Vận dụng B-Learning tổ chức dạy học chương “Các định luật bảo toàn”- Vật lí lớp 10 với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh

Vận dụng B-Learning tổ chức dạy học chương “Các định luật bảo toàn”- Vật lí lớp 10 với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh

Vận dụng B-Learning tổ chức dạy học chương “Các định luật bảo toàn”- Vật lí lớp 10 với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh

Lí do chọn đề tài

Phương pháp dạy học truyền thống từ xưa đến nay đã trở thành phương pháp dạy học chính yếu, vẫn luôn là sự lựa chọn tối ưu nhất trong nhà trường ở nước ta. Theo phương pháp này, toàn bộ quá trình học tập có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giáo viên (GV) và học sinh (HS). Người GV đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy học: “Thầy giảng – trò nghe” đây cũng là nguyên nhân làm cho học sinh trở nên thụ động, kém tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh đó, phương pháp này còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế: thời lượng mỗi tiết học có hạn, mất nhiều thời gian chấm bài, kiến thức học sinh nhận được chỉ hạn chế trong SGK… Đặc biệt, nó không thể hiện được khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo, kỹ năng hợp tác- những kỹ năng mà người học cần phải đạt được để phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển năng động của thế giới hiện nay.

Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Đến Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm quyết định 711/QĐ – TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Những văn bản chỉ đạo trên cho thấy việc hình thành và bồi dưỡng NLTH cho HS là một nhiệm vụ không thể thiếu của quá trình dạy học (QTDH) ”. Những văn bản chỉ đạo trên cho thấy việc hình thành và bồi dưỡng NLTH cho HS là một nhiệm vụ không thể thiếu của quá trình dạy học (QTDH).

Sự phát triển nhanh chóng của Internet đã làm phát sinh hình thức tổ chức dạy học (HTTHDH) mới là dạy học trực tuyến. Đây là HTTCDH ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) thường được biết đến với tên gọi là E-learning. Với nhiều ưu điểm nổi bật, E- learning được xem là phương pháp hữu hiệu cho nhu cầu “học mọi nơi, học mọi lúc, học linh hoạt, học một cách mở và học suốt đời” của mọi người và trở thành xu hướng tất yếu trong giáo dục và đào tạo hiện nay, tạo ra những thay đổi lớn trong hoạt động dạy và học.

Tuy nhiên, môi trường học tập trực tuyến còn gặp phải nhiều trở ngại cần phải có sự hỗ trợ của môi trường học tập truyền thống từ đó hình thức tổ chức dạy học Blended learning (B-Learning) ra đời. Những giải pháp học truyền thống kết hợp với mạng Internet dưới các hình thức như Website, Blog, Facebook… đang dần hình thành và phát triển, có thể thấy được những kết quả hết sức khả quan.

Sau khi tham khảo luận văn “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” vật lí 10 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của máy vi tính” của tác giả Đặng Thị Thu Thủy do PGS.TS. Lê Công Triêm hướng dẫn, tôi đã được lĩnh hội được rất nhiều phương pháp tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của máy vi tính để bồi dưỡng năng lực tự học. Tuy nhiên, tôi cũng muốn phát triển đề tài này theo một hướng khác, theo suy nghĩ của tôi, phù hợp với học trò của tôi đang giảng dạy. Vì những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu và chọn đề tài: Vận dụng B-Learning tổ chức dạy học chương “Các định luật bảo toàn”- Vật lí lớp 10 với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh.

  1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài

Vận dụng B-Learning, đề xuất được các bước tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh với sự hỗ trợ mạng xã hội và vận dụng được vào trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 THPT.

  1. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các bước tổ chức dạy học theo mô hình B-Learning với sự hỗ trợ mạng xã hội và vận dụng được vào trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 THPT phù hợp với điều kiện dạy và học hiện nay sẽ phát triển năng lực tự học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Sự phát triển năng lực tự học của học sinh trong việc tổ chức dạy học theo mô hình B-Learning chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của mạng xã hội.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu dạy học chương “Các định luật bảo toàn”–Vật lí 10 THPT trên đối tượng là học sinh đang học tại trường THPT Trần Phú- thành phố Đà Nẵng.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo B-Learning.

– Nghiên cứu cơ sở lí luận về thiết kế lớp học trực tuyến với sự hỗ trợ của mạng xã hội (Facebook)

– Phân tích nội dung kiến thức trong chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 và bổ sung những kiến thức cần thiết khác.

– Lựa chọn nội dung và thiết kế bài học theo hình thức B-Learning nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học phát huy được năng lực tự học của người học.

– Xây dựng Rubric đánh giá năng lực tự học của học sinh với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo mô hình B-Learning.

– Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính khả thi và hiệu quả đề tài mang lại.

– Thống kê và xử lý số liệu, từ đó rút ra kết luận và kiến nghị.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

7.2. Phương pháp điều tra

7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp thống kê toán học

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Tài liệu xây dựng được là tài liệu tham khảo tốt cho học sinh tự học chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 THPT nhằm nâng cao năng lực tự học của học sinh, nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học.

Trang thông tin này là một phương tiện giúp giáo viên có thể tổ chức dạy học phát huy được năng lực tự học của học sinh và kiểm tra đánh giá kiến thức đạt được của học sinh trong chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 THPT.

Các bài học tôi tiến hành thiết kế gồm bài: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc vận dụng mô hình B-Learning vào dạy học với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh

Chương 2: Thiết kế tiến trình dạy học chương “Các định luật bảo toàn” theo mô hình B-learning với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Vận dụng B-Learning tổ chức dạy học chương “Các định luật bảo toàn”- Vật lí lớp 10 với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh
Vận dụng B-Learning tổ chức dạy học chương “Các định luật bảo toàn”- Vật lí lớp 10 với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH B-LEARNING VÀO DẠY HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MẠNG XÃ HỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

    1. Năng lực tự học
      1. Khái niệm tự học
      2. Vai trò của tự học
      3. Những biểu hiện của năng lực tự học
        1. Xác định mục tiêu học tập
        2. Lập kế hoạch và thực hiện cách học
        3. Tiến hành kế hoạch tự học
        4. Đánh giá và điều chỉnh việc học
      4. Các hình thức tự học
        1. Tự học không có hướng dẫn
        2. Tự học có hướng dẫn
      5. Chu trình tự học của học sinh

– Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu

– Giai đoạn 2: Tự thể hiện

– Giai đoạn 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh

Các biện pháp hình thành phương pháp tự học cho học sinh

Xây dựng động cơ hứng thú học tập cho người học

Xây dựng kế hoạch tự học

Tăng cường làm việc với sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn tự học

Phối hợp các hình thức tổ chức tổ chức dạy học một cách linh hoạt

Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại

Kết hợp nhiều loại hình kiểm tra, đánh giá trong dạy học

Học kết hợp (Blended Learning – BL)

Khái niệm học kết hợp

Học kết hợp “Blended Learning – BL” xuất phát từ nghĩa của từ “Blend” tức là “pha trộn” để chỉ một hình thức tổ chức dạy học hết sức linh hoạt, là sự kết hợp “hữu cơ” của nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Đây là một hình thức học khá phổ biến trên thế giới. Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp.

Các phương án dạy học kết hợp

Đặc điểm của dạy học kết hợp – BL

Sử dụng mạng xã hội trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh

Tổng quan về các mạng xã hội hiện nay

        1. Khái niệm
        2. Các tính năng và ứng dụng của mạng xã hội Facebook

1.4.2. Ứng dụng của Facebook trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh

        1. Ứng dụng Facebook trong việc dạy học theo mô hình B-L theo hướng phát triển NLTH cho học sinh

Ôn tập kiến thức và rèn luyện kiến thức, KN cần thiết cho quá trình tiếp thu bài mới.

    • Hình thành kiến thức và kỹ năng mới cho học sinh.
    • Củng cố, ôn luyện và vận dụng các kiến thức.
    • Tổng kết, hệ thống hóa kiến thức.
    • Kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức và kỹ năng của học sinh.
        1. Sử dụng Facebook trong việc tổ chức các hoạt động dạy giáo viên
    1. Xây dựng các bước tổ chức dạy học theo mô hình B-Learning với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh
      1. Hoạt động chuẩn bị tổ chức dạy học theo mô hình B-Learning
      2. Các bước tổ chức dạy học theo mô hình B-Learning với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh
    2. Xây dựng Rubric đánh giá năng lực tự học của học sinh với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo mô hình B-Learning.
Thành tốCác chỉ số hành vi
T.XD. Xây dựng kế hoạch tự họcT.XD.1. Xác định mục tiêu TH
T.XD.2. Đề xuất phương án TH
T.XD.3. Xây dựng tiến trình TH
T.XD.4. Lập bảng biểu TH
T.NB. Nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đềT.NB.1. Quan sát tình huống thực tiễn
T.NB.2. Đọc sách tài liệu, tìm kiếm thông tin
T.NB.3. Phát hiện, tìm ra bản chất vấn đề
T.GQ. Giải quyết vấn đề

 

T.GQ.1. Phân tích thông tin vấn đề
T.GQ.2. Đề xuất phương án giải quyết vấn đề
T.GQ.3. Trình bày cách giải quyết vấn đề
T.NG. Nghe giảng và ghi chépT.NG.1. Sự tập trung, chú ý khi nghe giảng
T.NG.2. Đặt câu hỏi cho GV những vấn đề chưa hiểu hoặc phát hiện ra chỗ sai trong trường hợp GV bị nhầm lẫn khi dạy
T.NG.3. Cách ghi chép bài học
T.LVN. Làm việc theo nhómT.LVN.1. Sự tham gia làm việc nhóm
T.LVN.2. Góp ý kiến thảo luận
T.LVN.3. Thực hiện nhiệm vụ cá nhân
T.VD. Vận dụng tri thức vào thực tiễnT.VD.1. Sử dụng kiến thức vật lý để thực hiện các nhiệm vụ học tập
T.VD.2. Vận dụng kiến thức vật lý vào các tình huống thực tiễn
T.KT. Tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnhT.KT.1. Tái hiện những kiến thức đã học
T.KT.2. Đưa ra các vấn đề và tự giải chúng
T.KT.3. Rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh

Thực trạng về việc sử dụng mạng xã hội và việc tự học của học sinh ở trường THPT

      1. Mục đích điều tra
      2. Đối tượng điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu tham khảo ý kiến 20 GV vật lí ở các trường THPT (16 GV ở trường THPT Trần Phú, 04 GV trường THPT Hoàng Hoa Thám) trên địa bàn Đà Nẵng. Số phiếu thu được là 20 phiếu.

Chúng tôi cũng đã gửi phiếu điều tra đến 2 nhóm (140 HS) ở trường THPT Trần Phú trên địa Đà Nẵng. Số phiếu thu được 140 phiếu.

      1. Kết quả điều tra
  • Nhận thức của GV và HS về tự học và thực trạng của việc bồi dưỡng NLTH cho HS ở các trường THPT hiện nay
  • Thực trạng về sử dụng mạng xã hội để bồi dưỡng NLTH cho HS ở các trường THPT hiện nay
  • Một số nguyên nhân cơ bản
  • Thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng mạng xã hội để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.

Kết luận chương 1

Chương này đã tập trung nghiên cứu và hệ thống hoá cơ sở lý luận thực tiễn của việc bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH.

Giới thiệu tổng quan về MXH và MXH Facebook. Giới thiệu cách sử dụng MXH Facebook và đề xuất các biện pháp sử dụng MXH Facebook trong việc bồi dưỡng NLTH cho HS.

Xây dựng được quy trình tổ chức dạy học theo mô hình B-Learning với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh.

Chọn lọc và sửa chữa được Rubric để đánh giá NLTH của học sinh theo quy trình tổ chức dạy học theo mô hình B-Learning với sự hỗ trợ của mạng xã hội.

Đánh giá được thực trạng việc sử dụng MXH trong việc bồi dưỡng NLTH cho HS trong QTDH ở trường THPT.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG

“CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” THEO MÔ HÌNH B-LEARNING VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MẠNG XÃ HỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂNNĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

    1. Sơ lược về chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10
    2. Mục tiêu của chương
      1. Về kiến thức
      2. Kĩ năng
      3. Nội dung kiến thức
CHƯƠNGBÀINỘI DUNG
Các định luật bảo toànĐộng lượng. định luật bảo toàn động lượngXung lượng
Động lượng
Độ biến thiên động lượng
Hệ kín
Định luật bảo toàn động lượng
Va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực
Công và công suấtCông
Công suất
Động năngNăng lượng
Khái niệm công thức tính động năng
Độ biến thiên động năng
Thế năngThế năng trọng trường
Thế năng đàn hồi
Độ biến thiên thế năng
    1. Các bước xây dựng tiến trình dạy học chương “Các định luật bảo toàn” theo mô hình B-Learning với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh

Bước 1. Sắp xếp lại kế hoạch học tập của môn học và tài nguyên học tập theo mức độ nhận thức của NH.

BàiHình thức tự họcNội dung tự họcGhi chú
Động lượng. định luật bảo toàn động lượngTự học ở nhà trước khi lên lớpTìm hiểu định nghĩa, công thức, đơn vị xung lượng của lựcGV cung cấp tài liệu
Tiều hiểu định nghĩa, công thức đơn vị của động lượngKết hợp với tự học trên lớp có sự hướng dẫn của giáo viên
Tìm hiểu độ biến thiên động lượng bằng xung lượng của lựcKết hợp với tự học trên lớp có sự hướng dẫn của giáo viên
Tự học trên lớp có sự hướng dẫn của GV

(tiết 1)

Báo cáo kết quả tự học ở nhà: động lượng, độ biến thiên động lượng, trả lời các câu hỏi GV đặt raGV tổng kết và kết luận lại
Làm bài tập về động lượng, xung lượng để củng cố kiến thứcGV phát phiếu học tập
Tự học ở nhà sau khi lên lớpNghiên cứu thêm về xung lượng, động lượngĐiền vào phiếu thu hoạch cá nhân
Tự học ở nhà trước khi lên lớpTìm hiểu Hệ cô lậpGV cung cấp tài liệu
Tìm hiểu định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập (theo con đường lí thuyết)Kết hợp với làm thực nghiệm kiểm chứng trên lớp có sự hướng dẫn.
Chuẩn bị thí nghiệm để kiểm chứng định luật bảo toàn động lượngLàm theo nhóm
Tự học trên lớp có sự hướng dẫn của GV

(tiết 2)

Làm thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo toàn động lượngGV quan sát, hỗ trợ, nhận xét, chấm điểm
Báo cáo kết quả thí nghiệm, rút ra kết luận, nhận xétGV kết luận, nhận xét nhóm, tổng kết.
Nhận nhiệm vụ theo nhóm nghiên cứu: va chạm mềm, chuyển động bằng phản lựcGV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
Tự học ở nhà trước khi lên lớpPhân chia nhiệm vụ trong nhóm nghiên cứu: va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực theo các yêu cầu của GVLập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
Tự học trên lớp có sự hướng dẫn của GV

(tiết 3)

Trình bày kết qủa nghiên cứu được của các nhóm về va chạm mềm, chuyển động bằng phản lựcGV kết luận, nhận xét nhóm, tổng kết.
Tổng kết bài “Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng”

Vẽ sơ đồ tư duy

Điền vào phiếu thu hoạch cá nhân
Tự học ở nhà sau khi lên lớpLàm bài tập tự luận GV giao về nhà, trao đổi bài tập trên mạng xã hộiGV phát bài tập, phiếu học tập, hướng dẫn học sinh qua mạng xã hội.
Công và công suấtTự học trước khi đến lớpTìm hiểu khái niệm, công thức, đơn vị của côngGV cung cấp tài liệu trên mạng xã hội
Tìm hiểu khái niệm, công thức, đơn vị công suấtGV cung cấp tài liệu trên mạng xã hội
Tự học trên lớp có sự hướng dẫn của GV

(tiết 1)

Báo cáo kết quả tự học được về công và công suấtGV nhận xét, tổng kết
Làm bài tập công, công suấtGV phát phiếu học tập
Đọc các giá trị công suất trên một số thiết bịGV cung cấp các tranh ảnh, hướng dẫn
Tự học ở nhà sau khi lên lớpTính tiền điện các thiết bị tiêu thụ ở gia đình mình (trong 1 tháng)HS báo cáo qua mail, ảnh. Bài nộp trên mạng xã hội.
Năng lượng- động năng- thế năngTự học ở nhà trước khi lên lớpTìm hiểu về năng lượngGV cung cấp tài liệu
Thu thập thêm các thông tin về năng lượng, chuẩn bị các câu hỏi để trao đổi trước lớp về năng lượngGhi vào phiếu thu hoạch
Tìm hiểu định nghĩa, công thức tính, đơn vị động năngGV cung cấp tài liệu
Tìm hiểu định nghĩa, công thức tính, đơn vị thế năngGV cung cấp tài liệu
Tự học trên lớp có sự hướng dẫn của GV

(tiết 1)

Trình bày kết quả tự học được ở nhà về năng lượng, động năng, thế năngGV nhận xét, tổng kết
Tìm mối liên hệ giữa công và độ biến thiên động năngGV hướng dẫn, gợi ý
Làm bài tập về động năng, độ biến thiên động năngGV phát bài tập, phiếu học tập
Giao nhiệm vụ làm dự án năng lượng cho từng nhómGV cung cấp các tiêu chí cho dự án
Tự học ở nhà sau khi lên lớpPhân chia nhóm kế hoạch làm dự án động năng, thế năngLập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
Chuẩn bị đọc thí nghiệm kiểm chứng bảo toàn cơ năngGV cung cấp tài liệu thí nghiệm
Tự học trên lớp có sự hướng dẫn của GV

(tiết 2)

Thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo toàn cơ năngGV quan sát, hỗ trợ, nhận xét, chấm điểm
Báo cáo kết quả thí nghiệm, rút ra kết luận, nhận xétGV kết luận, nhận xét nhóm, tổng kết.
Tự học ở nhà sau khi lên lớpPhân chia nhóm kế hoạch làm dự án động năng, thế năngLập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
Tự học trên lớp có sự hướng dẫn của GV

(tiết 3)

Báo cáo tiến trình thực hiện dự án,GV nhận xét, hướng dẫn
Làm bài tập về động năng, thế năngGV chuẩn bị phiếu học tập
Tự học ở nhà sau khi lên lớpPhân chia nhóm kế hoạch làm dự án động năng, thế năngChuẩn bị báo cáo dự án năng lượng, thế năng, động năng
Tự học trên lớp có sự hướng dẫn của GV

(tiết 4)

Báo cáo dự ánGV chấm điểm, nhận xét, tổng kết
Tự học ở nhà sau khi lên lớpLàm bài tập trắc nghiệm online tổng kết chươngGV chuẩn bị trắc nghiệm

Bước 2. Xây dựng, tìm kiếm nguồn thông tin cung cấp cho HS

Bước 3. Thiết kế dạy học cho các hoạt động tự học ở nhà nhằm chuẩn bị cho buổi học ở trên và cho giờ học ở trên lớp.

Từ những nghiên cứu ở trên, tôi đã tiến hành thiết kế tiến trình dạy học của chương “Các định luật bảo toàn” theo hướng bồi dưỡng NLTH của HS với sự hỗ trợ của MVT. Trong khuôn khổ luận văn này, tôi đã trình bày tiến trình dạy học một bài 23 Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng của chương “Các định luật bảo toàn”.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ cơ sở nghiên cứu lí luận của việc bồi dưỡng NLTH với sự hỗ trợ của MXH trong dạy học nói chung và dạy học vật lí nói riêng, đặc điểm cấu trúc chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT, chúng tôi đã xây dựng, thiết kế bài dạy học tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH.

Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT. Đề xuất bảng phân chia nội dung theo hìnhh thức tự học của học sinh trong chương. Đề xuất được tiến trình dạy học và các bước thiết kế bài dạy theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH với các hoạt động dạy học ở nhà trước khi lên lớp, các hoạt động dạy học trên lớp, các hoạt động ôn tập, củng cố.

Sau khi thiết kế được các hoạt động chúng tôi cũng đã tổ chức một lớp học với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh.

Qua nghiên cứu, có thể rút ra kết quả dạy học theo tiến trình này sẽ có thể có những kết quả khả quan góp phần bồi dưỡng NLTH cho HS và nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT và được tổ chức thực nghiệm ở chương 3.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

Mục đích

Mục đích của TNSP là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra. Cụ thể kết quả TNSP trả lời các câu hỏi sau:

1. Việc tổ chức các hoạt động DH theo hướng phát triển NLTH cho HS (theo các bước đã đề xuất) có góp phần phát triển NLTH cho HS không?

2. Việc tổ chức các hoạt động DH theo hướng phát triển NLTH cho HS thì kết quả học tập của HS có cao hơn so với PPDH truyền thống không?

Trả lời được các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót của đề tài để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho đề tài hoàn thiện. Từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng DHVL và quá trình đổi mới PPDH ở trường THPT.

Nhiệm vụ

1. Chọn đối tượng tiến hành TNSP;

2. Tổ chức dạy một bài trong chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT, lớp TNg dạy theo định hướng phát triển NLTH cho HS với các giáo án đã được thiết kế ở chương 2 và ở phần phụ lục của luận văn, lớp ĐC dạy theo giáo án và các PPDH truyền thống;

3. Quan sát đánh giá hoạt động học tập của HS trong các tiết học kết hợp với lấy ý kiến HS sau khi học tập;

4. Tiến hành cho HS làm bài kiểm tra sau khi học xong chương “ Các định luật bảo toàn”;

5. Thu thập số liệu, xử lý kết quả TNg để đánh giá hiệu quả của vấn đề nghiên cứu;

6. So sánh, đối chiếu kết quả học tập của các lớp TNg và các lớp ĐC để kiểm chứng giả thuyết khoa học đề tài đã đặt ra.

Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm

Đối tượng

Hoạt động DH bài 23. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng, trong chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT.

Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

TNSP được tiến hành trong học kì II năm học 2016- 2017 đối với HS khối 10 THPT tại trường THPT Trần Phú, TP Đà Nẵng.

Nội dung

Ở các lớp TNg, GV tổ chức DH theo định hướng phát triển NLTH cho HS đối với Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng của chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT. Ở các lớp ĐC, GV sử dụng PPDH truyền thống đối với Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng của chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT. Sau đó cho HS làm 1 bài kiểm tra 1 tiết sau khi học hết chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT để đánh giá NLTH và các phiếu điều tra thăm dò ý kiến của GV và HS trong quá trình thực nghiệm.

3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm

Khối TNg và khối ĐC được chọn từ các lớp có sĩ số và chất lượng học tập tương đương nhau. Trên cơ sở đó chọn ra hai mẫu TNg và ĐC cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Bảng các mẫu TNSP

Tên trường Nhóm TNgNhóm ĐC
Số lớp Số HS Số lớp Số HS
THPT Trần Phú 10/143410/1635
Tổng 134135

3.3.2. Phương pháp tiến hành

3.3.2.1. Quan sát, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau

Tất cả các giờ học ở các lớp TNg và ĐC đều được quan sát và ghi chép các hoạt động của GV và HS theo các nội dung sau:

Hoạt động của GV

  • Các bước lên lớp của GV, quá trình tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập của HS;
  • Các biện pháp sử dụng trong từng bước để rèn luyện các thành tố và chỉ số hành vi của NLTH, các biện pháp bồi dưỡng NLTH cho HS;
  • Hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động DH theo định hướng phát triển NLTH cho HS trong các bước khác nhau của QTDH.

Hoạt động của HS

  • Tính tích cực, hứng thú học tập của HS thông qua không khí học tập của lớp học, thái độ học tập, hoạt động xây dựng bài học mới, sự tập trung và nghiêm túc, sự hợp tác và chia sẻ trong quá trình học tập;
  • Khả năng thực hiện các thành tố và chỉ số của NLTH thông qua việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng kiến thức mới cũng như trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về nhà;
  • Mức độ đạt được các mục tiêu của bài dạy và khả năng vận dụng các thành tố và chỉ số hành vi của NLTH đã học được của HS thông qua kết quả trả lời các câu hỏi, hoạt động nhóm và sản phẩm làm được.

3.3.2.2. Bài kiểm tra

Sau khi TNSP, HS ở cả hai nhóm ĐC và TNg được đánh giá bằng một bài kiểm tra nhằm đánh giá định lượng mức độ lĩnh hội kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức vào giải một số bài toán cụ thể trong chương “Các định luật bảo toàn” để xem năng lực tự học các em ở mức độ nào.

Kết quả của việc quan sát, thăm dò, cũng như kết quả của bài kiểm tra sẽ là căn cứ để đánh giá tính khả thi của giả thuyết khoa học đã đưa ra. Qua đó lập các bảng và biểu đồ để so sánh và rút ra kết luận kết quả TNSP.

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Đánh giá định tính

Qua quá trình TNSP, tôi rút ra các nhận xét như sau:

Về việc HS học ở nhà:

– Thực nghiệm được chia ra làm 6 buổi: 3 buổi ở nhà và 3 buổi ở lớp. Tuy nhiên, ở buổi đầu tiên tại nhà của nhóm TNg HS còn lúng túng không biết phương pháp học, chưa theo trình tự của GV hướng dẫn, ở buổi học này chúng tôi chưa thể đánh giá được năng lực của HS. Sang các buổi thứ hai HS đã hình thành được thói quen tự học đúng giờ, thảo luận tự nhiên hơn; đặc biệt là buổi học tại lớp ngày hôm sau, HS vẫn còn bàn luận về vấn đề được tổ chức học ở nhà. Tuy nhiên ở buổi thứ hai này, việc đánh giá cũng chưa thực hiện được chính xác vì số lượng quá đông, nên sang buổi học tại nhà thứ ba chúng tôi hạn chế số học sinh lại chỉ còn 10 em.

– Ban đầu đa số HS cả hai nhóm TNg và ĐC đều không xây dựng kế hoạch tự học, cũng như các NLTH ở hai nhóm gần như tương đương nhau, không có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên đến buổi thứ hai của TNg, các HS lớp TNg đã được hướng dẫn xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng các năng lực tự học nên các em đã có các NLTH tốt hơn hẳn các em lớp ĐC thể hiện ở các hoạt động học tập từ buổi thứ hai và thứ ba của quá trình TNg sau khi học xong bài 23. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng, chương “Các định luật bảo toàn”;

– HS tích cực tham gia các hoạt động học tập trên nhóm. Các câu hỏi thực tế thu hút sự tham gia của các em HS, HS làm các bài tập và trực tiếp trả lời bằng cách “comment” và “like” ngay trên bài đăng. HS cũng mạnh dạn trình bày suy nghĩ, thắc mắc và đề nghị GV giải đáp.

Về việc HS học trên lớp:

– Nhóm TNg có 3 buổi ở lớp. Mục đích của việc học ở lớp của nhóm TNg là trình bày, báo cáo những vấn đề mình đã nghiên cứu khi tự học ở nhà. Tuy nhiên, trong quá trình học ở lớp, ban đầu đa số HS chưa thể trình bày rõ ràng mạch lạc những vấn đề được học ở nhà, sự tham gia của tập thể cũng chưa cao, học sinh còn ngại ngùng trước đám đông, ngoài ra NL tự tìm kiếm thêm các tài liệu bên ngoài cũng chưa hình thành rõ ràng nên ở buổi đầu tiên chúng tôi chưa thể đánh giá được các hành vi của NLTH. Đến buổi thứ hai học sinh chia nhóm thực hiên thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng, mới bắt đầu thấy được rõ hơn các hành vi của NLTH. Tuy nhiên lớp quá đông nên không thể đánh giá năng lực một cách chuẩn xác nên sang buổi thứ ba chúng tôi đã hạn chế còn 10 em. Các em này học lực trung bình có nhiệm vụ nghiên cứu trước “Va chạm mềm và va chạm đàn hồi” sau đó lên báo cáo, trình bày, giảng dạy trước lớp.

– Việc sử dụng MXH hỗ trợ dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS trong giờ học trên lớp giúp giảm bớt hoạt động của GV và tăng cường các hoạt động của HS ở lớp TNg. Đối với nhóm ĐC, mặc dù dạy theo chương trình SGK và bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng nhưng hoạt động tự lực của HS chưa nhiều. Tuy HS ở lớp ĐC có trả lời các câu hỏi do GV đặt ra nhưng chưa thể hiện rõ sự hứng thú và tự giác.

Về việc đánh giá học sinh kết quả kiểm tra cuối bài:

– Phiếu đánh giá gồm 16 câu hỏi, nhưng trong đó có 5 câu cuối là vận dụng kiến thức để làm bài tập (phiếu đánh giá ở phần phụ lục). Chúng tôi chỉ lấy kết quả trong 5 câu hỏi cuối và chỉ chọn 10 em được đánh giá năng lực ở cả tiết 2 và tiết 3. Vì mẫu thực nghiệm tương đối ít nên chúng tôi đã lọc lựa tương đối kỹ, sức học của cả 2 nhóm ĐC và TNg gần tương đồng nhau.

3.4.2. Đánh giá định lượng

3.4.2.1. Kết quả đánh giá hoạt động học tập bài 23 Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng (tiết 2)

3.4.2.2. Kết quả đánh giá hoạt động học tập bài 23 Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng (tiết 3)

3.4.2.3. Kết quả đánh giá bài kiểm tra cuối bài

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc tổ chức dạy học theo tiến trình đã thiết kế tạo ra môi trường học tập không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. HS có thể thoải mái trao đổi thảo luận, GV có thể quản lí, hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời hoạt động học của HS. Việc dạy học với sự hỗ trợ của MXH góp phần rèn luyện kỹ năng tự học của HS, kích thích hứng thú học tập, giúp HS tích cực, chủ động trong học tập.

Nếu dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH được thực hiện thường xuyên, liên tục, các công cụ đánh giá NL được thiết kế và sử dụng một cách hợp lý thì không những có thể xác định chính xác NL của người học để phục vụ các mục đích nhất định của GD mà còn giúp cho HS phát triển được NLTH, từ đó điều chỉnh cách học tập và dần phát triển được NL của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT.

KẾT LUẬN

  1. Những kết quả đã đạt được

Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài: Vận dụng B-learning tổ chức dạy học chương “các định luật bảo toàn”- vật lí lớp 10 với sự hỗ trợ của mạng xã hội theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh” chúng tôi thu được những kết quả sau:

– Xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông.

+ Cơ sở lý luận của hoạt động tự học và bồi dưỡng NLTH cho HS.

+ MXH hỗ trợ cho việc bồi dưỡng NLTH cho HS. MXH có khả năng ôn tập kiến thức và rèn luyện kiến thức kĩ năng cần thiết cho quá trình tiếp thu bài mới; hình thành kiến thức và kỹ năng mới cho học sinh; củng cố, ôn luyện và vận dụng các kiến thức; tổng kết, hệ thống hóa kiến thức; kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức và kỹ năng của HS.

+ Quy trình dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS với sự hỗ trợ của MXH được thiết kế như sau:

Bước 1: Tạo một group lớp học trên mạng xã hội (Facebook).

Bước 2: Tổ chức dạy học ở nhà

Bước 3: Tổ chức dạy học trên lớp

Bước 4: Điều chỉnh kế hoạch học tập

Từ việc phân tích cơ sở lý luận cho thấy MXH là công cụ hỗ trợ có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới về PPDH.

+ Đưa ra một số biện pháp sử dụng MXH hỗ trợ dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS. MXH hỗ trợ việc bồi dưỡng NLTH trong khâu mở đầu, nghiên cứu kiến thức mới, vận dụng, củng cố kiến thức và đặc biệt trong quá trình tự học ở nhà. Đồng thời thiết kế tiến trình dạy học một số bài học trong chương “Các định luật bảo toàn” theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH.

– Tiến hành TNSP nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc dạy học với sự hỗ trợ của MXH.

+ Kết quả định tính: Việc dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH giúp tăng thời gian, không gian hoạt động cho HS, HS ở lớp TN học tập tích cực, hào hứng xây dựng bài hơn so với lớp ĐC.

+ Kết quả định lượng: Theo kết quả thống kê và phân tích số liệu thu được thì kết quả học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, tỉ lệ HS đạt loại yếu kém của nhóm TN giảm nhiều so với nhóm ĐC và tỉ lệ đạt loại khá giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

Kết quả TNSP đã khẳng định hiệu quả của việc dạy học với sự hỗ trợ của MXH.

Qua kết quả TN, chúng tôi thấy rằng việc dạy học với sự hỗ trợ của MXH đã góp phần đạt được mục tiêu đổi mới PPDH hiện nay, nâng cao hứng thú, tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng tự học cho HS.

Một số đề xuất kiến nghị

Để việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế giảng dạy ở trường THPT có hiệu quả, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất sau:

  • Đối với nhà trường: Quan tâm đến việc đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực cho HS; có biện pháp cụ thể để bồi dưỡng NLTH cho HS.
  • Đối với GV: Cần chú trọng đến việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS, phối hợp sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học để đạt kết quả cao hơn trong dạy học. Có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường sử dụng công cụ dạy học hiện đại để phát huy tính tích cực của HS.
  • Đối với HS: Có ý thức trong việc học tập của bản thân, nhận thức được việc học thực chất là tự học, thầy cô chỉ là người hướng dẫn để các em tự tin đi tìm tri thức.

Hướng phát triển của luận văn

Mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các chương, các phần khác trong chương trình vật lý THPT và cho các địa bàn khác.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\LY LUAN VA PHUONG PHAP DẠY HOC VAT LY\NGUYEN THI HUYEN TRANG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *