kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nam giang

kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nam giang

kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nam giang

  • Tính cấp thiết của đề tài

Chi Ngân sách nhà nước (NSNN) là công cụ chủ yếu của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực chi NSNN nói chung và lĩnh vực kiểm soát các khoản chi ngân sách nói riêng, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội đất nước.

Thực hiện tốt công tác quản lý kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế – xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát; đồng thời, góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN. Đặc biệt, theo Luật NSNN quy định, cơ quan KBNN chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát thanh toán, chi trả trực tiếp các khoản chi NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Nhà nước giao.Đặc biệt chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 KBNN trở thành hệ thống kho bạc điện tử, không tiền mặt, không chứng từ, mọi công việc được tiến hành bằng máy tính trên hạ tầng truyền thông hiện đại, thì yêu cầu hoạt động quản lý kiểm soát chi Ngân sách nhà nước hiện đại trở thành một yêu cầu cấp thiết.

Hệ thống Kho bạc Nhà nước đang thực hiện những bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước đến năm 2020. Hoạt động trong lĩnh vực quản lý và điều hành Quỹ Ngân sách nhà nước với nhiệm vụ được Chính phủ giao, để quản lý được khối lượng tài sản và vốn của các cấp ngân sách, của Kho bạc Nhà nước và các đơn vị sử dụng ngân sách, đòi hỏi phải có hệ thống kiểm soát chi ngân sách đủ mạnh, hoạt động có hiệu quả, tuân thủ theo pháp luật, tiết kiệm tiền và tài sản cho Nhà nước.

Kho bạc Nhà nước Nam Giang – Quảng Nam cũng như các Kho bạc khác trên địa bàn tỉnh thực hiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) từ  ngày 23/6/2011, là một dự án lớn của ngành Tài chính được triển khai từ năm 2009, nên trong quá trình triển khai còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý kiểm soát chi thường xuyên.

Do đó việc nghiên cứu đề tài “Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Nam Giang, tỉnh Quảng Nam” là cần thiết, mang tính cấp bách trong hệ thống Kho bạc nói chung và Kho bạc Nhà nước Nam Giang nói riêng.

kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nam giang
kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nam giang

  • Tổng quan về Kho Bạc Nhà Nước Nam Giang – Quảng Nam

Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN trên toàn quốc theo quyết định số 07/HĐBT ngày 4/1/1990. KBNN huyện Nam Giang cũng được thành lập cùng các KBNN quận huyện trên cả nước và đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1990.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, KBNN huyện Nam Giang đã không ngừng nỗ lực vươn lên, từng bước khẳng định vai trò, vị trí với nhiều đóng góp tích cực vào tiến trình thực hiện các chính sách tài chính – tiền tệ của địa phương, tập trung chủ yếu vào công tác quản lý quỹ NSNN các cấp trên địa bàn huyện, và luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác được địa phương và KBNN cấp trên giao phó.

Cùng với việc giữ vững truyền thống tuyệt đối đảm bảo an ninh, an toàn trong các hoạt động nghiệp vụ, trong thanh toán và trong quản lý tiền, tài sản của Nhà nước, KBNN huyện Nam Giang luôn chủ động phối hợp với các cơ quan thu, cải tiến, hợp lý hóa, tổ chức tốt công tác thu NSNN, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN hằng năm của địa phương. Về công tác kiểm soát chi NSNN, KBNN huyện Nam Giang luôn chú trọng nâng cao chất lượng và thực hiện KSC chặt chẽ, đúng quy trình, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của cơ quan, tổ chức trên địa bàn, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hạn chế việc thất thoát tiền và tài sản của Nhà nước.

KBNN huyện Nam Giang là đơn vị trực thuộc KBNN Quảng Nam. KBNN Nam Giang có trụ sở đóng tại thôn Pà Roong, xã Cà Dy, tỉnh Quảng Nam. Thực hiện theo Quyết định 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/07/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài Chính; Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08/09/2017, KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh. Qua 29 năm hoạt động, KBNN huyện Nam Giang có tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, đồng bộ phù hợp với yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Với 12 cán bộ công chức, KBNN huyện Nam Giang có đội ngũ chất lượng cán bộ đồng đều với trình độ đại học 7 đồng chí chiếm 58.34%; trình độ cao đẳng 1 đồng chí chiếm 8.33%; trình độ trung cấp 1 đồng chí chiếm 8.33%; trình độ sơ cấp 3 chiếm 25 %; có 10 đồng chí là đảng viên chiếm 90.9 %.

Hiện nay, KBNN huyện Nam Giang đang quản lý 139 đơn vị là đầu mối sử dụng chi Ngân sách thường xuyên; trong đó có 12 đơn vị dự toán cấp trung ương, 10 đơn vị dự toán cấp tỉnh, 105 đơn vị dự toán cấp huyện và 12 đơn vị dự toán cấp xã; ngoài ra còn có rất nhiều đơn vị mở tài khoản chi đầu tư với kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm hơn 224 tỷ đồng.

  • Sơ đồ bộ máy của Kho bạc Nhà nước Nam Giang

Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của KBNN huyện Nam Giang, tổ chức bộ máy tại KBNN huyện Nam Giang được thực hiện theo mô hình:

Hình 1.1.3  : Sơ đồ tổ chức KBNN huyện Nam Giang
kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nam giang
kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nam giang

Căn cứ Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08/09/2017, KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh. Kho bạc Nhà nước cấp huyện tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên

Tổ chức bộ máy làm việc không còn các tổ nghiệp vụ, không còn chức danh tổ trưởng, tổ chức làm việc của KBNN Nam Giang chỉ có Ban Giám đốc; bộ phận giao dịch viên và Bảo vệ

Bộ phận giao dịch và Bảo vệ được bố trí như sau:

– Bộ phận giao dịch bao gồm 8 đồng chí trong đó có 1 đồng chí Kế toán trưởng phụ trách hoạt động chung của bộ phận và 6 đồng chí giao dịch viên còn lại được phân công thực hiện công tác: Hạch toán các khoản thu NSNN; KSC thường xuyên NSNN; thực hiện hạch toán kế toán về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính, các khoản tạm thu tạm giữ do KBNN huyện quản lý; mở, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán cho các đơn vị giao dịch với Kho bạc; thực hiện công tác thống kê, điện báo, báo cáo thuộc lĩnh vực kế toán; Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan; kiểm soát và quyết toán chi vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tình chất đầu tư; tổng hợp, phân tích tình hình thu chi NSNN; tổng hợp các báo cáo định kỳ, đột xuất cho KBNN tình và các cơ quan có liên quan; nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 01 đồng chí thủ quỹ thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt, các giấy tờ có giá, ấn chỉ đặc biệt, các tài sản tạm thu tạm giữ gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền; thực hiện vận chuyển tiền mặt, các giấy tờ có giá và ấn chỉ đặc biệt theo lệnh của cấp có thẩm quyền.

– Bảo vệ bao gồm 2 đồng chí trong đó có 01 đồng chí bảo vệ kiêm lái xe, 01 đồng chí bảo vệ kiêm công tác văn thư lưu trữ, công tác hành chính thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan;


  • Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là việc KBNN thông qua các công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN, đảm bảo các khoản chi đó được thực hiện đúng luật, đúng nguyên tắc cấp phát, thanh toán và có đủ các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.Vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng và cần thiết phải hoàn thiện bởi những lý do sau đây:

Từ yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải đảm bảo tính tiết kiệm và có hiệu quả. Điều này là một tất yếu khách quan, bởi vì nguồn lực của ngân sách nhà nước bao giờ cũng có hạn, nó là nguồn lực của đất nước, trong đó chủ yếu là tiền của và công sức lao động của nhân dân đóng góp, do đó không thể chi tiêu một cách lãng phí. Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, các cấp lãnh đạo, các ngành của toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác này sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế – xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát; đồng thời, góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN. Đặc biệt, theo Luật NSNN quy định, hệ thống KBNN chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát thanh toán, chi trả trực tiếp từng khoản chi NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Nhà nước giao, góp phần lập lại kỷ cương, kỷ luật tài chính.

kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nam giang
kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước nam giang

Từ những hạn chế của bản thân cơ chế quản lý chi NSNN: cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán NSNN tuy đã được thường xuyên sửa đổi và từng bước hoàn thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy định được những vấn đề chung nhất, mang tính nguyên tắc. Vì thế, nó không thể bao quát được hết tất cả những hiện tượng nẩy sinh trong quá trình thực hiện chi NSNN. Cũng chính từ đó, cơ quan Tài chính và KBNN thiếu cơ sở pháp lý cụ thể cần thiết để thực hiện kiểm tra, kiểm soát từng khoản chi NSNN. Như vậy, cấp phát chi NSNN đối với cơ quan Tài chính chỉ mang tính chất phân bổ ngân sách, còn đối với KBNN thực chất chỉ là xuất quỹ NSNN. Việc chi trả trực tiếp trên thực tế là chưa thực hiện được đến từng đơn vị sử dụng kinh phí, chưa phát huy hết vai trò kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN. Mặt khác, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế xã hội, công tác chi NSNN cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều này cũng làm cho cơ chế quản lý chi NSNN nhiều khi không theo kịp với các biến động và phát triển của hoạt động chi NSNN; trong đó, một số nhân tố quan trọng như hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu còn xa rời thực tế, thiếu đồng bộ, thiếu căn cứ để có thể thẩm định; chưa có một cơ chế quản lý chi phù hợp và chặt chẽ đối với một số lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực chi đầu tư xây dựng cơ bản, một lĩnh vực phức tạp, không chỉ tốn nhiều tiền mà còn liên quan đến yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tạo môi trường tham nhũng cho những kẻ thoái hoá biến chất. Mặt khác, công tác kế toán, quyết toán cũng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc; từ đó, một số không ít đơn vị và cá nhân đã lợi dụng, khai thác những kẽ hở của cơ chế quản lý đó để tham ô, trục lợi, gây lãng phí tài sản và công quỹ của Nhà nước.

Từ thực tế trên, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra  giám sát chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp; đồng thời phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý để từ đó có những giải pháp và kiến nghị nhằm sửa đổi bổ sung kịp thời những cơ chế, chính sách hiện hành, tạo nên một cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện hơn.

Từ ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN: Một thực tế khá phổ biến là các đơn vị sử dụng kinh phí được NSNN cấp thường có chung một tư tưởng là tìm mọi cách sử dụng hết số kinh phí được cấp mà không quan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán đã được duyệt. Các đơn vị này thường lập hồ sơ, chứng từ thanh toán khống, sai chế độ quy định, không có trong dự toán chi NSNN đã được phê duyệt, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, thiếu các hồ sơ, chứng từ pháp lý có liên quan… Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có một tổ chức thứ ba có thẩm quyền, độc lập và khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, có vị trí pháp lý và uy tín cao để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và đưa ra ý kiến nhận xét, kết luận chính xác đối với các khoản chi của đơn vị bảo đảm có trong dự toán được duyệt; đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn được duyệt; có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo đúng quy định …; có giải pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời các gian lận, sai sót, ngăn chặn các sai phạm và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị, bảo đảm mọi khoản chi của NSNN được tiết kiệm và có hiệu quả.

Xuất phát từ tính đặc thù của các khoản chi NSNN: các khoản chi của NSNN đều mang tính chất không hoàn trả trực tiếp. Tính chất cấp phát trực tiếp không hoàn lại của các khoản chi NSNN là một ưu thế vô cùng to lớn đối với các đơn vị sử dụng NSNN. Trách nhiệm của họ là phải chứng minh được việc sử dụng của các khoản kinh phí bằng các kết quả công việc cụ thể đã được Nhà nước giao. Tuy nhiên, việc dùng những chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá và đo lường kết quả công việc trong nhiều trường hợp là thiếu chính xác và gặp không ít những khó khăn. Vì vậy, cần phải có một cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của NSNN, bảo đảm tương xứng giữa khoản tiền Nhà nước đã chi ra với kết quả công việc mà các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện.

Vì những yêu cầu cấp thiết được đặt ra như trên, việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN cần phải ngày càng hoàn thiện để quá trình ấy thực hiện được một cách đầy đủ, phù hợp và có hiệu quả.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *