Quyền của người lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp tư nhân

Quyền của người lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Quyền của người lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam, quyền của người lao động được Nhà nước ta ghi nhận ngay từ bản Hiến Pháp đầu tiên, thể hiện nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhà nước của tầng lớp người lao động. Tư tưởng đó luôn được đề cao và khẳng định không chỉ ở Hiến pháp qua các thời kỳ mà còn qua các bộ luật khác có liên quan.

Đối với thành phố Đà Nẵng, quyền của người lao động được các cấp lãnh đạo thành phố luôn quan tâm, định hướng cũng như đề ra những chính sách mới, thiết thực nhằm đảm bảo quyền của lực lượng này. Tuy nhiên, với thời kỳ kinh tế Thế giới có nhiều biến động như hiện nay, một số doanh nghiệp tại địa bàn thành phố đã có xu hướng thu hẹp hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh đã gây ảnh hưởng không nhỏ trong việc bảo vệ quyền người lao động.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu khoa học về quyền của người lao động ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng tại các loại hình doanh nghiệp dân doanh chưa được quan tâm thường xuyên, các văn bản pháp lý cũng như các chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cũng chưa đề cập cụ thể, những luận cứ khoa học để hoạch định đúng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm đảm bảo quyền của người lao động trong thực tế vẫn còn nhiều hạn chế.

Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Quyền của người lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.

  1. Tình hình nghiên cứu
  2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng quyền của người lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Đà Nẵng.

Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích các ưu điểm cũng như hạn chế trong việc bảo vệ quyền người lao động tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cũng như nêu một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền của nhóm đối tượng này.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật Quốc tế và Việt Nam trong việc bảo vệ quyền của người lao động, đối chiếu với thực tiễn tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và rút ra một số ưu điểm cũng như hạn chế đối với loại hình doanh nghiệp này trong việc đảm bảo quyền của người lao động, từ đó đưa ra giải pháp đảm bảo quyền của người lao động theo xu hướng quốc tế hiện nay.

  1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời luận văn còn còn kết hợp các phương pháp như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khái quát hóa để làm sáng tỏ nội dung và mục đích nghiên cứu đề tài.

  1. Ý nghĩa lý luận thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống, toàn diện về lý luận quyền của người lao động trong các văn bản pháp luật quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam cũng như các quan điểm của Đảng, Nhà nước và chính quyền thành phố Đà Nẵng về bảo đảm quyền của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân; trên cơ sở đó rút ra được những ưu điểm, hạn chế và những bài học kinh nghiệm cũng như đóng góp một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa việc đảm bảo nhóm quyền này trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố.

  1. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu thì luận văn được chia làm 3 chương như sau:

  • Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền của người lao động.
  • Chương 2: Thực trạng đảm bảo quyền của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
  • Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ

QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

    1. 1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền của người lao động
      1. 1.1.1. Khái niệm quyền của người lao động

Điều 23 của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đề cập đến quyền của người lao động như sau:

“1. Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp.

2. Mọi người đều có quyền được trả công ngang nhau cho những công việc như nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.

3. Mọi người lao động đều có quyền được hưởng chế độ thù lao công bằng và hợp lý nhằm bảo đảm sự tồn tại của bản thân và gia đình xứng đáng với nhân phẩm, và được trợ cấp khi cần thiết bằng các biện pháp bảo trợ xã hội.

4. Mọi người đều có quyền thành lập hoặc gia nhập công đoàn để bảo vệ các quyền lợi của mình”.

Ngoài ra, công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (gọi tắt là ICESCR) cũng khẳng định quyền của người lao động.

Tại Điều 35 trong Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013:“Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”[28, tr.23]

Như vậy, có thể nói rằng quyền con người nói chung và quyền người lao động nói riêng mang tính cơ bản nhất, quan trọng nhất, không phân biệt quốc tịch, màu da, ngôn ngữ, chính kiến, được đảm bảo bằng pháp luật quốc tế và quốc gia, đặc biệt là nhà nước CHXHCN Việt Nam, một nhà nước của dân, vì dân, của người lao động.

      1. 1.1.2. Đặc điểm của quyền người lao động

Một là, đảm bảo quyền của người lao động là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn hệ thống chính trị.

Hai là, quyền của người lao động luôn được khẳng định, đề cao, phát triển qua năm bản Hiến pháp.

Ba là, quyền con người nói chung và quyền của người lao động nói riêng gắn với các quyền dân tộc cơ bản là độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.

    1. 1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền của người lao động

Việc đảm bảo quyền lợi của người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất và để không ngừng tăng năng suất lao động xã hội. 

Bảo đảm quyền lợi của người lao động không chỉ có ý nghĩa đối với quốc gia mà còn thể hiện tính thống nhất cũng như xu thế của thế giới.

Người lao động sẽ an tâm lao động hơn khi các chính sách, các văn bản pháp luật quy định cụ thể, bảo đảm quyền lợi của chính họ, giúp năng suất lao động ngày càng cao hơn, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

    1. 1.3. Các quyền cơ bản của người lao động theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
      1. 1.3.1. Quyền cơ bản của người lao động theo quy định của luật quốc tế

Điều 23 của Tuyên ngôn nói về quyền của người lao động:

“1. Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn công việc, được hưởng điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống lại tình trạng thất nghiệp.

2. Mọi người đều có quyền được trả công ngang nhau cho công việc như nhau, không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào.

3. Mọi người lao động đều có quyền được hưởng chế độ thù lao công bằng và thuận lợi đảm bảo cho sự tồn tại của bản thân và gia đình xứng đáng được nhận và được hỗ trợ thêm từ các hình thức bảo trợ xã hội khác, nếu cần thiết.

4. Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình”.

Bổ sung cho quy định tại Ðiều 23, Ðiều 24 UDHR quy định về quyền nghỉ ngơi và thư giãn, kể cả quyền đuợc giới hạn hợp lý số giờ làm việc và đuợc huởng những ngày nghỉ định kỳ có huởng lương.

Các quyền trong lĩnh vực lao động còn được ghi nhận và bảo vệ bởi nhiều văn kiện pháp luật do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua. ILO đã thông qua nhiều công ước và khuyến nghị (188 Công ước và 200 Khuyến nghị ) nhằm thiết lập các tiêu chuẩn bao trùm các lĩnh vực liên quan đến lao động (còn được gọi là Bộ luật lao động quốc tế – international labourcode). Các chủ đề được đề cập trong các công ước có liên quan của ILO có phạm vi rất rộng, trong đó có một số quyền cơ bản của người lao động sau: tự do lập hội, sức khỏe người lao động, bảo vệ tiền lương, lao động ban đêm, phân biệt đối xử, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau, tuổi tối thiểu được đi làm việc, nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất…

      1. 1.3.2. Quyền cơ bản của người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam

Đối với pháp luật Việt Nam, quyền của người lao động luôn được đề cao và coi trọng. Tương ứng với nội dung các Điều 6,7,8 ICESCR, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định nội dung này tại Điều 35 và Điều 49 Bộ Luật Dân Sự năm 2005.

Các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2005 tiếp tục được khẳng định qua các văn bản pháp luật khác như Luật Lao động năm 2012, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989, Luật khiếu nại tố cáo năm 2011…Theo Điều 5 và Điều 8 của Luật Lao động năm 2012 được hiểu là mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo…đồng thời nghiêm cấm ngược đãi, cưỡng bức lao động, trục lợi lao động, sử dụng lao động chưa thành niên…

Đối với thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, quyền của người lao động được quy định cụ thể trong Chương VII của Luật Lao động 2012 (từ Điều 104 đến Điều 117), Về vấn đề tiền lương, Luật Lao động 2012 cũng quy định mức lương tối thiểu mà người lao động được nhận, nguyên tắc của việc trả lương, tiền lương đối với những công việc làm thêm hay làm việc ban đêm…(Chương VI). Ngoài ra, an toàn lao động đối với người lao động cũng được Nhà nước quan tâm (Chương IX, từ Điều 133 đến Điều 152) trong đó nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động ở nơi làm việc, cũng như chế độ đối xử với người lao động không may bị tai nạn lao động. Đặc biệt Luật Lao động năm 2012 còn quan tâm và quy định rõ đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động cao tuổi, lao động là người giúp việc gia đình, lao động khuyết tật. Đây là những lao động dễ bị tổn thương và yếu thế, vì vậy việc quy định riêng đối với những lao động này không chỉ tôn trọng với những nội dung Hiến pháp 2013 ghi nhận mà còn phù hợp các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong việc bảo vệ quyền của người lao động, và còn nhiều khía cạnh khác nữa nhằm bảo vệ tối ưu nhất quyền lợi của người lao động.

    1. 1.4. Các cơ chế chủ yếu để đảm bảo thực hiện quyền của người lao độngtheo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
      1. 1.4.1. Các cơ chế chủ yếu để đảm bảo thực hiện quyền của người lao độngtheo pháp luật quốc tế

Hiến chương Liên Hợp quốc được xem là Hiến Pháp của cộng đồng quốc tế, trong đó Điều 55 của Hiến chương đã khẳng định:

“Với mục đích nhằm tạo những điều kiện ổn định và tốt đẹp cần thiết để duy trì những quan hệ hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc, dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, Liên Hợp Quốc khuyến khích:

a. nâng cao mức sống, công ăn việc làm đầy đủ và những điều kiện tiến bộ và phát triển trong lĩnh vực kinh tế, xã hội;

b. giải quyết những vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế và những vấn đề liên quan khác; và sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa và giáo dục; và

c. tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền con người và các quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo”.

Một trong những hình thức kiểm soát phổ biến là việc các quốc gia thông báo cho tổng thư ký Liên Hợp quốc hoặc cơ quan chuyên trách của Liên Hợp quốc về việc thực hiện quyền của người lao động ở nước mình. Đặc biệt vai trò quan trọng hơn cả thuộc về Đại hội đồng và Hội đồng kinh tế – xã hội. Đặc biệt phải kể đến Tổ chức Lao động thế giới (ILO), tổ chức này đã soạn thảo các quy định lao động cũng như các hình thức đảm bảo quyền các quyền của người lao động được thực hiện.

      1. 1.4.2. Các cơ chế chủ yếu để đảm bảo thực hiện quyền của người lao độngtheo pháp luật Việt Nam

Điều 35 Hiến Pháp năm 2013 nêu:

“1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”.

Thêm vào đó là các văn bản pháp luật như: Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho việc mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Quyền của người lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Quyền của người lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chương 2

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    1. 2.1. Những yếu tố tác động đến bảo đảm quyền của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
      1. 2.1.1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế, xã hội, văn hóa của thành phố Đà Nẵng

2.1.1.1.Đặc điểm về địa lý, tự nhiên

Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Vùng đất liền nằm ở 15055′ đến 16014′ vĩ độ Bắc, 107018′ đến 108020′ kinh độ Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam.

Diện tích tự nhiên của thành phố Đà Nẵng là1.283,4km2. Trong đó có 6 quận nội thành, 2 huyện và 56 phường, xã. Các quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê và 2 huyện: huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.Dân số: 951.572 người; mật độ: 757,8 người/km2(2011).

Mặt khác, Đà Nẵng còn là nơi thu hút đáng kể các lực lượng lao động từ các nơi khác đổ về, đặc biệt là dòng di dân từ các tỉnh phía Bắc. Đây cũng chính là cơ hội tốt về nguồn cung sức lao động, vừa là thách thức đặt ra với việc quản lý cũng như việc bảo vệ quyền quyền của từng thành phần lao động trong hiện tại và tương lai.

2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế – xã hội, văn hóa

Thành phố có 942.132 người (tính đến 31/12/2010) với mức sống khá cao, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (đvt: USD) tăng cao qua từng giai đoạn và luôn cao hơn bình quân chung của cả nước. Giao thông rất thuận lợi đưa hàng hóa dễ dàng đến với các khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đà Nẵng có 5 khu công nghiệp hoàn thiện về kết cấu hạ tầng với nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư. Các khu công nghiệp của thành phố được đánh giá cao về vị trí thuận tiện, thủ tục đơn giản , nhanh gọn, giá đất và giá các loại dịch vụ khá cạnh tranh. Đà Nẵng được đánh giá là địa phương có chính sách thu hút đầu tư rất thông thoáng, thủ tục hành chính nhanh gọn.

Về văn hóa, Đà Nẵng đã tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và thành phố, đặc biệt là các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… Hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản văn hóa được quan tâm chỉ đạo thực hiện; tập trung triển khai các công trình văn hóa trọng điểm như: Thư viện Khoa học tổng hợp, Bảo tàng Mỹ thuật, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Bảo tàng Điêu khắc Chăm; rà soát, lập dự án 37 khu vui chơi giải trí, đầu tư một số hạng mục Công viên 29/3, Công viên Thanh niên và đề xuất các chính sách ưu đãi Khu công viên Asia Park; tăng cường quản lý, kiểm tra các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, quảng cáo; kiểm tra và xử lý các biển hiệu quảng cáo ven biển sai quy định.

Nhìn một cách tổng quát, có thể nói rằng: Đà Nẵng là một thành phố năng động, đang có bước phát triển nhanh chóng trên mọi lĩnh vực, là trung tâm khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Chính vì vậy trong những năm qua Đà Nẵng luôn thu hút được một lực lượng lao động lớn từ các địa phương đến làm việc và sinh sống, hấp dẫn các nhà đàu tư nước ngoài.

      1. 2.1.2. Đặc điểm chung của doanh nghiệp tư nhân

Tại Khoản 7, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp được hiểu là: “Tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.[24]

Và trong Điều183, Luật đã nêu rõ khái niệm doanh nghiệp tư nhân như sau:

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Tại Đà Nẵng kể từ khi chia tách, thành phố trực thuộc Trung ương năm 1997 đến nay số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không ngừng tăng lên, từ năm 2001 đến 2005 số doanh nghiệp đăng ký thành lập trong 5 năm qua là 4585 doanh nghiệp đến ngày 30/11/2006 có 6.420 doanh nghiệp (Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Đà Nẵng).

Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Loại hình

Đơn vị

20012002200320042005
KTTNĐ.vị1621517670187672473323988
-Doanh nghiệp DDDN16872240275637644981
+Cty TNHHDN7251017133718632462
+Cty cổ phầnDN4266122225436
+D.nghiệpt.nhânDN7138729229221392

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng

Từ năm 2006 đến năm 2011 số lượng doanh nghiệp có tăng lên nhưng không đáng kể do thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Bảng 2.2.Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình

từ năm 2006- 2011

Chỉ tiêuNăm 2006Năm 2007Năm 2008Năm 2009Năm 2010Năm 2011
CT TNHH897798732896853752
CT TNHH1TV242380590568796
Công Ty CP209306344384416366
DNTN346299211198134127
Chi nhánh222246226181205202
VPĐD6398106989788
Tổng số 1.7191.9401.9992.3472.3632.331

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng

Những con số trên cho thấy doanh nghiệp tư nhân khá phổ biến tại thành phố Đà Nẵng đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển bền vững, giải quyết khá lớn một lực lượng lao động thành phố.

    1. 2.2. Tình hình bảo đảm quyền của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ 2010 đến nay
      1. 2.2.1. Số lượng người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân trênđịa bàn thành phố Đà Nẵng từ 2010 đến nay, xu hướng diễn biến

So với vốn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp dân doanh thì vốn đầu tư của loại hình doanh nghiệp tư nhân không cao, vì phần lớn vốn đầu tư là vốn lưu động. Vốn cố định chiếm tỷ trọng không đáng kể. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán theo kiểu gối đầu vốn rất phổ biến đối với các nhà bán buôn tư nhân cũng góp phần to lớn trong việc làm giảm nhu cầu vốn trong hoạt động của các doanh nghiệp này.

Trình độ học vấn của lực lượng lao động trong loại hình doanh nghiệp này cũng có sự tăng lên đáng kể, do chính sách của cả nước cũng như của thành phố trong việc đào tạo văn hóa, tỷ lệ chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học của toàn thành phố là rất ít.

Trong giai đoạn 5 năm 2010 – 2015 thành phố phấn đấu tăng tốc độ GDP bình quân của nhóm ngành: dịch vụ 16 – 17%, công nghiệp – xây dưng 8,5 – 9,5% và nông nghiệp 1,5 – 2,5%. Đây là cơ hội để tăng chỗ làm mới, mở rộng thị trường cầu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.

Với nền kinh tế phát triển ổn định, công việc làm ổn định, cơ chế tiền lương ổn định và thực thi pháp luật lao động ngày càng nghiêm túc hơn thì hoán đổi vị trí làm sẽ hạn chế hơn, công việc của người lao động ổn định hơn. Do vậy, số lao động được giải quyết việc làm dự kiến khoảng 1,7 lần so với lao động đang làm việc tăng thêm trong nền kinh tế (nhỏ hơn giai đoạn trước 0,49 lần).

Như vậy, với tình hình chung có nhiều dấu hiệu khả quan của thị trường lao động thành phố đã xác định diễn biến của lực lượng lao động tham gia vào các doanh nghiệp tư nhân sẽ tăng về số lượng cũng như chất lượng, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế Đà Nẵng.

      1. 2.2.2. Các biện pháp của chính quyền nhằm bảo đảm quyền của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2.2.2.1. Ban hành văn bản pháp quy về quyền của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân

Những năm qua, để đảm bảo mở rộng thị trường sức lao động cũng như bảo vệ quyền của người lao động một cách chính đáng Thành phố Đà Nẵng đã có nhiều quyết định, văn bản pháp quy kịp thời triển khai chủ trương chính sách của Đảng về việc phát triển thị trường sức lao động cũng như bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng

2.2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân

Thành phố luôn công khai các số điện thoại của lãnh đạo, đường dây nóng đảm bảo người lao động luôn tiếp xúc, gặp mặt những người có thẩm quyền nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền của người lao động. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đã được các cấp công đoàn sử dụng trong thời gian qua đó là: tuyên truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, Hội đồng hòa giải cơ sở, trên mạng, thi tìm hiểu, tờ rơi, giỏ pháp luật, tủ sách pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giải quyết đơn thư khiếu nại…

Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân. Yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân phải có tổ chức công đoàn và ký kết thỏa ước lao động tập thể với nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với luật định.

2.2.2.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân trong việc bảo đảm các quyền cho người lao động

Yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân sử dụng lao động có thời gian làm việc từ 3 tháng trở lên đều được ký hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động; một số lao động chưa được ký kết hợp đồng lao động là những công nhân đang học nghề tại doanh nghiệp, nhưng vẫn được trả lương, khi người lao động làm thêm giờ đều được trả lương theo đúng quy định của pháp luật và thu nhập bình quân của lao động trong các doanh nghiệp tư nhân không được thấp hơn mức lương tối thiểu, yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân đều phải có ký kết hợp đồng với các cơ sở y tế để khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

2.2.2.4. Hỗ trợ người lao động trong việc tìm kiếm công việc và làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân

Đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực của thành phố trên cơ sở Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, Quy hoạch phát triển dạy nghề đến năm 2020, Quy hoạch phát triển ngành giáo dục… đặc biệt là nguồn nhân lực đào tạo nghề. Xúc tiến đầu tư một số trường dạy nghề trọng điểm hướng đến tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; trong đó có từ 3 đến 5 nghề đào tạo lĩnh vực công nghệ cao đạt chuẩn quy định.

    1. 2.3. Những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm rút ra từ việc bảo đảm quyền của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ 2010 đến nay
      1. 2.3.1. Những thành tựu

Năm 2010 số lượng lao động được ký hợp đồng lao động là 40.989 người thì đến 2014 số lượng ngày càng tăng lên với con số là 60.554 người. Tiền lương trung bình qua các năm cũng thay đổi đáng kể, đáp ứng được nhu cầu đời sống của người lao động, theo thống kê của Sở Lao động thương binh và xã hội thì năm 2010 mức lương trung bình của người lao động đối với khối doanh nghiệp tư nhân là 2 triệu 796 nghìn đồng thì năm 2012 là 3 triệu 300 nghìn đồng, đến năm 2014 mức tiền lương được tăng lên là 3 triệu 650 nghìn đồng. Thời gian làm việc của người lao động cũng được đảm bảo, bằng chứng là không có tránh chấp lao động nào trong các doanh nghiệp tư nhân liên quan đến thời giờ lao động cũng như thời giờ nghỉ ngơi suốt các năm từ 2010 đến 2015.

      1. 2.3.2. Những hạn chế

Việc tiếp cận để tuyên truyền phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở còn nhiều trở ngại; công tác thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, việc thực hiện dân chủ cơ sở thông qua hội nghị người lao động và tổ chức đối thoại xã hội đạt tỷ lệ chưa cao; thu kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn đạt tỷ lệ thấp.Người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp tư nhân thường tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian làm việc của người lao động, tăng ca; trốn hoặc nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động; trả tiền công, tiền thưởng lao động thấp; không ký hợp đồng lao động với người lao động theo đúng quy định của pháp luật…

      1. 2.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra

Cần phải nắm rõ, hiểu cụ thể cũng như triển khai một cách đúng đắn các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là nội dung quyền của người lao động được Hiến pháp năm 2013 nước CHXCN Việt Nam ghi nhận, các ngành luật liên quan như: Luật Lao động, Luật Tổ chức công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dân sự…, các quyết định của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cũng góp phần rất lớn để quyền của người lao động trở nên thiết thực và được đảm bảo một cách tối đa. Phải coi quyền của người lao động là yếu tố quan trọng trong việc tăng chất lượng cũng như số lượng lao động của toàn thành phố.

Lãnh đạo thành phố đã không chỉ chú trong xây dựng về chất lượng, quy mô mà còn ngày càng chú trọng đến người lao động, coi phát huy trí tuệ, quyền của người lao động là vấn đề then chốt để phát triển kinh tế, từ đó đã có những quyết định những chính sách đúng đắn để quyền của người lao động ngày càng thiết thực và có hiệu quả.

Quyền của người lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Quyền của người lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chương 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NĂNG

    1. 3.1. Quan điểm về việc nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
      1. 3.1.1. Bảo đảm quyền của người lao động phải gắn với đường lối, mục tiêu phát triển con người, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Kiên quyết khắc phục những bất hợp lý về tiền lương, tiền công, trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước; gắn cải cách tiền lương với sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị. Gắn tiền lương của người lao động với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật lao động, đưa việc thi hành pháp luật lao động vào nề nếp; xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hoà, tiến bộ.

      1. 3.1.2. Bảo đảm quyền của người lao động phải gắn với việc thực thi các quyền lao động hiến định trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật khác có liên quan của Nhà nước

Các quyền của người lao động được pháp luật ghi nhận một cách trân trọng trong Hiến pháp năm 2013, không những thế còn được cụ thể hóa bởi Bộ Luật Lao động năm 2012, các văn bản pháp luật liên quan và các nghị định hướng dẫn thi hành. Chính vì vậy, đảm bảo quyền của người lao động phải được thực thi đồng bộ bởi các quyền cụ thể, không chỉ đơn giản là quyền được làm việc, được trả thù lao mà còn các quyền khác như: bình đẳng, được hưởng môi trường lao động tốt, được đảm bảo về sức khỏe…

      1. 3.1.3. Bảo đảm quyền của người lao động phải gắn với các chủ trương, chính sách tổng thể về lao động, việc làm và phát triển kinh tế, đặc biệt kinh tế tư nhân, của chính quyền thành phố Đà Nẵng

Nhiều chủ trương cũng như chính sách được thành phố đề ra để đảm bảo quyền của người lao động như: kế hoạch hành động “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” giai đoạn 2001 – 2010 thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ (PN) trong lĩnh vực lao động – việc làm (LĐVL), đề án giải quyết việc làm cho người lao động trong độ tuổi lao động thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010 giúp người lao động có thể tiếp cận việc làm tại các doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn…Thực hiện những kế hoạch đó, cùng với những chính sách chung, thành phố đã triển khai nhiều cách làm năng động, sáng tạo và mang tính nhân văn cao.

      1. 3.1.4. Bảo đảm quyền của người lao động phải hài hòa với bảo đảm các quyền hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định an ninh, trật tự xã hội của thành phố Đà Nẵng

Đảm bảo quyền của người lao động là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố nhưng cũng phải hài hòa quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân bởi vì quyền của người lao động là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng phải được bảo vệ nếu người lao động không tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, các cuộc tranh chấp lao động và đình công không chính đáng của người lao động sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như sự yên tâm của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

      1. 3.1.5. Bảo đảm quyền của người lao động phải được xem là nhiệm vụ chung, có sự phối hợp chặt chẽ cũng như việc nâng cao trách nhiệm giữa các cơ quan, ban ngành trong toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Đà Nẵng

Khi đặt ra những định hướng, giải pháp, nhận thức việc thực hiện quyền của người lao động, các cơ quan ban, ngành trong toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Đà Nẵng phải triệt để xóa bỏ những quan niệm thực tiễn máy móc, tư tưởng bảo thủ không chịu đổi mới, phải có sự cải cách cơ bản sâu sắc mang tính cách mạng và phải xem đây là nhiệm vụ chung của toàn thành phố chứ không phải của bất cứ cơ quan nào.

      1. 3.1.6. Bảo đảm quyền của người lao động phải dựa trên việc nâng cao năng lực và trách nhiệm của tổ chức công đoàn thành phố Đà Nẵng

Để đảm bảo tối đa quyền của người lao động Công đoàn không chỉ quan tâm chăm lo cho người lao động mà còn phải phối hợp với các doanh nghiệp trong việc thực hiện chức năng này.

    1. 3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
      1. 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng.

Hai là, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân và người lao động.

Ba là, nâng cao vai trò và tăng cường năng lực cho tổ chức công đoàn.

Bốn là, hoàn thiện quy trình giải quyết tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Năm là, hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, trả lương và phụ cấp cho người lao động.

Sáu là, hoàn thiện chính sách hỗ trợ người lao động.

      1. 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức và năng lực cho các chủ thể liên quan của thành phố Đà Nẵng

3.2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền của người lao động cho cán bộ, công chức, người lao động, chủ sử dụng lao động và nhân dân thành phố

Một trong các hình thức hiệu quả nhất chính là phải đồng bộ toàn diện hệ thống tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người lao động bằng những hình thức như: các buổi tọa đàm, hội thảo, về các văn bản pháp luật liên quan đến người lao động; Hội nghị người lao động, đại hội Công đoàn…thông qua tổ chức công đoàn, các bộ phận công đoàn cơ sở, ban thanh tra nhân dân để tiếp nhận thông tin thắc mắc hay đơn khiếu nại của người lao động, hướng dẫn cho người lao động tự tham khảo các văn bản pháp luật trên Website của các doanh nghiệp và trên các Website pháp luật khác.

Đối với doanh nghiệp cần tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động đến người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dân doanh (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

3.2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về bảo đảm quyền của người lao động cho đội ngũ cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước có liên quan (bao gồm các tổ chức công đoàn) của thành phố

Bồi dưỡng cán bộ không chỉ về chính trị mà còn phải đặc biệt chú ý đến chất lượng chuyên môn, phải có kế hoạch xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi trên lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người lao động, đồng thời có ý thức chính trị cao, có phẩm chất đạo đức tốt.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành đã tương thích với những nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp quốc và các công ước quốc tế trong việc bảo vệ quyền của người lao động, nhưng để quyền của nhóm người này được đảm bảo tối đa thì Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này để không chỉ phù hợp với quy định của quốc tế mà còn phù hợp với Bình luận chung và riêng của Ủy ban các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa và một số ủy ban khác mà Việt Nam là thành viên.

Với tiềm năng và lợi thế của mình, để xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm và là thành phố động lực cho sự phát triển thì thành phố không chỉ coi trọng các yếu tố thị trường, thu hút đầu tư, ưu đãi doanh nghiệp mà người lao động cũng cần được quan tâm, bảo vệ quyền lợi chính đáng hơn nữa, có như vậy kinh tế thành phố không chỉ đạt yêu cầu của cả nước mà còn thực sự ổn định, phát triển và là thành phố năng động, xứng tầm trở thành trọng điểm miền Trung, Tây Nguyên.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\LUAT HANH CHINH\MAI THỊ PHUONG THUY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *