Ứng dụng học thích ứng để xây dựng hệ thống hỗ trợ học lập trình dành cho học sinh tại trường THPT

Ứng dụng học thích ứng để xây dựng hệ thống hỗ trợ học lập trình dành cho học sinh tại trường THPT Khâm Đức (THINK TO CODE)

Ứng dụng học thích ứng để xây dựng hệ thống hỗ trợ học lập trình dành cho học sinh tại trường THPT Khâm Đức (THINK TO CODE)

  1. Lý do chọn đề tài

Bạn đã bao giờ bắt đầu một khóa học lập trình, nhưng nghĩ rằng nó không hứng thú? Hay quá khó? Chúc bạn có thể làm cho nó hấp dẫn hơn? Cảm thấy như bạn đã không được thực hành với các bài lập trình đủ để nắm vững nội dung? Với hệ thống hỗ trợ học lập trình có ứng dụng học tập thích ứng tìm cách giải quyết những thách thức này.

Trong thực tế, việc dạy môn lập trình cũng như dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học cho học sinh phổ thông gặp rất nhiều khó khăn. Học sinh xem đây là một môn phụ, không thi tốt nghiệp, không thuộc khối nào khi thi vào các trường đại học. Môn lập trình lại là môn học tương đối khó, đòi hỏi phải có ý tưởng về thuật toán, tư duy về toán học…nên động lực để thúc đẩy học sinh học tập môn này bị hạn chế. Nhiều em có năng lực và tư duy thuật toán, có tư duy lập trình nhưng chưa phát huy hết khả năng đó. Do đó, một phương pháp dạy học sinh động để tạo niềm đam mê và gây hứng thú cho học sinh là rất quan trọng. Phương pháp dạy học thích ứng là một trong những phương pháp mà giáo viên khi dạy lập trình cần quan tâm hơn để phát huy tính tích cực, khả năng hình thành tư duy tốt và phát huy phẩm chất của học sinh. Qua đó, tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển năng lực tư duy, năng lực chú ý, năng lực quan sát, khả năng tò mò của học sinh. Đặc biệt, học thích ứng trong dạy lập trình là rất cần thiết, tạo thêm động lực, hứng thú và niềm đam mê cho học sinh khi học môn lập trình.

Hơn thế nữa, đánh giá năng lực học sinh theo xu hướng mới: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT. Thông tư 26 không chỉ yêu cầu đánh giá bằng nhận xét chung chung mà quy định cụ thể: đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập. Trong đó, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá, có thể kiểm tra đánh giá học sinh trên máy tính. Việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra đánh giá hợp lý, sẽ đẩy mạnh hoạt động đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh và đặc biệt phát triển rất tốt năng lực tự học của mỗi cá nhân người học.

Vì thế, để tìm hiểu kỹ hơn về ứng dụng học thích ứng trong quá trình dạy lập trình cũng như đánh giá năng lực học sinh theo tình hình mới, tôi đã quyết định chọn đề tài “Ứng dụng học thích ứng để xây dựng hệ thống hỗ trợ học lập trình dành cho học sinh tại trường THPT Khâm Đức (THINK TO CODE)”.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ

a. Mục tiêu

  • Nghiên cứu phương pháp dạy học thích ứng
  • Xây dựng hệ thống chấm bài lập trình có đưa ra ghi chú cụ thể về lỗi cho mỗi test.
  • Kết hợp hệ thống hỗ trợ học lập trình dành cho học sinh Trung học với học thích ứng.

b. Nhiệm vụ

  • Tìm hiểu về học thích ứng.
  • Hiện thực hóa hệ thống hỗ trợ học lập trình dành cho học sinh TH có ứng dụng học thích ứng.
  • Tìm hiểu về dữ liệu thực tế (cụ thể các bài toán thực tế).

– Xây dựng chương trình thử nghiệm bài toán ứng dụng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

a. Đối tượng nghiên cứu

Các phương pháp, thuật toán học tập thích ứng, các mô hình CSDL để xây dựng hệ thống hỗ trợ học lập trình dành cho học sinh TH.

b. Phạm vi nghiên cứu

– Hệ thống Themis

Xây dựng mô hình học thích ứng ứng dụng vào hệ thống chấm điểm trong học lập trình có trả lỗi qua từng test để hỗ trợ việc học lập trình của học sinh trung học phổ thông, thử nghiệm cho các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Sử dụng My SQL để quản lý CSDL được thiết kế theo mô hình học thích ứng.

Sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để viết chương trình hệ thống.

Hệ thống thông tin về chấm điểm cho học sinh trung học phổ thông theo mô hình học thích ứng cho phép đánh giá năng lực học sinh theo thông tư mới.

4. Phương pháp nghiên cứu

a. Nghiên cứu lý thuyết

– Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có để lựa chọn phương pháp và công cụ cũng như hướng tiếp cận phù hợp với nội dung nghiên cứu.

– Tổng quát hóa nội dung cần nghiên cứu để xây dựng các khái niệm và kết quả ở mức phương pháp hóa.

– Lựa chọn công nghệ đã có để cài đặt và thể hiện cụ thể những kết quả của nội dung nghiên cứu.

b. Nghiên cứu thực nghiệm

Áp dụng xây dựng hệ thống hỗ trợ học lập trình dành cho học sinh trung học phổ thông có áp dụng phương pháp học thích ứng, CSDL quan hệ được tạo trên MySQL, viết chương trình hệ thống bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Cho phép Học sinh trung học phổ thông học lập trình (ngôn ngữ PASCAL, C++) trực tuyến bằng hình thức đăng kí trực tuyến, đăng nhập vào học các khóa học, phần học, bài học ở dạng thích ứng với năng lực của cá nhân học sinh đó.

Thực nghiệm trên dữ liệu đầu vào là học sinh trung học phổ thông của trường THPT Khâm Đức.

5. Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

  • Người giáo viên linh hoạt cung cấp cho học sinh lượng kiến thức, bài tập, đầy đủ đa dạng và phân bậc theo trình độ mỗi trường, mỗi lớp, mỗi cá nhân người học đồng thời tùy theo mỗi chương trình học như trường chuyên chương trình học sẽ khác trường miền núi, hay tùy chương, tùy bài học, tùy phần học.
  • Kiểm tra đánh giá được mỗi cá nhân học sinh tùy theo năng lực của từng học sinh
  • Tiết kiệm thời gian trong khi học lập trình của học sinh TH thu hút số lượng người học lập trình, phát huy năng lực, phẩm chất và trí tuệ của người học, giảm thiểu tình trạng học vẹt của một vài đối tượng học sinh, phân luồng nhanh các đối tượng học sinh có năng khiếu bộ môn tin học.
  • Hỗ trợ người quản trị trong việc quản lí dữ liệu, thực hiện được tại các trường THPT, THCS, đáp ứng với tình hình mới hiện nay.

6. Kết luận:

a. Kết quả của đề tài

– Xây dựng thành công mô hình học thích ứng dựa trên lý thuyết học thích ứng;

– Áp dụng mô hình đã xây dựng để tạo một hệ thống học thích ứng hỗ trợ học lập trình để đánh giá kết quả cho môn tin học 11 tại trường THPT Khâm Đức.

b. Hướng phát triển của đề tài

– Nghiên cứu mô hình thích ứng dựa trên tập hợp tiêu chí đánh giá năng lực lập trình làm đầu vào;

– Nghiên cứu, phát triển thêm nhiều ngôn ngữ lập trình hơn như Python để có thể áp dụng cho các hướng tiếp cận về việc thay đổi sách hiện nay.

Ứng dụng học thích ứng để xây dựng hệ thống hỗ trợ học lập trình dành cho học sinh tại trường THPT Khâm Đức (THINK TO CODE)
Ứng dụng học thích ứng để xây dựng hệ thống hỗ trợ học lập trình dành cho học sinh tại trường THPT Khâm Đức (THINK TO CODE)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Tổng quan và thực trạng về giáo dục lập trình THPT tại Quảng Nam

1.2. Tổng quan học thích ứng (adaptive elearning)

1.2.1. Lịch sử học thích ứng

1.2.2. Khái niệm học thich ứng

Hệ thống học tập thích ứng là phần mềm trong đó các thuật toán tối ưu hóa nội dung để điều chỉnh cho mục tiêu của người học và trạng thái kiến thức hiện tại.

Trong một khóa học e-learning truyền thống, bạn sẽ đi theo một cách tuyến tính con đường mà người hướng dẫn tạo ra. Bạn xem video, đọc bài báo, làm câu đố và thực hành các mô-đun tương tác theo thứ tự đã định trước. Một hệ thống học tập thích ứng sẽ chứa các loại tài liệu giống nhau. Nhưng thứ tự sẽ thay đổi đối với mỗi người học. Hệ thống quyết định nội dung nào sẽ hiển thị cho người học dựa trên hai điều:

  • Nếu mục tiêu của người học chỉ là một tập hợp con của nội dung, hệ thống có thể giới hạn nội dung.
  • Nếu hệ thống xác định đường đi hiện tại quá dễ dàng, hệ thống có thể tăng tốc độ lên bài học khó hơn. Nếu hệ thống phát hiện ra bài học hiện tại quá khó, hệ thống có thể … can thiệp và xem xét nội dung tiên quyết, giảm thử thách, hoặc làm chậm tốc độ.

1.2.3. Thuật toán học thích ứng trong hệ thống

  • Mô hình học thích ứng hay thuật toán học thích ứng là một thuật toán lặp, trong đó có các thao tác cơ bản như:

Mô tả hoạt động của học thích ứng.

+ Bước 1: Khởi tạo giá trị năng lực ban đầu của thí sinh.

+ Bước 2: Dựa vào năng lực (kiến thức) hiện tại của thí sinh, lựa chọn câu hỏi phù hợp nhất từ những câu hỏi chưa được chọn.

+ Bước 3: Đưa câu hỏi đã chọn đến thí sinh, thí sinh trả lời, thu nhận kết quả câu trả lời.

+ Bước 4: Ước lượng lại năng lực của thí sinh dựa trên kết quả thu nhận được.

+ Bước 5: Kiểm tra điều kiện dừng nếu sai quay lại bước 2.

  • Diễn giải:

+ Khởi tạo năng lực khởi đầu của thí sinh;

+ Lựa chọn câu hỏi để chọn ra câu hỏi phù hợp nhất với năng lực thí sinh từ ngân hàng câu hỏi để thực hiện;

+ Nhận kết quả phản hồi để ghi nhận kết quả trả lời từ thí sinh: Ước lượng năng lực mới dùng để thực hiện các tính toán để ước lượng lại năng lực mới của thí sinh;

+ Điều kiện dừng là tập các điều kiện để xác định việc tiếp tục lựa chọn câu hỏi hoặc kết thúc quá trình đánh giá.

1.3 Tổng kết chương 1

Chương này, luận văn tập trung trình bày tổng quan về tình hình giáo dục môn lập trình tại Trung học phổ thông, nhằm phân tích để đưa đến việc ứng dụng mô hình học thích ứng vào dạy học lập trình. Trình bày các cơ sở lý thuyết , nghiên cứu tổng quan lịch sử, khái niệm cơ bản và thuật toán mô hình học thích ứng.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THINK TO CODE

2.1. Phân tích hệ thống Themis

2.1.2. Hạn chế Themis

– Chưa có chức năng cho giáo viên sắp xếp, hệ thống lại bài tập theo khóa học, theo chương, theo bài học từ kho bài có sẵn. Giáo viên chưa thể tạo bài riêng theo cấp độ năng lực của từng cá nhân học sinh.

– Học sinh có ít thông tin về kết quả chấm, thường chỉ có đúng hoặc sai, không có thông tin gì về lỗi test case.

Vì vậy, khắc phục những hạn chế từ Themis hệ thống THINK TO CODE được xây dựng:

– Themis được tích hợp vào THINK TO CODE để chấm code lấy điểm năng lực phục vụ cho học thích ứng.

– Themis sau khi chấm xong sẽ tạo ra một file input chứa kết quả.

– Hệ thống THINK TO CODE sẽ đọc kết quả từ file input đó lưu vào Database với mỗi lần submit tương ứng của thí sinh và trả lại kết quả chấm cho thí sinh đang submit.

– Đồng thời, mỗi lần biên dịch có lỗi trả về lỗi code rõ ràng (khác Themis chỉ trả về dịch lỗi), mỗi lần submit với các test case sẽ thông báo lỗi cụ thể nếu có (khác Themis chỉ trả về kết quả sai hoặc đúng).

2.2. Xây dựng mô hình dữ liệu hệ thống THINK TO CODE

2.2.1. Mô hình chức năng tổng quát của THINK TO CODE

+ Gợi ý bài học: sau khi submit code xong thí sinh được gợi ý một danh sách bài học thuộc chương mình đang học phù hợp với năng lực thực tại đang có của học sinh

Ví dụ:

Hệ thống có bộ đề/ khóa học ARRAY (thuộc phần 3 trong chương trình giáo dục tin học 11: mảng – xâu )

STT/ BÀINội dungNĂNG LỰCĐIỂM BỊ TRỪ SAU MỖI LẦN SUBMIT
CẦN ĐẠTTỐI THIỂU
1Bài 1: Tìm các số chính phương và nguyên tố trong mảng

-Dòng 1: Nhập vào N là số lượng phần tử của mảng

-Dòng 2: Nhập N số nguyên (mỗi số cách 1 khoảng trắng)

VD:

InputOutput
4
1 2 3 4
1 4
2 3
10000
2Bài 2: Tìm các số âm và dương trong mảng

-Dòng 1: Nhập vào N là số lượng phần tử của mảng

-Dòng 2: Nhập N số nguyên (mỗi số cách 1 khoảng trắng)

InputOutput
4
1 2 3 -4
1 2 3

-4

3001000
3Bai 3. Tìm số nhỏ nhất và lớn nhất trong mảng

InputOutput
4
1 2 3 -4
1

3

30030010
4Bài 4: Tìm đường chéo chính của ma trận vuông NxN

– Dòng 1: Số nguyên N

– Dòng 2: Nhập N dòng, mỗi dòng gồm N số nguyên (cách nhau 1 khoảng trắng)

VD:

InputOutput
3
1 2 3
4 5 6
7 8 9
1 5 9
300300100
5Bài 5: Nhập vào 2 số nguyên N, M là số dòng và số cột của mảng 2 chiều N x M, xuất mảng ziczac (xem ví dụ)

VD:

InputOutput
63 31 2 3
6 5 4
7 8 9
400500100
6Bài 6: Xuất số lượng các ký tự (không tính khoảng cách) trong một chuỗi (dùng khoảng trắng để ngăn cách các ký tự) ra màn hình

VD:

InputOutput
b a n a n aa : 3
b : 1
n : 2
400700100
7Bài 7: Xuất số lượng các ký tự (không tính khoảng cách) trong một chuỗi (dùng khoảng trắng để ngăn cách các ký tự) ra màn hình

VD:

InputOutput
b a n a n aa : 3
b : 1
n : 2
5001000100
  • Mô hình học thích ứng hay thuật toán học thích ứng được áp dụng vào hệ thống THINK TO CODE.

+ Bước 1: Khởi tạo giá trị năng lực ban đầu của thí sinh mức 0.

+ Bước 2: Dựa vào năng lực (kiến thức) hiện tại của thí sinh, lựa chọn câu hỏi phù hợp nhất từ những câu hỏi chưa được chọn.

+ Bước 3: Đưa câu hỏi đã chọn đến thí sinh, thí sinh trả lời, thu nhận kết quả câu trả lời.

+ Bước 4: Ước lượng lại năng lực của thí sinh dựa trên kết quả thu nhận được.

+ Bước 5: Kiểm tra điều kiện dừng nếu sai quay lại bước 2.

  • Diễn giải:

+ Khởi tạo năng lực khởi đầu của thí sinh với bài học trình độ dễ 1 bài học đầu ở mức 0 đạt là thí sinh đã có 300 năng lực;

+ Lựa chọn bài học phù hợp nhất với năng lực thí sinh từ ngân hàng bài học để thực hiện bài học 2, 3,4 trình độ trung bình;

  • Nếu chọn bài 2 thí sinh có 300 năng lực ở bài 1 là dư với số năng lực tối thiểu 100 mỗi lần submit lại không trừ
  • Nếu chọn bài 3 thí sinh có 300 năng lực ở bài 1 là dư với số năng lực tối thiểu mỗi lần submit bị trừ 10
  • Nếu chọn bài 4 thí sinh có 300 năng lực ở bài 1 là dư với số năng lực tối thiểu mỗi lần submit bị trừ 100

+ Nhận kết quả phản hồi để ghi nhận kết quả trả lời từ thí sinh: Ước lượng năng lực mới dùng để thực hiện các tính toán để ước lượng lại năng lực mới của thí sinh;

  • Nếu chọn bài 2 thí sinh hoàn thành tốt có 300 năng lực ở bài 2+ 300 năng lực bài 1= 600 năng lực
  • Nếu chọn bài 3 thí sinh hoàn thành tốt tức các lần submit không bị trừ thì có 300 năng lực ở bài 3+ 300 năng lực ở bài 1= 600 năng lực
  • Nếu chọn bài 4 thí sinh hoàn thành tốt tức các lần submit đều đúng (không bị trừ) có 300 năng lực ở bài 4+ 300 năng lực bài 1= 600 năng lực

+ Điều kiện dừng là tập các điều kiện để xác định việc tiếp tục lựa chọn câu hỏi hoặc kết thúc quá trình đánh giá.

  • Với 600 năng lực thí sinh đó có thể chọn bài học 5 trình độ trung bình khá với mức năng lực tối thiểu là 500 nhưng nếu hoàn thành cả bài học 1,2 và 3 hoặc 4 tốt tức >= 700 năng lực thí sinh đó sẽ chọn được bài học 6 ở mức khá với 700 năng lực
  • Nếu chọn bài 5 thí sinh hoàn thành tốt tức các lần submit không bị trừ thì có 500 năng lực ở bài 5+ 600 năng lực hiện có= 1100 năng lực thì thí sinh đó có thể chọn bài học 7 trình độ giỏi với mức tối thiểu là 1000 năng lực
  • Nếu chọn bài 5 thí sinh không hoàn thành tốt tức các lần submit chưa đúng ( bị trừ mỗi lần là 100) tương tự như lúc tăng bài học khi giảm cũng tùy năng lực mà thí sinh được chọn câu hỏi 4,3,2, 1 hoặc hệ thống thông báo dừng học
  • Hệ thống đánh giá năng lực học của học sinh thông qua từng lần submit của học sinh. Kết hợp việc chấm điểm ở mức độ test case dễ đến khó, có gợi ý testcase(public testcase) và private testcase dùng để đánh giá năng lực học sinh, thông qua số lần submit số lượng testcase public private đúng khác nhau, hệ thống tự động đánh giá mức độ hoàn thành bài của học sinh ở một mức độ về thời gian, về điểm cho mỗi testcase.
  • Ứng với các mức độ hoàn thành khác nhau hệ thống tự động chọn các bài học do người thiết kế bài học gợi ý cho học sinh thông qua số điểm năng lực hiện tại của học sinh
  • Năng lực của học sinh ở mức có thể âm hoặc dương nên bài học có thể bị đóng khi thí sinh chưa đủ năng lực. Ví dụ thí sinh A với các lần học tốt hệ thống tự động gợi ý các bài có mức độ khó cao, nhưng khi vào bài mức độ khó cao thí sinh làm bài sai liên tục, hệ thống có thể khóa bài đó lại đối với thí sinh đó và yêu cầu gợi ý các bài dễ hơn đến khi thí sinh có đủ năng lực thì mới tự động mở lại bài cho thí sinh làm lại.
  • Vì vậy, hệ thống tự động nhận dạng năng lực hiện tại của học sinh mà đưa ra bài phù hợp với cá nhân mỗi học sinh, ngoài ra người thiết kế bài giảng có thể vận dụng kiến thức, chuyên nghành của mình để thiết kế các bài với mức độ khó khác nhau phù hợp với nhiều loại thí sinh khác nhau mà hệ thống vẫn tự nhận dạng được, hệ thống có tính đa dụng cao, việc gợi ý sẽ thông qua 2 yếu tố, một bài giảng được thiết kế của người giáo viên tạo khóa học, hai tác động học của học sinh lên hệ thống, hệ thống tự cân bằng hai yếu tố đó đưa ra gợi ý bài học tiếp theo cho học sinh.
  • Hệ thống đang dựa vào lịch sử người dùng trên khóa học cụ thể để đưa ra đánh giá năng lực của cá nhân mỗi học sinh.
  • Sau khi làm bài học sinh sẽ xem được lịch sử làm bài, bảng xếp hạng của mình nằm trong nhóm những bạn cùng học bài học đó.
  • Học sinh có thắc mắc sẽ gởi liên hệ, giáo viên sẽ xem trong những slide và giải đáp thắc mắc qua gmail.

2.2.1.2 Sơ đồ chức năng tổng quát của hệ thống:

2.2.1.3 Sơ đồ luồng dữ liệu ngữ cảnh hệ thống THINK TO CODE

2.2.1.4 Sơ đồ luồng dữ liệu chi tiết:

2.2.1.5 Sơ đồ luồng dữ liệu đăng kí/ đăng nhập User

2.2.1.6 Sơ đồ luồng dữ liệu thêm/ xóa / sửa User

2.2.1.7 Sơ đồ luồng dữ liệu phân quyền

2.2.1.8 Sơ đồ luồng dữ liệu danh mục

2.2.1.9 Sơ đồ luồng dữ liệu khóa học

2.2.1.10 Sơ đồ luồng dữ liệu của bài học/ câu hỏi

2.2.1.11 Sơ đồ luồng testcase

2.2.1.12 Sơ đồ luồng submits-testcase đánh giá theo năng lực

2.2.2 Mô tả các chức năng phân rã của hệ thống

2.2.3 Mô hình cơ sở dữ liệu thực thể ở dạng mô tả:

2.2.4 Mô hình dữ liệu quan hệ:

2.2.4.2 Mối liên kết giữa các thực thể:

a) Cap_bac – User

Một cấp bậc có nhiều User, 1 User chỉ thuộc về 1 cấp bậc.

b) Hoc_van – User

Một trình độ học vấn có nhiều User, 1 User chỉ thuộc về 1 trình độ học vấn

c) DanhSach_danhmuc – danh mục

Một danh sách danh mục có nhiều danh mục, 1 danh mục chỉ thuộc về 1 danh sách danh mục

d) Danhmuc-User:

Một Danhmuc có nhiều User, 1 User có thể thuộc nhiều danh mục nên sinh ra thực thể phan_quyen .

e) Khoa_hoc – Section

Mỗi khóa học có nhiều chương học, 1 chương học thuộc 1 khóa học

f) Section – lesson

Một Section có nhiều bài học, 1 bài học chỉ thuộc 1 chương học.

g) Lesson – submit

Mỗi bài học có thể submit nhiều lần, 1 mã submit chỉ thuộc 1 bài học.

h) Lesson – tescase

Mỗi bài học có nhiều Tescase, mỗi mã Testcasse chỉ thuộc 1 bài học

i) Testcase – Submit

Một Testcase có nhiều lần submit, 1 lần submit có thể sinh ra nhiều lỗi vì thế thêm thực thể Submit-testcase.

2.3. Tổng kết chương 2

Trong chương 2, trình bày hệ thống Themis đưa ra những hạn chế của Themis không đáp ứng được tình hình mới nên THINK TO CODE được hình thành, trình bày tổng quát về hệ thống đưa ví dụ cụ thể việc ứng dụng mô hình học thích ứng vào hệ thống để xây dựng hệ thống hỗ trợ học lập trình, thiết kế CSDL, xây dựng được các mô hình thực thể, mô hình quan hệ dữ liệu, mô hình chức năng, mô hình luồng dữ liệu làm tiền đề giải quyết bài toán thiết kế hệ thống chấm điểm lập trình theo mô hình học thích ứng cho hệ thống THINK TO CODE

CHƯƠNG 3

CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM

Trong chương này, tôi sẽ trình bày cách thức cài đặt thử nghiệm, triển khai hệ thống và có một số các chức năng hình ảnh demo minh họa của hệ thống hỗ trợ học lập trình có ứng dụng học thích ứng THINK TO CODE.

3.1 Dữ liệu mẫu thực tế:

3.1.1 Dữ liệu mẫu khóa học:

3.1.2 Dữ liệu mẫu phần học thuộc khóa học:

3.1.3 Dữ liệu mẫu bài học thuộc phần học của khóa học:

3.2 Giao diện của THINK TO CODE

3.3 Kết quả ứng dụng hệ thống THINK TO CODE tại trường

Đề tài đã được ứng dụng để dạy học tại lớp bồi dưỡng học sinh giỏi về nội dung bài tập chương mảng-kí tự- chuỗi bằng phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp học thích ứng của hệ thống thì đã cho kết quả qua bài khảo sát bước đầu rất khả quan:

Nhóm 1: Sử dụng phương pháp truyền thống:

Số lượngĐạt khá, giỏi ĐạtTB
Số lượngTỉ lệ (%)Số lượngTỉ lệ (%)
301033.3%2066.7%

Nhóm 2: Sử dụng phương pháp trực tuyến THINK TO CODE:

Số lượngĐạt khá, giỏi ĐạtTB
Số lượngTỉ lệ (%)Số lượngTỉ lệ (%)
302893.3%26.7%

Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục cài đặt thêm các bài tập khác thuộc nhiều chương hơn để áp dụng vào dạy học và từ đó có số liệu đánh giá tính chính xác, tin cậy hơn về hiệu quả của việc học trên hệ thống.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1.Kết luận

Đề tài đã trình bày một cách khá tổng quan về phương pháp dạy học thích ứng, mô phỏng các đặc trưng cơ bản của hệ thống THINK TO CODE. Trên cơ sở phân tích các đặc trưng của mô hình học thích ứng, đề tài đã tập trung vào việc phân tích thiết kế hệ thống THINK TO CODE. Áp dụng kỹ thuật lập trình web để xây dựng hệ thống mang lại nhiều tiện ích cho người học, giúp người học dễ hiểu, dễ sử dụng, thu hút người học.

Trải qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu, bước đầu bản thân tôi đã thu được một số kết quả sau:

  • Làm rõ được ưu điểm và tác dụng của phương pháp dạy học thích ứng thông qua kết quả so sánh về chất lượng học sinh khi học thuật toán theo 2 phương pháp: Phương pháp truyền thống và phương pháp trực tuyến có ứng dụng học thích ứng như THINK TO CODE.
  • Đưa ra được giải pháp xây dựng một mô hình với các bài tập dễ, trung bình, trung bình khá, khá, giỏi. Đây là chương trình rất phù hợp với công việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc tự học, tự tìm hiểu kiến thức mới của học sinh.

Trong thời gian tới tôi hi vọng nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để tôi tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành tốt hệ thống của mình.

2.Hướng phát triển

– Cài đặt và mô phỏng hoàn thiện hệ thống bài tập hơn và triển khai chương trình tới học sinh để ghi nhận những tiến bộ về mặt hiểu bản chất, cách thức hoạt động và thi năng lực trên từng khóa học.

  • Có thể sử dụng những module đã cài đặt để tiếp tục mở rộng hệ thống bằng cách sử dụng hệ thống THINK TO CODE chấm năng lực tự động và test code của ngôn ngữ lập trình Python và triển khai hệ thống trong thực tế.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\HE THONG THONG TIN\TRUONG THI THUY DUNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *