Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính

Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong công tác quản lý nói chung hay quản lý nhà nước nói riêng thì không thể thiếu được hoạt động thanh tra, kiểm tra, nó là một khâu quan trọng để đánh giá, kiểm chứng hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý. Nếu không thanh tra, kiểm tra thì người quản lý không nắm được tình hình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới và việc thực hiện chính sách, pháp luật của đối tượng thuộc quyền quản lý. Thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật nhũng cũng vậy. Có thanh tra mới đánh giá được thực trạng việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Thanh tra để xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh hay không? còn có những tồn tại, thiếu sót gì? nguyên nhân tại đâu ? trách nhiệm thuộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nào? nguyên nhân do khách quan hay chủ quan?, do cơ chế, chính sách, pháp luật hay do sự chỉ đạo, điều hành? từ đó đề xuất những biện pháp xử lý các sai phạm, khắc phục những tồn tại, yếu kém; kiến nghị sửa đổi, bổ sung những văn bản, các quy định không còn phù hợp với thực tế…

Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước nhằm đánh giá được thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đặt biệt là người đứng đầu; kịp thời phát hiện sơ hở, yếu kém, kiến nghị biện pháp xử lý, khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này. Tuy nhiên, công tác thanh tra trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt đối với người đứng đầu còn chưa được coi trọng đúng mức, chưa đi vào chiều sâu. Do đó, những sơ hở, yếu kém, sai phạm của các cơ quan hành chính nhà nước chưa được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Xuất phát từ quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng, việc nghiên cứu đề tài: “Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” là phù hợp với yêu cầu khách quan, cấp thiết của thành phố Đà Nẵng hiện nay, nhằm lý giải một cách khoa học và toàn diện những vấn đề đang đặt ra trong các quy định của pháp luật và thực tiễn công tác thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để bảo đảm chất lượng hoạt động thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Đà nói riêng và cả nước nói chung.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước.

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau đây:

– Phân tích một số vấn đề về lý luận và pháp lý về thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.

– Phân tích thực trạng thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước, làm rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân, từ đó đề xuất các phương hướng, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Là những vấn đề lý luận về thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước; thực trạng thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Bàn về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước là phạm trù rất rộng. Vì vậy, Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chủ yếu tập trung xây dựng khung lý luận về thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước, trên cơ sở đó nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Các số liệu được phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được lấy từ năm 2011 đến năm 2014.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác và quan điểm của Đảng và Nhà nước về thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước, nhằm dẫn dắt nội dung luận văn theo hướng đi từ lý luận đến thực tiễn và qua thực tiễn, đánh giá, kiến nghị nâng cao hoạt động, đồng thời kiến nghị bổ sung, sửa đổi một số quy định của pháp luật có liên quan, cũng như các quy định về thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, qua đó làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn đối với hoạt động thanh tra này.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn đã sử dụng nhiều phương pháp nghiêu cứu, cụ thể là: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh…. Đặc biệt là phương pháp phân tích quy phạm pháp luật. Để hoàn thành mục đích nghiên cứu thì có sự kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu trong từng phần của luận văn. Phương pháp phân tích và tổng hợp là những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận văn.

6. Ý nghĩa của đề tài

– Luận văn là công trình nghiên cứu vấn đề một cách có hệ thống, góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của ngành thanh tra thành phố Đà Nẵng.

– Các kiến nghị, giải pháp được đưa ra của tác giả luận văn, nếu được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tiếp thu sẽ góp phần giải quyết những hạn chế, vướng mắc về nhận thức cũng như thực tiễn triển khai hoạt động thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại thành phố Đà Nẵng, góp phần bảo đảm chất lượng hoạt động thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước về các công tác này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong tình hình mới.

– Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên và những người quan tâm đến hoạt động thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước.

Chương 2 Thực trạng thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố Đà Nẵng

Chương 3 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.1. Quan niệm về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

1.1.1. Quan niệm về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là toàn bộ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan hành chính; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý tùy theo tính chất mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:

Trách nhiệm tổ chức, điều hành thực hiện chức năng nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan đơn vị và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Ban hành hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật bảo đảm tính hợp pháp của văn bản. Căn cứ các quy định về phân công, phân cấp và nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đến cán bộ, cơ quan tổ chức thuộc quyền quản lý. Thực hiện việc quản lý công tác về cán bộ theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công được giao. Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; về phát ngôn, khai thác, quản lý và sử dụng mạng Internet trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân. Ngoài ra người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước còn thực hiện các chế độ trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

1.1.2. Quan niệm về thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

Thanh tra là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy những nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là việc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cơ quan hành chính nhà nước và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, từ đó có các kết luận về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đó, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân, đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế và xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân liên quan nếu có vi phạm.

1.2. Hình thức, nội dung và trình tự, thủ tục thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước.

1.2.1 Hình thức thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

Hoạt động thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện theo hai hình thức, đó là thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất.

1.2.2. Nội dung thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước ở từng cấp, từng lĩnh vực có những khác nhau, sự khác nhau này là do pháp luật quy định. Theo đó, khi thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước là xem xét, đánh giá các vấn đề mang tính chất trình tự, thủ tục và kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, các nội dung có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền mà pháp luật quy định.

1.2.3. Trình tự, thủ tục thanh tra trách nhiệm

Trình tự, thủ tục thanh tra trách nhiệm là các bước tiến hành một cuộc thanh tra, hay còn gọi là quy trình hoạt động thanh tra. Trình tự, thủ tục thanh tra trách nhiệm là hoạt động thanh tra hành chính, nên nó tuân thủ quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, bao gồm ba giai đoạn sau:

* Giai đoạn 1: Chuẩn bị thanh tra

* Giai đoạn 2: Tiến hành thanh tra

* Giai đoạn 3: Kết thúc thanh tra

1.3. Ý nghĩa của việc thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

Thứ nhất, hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng không có mục đích tự thân mà là để phục vụ cho công tác quản lý điều hành của nhà nước ngày càng có hiệu quả, hiệu lực, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Thứ hai, công tác thanh tra nói chung và thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ ba, Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

Thứ nhất, là yếu tố chính trị.

Thứ hai, là yếu tố pháp luật.

Thứ ba, là về năng lực của cán bộ làm công tác thanh tra.

Thứ tư, sự phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra.

Ngoài ra, điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại cũng có nhiều tác động, gồm các nguồn lực về vật chất như: tài chính, trang thiết bị, cơ sở vật chất, mức độ ứng dụng công nghệ hiện đại…

Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chương 2

THỰC TRẠNG THANH TRA TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng liên quan đến việc thanh tra trách nhiệm.

– Về cơ quan hành chính nhà nước: có 21 Sở, ngành là cơ quan chuyên môn của UBND thành phố; 08 UBND các quận, huyện: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu; huyện: Hòa Vang, Hoàng Sa (huyện Đảo);

– Về đơn vị sự nghiệp: có 169 đơn vị trực thuộc các Sở, ngành.

– Thành phố luôn duy trì được nhịp độ phát triển kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành sản xuất và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh; thu ngân sách tăng khá, là một trong những địa phương có nguồn thu ngân sách lớn.

2.2. Thực trạng quy định về thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

Trước đây Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng có quy định việc thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các Luật nêu trên nhưng chưa có quy định cụ thể hóa về thẩm quyền, nội dung thanh tra đối với các lĩnh vực này. Trước tình hình đó, từ năm 2012 đến 2014, Thanh tra Chính phủ đã ban hành các Thông tư, đó là:

– Thông tư số 08/2014/TT-TTCP ngày 24/11/2014 của Thanh tra Chính phủ (pháp luật về thanh tra).

– Thông tư số 04/2013/TT-TTCP ngày 29/7/2013 của Thanh tra Chính phủ (pháp luật về khiếu nại).

– Thông tư số 05/2013/TT-TTCP ngày 29/7/2013 của Thanh tra Chính phủ (pháp luật về tố cáo).

– Thông tư số 02/2012/TT-TTCP ngày 13/7/2012 của Thanh tra Chính phủ (pháp luật về phòng, chống tham nhũng).

* Về trình tự, thủ tục thanh tra trách nhiệm

Trong thời qua, ngành thanh tra thành phố Đà Nẵng triển khai thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định số 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật về thanh tra, cụ thể là theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Tổng Thanh tra, Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ (thay thế Thông tư số 02/2010), bao gồm ba giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị thanh tra; Giai đoạn 2: Tiến hành thanh tra. Giai đoạn 3: Kết thúc thanh tra.

2.3. Tình hình thực hiện quy định về thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố Đà Nẵng

Từ năm 2011 đến năm 2014, các cơ quan thanh tra đã tiến hành 116 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (100% theo Kế hoạch) tại 272 đơn vị.

Qua thực hiện thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước nêu trên, nhận thấy việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đó là:

Thứ nhất, về công tác thanh tra. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra của cơ quan thanh tra các cấp, người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt kế hoạch thanh tra và tiến hành thanh tra theo đúng quy định.

Thứ hai, về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

* Kết quả tiếp công dân từ năm 2011 đến 2014:

Năm2011201220132014
Chủ tịch UBND thành phố tiếp định kỳ22 trường hợp20 trường hợp24 trường hợp37 trường hợp
Trụ sở tiếp công dân thành phố2.109 lượt4.693 lượt3.607 lượt3.046 lượt
Cấp Sở, ngành283 lượt333 lượt249 lượt1.052 lượt
Quận, huyện3.014 lượt4.552 lượt3.522 lượt3.708 lượt
Phường, xã3.221 lượt3.607 lượt2.482 lượt3.033 lượt

* Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2011

– Giải quyết khiếu nại: Tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền: 176 vụ khiếu nại; đã giải quyết: 151 vụ khiếu nại, đạt tỷ lệ: 81,2%

– Giải quyết tố cáo: Tổng số vụ tố cáo thuộc thẩm quyền: 21; đã giải quyết: 19, đạt tỷ lệ: 90%.

* Kết quả xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2012.

– Giải quyết khiếu nại: Tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền: 163 vụ khiếu nại; đã giải quyết 154 vụ khiếu nại, đạt tỷ lệ: 94,5%.

– Giải quyết tố cáo: Tổng số vụ tố cáo thuộc thẩm quyền: 21; đã giải quyết: 19, đạt tỷ lệ: 90,5%.

* Kết quả xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2013.

– Giải quyết khiếu nại: Tổng số: 133 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền (trong đó có 5 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền kỳ trước chuyển sang); số vụ việc đã giải quyết: 127 vụ, đạt tỷ lệ: 90,5%.

– Giải quyết đơn tố cáo: Tổng số: 29 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết: 26 vụ, đạt tỷ lệ: 90%.

* Kết quả xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2014.

– Giải quyết đơn khiếu nại: Tổng số: 160 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền phải giải quyết. Số vụ việc đã giải quyết: 237 vụ/260 vụ, đạt tỉ lệ 91%.

– Giải quyết đơn tố cáo: Tổng số: 29 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết: 25 vụ, đạt tỉ lệ 86,2%).

Thứ ba, về công tác phòng, chống tham nhũng

UBND thành phố ban hành chỉ thị thực hiện kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng hằng năm…. Trên cơ sở đó, các địa phương, các ngành đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định, đó là:

– Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị

– Công tác cải cách hành chính; áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức.

– Công tác thực hiện tiêu chuẩn, định mức chế độ

– Minh bạch tài sản, thu nhập

– Chuyển đổi vị trí công tác của các bộ, công chức, viên chức

– Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; các quy tắc đạo đức nghề nghiệp

– Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các địa phương, đơn vị và người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước còn có những hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đó là:

Thứ nhất, về công tác thanh tra còn hạn chế, thiếu sót khi tiến hành các cuộc thanh tra như: một số bước trong quy trình của các Đoàn thanh tra chưa thực hiện đúng theo quy định. Nhiều văn bản kết luận thanh tra trách nhiệm còn sơ sài, chưa chỉ ra được nguyên nhân, tồn tại, thiếu sót, trách nhiệm của tập thể, cá nhân; thiếu đề xuất các giải pháp để xử lý, khắc phục tồn tại, yếu kém về công tác này.

Thứ hai, về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc phân loại đơn, xác định thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đảm bảo.

Thứ ba, về công tác phòng, chống tham nhũng. Một số đơn vị không xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác; quyết định phê duyệt danh sách người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập tại một số đơn vị chưa đầy đủ đối tượng theo quy định.

Thứ tư, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương còn chưa thường xuyên..; thực hiện chế độ thông tin báo cáo ở một số nơi chưa kịp thời và chưa đảm bảo đúng theo đề cương, biểu mẫu quy định.

2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong việc thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

2.4.1. Những kết quả đạt được trong việc thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Thứ nhất, việc thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước được ngành thanh tra xây dựng kế hoạch cụ thể;

Thứ hai, tổ chức thực hiện đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, qua hoạt động thanh tra này đã kịp thời kiến nghị các cơ quan, địa phương và người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước tiếp tục phát huy những ưu điểm, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các khuyết điểm, tồn tại, thiếu sót.

Những kết quả đạt được nêu trên là do những nguyên nhân cơ bản, đó là:

Thứ nhất, hiện nay, công tác thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đã có hành lang pháp lý cơ bản, tương đối chi tiết.

Thứ hai, cơ quan thanh tra đã kịp thời rà soát những cơ quan và địa phương đã và chưa được thanh tra trách nhiệm người đứng đầu để làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm.

Thứ ba, căn cứ quy định của pháp luật về thanh tra, cơ quan thanh tra đã xây dựng đề cương cụ thể, chi tiết nên tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra báo cáo và giải trình.

2.4.2. Những hạn chế, bất cập về công tác thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Thứ nhất, về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính và cơ quan thanh tra

Thứ hai, về xây dựng kế hoạch thanh tra

Thứ ba, về thực hiện nội dung thanh tra

Thứ tư, về chất lượng cuộc thanh tra, xây dựng kết luận thanh tra và giám sát cuộc thanh tra

Thứ năm, về thực hiện kết luận thanh tra

Thứ sáu, về kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra

Thứ bảy, về công tác cán bộ thanh tra

Những hạn chế, bất cập về công tác thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng nêu trên có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, có một số quy định về trình tự, thủ tục không cần thiết cho hoạt động thanh tra trách nhiệm như: khảo sát, nắm tình hình ở giai đoạn chuẩn bị thanh tra, ghi nhật ký thanh tra... ; chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý những trường hợp chậm và không thực hiện kết luận thanh tra.

Thứ hai, một số tổ chức, địa phương chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa, vai trò, tác dụng công tác thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Thứ nhất, xuất phát từ những hạn chế, bất cập như đã nêu trên về công tác thanh tra trách nhiệm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.

Thứ hai, tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố diễn biết rất phức tạp; công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước.

Thứ tư, xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.2. Phương hướng thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước phải trên cơ sở quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng về công tác thanh tra.

Thứ hai, nâng cao trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, coi đây bước quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác này.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, trước hết cần tăng cường hơn nữa hoạt động thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về các lĩnh vực này đối với các cấp, các ngành.

Thứ ba, tiếp tục củng cố và tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm và tổ chức thanh tra các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố; bảo đảm cho các tổ chức thanh tra có đủ số lượng, chất lượng cán bộ.

Thứ tư, không bỏ sót đối tượng thanh tra để qua đó để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, xử lý những vi phạm nếu có.

Thứ năm, trong thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước phải đánh giá một cách khách quan, toàn diện về thực trạng việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đưa ra những kết luận rõ ràng, chính xác, nêu được những sai phạm, khuyết điểm, nguyên nhân của những sai phạm, trách nhiệm của cá nhân, tập thể; kiến nghị những biện pháp thiết thực để khắc phục.

Thứ sáu, hoàn thiện thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước phải trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về thanh tra nói chung, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.

3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3.3.1. Hoàn thiện pháp luật về thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

Cần thiết phải ban hành văn bản quy định riêng về quy trình tiến hành một cuộc thanh tra trách nhiệm hướng lượt bỏ một số thủ tục không cần thiết đối với hoạt động thanh tra trách nhiệm như: việc khảo sát, nắm tình hình trước khi tiến hành thanh tra; việc cử người giám sát hoạt động đoàn thanh tra; thành viên việc báo cáo tiến độ cho người ra quyết định thanh tra; ghi nhật ký đoàn thanh tra…

3.3.2. Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan thanh tra trong công tác thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng để qua đó tác động đến các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật các lĩnh vực này.

3.3.3. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác thanh tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

Chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra phù hợp và theo hướng tăng cường số lượng cuộc thanh tra trách nhiệm; kịp thời nắm bắt thông tin từ các nguồn khác nhau (báo chí, dư luận…) để tiến hành các cuộc thanh tra trách nhiệm đột xuất; thường xuyên đôn đốc việc thanh tra trách nhiệm, không để tình trạng do có nhiều hoạt động nghiệp vụ khác mà coi nhẹ hoạt động thanh tra trách nhiệm.

3.3.4. Đổi mới nội dung, phương pháp tiến hành và xây dựng kết luận thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hàn chính nhà nước

Cần phải kết hợp thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (4 nội dung) đối với mỗi đối tượng thanh tra; kết luận thanh tra cần phải nêu rõ những vấn đề liên quan tới nội dung thanh tra, đặc biệt phải phân tích, đánh giá được những ưu điểm, khuyết điểm, nếu phát hiện có tình trạng vi phạm pháp luật về trình tự, thủ tục thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc các sai phạm pháp luật khác thì phải xử lý hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý nghiêm minh, triệt để, bất kể người đó là ai.

3.3.5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra

Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra; tăng cường tuyên tuyền pháp luật về thanh tra để nâng cao ý thức của đối tượng thanh tra trong việc chấp hành kết luận thanh tra; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị để thực hiện có hiệu quả Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định về việc thực hiện kết luận thanh tra.

3.3.6. Đổi mới công tác cán bộ

Nâng cao chất lượng, số lượng công tác cán bộ; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và đổi mới công tác quản lý cán bộ (tuyển dụng, nâng ngạch, luân chuyển…)

3.3.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trong điều kiện hiện nay, công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, và hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cũng không nằm ngoại lệ.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về “Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu có tính cơ bản và hệ thống chuyên về hoạt động thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Qua thực hiện đề tài này, tác giả luận văn đã giải quyết được cơ bản mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra, cụ thể là đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận về thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước như: quan niệm về trách nhiệm và thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước; hình thức, nội dung và trình tự, thủ tục thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước, ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước; tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng tình hình hoạt động thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, trong đó đã nêu ra kết quả đạt được và nguyên nhân của kết quả đạt được đó; chỉ rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập này.

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng công tác thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố trong thơ gian qua và phương, hướng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này, có thể đưa ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là toàn bộ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý tùy theo tính chất mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là việc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cơ quan hành chính nhà nước và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, từ đó có các kết luận về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đó, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân, đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế và xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân liên quan nếu có vi phạm. Việc thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện theo đúng hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục và kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý phải theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định pháp luật khác có liên quan.

Thứ ba, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ quan hành chính nhà nước, của ngành thanh tra; có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng trong quản lý nhà nước. Vì vậy, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thanh tra phải luôn nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò của công tác này để thường xuyên quan tâm, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

Thứ tư, trong công tác thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan thanh tra là chủ thể duy nhất tiến hành thanh tra. Vì vậy, việc thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu có tốt hay hay không, việc thực hiện kết luận thanh tra có hiệu quả hay không phụ thuộc hầu hết vào cơ quan thanh tra nhà nước. Vì vậy, cần phải quan tâm đúng mức về tổ chức, bộ máy, hoạt động và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh của người cán bộ thanh tra để công tác thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ năm, qua nghiên cứu thực trạng thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra này. Đây là yêu cầu cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thanh tra; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan thanh tra thành phố Đà Nẵng…; qua đó, giúp cho cấp uỷ, chính quyền từ thành phố đến cơ sở ở thành phố Đà Nẵng có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để từng bước nâng cao hiệu quả công tác thanh tra này, qua đó góp phần bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố..

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\LUAT HANH CHINH\LUONG CONG TUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *