Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh Gia Lai

1. Tính cấp thiết của đề tài

Gia Lai là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực Bắc Tây Nguyên. Với diện tích tự nhiên lớn thứ hai cả nước (15.536km2), tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, 222 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 07 xã thuộc 03 huyện có đường biên giới tiếp giáp với nước Campuchia. Dân số của tỉnh có hơn 1,3 triệu người với 34 dân tộc. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 45% dân số, chủ yếu là dân tộc Jrai và Bahnar.

Với diện tích rộng, dân số đông, cơ cấu dân cư đa dạng, một bộ phận không nhỏ người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn có trình độ học vấn, nhận thức pháp luật còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân khách quan làm cho tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp và không ổn định. Thời gian gần đây, không nằm ngoài xu thế chung của cả nước, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Gia Lai có xu hướng diễn biến phức tạp và trẻ hóa về độ tuổi.

Người dưới 18 tuổi phạm tội là phạm trù có tính pháp lý và xã hội sâu sắc. Xuất phát từ đặc điểm thể chất, tâm sinh lý, nhận thức chưa hoàn thiện của người dưới 18 tuổi, một yêu cầu quan trọng đặt ra trong chính sách pháp luật hình sự là phải xây dựng các nguyên tắc xác định trách nhiệm và xử lý hình sự phù hợp với lứa tuổi, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội.

Mặc dù BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về nguyên tắc xử lý cũng như các quy định về xác định trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, hệ thống TAND tỉnh Gia Lai nói riêng trong việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ngày càng khó khăn, nặng nề. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong hệ thống TAND tỉnh Gia Lai vẫn còn xảy ra vi phạm, sai lầm như: việc đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội chưa chính xác; quan điểm áp dụng hình phạt chưa thống nhất; việc áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ chưa đúng pháp luật; áp dụng hình phạt còn nặng về răn đe, trừng trị, chưa đề cao mục đích giáo dục, hướng thiện… Những tồn tại, hạn chế này là nguyên nhân dẫn đến việc các bản án áp dụng hình phạt còn bị kháng cáo, kháng nghị, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội, làm suy giảm niềm tin của người dân vào tính nghiêm minh của pháp luật.

Chính vì những lý do nêu trên, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn tỉnh Gia Lai có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự. Một mặt góp phần hoàn thiện, làm phong phú cơ sở lý luận về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, mặt khác góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong thực tiễn xét xử của hệ thống TAND.

Mặc dù việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã được các tác giả nghiên cứu trong nhiều công trình hoặc bài viết nhưng cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về vấn đề này gắn với thực tiễn của tỉnh Gia Lai. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh Gia Lai” để làm Luận văn kết thúc chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật học của Học viện Khoa học xã hội.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại tỉnh Gia Lai giai đoạn 2014 – 2019, Luận văn nêu lên các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau:

– Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như: khái niệm, đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội; khái niệm, đặc điểm, chủ thể, nội dung, hình thức và ý nghĩa áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa quyết định hình phạt và áp dụng hình phạt và đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

– Phân tích các quy định của BLHS năm 2015 về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội gồm: các nguyên tắc xử lý, các hình phạt được áp dụng và việc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong một số trường hợp cụ thể.

– Phân tích tình hình thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi phạm tội và đánh giá kết quả áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại tỉnh Gia Lai giai đoạn 2014 – 2019; phân tích những vi phạm, sai lầm, hạn chế trong việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong hệ thống TAND tỉnh Gia Lai và nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm, hạn chế này.

– Phân tích các yêu cầu áp dụng đúng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung của đề tài, Luận văn sử dụng các quan điểm khoa học luật hình sự, lý luận về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và kết quả áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại tỉnh Gia Lai giai đoạn 2014 – 2019.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý của ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. Các số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của hệ thống TAND tỉnh Gia Lai trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người, quyền công dân, quyền trẻ em, về tội phạm, hình phạt và đấu tranh phòng, chống tội phạm… làm phương pháp luận nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, có mối liên hệ logic và nằm trong một tổng thể thống nhất như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu vụ việc điển hình…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, có tính hệ thống về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thông qua thực tiễn tại tỉnh Gia Lai; góp phần bổ sung, làm phong phú thêm cơ sở lý luận về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và nâng cao năng lực áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của các chủ thể có thẩm quyền.

Kết quả nghiên cứu của Luận văn cũng góp phần làm phong phú thêm cơ sở khoa học và lý luận của mục tiêu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn của tác giả để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn công tác. Đồng thời là tài liệu tham khảo có giá trị nhất định trong công tác nghiên cứu, giảng dạy; tạo cơ sở thống nhất về mặt nhận thức trong áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; góp phần bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền trẻ em.

7. Cơ cấu của luận văn

Luận văn được cơ cấu gồm ba chương như sau:

– Chương 1: Những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

– Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Gia Lai.

– Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Bên cạnh đó, Luận văn cũng có các phần cơ cấu chung tương tự các Luận văn Thạc sỹ khác gồm: phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.

"<yoastmark

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI

    1. 1.1. Lý luận về người dưới 18 tuổi phạm tội

1.1.1. Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội

Độ tuổi là một trong những yếu tố quan trọng để xác định năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của một cá nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Xuất phát từ điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, quan điểm tôn giáo, đạo đức, truyền thống… khác nhau nên các quốc gia trên thế giới quy định độ tuổi một cá nhân có đầy đủ năng lực nhận thức, điều khiển hành vi cũng khác nhau. Ở Việt Nam, một cá nhân được xem là có đầy đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi khi đạt độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên [39].

Pháp luật Việt Nam hiện nay sử dụng nhiều thuật ngữ như “người chưa thành niên”, “trẻ em”…để chỉ người dưới 18 tuổi và quy định đây là chủ thể của nhiều loại quan hệ pháp luật. Mặc dù về mặt pháp lý còn tồn tại nhiều thuật ngữ liên quan đến người dưới 18 tuổi tương ứng với các ngành luật khác nhau nhưng pháp luật Việt Nam thống nhất xác định người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi còn người đã thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Theo Điều 1 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 của Liên hiệp quốc thì “trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [9]. Mặc dù pháp luật quốc tế cho phép các quốc gia tùy vào chính sách pháp luật của mình mà quy định độ tuổi cụ thể để xác định người chưa thành niên nhưng nhìn chung khái niệm “người chưa thành niên” và “trẻ em” là đồng nhất, được sử dụng để thay thế cho nhau và đều dùng để chỉ những người dưới 18 tuổi. Đây là độ tuổi để một cá nhân được xem là có khả năng nhận thức đầy đủ. Như vậy, quy định của pháp luật Việt Nam về độ tuổi được xem là có đầy đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế.

Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã hình thành, phát triển cùng với lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam và ngày càng được hoàn thiện, phù hợp hơn với thực tiễn. Việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự không chỉ phản ánh chính sách hình sự của Nhà nước mà còn xuất phát từ quan điểm: con người đến một độ tuổi nhất định mới có năng lực trách nhiệm hình sự, hay nói cách khác là có năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội và điều khiển hành vi theo sự nhận thức của bản thân. Khi đó mới có thể buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình.

Trước khi BLHS năm 2015 ra đời, pháp luật hình sự Việt Nam sử dụng thuật ngữ “người chưa thành niên phạm tội”. Thuật ngữ này chưa thống nhất với quy định của các ngành luật khác về “người chưa thành niên”. BLHS năm 2015 đã sử dụng thống nhất các thuật ngữ “người dưới 18 tuổi” và “người dưới 16 tuổi” để thay thế cho các thuật ngữ “người chưa thành niên” và “trẻ em”. Đây là sự thay đổi cần thiết, phù hợp với quan điểm về người chưa thành niên, tạo cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng nhận thức và áp dụng pháp luật một cách thống nhất.

Điều 8 của BLHS năm 2015 đã đưa ra khái niệm pháp lý về tội phạm, và độ tuổi là một trong những dấu hiệu quan trọng để xác định chủ thể của tội phạm. Điều 12 của BLHS năm 2015 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.

Như vậy, BLHS năm 2015 đã phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tương ứng với hai nhóm tuổi là “từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi” và “từ đủ 16 tuổi trở lên”. Đồng thời liệt kê cụ thể 28 tội danh mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này có nghĩa pháp luật hình sự đã giới hạn cụ thể phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội.

Theo GS. TS. Võ Khánh Vinh, “người chưa thành niên phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội” [38, tr.466]. Còn tác giả Đinh Văn Quế đưa ra định nghĩa pháp lý: “Người dưới 18 tuổi phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm” [10, tr.367]. Như vậy, các nhà khoa học pháp lý đều định nghĩa về người dưới 18 tuổi phạm tội gồm hai yếu tố: một là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi và hai là, người đó đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong BLHS.

Tham khảo các quan điểm trên, tác giả đưa ra khái niệm pháp lý về người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

Người dưới 18 tuổi phạm tội là người tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm đã đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, không ở trong tình trạng mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và không thuộc một trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.

1.1.2. Đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội

Người dưới 18 tuổi phạm tội là chủ thể đặc biệt của tội phạm bởi họ chưa có sự phát triển hoàn thiện về thể chất, tâm sinh lý. Ở khía cạnh pháp lý, họ là những người chưa có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Có thể nêu ra một số đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

Thứ nhất, người dưới 18 tuổi phạm tội có đặc điểm thể chất và tâm sinh lý chưa hoàn thiện:

Về sinh học, người dưới 18 tuổi chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về cấu trúc sinh học và thể chất của cơ thể. Hệ thần kinh trung ương của người dưới 18 tuổi hoạt động chưa cân bằng khiến họ dễ rơi vào những cơn xúc động mạnh hoặc nóng nảy vô cớ, dễ nảy sinh những hành vi thiếu kiềm chế.

Về tâm lý, người dưới 18 tuổi bắt đầu có xu hướng sinh hoạt độc lập, dần hình thành thế giới quan cá nhân và đa số mong muốn tách mình ra khỏi sự quản lý của gia đình, nhà trường.

Về nhân cách, người dưới 18 tuổi đang ở giai đoạn quan trọng của sự định hình về tính cách và chịu ảnh hưởng lớn từ thế giới bên ngoài.

Về tình cảm, đây là giai đoạn người dưới 18 tuổi nảy sinh mối quan hệ tình yêu khác giới, bắt đầu biểu lộ tình cảm và thể hiện cảm xúc, thái độ thân mật hơn trong các mối quan hệ khác giới. Tuy nhiên do chưa phát triển hoàn thiện về nhận thức và tâm lý nên họ gặp những khó khăn nhất định trong việc duy trì các mối quan hệ này.

Về trí tuệ, người dưới 18 tuổi thích lập luận, suy diễn và nhìn nhận sự vật, hiện tượng theo quan điểm riêng của bản thân. Trong giai đoạn này, người dưới 18 tuổi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ điều kiện kinh tế, quan điểm văn hóa, giáo dục của gia đình. Đây là giai đoạn gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ và xã hội vì lứa tuổi này dễ gặp phải những khủng hoảng về nhân cách, tâm lý. Mặc dù đã có sự trưởng thành nhất định nhưng do chưa có sự tích lũy đầy đủ tri thức, kinh nghiệm sống nên trong nhiều trường hợp người dưới 18 tuổi không thể tự giải quyết ổn thỏa những mâu thuẫn cá nhân. Sự biến đổi nhanh về thể chất, tâm sinh lý cùng với nhận thức còn hạn chế của người dưới 18 tuổi dẫn đến việc họ dễ bị người khác lôi kéo, kích động.

Thứ hai, đa số người dưới 18 tuổi phạm tội thường thực hiện tội phạm giản đơn, có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn rất nhiều so với người trưởng thành:

Đa phần người dưới 18 tuổi phạm tội xuất phát từ sự bộc phát cảm xúc hoặc do bị người khác rủ rê, lôi kéo, kích động. Tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện thường có tính chất giản đơn, mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn, trong đó các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản chiếm tỉ lệ lớn. Khi thực hiện tội phạm, người dưới 18 tuổi thường giữ vai trò đồng phạm, cách thức thực hiện tội phạm cũng đơn giản, không có tính quyết liệt đến cùng và không tinh vi, xảo quyệt như người trưởng thành.

Thứ ba, người dưới 18 tuổi phạm tội có khả năng cải tạo, giáo dục cao:

Người dưới 18 tuổi là những người dễ học hỏi, tiếp thu vì đang ở trong lứa tuổi định hình, hoàn thiện về nhân cách. Do đó, việc giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội thường thuận lợi hơn so với người trưởng thành. Đây là một trong những cơ sở khoa học và lý luận để pháp luật hình sự xây dựng nguyên tắc xử lý nhân đạo, hướng thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Việc giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội thường gắn với nhiều thiết chế xã hội như gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội… trong đó vai trò của gia đình, bạn bè đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Người dưới 18 tuổi phạm tội nếu nhận được sự quan tâm, động viên thay vì kỳ thị, xa lánh của những người thân xung quanh thì khả năng giáo dục, cải tạo sẽ được cải thiện rất nhiều. Xuất phát từ cơ sở này mà chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã nhấn mạnh việc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội “chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội” [14].

    1. 1.2. Lý luận về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

1.2.1.1. Khái niệm áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Áp dụng hình phạt là một hoạt động áp dụng pháp luật. Từ điển Luật học định nghĩa áp dụng pháp luật là “hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể” [35, tr.15]. Còn theo GS.TS. Võ Khánh Vinh thì “áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực của các cơ quan nhà nước và của những người có chức vụ, quyền hạn được thực hiện nhằm mục đích đưa ra các quyết định chuyên môn để giải quyết vấn đề xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ cụ thể” [36, tr.294].

Phân tích những quan điểm khoa học pháp lý trên, có thể nhận thấy những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của áp dụng pháp luật gồm: (1) là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước; (2) do các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện; (3) nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của nhà nước, xã hội hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ cụ thể trong lĩnh vực nhất định của xã hội.

Áp dụng hình phạt mang những dấu hiệu đặc trưng của áp dụng pháp luật. Trong đó, đặc trưng cơ bản để phân biệt áp dụng hình phạt với các hình thức áp dụng pháp luật khác là chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình phạt. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [19]. BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa quy định này như sau: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó” [14]. Như vậy, TAND là chủ thể duy nhất có thẩm quyền áp dụng hình phạt.

Việc áp dụng hình phạt của TAND phải tuân thủ trình tự, thủ tục được quy định trong BLTTHS. Cơ sở để áp dụng hình phạt là việc có một hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội xảy ra trên thực tế, bị CQĐT khởi tố, điều tra, bị VKSND truy tố, bị TAND đưa ra xét xử và cuối cùng, bị HĐXX xác định là tội phạm và quyết định xử phạt bằng một loại hình phạt, mức hình phạt cụ thể theo các quy định của BLHS về trách nhiệm hình sự và hình phạt.

Theo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí thì “áp dụng hình phạt là việc nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự do Tòa án có thẩm quyền, nhân danh Nhà nước thực hiện sau khi đã định tội danh và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để quyết định khung hình phạt, loại hình phạt (hình phạt chính, hình phạt bổ sung), mức hình phạt cụ thể áp dụng cho cá nhân người phạm tội trong phạm vi giới hạn của khung hình phạt do luật định, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hoặc miễn hình phạt cho người phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự” [3, tr.19]. Còn theo GS. TS. Võ Khánh Vinh thì “quyết định hình phạt là một giai đoạn, một nội dung của áp dụng pháp luật hình sự thể hiện ở việc Tòa án lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể được quy định trong điều luật (khoản điều luật) theo một thủ tục nhất định để áp dụng đối với người phạm tội thể hiện trong bản án buộc tội” [38, tr.386].

Quan điểm của nhiều nhà khoa học pháp lý nổi tiếng ở Việt Nam xem áp dụng hình phạt gồm hai giai đoạn là giai đoạn nhận thức pháp luật hình sự và giai đoạn áp dụng pháp luật hình sự, và quyết định hình phạt với biểu hiện là việc lựa chọn một loại hình phạt, mức hình phạt được quy định trong điều luật hoặc khoản của điều luật cụ thể được quy định trong BLHS là một giai đoạn hay nói cách khác là một nội dung quan trọng, có tính quyết định cuối cùng của áp dụng hình phạt.

Từ những nghiên cứu, phân tích trên, tác giả rút ra khái niệm áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là hoạt động nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự mang tính quyền lực Nhà nước, thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân, do Thẩm phán, Hội thẩm trực tiếp thực hiện thông qua việc xét xử theo trình tự, thủ tục quy định của BLTTHS; nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án; trên cơ sở các nguyên tắc xử lý và ưu tiên đặc biệt của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt để miễn hình phạt hoặc lựa chọn loại hình phạt, mức hình phạt cụ thể, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội.

1.2.1.2. Đặc điểm áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Thứ nhất, áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là hoạt động áp dụng pháp luật mang tính quyền lực Nhà nước và chỉ thuộc thẩm quyền của Tòa án:

Tính quyền lực Nhà nước trong việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thể hiện ở điểm đây là hoạt động mang tính đơn phương, thể hiện ý chí một chiều của chủ thể được Nhà nước trao quyền, cụ thể là Thẩm phán và Hội thẩm. Các chủ thể này áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thông qua quyền lực được Nhà nước trao và nhân danh Nhà nước thể hiện sự lên án đối với tội phạm, nhằm mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của xã hội.

Thứ hai, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về quyết định hình phạt, việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội còn phải tuân thủ các nguyên tắc xử lý hình sự riêng:

Khoản 1 Điều 3 của BLHS năm 2015 quy định 07 nguyên tắc chung trong việc xử lý người phạm tội. Đối với người phạm tội là người dưới 18 tuổi, Điều 90 của BLHS năm 2015 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này”. Điều 91 của BLHS năm 2015 quy định 07 nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Như vậy ngoài việc bảo đảm các nguyên tắc chung về quyết định hình phạt thì việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội còn phải bảo đảm các nguyên tắc xử lý riêng. Quy định này xuất phát từ việc người dưới 18 tuổi phạm tội là những người có thể chất, tâm sinh lý chưa hoàn thiện, mặc dù là chủ thể của tội phạm nhưng đây là chủ thể có sự hạn chế về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Vì vậy, việc xử lý hình sự đối với họ cũng cần có những quy định riêng để phù hợp với khả năng nhận thức của họ về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội mà mình gây ra.

Thứ ba, việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải tuân thủ trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và được thể hiện bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án:

Giải quyết vụ án hình sự là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng khác nhau. Trong mỗi giai đoạn, BLTTHS quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng và trình tự, thủ tục để các chủ thể này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc thẩm quyền Thẩm phán, Hội thẩm và chỉ được thực hiện sau khi Thẩm phán, Hội thẩm đã xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, thực hiện việc thẩm tra, tranh tụng công khai tại phiên tòa để xác định bị cáo có tội hay không có tội; nếu có tội thì là tội gì, quy định tại điểm, khoản, điều nào của BLHS và cần phải xử lý như thế nào để tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội. Việc Tòa án ban hành bản án xác định người dưới 18 tuổi phạm tội và quyết định loại, mức hình phạt cụ thể là kết quả cuối cùng của quá trình giải quyết vụ án hình sự nên phụ thuộc rất lớn vào tính hợp pháp, đúng pháp luật của hành vi tố tụng, quyết định tố tụng của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong các giai đoạn tố tụng trước đó.

Đặc biệt, ngoài việc đảm bảo thủ tục tố tụng nói chung, Thẩm phán, Hội thẩm còn phải tuân thủ thủ tục tố tụng được áp dụng riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội quy định tại Chương thứ XXVIII của BLTTHS năm 2015. Điều này có nghĩa rằng, song song với việc lựa chọn loại hình phạt, mức hình phạt thì để ban hành bản án, quyết định áp dụng hình phạt có hiệu lực pháp luật, Thẩm phán, Hội thẩm phải bảo đảm trình tự, thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu không sẽ bị xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và bản án, quyết định đã ban hành có thể bị cấp có thẩm quyền hủy, sửa. Trong thực tiễn, nhiều bản án áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bị hủy để xét xử lại do có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng như: thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không có Hội thẩm là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi; Tòa án không yêu cầu người bào chữa hoặc không mời người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi tham gia phiên tòa…

"<yoastmark

Thứ tư, việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có tình tùy nghi cao và nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ người phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội:

BLHS năm 2015 quy định các nguyên tắc xử lý và hình phạt được áp dụng đối với ngưới dưới 18 tuổi phạm tội. Hệ thống hình phạt có thể được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội gồm 04 hình phạt, được quy định thành nhiều khung hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và có sự phân hóa theo hai độ tuổi của người dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời, một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất được BLHS năm 2015 tiếp tục ghi nhận tại khoản 1 Điều 91 là: “việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội”. Đây là nguyên tắc xuyên suốt mà các chủ thể áp dụng hình phạt phải bảo đảm. Trong thực tiễn, áp dụng hình phạt là hoạt động rất cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của Thẩm phán, Hội thẩm bởi mỗi hành vi phạm tội nảy sinh bởi những nguyên nhân, điều kiện khác nhau, nhân thân người phạm tội cũng không tương đồng… từ đó đặt ra yêu cầu áp dụng hình phạt không được rập khuôn, cứng nhắc. Thẩm phán, Hội thẩm cần phải có tri thức và kinh nghiệm phong phú, có bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp vững vàng để áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đúng pháp luật.

1.2.2. Chủ thể, nội dung và hình thức áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

1.2.2.1. Chủ thể:

Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là hoạt động chỉ thuộc thẩm quyền của TAND, mà cụ thể và trực tiếp là của HĐXX hoặc của Thẩm phán trong trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. BLTTHS năm 2015 xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án theo loại tội phạm, theo lãnh thổ và quy định thành phần HĐXX theo tính chất nghiêm trọng, phức tạp của vụ án. Theo đó, thành phần HĐXX sơ thẩm có thể gồm 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm hoặc gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm. Thành phần HĐXX phúc thẩm gồm 03 Thẩm phán [16].

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” [19]. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, BLTTHS năm 2015 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” [14]. Như vậy, áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là hoạt động độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm, không ai có quyền can thiệp, tác động vào hoạt động này. Trong quá trình xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân [16].

1.2.2.2. Nội dung

Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là hoạt động nhận thức, áp dụng pháp luật hình sự mang tính quyền lực nhà nước, do Thẩm phán, Hội thẩm trực tiếp thực hiện. Việc lựa chọn loại hình phạt, mức hình phạt cụ thể để áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là kết quả cuối cùng của toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật theo trình tự, thủ tục được BLTTHS quy định. Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là một hình thức biểu hiện nên có đầy đủ các nội dung của áp dụng pháp luật hình sự, cụ thể:

Một là, Thẩm phán, Hội thẩm xác định, đánh giá các tình tiết của vụ án liên quan đến việc áp dụng hình phạt gồm: các tình tiết thể hiện tính chất, mức độ nguy hiểm đối với xã hội của tội phạm; các tình tiết nhân thân của người dưới 18 tuổi phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, Thẩm phán, Hội thẩm cũng phải xác định các tình tiết để làm căn cứ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong một số trường hợp đặc biệt như: áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, áp dụng hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt, áp dụng hình phạt trong trường hợp đồng phạm…

Hai là, Thẩm phán, Hội thẩm nhận thức hiệu lực và các quy định của BLHS hiện hành liên quan đến việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong đó quan trọng nhất là việc nhận thức chế tài có thể áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong quá trình này, Thẩm phán, Hội thẩm cần đặc biệt chú ý bởi bên cạnh các nguyên tắc chung về quyết định hình phạt thì việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội còn phải bảo đảm những nguyên tắc riêng.

Ba là, Thẩm phán, Hội thẩm lựa chọn một loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể của điều luật để áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong giai đoạn này, Thẩm phán, Hội thẩm phải xem xét, đánh giá người phạm tội có đủ căn cứ để miễn hình phạt hay không; nếu không thì tiếp tục lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể để áp dụng đối với người bị kết tội.

Bốn là, Thẩm phán, Hội thẩm ban hành bản án kết tội người dưới 18 tuổi về tội phạm đã thực hiện và quyết định loại, mức hình phạt cụ thể trong phần “Quyết định” của bản án. Trong giai đoạn này, Thẩm phán, Hội thẩm cũng quyết định áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong một số trường hợp đặc biệt như: áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, áp dụng hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt, áp dụng hình phạt trong trường hợp đồng phạm, áp dụng hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội…

Áp dụng hình phạt là giai đoạn nối tiếp của định tội danh. Quyết định hình phạt được biểu hiện ở nội dung thứ ba và thứ tư của áp dụng hình phạt, là giai đoạn cuối cùng của áp dụng hình phạt. Một trong những đặc điểm không thể thiếu của tội phạm và cũng là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác là tính phải chịu hình phạt, hay nói cách khác là tính “phải bị xử lý hình sự” [14]. Hình phạt chỉ có thể được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi và chỉ khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và bị Tòa án kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật [16].

1.2.2.3. Hình thức

Hình thức của áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật. Mỗi hoạt động áp dụng pháp luật khác nhau được biểu hiện bằng văn bản áp dụng pháp luật khác nhau. Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có hình thức biểu hiện là các bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, các quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm của Tòa án có thẩm quyền, gọi chung là bản án, quyết dịnh có hiệu lực pháp luật. BLTTHS năm 2015 quy định: “Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng xét xử…” [16].

1.2.3. Ý nghĩa của áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Về mặt chính trị, áp dụng hình phạt là hình thức quan trọng nhất của áp dụng pháp luật hình sự, là biểu hiện của quyền lực Nhà nước, thể hiện sự lên án đối với tội phạm và người dưới 18 tuổi phạm tội; góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, bảo vệ quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN [14].

Về mặt pháp luật, áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là sự cụ thể hóa tinh thần của nhà lập pháp trong chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đặc biệt là các ưu tiên về pháp lý và mục đích xử lý nhân đạo, hướng thiện, nhằm giáo dục, giúp người dưới 18 tuổi phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội còn có ý nghĩa xã hội to lớn. BLHS năm 2015 quy định Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa [14]. Việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội “chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội” [14]. Đây là mục đích và ý nghĩa xã hội cao cả mà Thẩm phán, Hội thẩm phải luôn tâm niệm và hướng đến khi áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Áp dụng hình phạt đúng pháp luật, hợp lý sẽ tác động, định hướng, thay đổi ý thức, hành vi của người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng và các chủ thể khác trong xã hội nói chung theo hướng tích cực, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm hiệu quả.

    1. 1.3. Mối quan hệ giữa quyết định hình phạt và áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Khoa học pháp lý Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu nghiên cứu, phân tích và sử dụng thuật ngữ “quyết định hình phạt”. Qua nghiên cứu một số quan điểm của các nhà khoa khọc pháp lý nổi tiếng, tác giả cho rằng áp dụng hình phạt và quyết định hình phạt là hai phạm trù không đồng nhất mà có sự khác biệt nhất định, trong đó áp dụng hình phạt có nội dung biểu hiện rộng hơn quyết định hình phạt.

Quyết định hình phạt là “xác định loại và mức hình phạt cụ thể (kể cả hình phạt bổ sung nếu có) trong phạm vi luật cho phép để áp dụng với người phạm tội cụ thể” [35, tr.659]. Theo GS. TS. Võ Khánh Vinh thì “quyết định hình phạt là một giai đoạn, một nội dung của áp dụng pháp luật hình sự thể hiện ở việc Tòa án lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể được quy định trong điều luật (khoản điều luật) theo một thủ tục nhất định để áp dụng đối với người phạm tội thể hiện trong bản án buộc tội[38, tr.386]. Như vậy, trong mối quan hệ với áp dụng hình phạt thì quyết định hình phạt là một giai đoạn của áp dụng hình phạt, tuy nhiên đây là giai đoạn cuối cùng, quan trọng nhất của áp dụng hình phạt.

Trong hoạt động áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, chủ thể thực hiện không chỉ lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể đối với người dưới 18 tuổi phạm tội mà còn phải thực hiện quá trình từ nhận thức, đánh giá tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội, sau đó là đối chiếu, lựa chọn các quy phạm pháp luật hình sự tương ứng nhằm xác định tội phạm, trách nhiệm hình sự và cuối cùng là quyết định hình phạt cụ thể đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Như vậy, quyết định hình phạt là kết quả cuối cùng của áp dụng hình phạt và là hậu quả pháp lý trực tiếp tác động đến người dưới 18 tuổi phạm tội trong toàn bộ hoạt động áp dụng hình phạt.

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1, tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về người dưới 18 tuổi phạm tội. Từ phân tích này, cùng với cơ sở lý luận về áp dụng hình phạt, tác giả đưa ra khái niệm về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận về .

Luận văn cũng đã phân tích, chỉ ra mối quan hệ giữa quyết định hình phạt và áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo đó, quyết định hình phạt là một nội dung, một giai đoạn biểu hiện quan trọng, có tính then chốt trong toàn bộ hoạt động áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Những vấn đề đã phân tích trong Chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định cụ thể của pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Gia Lai trong Chương 2.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI VÀ

THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH GIA LAI

    1. 2.1. Quy định của pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

2.1.1. Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội

Nguyên tắc áp dụng pháp luật là “những nguyên tắc cơ bản do luật định dựa vào đó các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền vận dụng những văn bản pháp luật, tập quán pháp luật thích hợp nhằm giải quyết công việc thuộc thẩm quyền” [36, tr.567].

Áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là một hình thức áp dụng pháp luật hình sự nên phải tuân thủ những nguyên tắc của áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật hình sự nói riêng. BLHS năm 2015 quy định:“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này” [14].

Ngoài các nguyên tắc chung về quyết định hình phạt đối với người phạm tội được quy định từ điểm a đến điểm g khoản 1 Điều 3 thì việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm 07 nguyên tắc xử lý riêng được quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều 91 của BLHS năm 2015, cụ thể gồm:

Một là, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội; việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm:

Nguyên tắc này lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 59 của BLHS năm 1985 [11]. Và từ BLHS năm 1999 cho đến BLHS năm 2015, nguyên tắc này luôn đóng vai trò là nguyên tắc đầu tiên, quan trọng nhất, bao trùm các nguyên tắc khác trong việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo tinh thần của nguyên tắc này, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Điều này có nghĩa rằng trong mọi trường hợp, các chủ thể áp dụng hình phạt phải tạo điều kiện tối đa để áp dụng các biện pháp không nhằm mục đích trừng trị người dưới 18 tuổi phạm tội. Nguyên tắc này thể hiện chính sách hình sự nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và phù hợp với nguyên tắc đã được Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 của Liên hiệp quốc ghi nhận là “những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu” [9].

Nội dung của nguyên tắc này cũng quy định, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra với các chủ thể áp dụng hình phạt là việcphải hướng đến và đạt được hiệu quả giáo dục, giúp người phạm tội nhận thức được sự nguy hiểm cho xã hội trong hành vi phạm tội mà họ đã gây ra và giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm chứ không nhằm mục đích trừng trị.

Một điều cần lưu ý thêm là nguyên tắc này không chỉ được vận dụng trong quá trình áp dụng hình phạt mà phải được bảo đảm trong suốt quá trình xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội, từ khi phát hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, khởi tố, điều tra, truy tố cho đến khi xét xử và thi hành án.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM KHOA 9-DOT 1\LUAN VAN ĐÃ IN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *