thời, chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người khuyết tật là một yếu tố quyết định việc giảm nhẹ trách nh ệm hình sự cho người khuyết tật kh họ phạm tội. Tuy vậy, chỉ những người khuyết tật nnặng, khuyết tật đặc biệt nặng mới được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này. Người khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng được gh nhận trong Luật người khuyết tật năm 2010. Theo quy định này: “Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày” (điểm a khoản 2 Điều 3 Luật người khuyết tậtinăm 2010). “Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày” (điểm b khoản 2 Điều 3 Luậtingười khuyết tậtinăm 2010).

Tại điểm q khoản 1 Điều 51 BLHS 2015: Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Là tình tiết đã được quy định từ BLHS năm 1999. Tình tiết này ảnh hưởng đến mức độ lỗi của người phạm tội vì người phạm tội ở đây là người mắc bệnh dẫn đến hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Là trường hợp người có bệnh, tức là có bệnh lý nào đó theo quy định trong y sinh học, làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội (trong trường hợp chưa có đủ căn cứ để kết luận thì phải có kết luận của cơ quan chuyên môn y tế hoặc kết luận giám định). Chỉ áp dụng tình tiết này khi có đầy đủ cải hai điều kiện người phạm tội phải có bệnh và bệnh đó là nguyên nhân là nguyên nhân làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật, mức độ hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội [8, tr.327].

Tại điểm r khoản 1 Điều 51 BLHS 2015: Người phạm tội tự thú là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Tình tiết này cũng không được sửa đổi trong BLHS năm 2015. Tình tiếtinày phản ánh khả năng cải Tại của người phạm tội. Để được coi là tự thú, người phạm tội phải chủ động đến cơ quan có thẩm quyền trình diện và khai báo về hành vi của mình trước khi tội phạm bị phát hiện. Quy định này phù hợp với nguyên tắc xử lý “khoan hồng đối với người tự thú” ghi nhận Tại điểm d Điều 3 BLHS năm 2015. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.

Tại điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS 2015: Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Mức độ giảm nhẹ của việc thành khẩn khai báo phụ thuộc vào sự thành khẩn được thực hiện ở giai đoạn tố tụng nào và ý nghĩa thiết thực của sự thành khẩn trong việc giả quyết vụ án; mức độ giảm nhẹ của sự ăn năn hối cải phụ thuộc vào mức độ ăn năn hối cải của người phạm tội, những hành động, việc làm cụ thể chứng minh cho sự ăn năn hối cải đó. “Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải ” quy định Tại điểm s khoản 1, mặc dù vẫn giữ nguyên nội dung như quy định trước đây trong BLHS năm 1999, nhưng với việc sửa đổi trong BLHS năm 2015 cách áp dụng tình tiếtinày đã có sự thay đổi. Để được giảm nhẹ, người phạm tội chỉ cần thỏa mãn một trong hai điều kiện: Thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải. Tình tiếtinày là tình tiết giảm nhẹ phảin ánh được khả năng cải tạo của người phạm tội, cũng là tình tiết cụ thể hóa tinh thần của điểm d khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015 “Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn kha báo,…ăn năn hối cải,…”.

Tại điểm t khoản 1 Điều 51 BLHS 2015: “người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nh ệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án”. Mặc dù không phải là tình tiết giảm nhẹ mới, nhưng tình tiết này vẫn được sửa đổi về mặt kỹ thuật, không làm thay đổi mà giúp diễn đạt rõ ràng hơn nội dung của tình tiết, đồng thời thể hiện sự thống nhất, đồng bộ trong việc sửa đổi các tình tiết giảm nhẹ trong BLHS năm 2015. Để được coi là “tích cực giúp đỡ”, người phạm tội phải cung cấp bằng chứng, tài liệu, tin tức cho cơ quan có trách nhiệm hoặc thực hiện đúng các yêu cầu của các cơ quan đó. Việc làm của người phạm tội đã giúp các cơ quan có trách nhiệm phát hiện ra tội phạm hoặc điều tra tội phạm một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vàohiệu quả từ việc cung cấp thông tin, tài liệu trong việc phát hiện hoặc điều tra tội phạm, tính chủ động, mức độ; hiệu quả của những hành vi giúp đỡ của người phạm tội [8, tr.329].

Tại điểm u khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 Người phạm tội đã lập công chuộc tội. Là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm cho đến khi bị xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốic thẩm, tái thẩm), người phạm tội không những ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nh ệm phát hiện, điều tra tội phạm do họ thực hiện, mà họ còn có những hành động giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền phát hiện, ngăn chặn các tội phạm khác, tham gia phát hiện tội phạm, bắt kẻ phạm tội, có hành động thể hiện sự quên mình vì lợ ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của người khác… Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào công trạng của người phạm tội và việc lập công chuộc tội đó ở gi đoạn tố tụng nào. Đây là điều khoản hoàn toàn được giữ nguyên nhân quy định trước đây trong BLHS năm 1999.

Tại điểm v khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác. Là người được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng Tạo hoặc có sáng chế, phát minh có giá trị hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua (mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ- HĐTP).Thành tích xuất sắc này thường là người phạm tội phải có được trước khi phạm tội. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào thành tích; hình thức khen thưởng; giá trị của sáng chế, phát minh; danh hiệu thi đua được công nhận; số lần được khen thưởng. Tình tiết này là sự kế thừa của BLHS năm 2015 với quy định tương ứng trong BLHS năm 1999.

Tại điểm x khoản 1, Điều 51 “Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ” là tình tiết mới, lần đầu được ghi nhận trong BLHS năm 2015. Tình tiết này trước đây thường được áp dụng với tư cách là tình tiết giảm nhẹ thuộc khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999, nay được ghi nhận là tình tiết giảm nhẹ chính thức Tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015. Đây là tình tiết thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước đối với người phạm tội là những đối tượng đặc biệt, là người có công với Cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Tại Khoản 2, Điều 51: Các tình tiết giảm nhẹ không chỉ được các nhà làm luật giới hạn trong khoản 1 Điều 51 mà còn có thể được Tòa án tự nêu ra quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội cụ thể nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án (khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015). Bên cạnh đó, theo quy định khoản 2 Điều 51 Tòa án có thể coi đầu thú là tình tiết giảm nhẹ và có giá trị tương đương với các tình tiết giảm nhẹ khác cùng khoản này, vì vậy tình tiết này cũng phải được ghi rõ trong bản án. Đây là điểm mới so với quy định tương ứng trong BLHS năm 1999. Trước đây, mặc dù đầu thú vẫn được coi là tình tiết giảm nhẹ của khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999, tuy nhiên các nhà làm luật không đề cập trực tiếp mà chỉ được liệt kê trong văn bản hướng dẫn. Việc ghi nhận cụ thể tình tiết đầu thú tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 thể hiện tầm quan trọng của tình tiết này, đồng thời thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với những người phạm tội, đang truy nã ra trình diện để được sự khoan hồng của Nhà nước.

Tại Khoản 3 Điều 51 BLHS năm 2015 giữ nguyên nội dung và tinh thần của khoản 3 Điều 46 BLHS năm 1999. Quy định này nhấn mạnh việc không cho phép Tòa án cân nhắc hai lần đối với cùng một tình tiết, tình tiết đã được sử dụng để định tội hoặc định khung hình phạt thì không được dùng để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội khi quyết định hình phạt nữa.

Nhìn chung, qua phân tích các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 BLHS 2015, thì Điều 51 BLHS năm 2015 có một số sửa đổi, bổ sung so với quy định BLHS 1999 như sau [2, tr.01-02]:

Thứ nhất, bổ sung thêm các tình tiết giảm nhẹ TNHS, cụ ithể:

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (điểm đ);

– Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra (điểm l);

– Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng (điểm p);

– Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ (điểm x).

Thứ hai, sửa đổi tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm q khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 theo hướng tại thêm cơ hội hơn cho người phạm tội được áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Theo đó, tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, Điều tra tội phạm” tại điểm q khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 được sửa đổi thành “người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án” tại điểm t khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015.

Thứ ba, một số tình tiết giảm nhẹ được quy định ghép trong cùng một điểm của khoản 1 Điều 46 của BLHS năm 1999 đã gây tranh cãi và không thống nhất về nhận thức là một hay nhiều tình tiết giảm nhẹ. Để góp phần khắc phục bất cập này, khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015 đã có tách riêng từng tình tiết giảm nhẹ TNHS và quy định thành những điểm khác nhau; đối với một số ít các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định chung trong cùng một điểm thì Bộ luật đã sử dụng từ “hoặc” thay cho dấu phẩy (,) trong quy định của BLHS năm 1999 để phân biệt.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM KHOA 9-DOT 1\LUAN VAN ĐÃ IN/NGUYEN THI MONG TUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *