TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ VEN BIỂN THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ VEN BIỂN TUYẾN NGUYỄN TẤT THÀNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ VEN BIỂN TUYẾN NGUYỄN TẤT THÀNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

  1. Lý do chọn đề tài

Đô thị biển có đặc trưng gắn liền với khí hậu biển, do đó, những biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó trở thành mối quan tâm hàng đầu.

Biến đổi khí hậu có xu hướng ngày càng mạnh mẽ, gây ảnh hưởng sâu sắc.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, việc quy hoạch kiến trúc khu dân cư ven biển nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu là một yêu cầu bức thiết.

  1. 2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm một mô hình quy hoạch kiến trúc phù hợp cho khu dân cư ven biển tuyến Nguyễn Tất Thành, Tp Đà Nẵng nhằm thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.

  1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc khu dân cư ven biển tuyến Nguyễn Tất Thành, tp Đà Nẵng, thích ứng với của biến đổi khí hậu.

Phạm vi nghiên cứu: Khu dân cư ven biển Nguyễn Tất Thành, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

  1. 4. Nội dung nghiên cứu:

Tổng quan về tổ chức không gian kiến trúc các khu dân cư ven biển trên thế giới thành công trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tổng quan về tổ chức không gian kiến trúc các khu dân cư ven biển trong đô thị ở Việt Nam và Đà Nẵng.

Nghiên cứu các cơ sở khoa học để tổ chức không gian kiến trúc ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đề xuất mô hình tổ chức không gian kiến trúc khu dân cư ven biển tuyến Nguyễn Tất Thành, Tp Đà Nẵng thích ứng với biến đổi khí hậu.

  1. 5. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập tài liệu thông qua sách, báo, internet,…

Khảo sát thực tế (khảo sát hiện trạng, chụp ảnh và quan sát trực quan).

Tổng hợp và phân tích các thông tin thu thập được.

Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Tìm kiếm mô hình tổ chức không gian kiến trúc thích hợp với các khu dân cư ven biển tp Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung.

Là tài liệu tham khảo cho việc quản lý, nghiên cứu quy hoạch, tổ chức các không gian kiến trúc khác nhau trong thành phố Đà Nẵng.

  1. 6. Cấu trúc luận văn
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ VEN BIỂN TUYẾN NGUYỄN TẤT THÀNH

THÍCH ỨNG BIẾN ĐOIỎ KHÍ HẬU

MỞ ĐẦU
  • LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
  • MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
  • NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
  • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  • CẤU TRÚC LUẬN VĂN
NỘI DUNGCHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ VEN BIỂN

  • CÁC KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
  • TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ VEN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  • TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ VEN BIỂN TẠI VIỆT NAM THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  • KẾT LUẬN CHƯƠNG
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ VEN BIỂN NGUYỄN TẤT THÀNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

  • TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
  • QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC
  • BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  • KẾT LUẬN CHƯƠNG
CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ VEN BIỂN NGUYỄN TẤT THÀNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

  • NGUYÊN TẮC CHUNG
  • GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
  • GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC
  • GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ
KẾT LUẬN
  • KẾT LUẬN
  • KIẾN NGHỊ

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC

KHU DÂN CƯ VEN BIỂN

    1. Các khái niệm và thuật ngữ

Không gian kiến trúc khu dân cư ven biển:

Hình 1.1: Giới hạn khu vực nghiên cứu

Nguồn: tác giả

Không gian kiến trúc Khu dân cư ven biển là một khu vực đô thị dạng tuyến với một phía tiếp giáp biển, phía còn lại là vùng trung tâm đô thị, bao gồm công trình kiến trúc và không gian kế cận, đáp ứng nhu cầu sinh sống của người dân. Luận văn nghiên cứu phần không gian giới hạn giữa tuyến đường dọc, sát biển và tuyến đường song song kế cận.

Không gian kiến trúc khu dân cư ven biển có 3 giá trị đặc trưng: là “bộ mặt” nhìn từ phía biển, góp phần quan trọng trong tạo dựng bản sắc “biển” của đô thị; là lớp đầu tiên bảo vệ “vùng trong” của đô thị, là khu vực đầu tiên chịu ảnh hưởng đồng thời giảm nhẹ, ngăn chặn các tác động đến từ biển, đảm bảo an toàn, ổn định môi trường sống toàn bộ phần còn lại của đô thị; là lớp cuối cùng tiếp nhận các tác động, mà chủ yếu là chất thải từ bên trong đô thị, trước khi đổ ra biển, “chịu trách nhiệm” trực tiếp trước môi trường biển. Cụ thể gồm 4 cặp tác động với 8 yếu tố:

Hình 1.2: Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Nguồn: tác giả

Tiếng ồn – bức xạ mặt trời.

Ô nghiễm không khí – bão.

Lũ – nước biển dâng.

Chất thải đô thị – xâm thực của nước biển.

Không gian sinh hoạt cộng đồng (SHCĐ)

Không gian SHCĐ là không gian phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người. Trong các khu đô thị, không gian SHCĐ là nơi mọi người có thể vừa sử dụng để nghỉ ngơi, tham gia các họat động chung như thể dục thể thao, vui chơi các trò chơi tập thể,….

Biến đổi khí hậu:

Biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn địa cầu.

Theo công ước chung của LHQ, biến đổi khí hậu là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.

Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:

  • Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
  • Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
  • Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
  • Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
  • Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
  • Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.
  • TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ  VEN BIỂN TUYẾN NGUYỄN TẤT THÀNH  THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
    TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ VEN BIỂN TUYẾN NGUYỄN TẤT THÀNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ, và đất liền khác.

Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto về hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, và SF6.

Công trình xanh:

Theo định nghĩa của hội đồng công trình xanh Mỹ (USGBC) là những công trình xây dựng, sau khi hoàn thành đáp ứng được các tiêu chí sau đây:

  • Địa điểm bền vững;
  • Hiệu quả sử dụng nguồn nước
  • Hiệu quả năng lượng;
  • Vật liệu và tài nguyên;
  • Chất lượng môi trường trong nhà.

Kiến trúc (sinh) khí hậu:

Là kiến trúc tận dụng tối đa điều kiện khí hậu tự nhiên thuận lợi, hạn chế các điều kiện khí hậu bất lợi của một địa phương, tạo được môi trường sống tốt nhất, có lợi nhất cho các hoạt động và sức khỏe của con người.

Kiến trúc môi trường:

Là kiến trúc bảo đảm cho môi trường tự nhiên của khu vực đô thị trong sạch, không bị ô nhiễm. Chính ô nhiễm môi trường đã gây ra sự biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozone có thể dẫn đến thảm họa diệt vong của sự sống trên Trái Đất.

Thành phố sinh thái:

Một thành phố sinh thái phải thỏa mãn được các điều kiện sau đây:

  • Có mật độ cây xanh cao. Có hệ thống rừng phòng hộ môi trường bao quanh thành phố hoặc ít nhất vào các hướng gió chính;
  • Cố gắng tạo và bảo tồn đa dạng sinh học để giữ cân bằng sinh thái;
  • Ðảm bảo đủ nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất;
  • Nước thải chỉ được thải vào hệ thống cống rãnh chung hoặc sông rạch khi đã được xử lý đảm bảo mức an toàn;
  • Không bị ngập lụt trong thành phố;
  • Hệ thống giao thông đảm bảo tiêu chuẩn đường và mật độ đường trên dân số; Các phương tiện giao thông không gây tiếng ồn và xả khí thải quá mức cho phép;
  • Bảo vệ môi trường đất không bị ô nhiễm và thoái hoá. Sử dụng quỹ đất thành phố một cách hợp lý để vừa có đất dành cho khu dân cư, công viên, vừa có đất cho rừng phòng hộ môi trường;
  • Bảo đảm tiểu khí hậu và khí hậu vùng hài hoà, ít biến động;
  • Ðảm bảo mật độ dân số hợp lý, phù hợp với năng lực tải của đô thị đó;
  • Môi trường không khí không vượt quá mức ô nhiễm cho phép;
  • Diện tích mặt nước (ao, hồ,…) cân đối và đủ với diện tích dân số thành phố để tạo cảnh quan môi trường và khí hậu mát mẻ;
  • Có bãi rác hợp vệ sinh, công nghệ xử lý rác khoa học;
  • Có hệ thống nhà vệ sinh công cộng đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan và tiện lợi.
    1. Kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc các khu dân cư ven biển thích ứng với của biến đổi khí hậu trên thế giới.

Sydney

Hạn hán và điều kiện quản lý nước: Nghiên cứu để xác định các mối quan hệ giữa nước được sử dụng và loại đất che phủ bao gồm đặc điểm hình dạng đô thị trong Vùng đô thị Sydney, phát triển một hệ thống đánh giá việc sử dụng nước trong đô thị thông qua bồi dưỡng nhận thức về tác động của của sự lựa chọn của người tiêu dùng và hành vi tiêu thụ nước sạch.

Bảng 1.1: Hành động quản lý nước hiệu quả

Hành độngMiêu tả/ Chi tiếtVí dụ
XeriscapingXeriscaping là một hình thức cảnh quan mới. Sử dụng những loại thực vật chịu hạn tốt để giảm yêu cầu tưới nước ngoài trời trong mùa hè.Regina,Saskatchewan (ACC 2010)
Giảm bớt các tác động cơ sở hạ tầng– Áp dụng các giải pháp chủ động khuyến khích sự xâm nhập của nước mưa vào mạch nước ngầm, chẳng hạn như tăng bề mặt thấm trong khu vực xây dựng.

Hình 1.3: Quản lý nước hiệu quả lại Sydney

Nguồn: internet

Hiệu quả năng lượng: Tiến hành nghiên cứu việc quản lý giao thông vận tải, chất lượng không khí địa phương trong Vùng đô thị Sydney, giúp nâng cao nhận thức của công chúng về quan hệ giữa môi trường xây dựng và tác động của nó đến không những chất lượng môi trường của thành phố mà còn là tiềm năng thích ứng biến đổi khí hậu trong tương lai.

Bảng 1.2: Hệ thống tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu các-bon thấp

Chiến lượcMiêu tảVí dụ
Tòa nhà hiệu quả năng lượngCác công cụ và kỹ thuật quản lý về nhu cầu năng lượng như máy đo thông minh và máy nhắc nhở thay đổi hành vi sẽ khuyến khích người dân góp phần làm giảm tiêu thụ năng lượngHelsinki; Xây dựng carbon thấp Project1.

Tòa nhà Empire State trang bị thêm NXC

Sử dụng vật liệu và phương pháp xây dựng bền vữngVật liệu mà có một tác động thấp hơn đối với môi trường về độc tính và carbon sẽ được sử dụng.Helsinki; Xây dựng dự án sử dụng ít lượng Carbon.
Công nghệ làm mátHệ thống chuyển dưới sàn của tòa nhà là một công nghệ làm mát mới, cùng với giám sát và kiểm soát lượng khí carbon dioxide, cải thiện chất lượng không khí.Tòa nhà số 6 Green Star, số36

Đường Hunter; Sydney

Tân trang tòa nhà 90 năm tuổi – tòa nhà nằm đầu danh sách di sản tại Úc.

Chicago

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kế hoạch cho tương lai, thành phố Chicago tham khảo ý kiến các nhà khoa học hàng đầu để mô tả các kịch bản khác nhau cho tương lai khí hậu Chicago và những điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào.

Từ năm 1980, nhiệt độ trung bình của Chicago đã tăng khoảng 2,6 độ. Điều này xuất phát từ nguyên nhân lượng gia tăng các khí thải nhà kính ở Chicago trong những năm gần đây. Trong đó 70% lượng khí thải là từ các công trình xây dựng, 21% đến từ các phương tiện giao thông cơ giới. Việc này đặt ra rủi ro đối với nền kinh tế và sức khỏe. Cần có những hành động nhằm giảm thiểu lượng khí thải, đồng thời chuẩn bị cho những thay đổi khí hậu không thể tránh khỏi.

Kế hoạch CCAP bao gồm 5 chiến dịch :

The Energy Efficient Buildings: (chiến dịch hiệu quả năng lượng xây dựng)

Như đã nói ở trên các công trình xây dựng là nguyên nhân gây ra 70% lượng khí thải ở Chicago, chiến dịch này giảm 30% lượng khí nhà kính toàn thành phố. Nâng cao hiệu quả năng lượng xây dựng là dự án tập hợp đa dạng nhiều lợi ích, bao gồm: Tiết kiệm tài chính cho các chủ xây dựng, tạo việc làm trong lĩnh vực xây dựng, giảm khí thải nhà kính.

Bảng 1.3: Hiệu quả năng lượng xây dựng

Hoạt độngNội dung
Trang bị thêm các toà nhà thương mại và công nghiệpTrang bị thêm 50% nguồn cung cấp công trình thương mại và công nghiệp, kết quả là giảm 30% năng lượng sử dụng.
Trạng bị thêm các công trình nhà ởNâng cao 50% hiệu quả của công trình nhà ở để giảm 30% năng lượng sử dụng
Bảo tồn nguồn nướccải thiện việc sử dụng nước trong các công trình
Nâng cấp mã năng lượng thành phốSắp xếp mã bảo tồn năng lượng với tiêu chuẩn quốc tế mới nhất
thiết lập các quy định mới trong xây dựngyêu cầu đổi mới xây dựng để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh
làm mát với cây và mái nhà xanhphát triển vườn trên mái với 6000 công trình toàn thành phố và trồng thêm 1 triệu cây xanh
thực hiện các bước đơn giảnkhuyến khích người dân từng bước giảm thiểu khí thải của mỗi người

Clean & Renewable Energy Sources: (năng lượng sạch và tái tạo)

Improved Transportation Options (cải thiện hệ thống giao thông)

Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về 30% lượng khí thải của Chicago. Cải thiện hệ thống giao thông nhằm làm giảm 23% khí nhà kính.

Reduced Waste & Industrial Pollution (giảm chất thải công nghiệp)

Adaptation (thích ứng):

Chiến lược này ko tập trung giảm khí thải nhà kính thay vào đó chiến lược này chuẩn bị cho sự ứng phó với biến đổi khí hậu

Bảng 1.4: Chiến lược thích ứng

ActionDescription
quản lý nhiệtCập nhật các kế hoạch ứng phó nhiệt , tập trung vào các khu dân cư dễ bị tổn thương ; hoàn thành nghiên cứu sâu hơn vào hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và theo đuổi cách để làm mát các điểm nóng
cải thiện các cách làm mátKhởi động một nỗ lực để tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo để làm mát thành phố và khuyến khích các chủ sở hữu bất động sản để cải thiện cảnh quan và hiệu quả năng lượng xanh
bảo vệ chất lượng không khíTăng cường nỗ lực để giảm khí ozone thông qua các chương trình giảm các phương tiện cơ giới và khí thải từ các nhà máy điện.

Bài học:

  • Sử dựng hiệu quả nguồn nước ngầm, nước mưa.
  • Sử dựng hiệu quả năng lượng, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. khai thác nguồn năng lượng sạch, tái tạo năng lượng
  • Cải thiện giao thông,
  • Giảm chất thải công nghiệp
  • Thay đổi, chuẩn bị để thích ứng với biến đổi khí hậu
    1. Thực trạng về tổ chức không gian kiến trúc các khu dân cư ven biển thích ứng với của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Thành phố quy nhơn:

Thành phố Quy Nhơn có chiều dài bờ biển hơn 40 km, diện tích tự nhiên khoảng 284 km2, dân số hơn 268 nghìn người. Địa hình thành phố đa dạng: miền núi, đồng bằng, cồn cát ven biển, và hải đảo, rất thuận lợi cho việc đón các hoàn lưu khí quyển từ biển tràn vào gây mưa to, gió lớn, ngập lụt. Mặt khác địa hình vùng núi rất ngắn và dốc không có khả năng điều tiết lũ, nên dòng chảy lũ rất lớn dễ gây sạt lở. Nhưng hết mưa là hết nước, nắng nóng triền miên. Bởi vậy, Quy Nhơn hội đủ các loại hình thiên tai có ở Đà Nẵng.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định, khí hậu thành phố Quy Nhơn mang một kiểu khí hậu đặc sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam với số giờ nắng khá cao và chế độ mưa ẩm lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ. Hai mùa gió đối lập căn bản gồm: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Khí hậu của thành phố Quy Nhơn có thể chia thành 2 mùa: mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 (chiếm 80% lượng mưa cả năm) với một số đặc trưng cơ bản như sau:

  • Mùa đông ít lạnh, thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc.
  • Mùa hè có nhiệt độ khá đồng đều, có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 28oC. Hướng gió chủ yếu là Đông đến Đông Nam, nhưng chiếm ưu thế.

Các thiên tai và hiểm họa do khí hậu gây ra ở thành phố Quy Nhơn được phân ra như sau:

  • Bão: Bình Định trung bình có 1 cơn bão ảnh hưởng mỗi năm hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu phân theo giai đoạn, trước và sau năm 1975, số lượng các cơn bão giai đoạn sau khoảng 1,13 cơn bão/năm, trong khi giai đoạn trước đó con số này là 0,7. Như vậy, Bình Định là một trong những tỉnh chịu số lượng các cơn bão. Các tác động chính thứ cấp của bão tại Quy Nhơn gồm: xói lở bờ biển; mưa, gió lớn gây ngập lụt, lũ quét; và ô nhiễm môi trường.
  • Mưa lớn: đây là dạng đặc thù thiên tai nguy hiểm thứ hai cho Quy Nhơn, một năm trung bình có tới 137 ngày mưa, lượng mưa năm trung bình lớn nhất của Quy Nhơn xuất hiện vào năm 1998 đạt 2.889mm. Bên cạnh đó còn có các tác động đáng kể như xói lở, sạt lở bờ biển và ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh bắt thủy sản, tiêu thoát nước, giao thông, thủy lợi. Mưa lớn cũng xảy ra bất thường trong 3 năm gần đây.
  • Hạn hán: Nắng nóng gió Tây trong mùa khô, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn kéo dài và thêm vào đó là địa hình dốc, ngắn các lưu vực sông nên các con sông không trữ được nước trong mùa mưa gây nên tình trạng hạn hán rất nghiêm trọng tại Quy Nhơn. Mùa khô kéo dài 8 tháng, hàng năm thường bị hạn hán xảy ra vào vụ hè thu và vụ mùa.
  • Xâm nhập mặn: hiện tượng này thường xảy ra song song với thời tiết hạn khi mực nước thượng lưu của 2 dòng sông đổ về hạ lưu ít.
  • Nhiệt độ tăng: nhiệt độ trung bình về mùa khô tại Quy Nhơn rất cao, có tới 6 tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 280C, kết hợp với hạn hán và bốc hơi mạnh sẽ làm cho sự tăng nhiệt độ là một thảm họa.
  • Triều cường: Thành phố Quy Nhơn chịu ảnh hưởng của nhật triều không đều, thời gian trong tháng khoảng 20 ngày nhật triều. Biên độ nhật triều từ 1,2 – 2,2 m. Mùa mưa nếu trận mưa trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự chênh lệch từ 0,4 – 0,6 m và đây là một thảm họa, nhất là trong tương lai với sự dâng cao mực nước biển theo các kịch bản biến đổi khí hậu. Các tác động thứ cấp chính do triều cường được xác định bao gồm sạt lở đất và ngập lụt.

Tổ chức ứng phó khi xảy ra thảm họa thiên tai:

Quy Nhơn cần bám sát chương trình kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và Phương hướng, nhiệm vụ công tác PCLB và TKCN của tỉnh, để xây dựng và thực hiện phương án, kế hoạch phù hợp với đặc thù của mình. Trong đó đặc biệt chú trọng các nhiệm vụ:

  • Công tác tu bổ, sửa chữa nâng cấp kể cả các biện pháp gia cố tạm để hạn chế thiệt hại về đê điều. Hàng năm, thành phố cần đầu tư sửa chữa nâng cấp, nâng cao mức bảo đảm của đê điều (hiện nay mới chỉ bảo đảm chống chịu bão cấp 9).
  • Đảm bảo an toàn dân cư.
  • Đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền
  • Chi viện cho các địa phương

Các thực tiễn ứng phó với BĐKH:

  • Sản xuất nông nghiệp: Sở NN & PTNT đã xây dựng đề án chuyển đổi mùa vụ (từ 3 vụ bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc) cho các vùng chịu ảnh hưởng của ngập lũ.
  • Nuôi trồng thủy sản: Xây dựng những vùng nuôi an toàn, phát triển bền vững, phía ngoài các ao nuôi tôm hiện có nằm trong đường bao an toàn thoát lũ.
  • Tái định cư: thực hiện đề án di dân tái định cư ra khỏi các vùng thiên tai.
  • Trồng rừng: Rừng ngập mặn ở các phường Nhơn Bình, Đống Đa, ven đầm Thị Nại, rừng chống cát ven biển xã Nhơn Lý năm 2004-2005 hay rừng bảo vệ chống xói lở xã Nhơn Châu là các thực tiễn tốt trong thích ứng với BĐKH. Ngoài ra, một số khu vực cũng phát triển trồng rừng phòng hộ môi trường, rừng phòng hộ ngập mặn kết hợp du lịch sinh thái như khu vinh Mai Hương, đầu nguồn sông Hà Thanh thuộc Phước Mỹ, khu vực Hải Giang, Hang Yến.
  • Xây dựng: Qui định, tiêu chuẩn hướng dẫn xây dựng nhà chống bão, lũ như tại các vùng thiên tai lũ lụt thì làm nhà cao, đổ sàn bê tông để làm nơi trú ẩn, hoặc nếu làm nhà 2-3 tầng trở lên thì cần tính đến lực gió.

Thành phố Hải Phòng:

Biến đổi khí hậu tại Hải Phòng thể hiện rõ ràng và đáng báo động.

Nước biển dâng: Qua quan trắc tại đảo Hòn Dáu, trong 1 thập kỷ qua, mực nước biển ở Hải Phòng đã tăng cao hơn 20 cm, một số vùng cửa sông ven biển ở Hải Phòng có hiện tượng bị nước biển xâm thực, đặc biệt mạnh tại khu vực Phù Long, đảo Cát Hải, Đình Vũ, ven đê biển 1, đê biển 2. Tình trạng xói lở bờ sông có chiều hướng gia tăng, không theo quy luật như trước đây. Một số vùng bãi triều xuất hiện rất rõ tình trạng nước biển dâng cao, thủy triều lên xuống bất thường. Nhiệt độ tăng, chế độ dòng chảy, độ mặn, lượng mưa thay đổi đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của nguồn, cơ cấu và chất lượng thức ăn của các loài thủy, hải sản.

Các hiện tượng thiên tai biển như dông, tố lốc, bão, gió mùa đông bắc… ngày càng khốc liệt, khó lường, gây thiệt hại lớn cho ngư dân, phá hủy tàu thuyền đánh bắt.

Ngập lụt ở đô thị và xâm nhập mặn vùng cửa sông cũng đang ảnh hưởng khá nặng nề. Chính điều đó khiến trữ lượng nước ngầm ngày càng cạn kiệt, chất lượng thấp nên không thể khai thác quy mô lớn. Nguồn nước mặt vùng cửa sông bị nhiễm mặn, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Do vị trí gần sông, những khi mưa lớn, Hải Phòng thường bị ngập lụt trên diện rộng. Ngay cả khi không có mưa nhưng thủy triều cao cũng gây ngập lụt nặng trong nội thành, khu vực ven biển.

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ  VEN BIỂN TUYẾN NGUYỄN TẤT THÀNH  THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ VEN BIỂN TUYẾN NGUYỄN TẤT THÀNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Phát huy nội lực để ứng phó

Trong điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, cùng với việc phát triển không gian đô thị theo hướng hiện đại, xác định các phân khu chức năng hợp lý, lập bản đồ ngập lụt tương ứng với các kịch bản về nước biển dâng, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi, có phương án chống ngập cho khu vực nội thành, thành phố chú trọng bảo tồn và phát triển bền vững bằng việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, đời sống, bảo vệ các khu vực ven sông, ven biển.

Xây dựng chế độ bảo vệ đối với các dòng sông, lưu vực sông, bảo vệ tài nguyên nước ngọt phục vụ đời sống và sản xuất. Trong quá trình xây dựng hệ thống đê sông thành phố sẽ chú ý xây dựng, quản lý, bảo vệ đê điều, kiên cố mặt đê kết hợp đường giao thông nông thôn. Điển hình như hệ thống cầu mới đều tính đến thiết kế đường dẫn vượt qua đê, ở mức thủy triều cao nhất; công trình đê biển 1, đê biển 2, đê biển Cát Hải được áp dụng công nghệ tấm đan mới Holquader, xây kè mỏ hàn tạo bãi triều bảo vệ đê, các công trình cống ngầm gắn với các cửa sông của thành phố hiện đều được lắp van đóng mở 1 chiều, ngăn nước thủy triều gây ngập lụt khu vực đô thị. Phấn đấu đến năm 2025, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống đê sông, bảo đảm phòng, chống bão trên cấp 12, tần suất lũ 0,2% (chu kỳ lặp lại 500 năm) với tổng chiều dài 312 km. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đê biển, bảo đảm phòng, chống bão trên cấp 12 với tổng chiều dài 105 km

Phát triển hệ thống cây xanh, tạo vành đai xanh bảo vệ thành phố. Trồng mới, khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chắn sóng ven biển, để phòng hộ đê điều trong điều kiện gia tăng mực nước biển. Ngành nông nghiệp tích cực trồng rừng ngập mặn, rừng đặc dụng và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi vùng bị thâm nhập mặn, sa mạc hóa sang nuôi thủy sản.

Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, du lịch, dân cư, công trình giao thông, thủy lợi và các công trình hạ tầng khác theo hướng né tránh và bảo đảm an toàn khi có bão, lũ và thích ứng với BĐKH. Lợi dụng tổng hợp dòng sông và tiềm năng đất đai ven sông, ven biển, ven đê nhằm khai thác sử dụng hợp lý, bền vững, đa mục tiêu như phát triển đô thị, công nghiệp đóng tàu, cảng biển, du lịch, cải thiện môi trường trên nguyên tắc ưu tiên tăng cường năng lực phòng, chống bão lũ của đê điều, bảo đảm khả năng thoát lũ của lòng sông.

Đầu tư lớn cho xây dựng, nâng cấp hệ thống công trình phòng chống thiên tai, ứng dụng công nghệ mới cho các toà nhà, tăng khả năng ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Thành phố Đà Nẵng.

Với mục tiêu phát triển đô thị bền vững, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã xác lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch trước sự tác động của biến đổi khí hậu. Ban Quản lý dự án hoàn thành được năm sản phẩm chính bao gồm: Bộ cơ sở dữ liệu thủy văn-thủy lực (DEM) cho thành phố Đà Nẵng; mô hình thủy văn-thủy lực; các kịch bản và đánh giá tác động của mực nước biển dâng đến thủy văn đô thị; sổ tay hướng dẫn mô hình; đề xuất các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố Đà Nẵng trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng. Dự án đã hoàn thành đúng tiến độ với kết quả đạt chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu của Nhà nước về quản lý đô thị, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể về quy hoạch, kỹ thuật công trình và chính sách để góp phần phát triển đô thị bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tương lai.

Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian 2 năm và hoàn thành vào tháng 4/2015. Mục tiêu của dự án nhằm đảm bảo công tác quy hoạch tài nguyên nước của thành phố Đà Nẵng trong tương lai, chống chịu với các tác động của biến đổi khí hậu. Nội dung dự án bao gồm việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng nước mặt và thực trạng công tác quản lý nguồn nước, dự báo nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước trong bối cảnh đô thị hóa và biến đổi khí hậu; từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là một dự án quan trọng và thiết thực, có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, đặc biệt có ý nghĩa trong tình hình thành phố đang đối mặt với những khó khăn, thách thức về nguồn tài nguyên nước. Những năm gần đây, nguồn nước cung cấp cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân thành phố có xu hướng cạn kiệt dần, các công trình thủy điện làm thay đổi dòng chảy của sông, tình trạng xâm nhập mặn, ô nhiễm các loại hóa chất bảo vệ thực vật trên các sông đầu nguồn gia tăng. Trong kịch bản biến đổi khí hậu cũng đã đề cập đến tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên nước như là một trong những thách thức to lớn nhất. Để thực hiện dự án, các chuyên gia sẽ khảo sát, đánh giá hiện trạng việc cung cấp nước sạch của các nhà máy trên địa bàn, nghiên cứu, điều tra, khảo sát các nguồn cung cấp nước cho thành phố từ lưu vực các sông Vu Gia-Thu Bồn, các công trình thủy lợi, thủy điện cấp nước trong toàn khu vực.

Mô hình thủy văn và mô hình mô phỏng sự phát triển đô thị Đà Nẵng là một cơ sở dữ liệu quan trọng đối với công tác quy hoạch xây dựng đô thị trước sự tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Trên cơ sở mô hình này, thiết lập các bản đồ ngập lụt đô thị ứng với các kịch bản khác nhau về phát triển đô thị, Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Từ đó định hướng việc nghiên cứu, đề ra các quy định, hướng dẫn cụ thể liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng, nhằm bảo đảm phát triển đô thị bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai. Mô hình này còn giúp xác định được một số khu vực tại Đà Nẵng và phụ cận không chịu ảnh hưởng lũ lụt và những khu vực có nguy cơ ngập lụt cao không chỉ hiện nay mà cả trong tương lai. Từ việc xác lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch trước sự tác động của biến đổi khí hậu theo mô hình thủy văn-thủy lực, các nhà chuyên môn có cơ sở nhận định:

  • Đà Nẵng vẫn có một số khu vực nằm phía Tây huyện Hòa Vang không bị ảnh hưởng của lũ lụt, nên ưu tiên cho việc phát triển các khu đô thị mới, các ngành công nghiệp dịch vụ quan trọng;
  • Đối với các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi ngập lụt như hạ lưu sông Vu Gia, Thu Bồn, sông Cu Đê, cần tập trung ưu tiên công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, trong đó xác định cao độ nền xây dựng và giải pháp thoát lũ.

Đà Nẵng đã và đang điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, kết quả của dự án đóng góp rất lớn vào công tác quy hoạch này, sẽ giúp cho việc đánh giá đất xây dựng thuận lợi trên cơ sở khoa học, qua đó lựa chọn hướng phát triển đô thị hợp lý, chọn cao độ xây dựng nền phù hợp; đồng thời là cơ sở đề ra những giải pháp mang tính công trình, phi công trình, góp phần bảo vệ thành phố trước tác động của biến đổi khí hậu.

Bài học:

  • Thay đổi phương thức sản xuất, sinh sống để thích nghi
  • Tạo nên các vành đai chống bão, nước biển dâng
  • Tăng mảng xanh đô thị, sử dụng hiệu quả nguồn nước, tiết kiệm năng lượng
  • Chỉnh trang đô thị nhằm đảm bảo khả năng thoát nước
  • Xây dựng nhà chống bão.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC XAY DUNG HA NOI\TRAN MINH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *