luận văn hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

luận văn hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

luận văn hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu

 

  1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Hồ tiêu (Piper nigrum L.) được mệnh danh là “Vua của các loại gia vị”[78]. Hiện nay, hồ tiêu là một trong những mặt hàng chiến lược xuất khẩu của các nước vùng nhiệt đới đặc biệt ở Châu Phi và Châu Á [29]. Việt Nam là nước giữ ngôi vị đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Năm 2013, hồ tiêu Việt Nam chiếm 32,9% tổng sản lượng và 62,68% sản lượng xuất khẩu toàn thế giới. Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ [20],[21].

 

  • Việt Nam, hồ tiêu đã và đang trở thành cây trồng có thế mạnh vì đem lại giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Nó được đánh giá là cây trồng có hiệu quả cao nhất trong 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam [20]. Trong chiến lược phát triển, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hàng hồ tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các chỉ tiêu chính: sản xuất ổn định 50.000 ha, diện tích cho sản phẩm 47.000 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 140.000 tấn, chú trọng phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu phục vụ xuất khẩu [7]. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất hồ tiêu theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) nhằm sản xuất hồ tiêu hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường và xây dựng được thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam chất lượng cao, có uy tín trên thị trường thế giới [19].

 

Quảng Trị là một tỉnh nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó có cây hồ tiêu. Hồ tiêu Quảng Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản phẩm tốt và đã có được chỉ dẫn địa lý trên bản đồ sản xuất hồ tiêu của Việt Nam [51],[38]. Trong chiến lược phát triển kinh tế, hồ tiêu được xác định là một trong ba cây công nghiệp dài ngày chủ lực (cao su,

xuất hồ tiêu đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị chủ yếu phát triển ở quy mô nông hộ. Hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do hồ tiêu được sản xuất theo quy mô nhỏ (diện tích trung bình 0,15 – 0,2 ha/hộ), phân tán (trung bình mỗi hộ có 1,5 – 2 vườn hồ tiêu), việc đầu tư nguồn lực còn hạn chế, nhiều hộ chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất. Bên cạnh đó, hộ sản xuất luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn như năng suất chưa cao và không ổn định, chi phí sản xuất biến động theo xu hướng tăng, tình trạng thời tiết và sâu bệnh diễn biến phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế [40].

 

Nhận thức được những vấn đề đã và đang diễn ra trong quá trình sản xuất hồ tiêu, trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về ngành hàng hồ tiêu. Các tác giả Jaafar [68], Radam [77], Rosli [79], Resmi [78] đã sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cũng như việc áp dụng công nghệ trong sản xuất hồ tiêu của hộ sản xuất. Nguyễn Đức Cường [12], Nguyễn Minh Hiếu [23], Lê Văn Gia Nhỏ [32], Nguyễn Tăng Tôn [47] sử dụng các phương pháp hạch toán hàng năm và phân tích đầu tư dài hạn để phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Ở khía cạnh khác, các tác giả Ann [56], Anandaraj [55], Huỳnh Văn Định [13], Lã Phạm Lân [27], Nguyễn Vĩnh Trường [50] đã nghiên cứu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu liên quan đến sâu bệnh hại và kỹ thuật canh tác. Nhìn chung, những nghiên cứu về cây hồ tiêu được tiến hành ở nhiều khía cạnh riêng biệt. Một điểm chung của các công trình nghiên cứu là hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu được nghiên cứu trong trạng thái tĩnh. Trong khi đó, cây hồ tiêu có chu kỳ sản xuất dài, hiệu quả kinh tế thường xuyên biến động do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế ở trạng thái tĩnh sẽ không phản ảnh đúng và đầy đủ hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Vì vậy, nghiên cứu hiệu quả kinh tế và sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất có rủi ro sẽ phản ánh toàn diện hoạt động sản xuất hồ tiêu.

 

Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế và những

 

rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm đề tài Luận án tiến

 

  1. Mục tiêu nghiên cứu

 

  • Mục tiêu chung

 

Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

 

  • Mục tiêu cụ thể

 

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu.

 

  • Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất có rủi ro.
  • Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 

3.1. Đối tượng nghiên cứu

 

Hoạt động sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được tổ chức sản xuất

 

  • quy mô hộ gia đình. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả kinh tế và rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

 

3.2. Phạm vi nghiên cứu

 

3.2.1. Về nội dung

 

Hiệu quả kinh tế và rủi ro là lĩnh vực nghiên cứu rộng. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, đo lường mức độ hiệu quả kỹ thuật

 

– một bộ phận của hiệu quả kinh tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, phân tích rủi ro, phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

 

Hiệu quả kinh tế bao gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Trong quá trình phân tích hiệu quả kinh tế, việc đo lường chỉ tiêu hiệu quả phân bổ gặp nhiều khó khăn do yếu tố giá đầu vào và giá đầu ra không có sự khác biệt

giữa các hộ sản xuất. Theo nghiên cứu của Kalirajan [71] có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật cũng góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, khi đo lường mức độ hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất hồ tiêu, luận án chỉ đo lường hiệu quả kỹ thuật

Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu là một vấn đề phức tạp. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án không tập trung phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro. Luận án chỉ nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế, phân tích những rủi ro và phân tích xem hiệu quả kinh tế sẽ biến động như thế nào nếu trong quá trình sản xuất có các yếu tố rủi ro xảy ra.

3.2.2. Về không gian

Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu tại hai huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ.

3.2.3. Về thời gian

Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị được xem xét trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2013.

  1. Những đóng góp mới của luận án

 

  • Về mặt lý luận: Luận án đã luận giải và làm rõ được những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, phương pháp và cách thức đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Đã đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, sử dụng khái niệm đó phục vụ cho việc nghiên cứu cây hồ tiêu. Từ đó, luận án đã đưa ra cách tiếp cận, phương pháp và hệ thống chỉ tiêu phù hợp trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích rủi ro hoạt động sản xuất hồ tiêu.
  • Về mặt thực tiễn: (i) Luận án đã đánh giá, đo lường mức độ hiệu quả kinh tế trong sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hồ tiêu thực sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mức đầu tư hiện nay còn thấp và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị còn thấp hơn

với các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả nước. (ii) Nhận dạng được những rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có rất nhiều loại rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Trong đó, rủi ro sản xuất (thời tiết, sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác) và rủi ro thị trường (giá yếu tố đầu vào và giá hồ tiêu) có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. (iii) Phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất hồ tiêu có rủi ro. (iv) Đề xuất được năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là cơ sở khoa học giúp cho các cấp chính quyền địa phương và hộ sản xuất hồ tiêu tham khảo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu một cách bền vững.

nghiệp nói chung và hồ tiêu nói riêng đã được nhiều học giả nghiên cứu. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, các phương pháp phân tích định tính và định lượng đã được sử dụng. Trong những năm gần đây, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) và phương pháp phân tích tối đa ngẫu nhiên (SFA) được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Một số nghiên cứu tiêu biểu:

 

Bravo – Ureta [58], [59] đã sử dụng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên để phân tích hiệu quả nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Các biến đầu vào được sử dụng trong các mô hình phân tích là giáo dục đào tạo (trình độ, sự hiểu biết của nông dân), kinh nghiệm, khuyến nông, khả năng tiếp cận tín dụng và quy mô nông hộ. Các kết quả đánh giá hiệu quả dựa trên phương pháp sử dụng hàm sản xuất tối

 

đa ngẫu nhiên là nhất quán với quan điểm cho rằng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Do đó, chính sách đầu tư công để tăng cường nguồn vốn con người có thể tạo ra sản lượng tăng thêm ngay cả trường hợp không có công nghệ mới.

Odeck [75] đã ước tính hiệu quả kỹ thuật và việc tăng năng suất bằng việc kết hợp sử dụng phương pháp SFA và DEA thông qua phân tích 19 hoạt động sản xuất ngũ cốc trong trong nông nghiệp ở phía Đông Na Uy. Các biến đầu vào được sử dụng trong mô hình phân tích là loại cây trồng, lao động, vốn, giống, phân bón.

 

Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các phương pháp trong đánh giá hiệu quả kinh tế. Thiam [85] đã kết hợp sử dụng hàm sản xuất Cobb –Douglas và mô hình Tobit để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Ligeon [74] đã sử dụng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên và mô hình Tobit để ước tính hiệu quả kỹ thuật và phi hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Tác giả chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật như quyết định của nông hộ, số lượng các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, vốn đầu tư. Trong đó, việc sử dụng giống và phân bón dưới mức tối ưu có thể gây ra những rủi ro cho hộ sản xuất.

 

Resmi [78] đã sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào (mật độ, tuổi cây, lao động, phân bón, BVTV) đến năng suất hồ tiêu và chỉ ra sự khác nhau về năng suất giữa hai mô hình sản xuất truyền thống và mô hình công nghệ hiện đại. Kết quả phân tích cho thấy, trong mô hình sản xuất hiện đại, các biến đầu vào như tuổi cây, số lao động và BVTV có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự thay đổi năng suất. Các biến mật độ và phân bón không có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình sản xuất truyền thống biến tuổi cây và BVTV có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê, các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả ước lượng sự khác nhau về năng suất hồ tiêu giữa công nghệ mới và công nghệ cũ là 43,9%, trong đó 37,7% là do tác động của yếu tố công nghệ và 6,25% là do sự khác nhau ở mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào. Điều này cho thấy, hộ sản xuất có thể tăng năng suất hồ tiêu khi thay đổi công nghệ sản xuất.

 

Radam [77], Rosli [79],[ 80] đã sử dụng phương pháp DEA để ước tính mức độ hiệu quả kỹ thuật và phân tích Tobit để nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Sarawak, Malaysia. Tác giả điều tra 678 hộ sản xuất hồ tiêu, kết quả phân tích cho thấy hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng của trình độ học vấn, số lần tham gia tập huấn mỗi năm, tham gia hội nông dân và tham quan trình diễn. Nhìn chung, hiệu quả kỹ thuật các hộ sản xuất đạt được còn thấp, chưa đạt được hiệu quả trong việc sử dụng đầu vào và tối đa hóa sản lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý sản xuất của hộ chưa phù hợp, các yếu tố đầu vào sử dụng cao hơn yêu cầu, cụ thể: phân bón 1,8%, thuốc diệt cỏ 12,45%,

, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của vườn hồ tiêu. Tác giả sử dụng mô hình Tobit để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố giáo dục, kinh nghiệm, khuyến nông, nhân khẩu, thu nhập từ hồ tiêu đến việc áp dụng công nghệ trong sản xuất hồ tiêu. Kết quả chỉ ra kinh nghiệm và trình độ giáo dục có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng công nghệ của các hộ nông dân.

 

Jaafar [68] sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Malaysia. Tác giả chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến phi hiệu quả kỹ thuật là do hộ sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào không hợp lý. Để nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu, biện pháp quan trọng trong ngắn hạn là thông qua công tác khuyến nông nhằm giúp cho hộ sản xuất sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào, trong dài hạn cần nâng cao trình độ văn hóa cho hộ sản xuất.

 

Hema [66] đã phân tích mối quan hệ giữa biến động giá và lợi nhuận trong sản xuất hồ tiêu ở Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài các yếu tố đầu vào được đầu tư của hộ, các yếu tố bên ngoài như số lượng hồ tiêu xuất khẩu, sự biến động giá hồ tiêu trong nước và trên thế giới, tự do hóa thương mại đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hồ tiêu. Một kết luận quan trọng của tác giả: với phần

 

lớn hộ nông dân trồng tiêu ở Ấn Độ là những nông dân nhỏ lẻ nên cách duy nhất để đảm bảo giá có lợi cho hộ sản xuất trong điều kiện giá xuất khẩu duy trì ở mức cạnh tranh là tăng năng suất.

 

Tóm lại, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) và phương pháp phân tích tối đa ngẫu nhiên (SFA) là hai phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng để đo lường mức độ hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất hồ tiêu nói riêng. Đây cũng là một hướng tiếp cận để tác giả sử dụng trong nghiên cứu của mình.

 

1.2. Nghiên cứu về rủi ro

 

Trong quá trình sản xuất, ngoài việc chịu tác động trực tiếp của các yếu tố đầu vào và đặc điểm của người sản xuất, các ngành hàng trong nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng của những biến động trên thị trường cũng như sự thay đổi của điều kiện thời tiết khí hậu, sâu bệnh hại. Chính những yếu tố này đã tác động và gây ra nhiều rủi ro cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong thời gian qua đã có nhiều học giả thực hiện các nghiên cứu về vấn đề rủi ro trong sản xuất nông nghiệp ở các khía cạnh khác nhau.

 

Patrick [76] chỉ ra rằng hộ nông dân thường phải đối mặt với 10 loại rủi ro chính: thời tiết, các loại dịch bệnh, giá của nguyên vật liệu đầu vào, giá bán sản phẩm, vay vốn, thuê đất, sức khỏe, kế hoạch tương lai của gia đình, sự kiện thế giới và chính sách của Chính phủ. Trong đó, yếu tố giá đầu vào và giá nông sản là hai rủi ro mà nông hộ quan tâm nhất trong quá trình sản xuất. Theo Hardaker [64], trong quá trình sản xuất nông nghiệp người nông dân phải đối mặt với 5 nhóm rủi ro chính: nhóm rủi ro liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất; nhóm rủi ro về giá và thị trường; nhóm rủi ro liên quan đến các chính sách liên quan của Chính Phủ; nhóm rủi ro liên quan trực tiếp từ nông dân; nhóm rủi ro liên quan đến yếu tố tài chính. Để giảm nhẹ tác động của rủi ro hộ nông dân có thể thực hiện các giải pháp lựa chọn công nghệ ít rủi ro, đa dạng hóa sản xuất hoặc chia sẻ rủi ro thông qua việc mua bảo hiểm nông nghiệp, sản xuất theo hợp đồng, quản lý tài chính. Ngoài ra, Chính phủ nên có các biện pháp can thiệp nhằm quản lý các rủi ro như rủi ro thời tiết, sâu bệnh, an toàn thực phẩm và rủi ro môi trường.

 

Kahan [69] chỉ ra rằng nông dân ở các nước đang phát triển thường xuyên phải đối mặt với rủi ro trong sản xuất nông nghiệp do sự thay đổi của thời tiết, giá cả và tình trạng sâu bệnh. Điều này dẫn đến kết quả sản xuất thường xuyên biến động. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về rủi ro và các nắm chắc các kỹ năng quản lý rủi ro để dự đoán và giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa quan trọng. Kết quả của các quyết định quản lý rủi ro phụ thuộc vào sự chính xác và độ tin cậy của thông tin. Nghiên cứu chỉ ra rằng để quản lý rủi ro trong nông nghiệp cần thực hiện: Phân loại và nghiên cứu tác động của các rủi ro xảy ra trong hoạt động sản xuất; Nghiên cứu thái độ của nông dân đối với rủi ro (có 3 nhóm hộ nông dân, bao gồm hộ không thích rủi ro, hộ trung lập với rủi ro và hộ thích mạo hiểm). Để quản lý rủi ro, nông dân thường xây dựng các chiến lược khác nhau như đa dạng hóa sản xuất, tạo ra thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, lựa chọn các hoạt động có rủi ro thấp. Khi lựa chọn các chiến lược cần có sự phân tích lợi thế và bất lợi và phải trả lời được các câu hỏi: Những rủi ro người nông dân phải đối mặt là gì? Khả năng xảy ra những sự kiện bất lợi? Lợi ích và chi phí cho các chiến lược đề xuất? Làm thế nào để các chiến lược giảm rủi ro có tác động hỗ trợ nhau trong việc giảm rủi ro? Việc trả lời các câu hỏi trên sẽ giúp cho nông dân có quyết định tốt nhất trong việc giảm rủi ro.

 

Để đo lường mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, Helmers [65] đã sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA). Tác giả đã sử dụng số liệu trong 14 năm từ 1986 đến 2000 để đo lường hiệu quả của các hệ thống trồng trọt. Tác giả đã so sánh hiệu quả giữa ba hệ thống trồng trọt khác nhau là sản xuất một loại cây trồng liên tục, luân canh hai vụ và luân canh bốn vụ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động trồng trọt liên tục có tính rủi ro cao hơn hoạt động trồng trọt sản xuất luân canh, giữa hiệu quả kinh tế và rủi ro có mối quan hệ với nhau. Những hoạt động sản xuất chịu tác động của các yếu tố rủi ro thường có mức hiệu quả thấp hơn. Vì vậy, luân canh cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm rủi ro.

 

Theo Chaddad [60], trong những năm gần đây việc phân tích rủi ro trong nông nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Phân tích rủi ro gắn liền với việc ra quyết định của tất cả các chủ thể sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, tác động của các yếu tố

D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 1\Luân van Ly Đắc lắc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *