Từ ngữ xưng hô trong cộng đồng Công giáo Việt

Từ ngữ xưng hô trong cộng đồng Công giáo Việt

Từ ngữ xưng hô trong cộng đồng Công giáo Việt

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, từ ngữ xưng hô (TNXH) là yếu tố đầu tiên mà các vai giao tiếp cần phải lựa chọn để xác lập vị trí của mình. Do đó, sử dụng TNXH thích hợp không chỉ giúp cuộc hội thoại được tiến hành mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giao tiếp. Qua cách sử dụng TNXH, người ta có thể biết được tình cảm, thái độ, mối quan hệ, trình độ học vấn của các nhân vật tham gia giao tiếp.

1.2. Công giáo là một trong những tôn giáo khá phổ biến ở Việt Nam và đồng hành cùng dân tộc, góp phần tạo nên sự phong phú của văn hoá Việt. Từ ngữ xưng hô trong Công giáo cũng nằm trong hệ thống TNXH của người Việt. Tuy nhiên, nó còn mang nét đặc trưng riêng đậm sắc thái của tôn giáo và chủ yếu phổ biến trong giao tiếp của những tín đồ Thiên Chúa giáo. Vì vậy, những người ngoài tôn giáo này sẽ khó dùng đúng TNXH hoặc sẽ lúng túng trong giao tiếp với người Công giáo và các vị có chức sắc trong Công giáo.

1.3. Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy vốn TNXH được sử dụng trong cộng đồng Công giáo khá phong phú và đa dạng cả về số lượng và nội dung ngữ nghĩa. Nó không chỉ dùng để “xưng” và “hô” nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng khi giao tiếp mà còn là phương tiện để biểu đạt tình cảm. Nhờ có nó mà nhịp cầu giao cảm giữa đôi bờ tâm hồn được nối liền. Mặt khác, việc sử dụng TNXH như vậy còn là cơ sở để đánh giá sự chuẩn mực trong lời nói, cũng như sự lịch sự trong văn hóa giao tiếp của người Công giáo.

Vì lẽ trên, chúng tôi chọn đề tài: Từ ngữ xưng hô trong cộng đồng Công giáo Việt làm luận văn thạc sĩ khoa học của mình. Mong muốn của chúng tôi là góp phần tìm hiểu nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của từ ngữ xưng hô trong Công giáo nói riêng và vẻ đẹp của tiếng Việt nói chung.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chủ yếu của luận văn là khảo sát, thống kê, phân loại hệ thống TNXH trong Công giáo, chỉ ra đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa của chúng, đồng thời nêu ra cách giao tiếp trong hệ thống TNXH của Công giáo nhằm làm cho hệ thống xưng hô trong giao tiếp của người Việt thêm phong phú và đa dạng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Lớp TNXH trong Công giáo là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về phạm vi các bình diện nghiên cứu: đối với lớp TNXH trong Công giáo Việt, luận văn đi sâu phân tích, miêu tả, lý giải những đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng và sự hoạt động của chúng trong giao tiếp.

Về phạm vi nguồn ngữ liệu khảo sát: luận văn chủ yếu nghiên cứu đồng đại cách giao tiếp xưng hô của các thành viên trong cộng đồng Công giáo ở Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra, những chỉ dẫn về biệt ngữ Công giáo trong Từ điển Công giáo 500 mục từ (Hội đồng Giám mục Việt Nam, 2011, Nxb Tôn giáo); Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1988, Nxb Giáo dục), một số sách, báo, tạp chí có đề cập đến Công giáo cũng là nguồn tư liệu khảo sát và tham khảo được sử dụng trong luận văn.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, phân loại :

Phương pháp miêu tả :

Phương pháp luận quy nạp, diễn dịch, tổng hợp và phương pháp logic:

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

Chương 2: Từ ngữ xưng hô trong Công giáo xét trên bình diện cấu trúc ngôn ngữ

Chương 3: Từ ngữ xưng hô trong Công giáo xét trên bình diện hoạt động giao tiếp

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

6.1. Về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt

Từ ngữ xưng hô trong cộng đồng Công giáo Việt
Từ ngữ xưng hô trong cộng đồng Công giáo Việt

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP

Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa giao tiếp: sự thông báo hay truyền đạt thông báo nhờ một hệ thống mã nào đó [40, tr.101]; còn giao tiếp ngôn ngữ là hình thức giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của xã hội loài người. Việt truyền đạt thông báo được tiến hành qua những bước liên tục. quá trình này làm thành hệ thống giao tiếp, bao gồm các thành tố nguồn phát tin, nguồn nhận tin và mã (…). Về nguyên tắc, giao tiếp ngôn ngữ mang tính chất xã hội. Để có thể giao tiếp được với nhau, con người phải có những mối quan hệ nhất định với nhau, đó là quan hệ giao tiếp. Quan hệ giao tiếp được xây dựng trên hệ thống các mối quan hệ xã hội nói chung, trên cấu trúc xã hội đó, và trên các quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp, hoặc nhóm người trong xã hội đó [40, tr.101-102].

1.2. VAI GIAO TIẾP

Sự phong phú trong các vai giao tiếp từ đó cũng tạo nên sự phong phú trong cách xưng hô của mỗi cá nhân. Cho nên, như J. Lyons nói “Vai giao tiếp chính là cương vị xã hội của một cá nhân nào đó trong một hệ thống các quan hệ xã hội.Vai được hình thành trong quá trình xã hội hóa các nhân vật” [24, tr 30]

Khi cá nhân tham gia vào hoạt động giao tiếp thì mang theo các vai xã hội này vào quá trình giao tiếp, được chúng tôi gọi là vai giao tiếp. Hoạt động giao tiếp phải được gắn liền với nhân vật giao tiếp. Nhân vật giao tiếp gồm người nói (người phát tín hiệu) và người nghe (người nhận tín hiệu) với tư cách chủ thể vai đại diện cho nhóm xã hội nhất định.

1.3. XƯNG HÔ TRONG GIAO TIẾP

1.3.1. Khái niệm từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt

Theo Bùi Minh Yến, “Khái niệm xưng hô được ý thức như là một hành vi ngôn ngữ có chức năng xác lập vị thế xã hội của những người tham gia giao tiếp và tương quan tâm thế giữa họ với nhau trong quá trình giao tiếp. Khi thực hiện chức năng này, hành vi ngôn ngữ xưng hô đồng thời đảm nhận nhiệm vụ khởi sự tạo sự tương tác ngôn ngữ cho cuộc thoại, điều chỉnh cuộc thoại theo đích đã định, bảo đảm hiệu lực hành vi” [37, tr 17].

Tác giả Trương Thị Diễm cho rằng: “Từ xưng hô bao gồm các từ, ngữ, các cấu trúc ngôn ngữ (trong đó từ đóng vai trò cơ bản) được sử dụng để xưng hô giao tiếp” [15, tr.21]. Tác giả cũng đã lưu lý rằng: “Từ xưng hô là những từ thuộc nhiều lớp từ loại của ngôn ngữ được đưa ra sử dụng để “xưng” (tự quy chiếu) và “hô” (quy chiếu vào người khác) [15, tr.22].

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì xưng hô là “Tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau” [29, tr.1163].

1.3.2. Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt

  1. Các đại từ nhân xưng

Hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Việt rất hạn chế về số lượng. Điểm đặc biệt nữa là do “ý nghĩa liên cá nhân và ý nghĩa biểu cảm trong các đại từ xưng hô của tiếng Việt quá đậm…nên chúng chỉ được dùng trong ngữ vực thân tình với thái độ từ thân mật đến suồng sã hoặc khinh rẻ”.[5, tr. 76]. Điều này đã gây không ít khó khăn, phức tạp cho người nước ngoài trong việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô tiếng Việt khi giao tiếp.

b. Các danh từ thân tộc

Trong tiếng Việt, danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô không chỉ được sử dụng trong gia đình mà còn được sử dụng rộng rãi và chiếm ưu thế trong các mối quan hệ xã hội, giới nghiên cứu gọi đó là xu hướng “gia đình hóa” các danh từ thân tộc trong xưng hô.

c. Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ

Trong tiếng Việt, khi giao tiếp, lớp từ chỉ nghề nghiệp (như: giáo viên, bộ đội, công nhân, học sinh…) thường không đứng một mình.

Khác với từ ngữ chỉ nghề nghiệp, những từ ngữ chỉ chức vụ có thể được dùng để xưng hô mà không phải thêm yếu tố hay điều kiện nào.

d. Xưng hô bằng tên riêng

Trong tiếng Việt, cả ba yếu tố (họ + tên đệm + tên riêng) đều có thể đứng độc lập làm từ xưng hô. Tuy nhiên, mức độ và phạm vi sử dụng của chúng cũng khác nhau:

e. Những cách xưng hô khác

1.4. BIỆT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ CÔNG GIÁO

1.4.1. Khái niệm biệt ngữ

Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa biệt ngữ là “Các đơn vị ngôn ngữ (từ, ngữ, câu…) được sử dụng chủ yếu trong giao tiếp hội thoại giữa các thành viên của một nhóm người nào đó, chung nhau về đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm vị trí xã hội hoặc tuổi tác… Người ngoài nhóm thường không hiểu được biệt ngữ” [40, tr.25].

Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: Biệt ngữ (còn gọi là tiếng xã hội) bao gồm các đơn vị từ vựng được dùng trong một tập thể xã hội…chỉ là những đơn vị từ vựng “chồng” lên những đơn vị từ vựng mà ngôn ngữ toàn dân đã có [6, tr.195].

1.4.2. Biệt ngữ Công giáo

Biệt ngữ Công giáo được hiểu là lớp từ vựng được sử dụng trong cộng đồng Công giáo (tín đồ, linh mục, con chiên, …).

1.5. CÔNG GIÁO VÀ CÔNG GIÁO VIỆT NAM

1.5.1. Khái quát về Công giáo

1.5.2. Khái quát về Công giáo Việt Nam

1.6. TIỂU KẾT

TNXH trong Công giáo là lớp từ vựng được sử dụng trong cộng đồng Công giáo. Nhập vào dòng chảy của dân tộc, lớp TNXH Công giáo đã ảnh hưởng ít nhiều đến hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt và ngược lại từ ngữ xưng hô Công giáo cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt. Đó là nét đặc biệt thể hiện đặc trưng văn hoá của Công giáo Việt Nam và nó cũng tạo nên nét đặc trưng văn hoá trong hệ thống từ xưng hô trong giao tiếp của người Việt.

CHƯƠNG 2

TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG CÔNG GIÁO XÉT TRÊN

BÌNH DIỆN CẤU TRÚC NGÔN NGỮ

2.1. TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG CÔNG GIÁO XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP

2.1.1. Từ ngữ xưng hô trong Công giáo xét trên bình diện cấu tạo

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê), “Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, dùng để đặt câu” [29, tr.1072].

TNXH trong Công giáo xét trên bình diện cấu tạo thì có cả hai dạng là từ đơn và từ ghép.

a. Từ đơn

TNXH trong Công giáo có cấu tạo là từ đơn rất ít. Theo thống kê của chúng tôi, có khoảng 20 từ đơn, chiếm 16,53% trong 121 TNXH thông dụng trong Công giáo.

b. Từ ghép

Với thống kê của chúng tôi, TNXH trong Công giáo là từ ghép có 59 từ, chiếm 48,76% (trong tổng số 121 TNXH Công giáo)

* Nhóm từ ngữ xưng hô là từ ghép đẳng lập

Theo khảo sát thì TNXH trong Công giáo có 6 từ ghép đẳng lập, chiếm 10,17% trong từ ghép.

Ví dụ : Thầy trò, ông bà, anh chị, anh em, huynh đệ, con cháu.

* Nhóm từ xưng hô là từ ghép chính phụ

Theo khảo sát, thống kê của chúng tôi, lớp từ ngữ xưng hô trong Công giáo có 53 từ ghép chính phụ, chiếm 89,83% (trong 121 từ ghép xưng hô Công giáo).

c. Ngữ định danh

TNXH Công giáo không những có từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ mà còn có một số tổ hợp từ mang tính định danh, tức ngữ định danh. Trong các ngữ định danh này, chúng tôi chỉ khảo sát 42 ngữ định danh chuyên dụng, chiếm 34,71% trong 121 TNXH Công giáo,

Theo khảo sát thống kê, lớp TNXH trong Công giáo có 121 từ, trong đó có 20 từ đơn, 59 từ ghép 42 ngữ định danh. Xét về đặc điểm từ loại, phần lớn các TNXH Công giáo được khảo sát là danh từ; còn đại từ thì hạn chế. Xét về đặc điểm cấu tạo, sau khi thống kê khảo sát nhóm TNXH trong Công giáo, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp TNXH Công giáo xét theo đặc điểm cấu tạo

Kiểu cấu tạoSố lượng Tỷ lệ
Từ đơn20 từ16,53 %
Từ ghép59 từ48,76 %
Ngữ định danh42 từ34,71 %
TỔNG121 từ100 %

2.1.2. Từ ngữ xưng hô trong Công giáo xét trên bình diện từ loại

a. Đại từ nhân xưng

Công giáo ở Việt Nam vẫn sử dụng các đại từ nhân xưng như là một phương tiện dùng để xưng hô trong cộng đồng tôn giáo của mình. Tuy nhiên, các đại từ này được sử dụng hạn chế.

b. Danh từ thân tộc

Các danh từ thân tộc được sử dụng nhiều trong cộng đồng Công giáo. Chính tâm lý trọng tình nghĩa “trọng gần hơn xa” đã làm cho thân tộc hóa trở thành khuynh hướng phổ biến trong giao tiếp người Việt. Trong giao tiếp, người Công giáo cũng sử dụng rất nhiều danh từ thân tộc như: Ông, ông Cụ, bà Cụ, cha, bố, dì, chị,…

c. Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức danh

– Hàng giáo phẩm Công giáo chính thức chỉ gồm hai bậc:

Giám Mục

Linh Mục

– Còn chia theo chức vụ thì:

Linh Mục (người chăn dắt linh hồn) cai quản hoặc đồng cai quản một Giáo xứ.

Giám Mục (giám sát việc chăn dắt) cai quản một Giáo phận gồm nhiều Giáo xứ.

Tổng Giám Mục: cai quản một Tổng Giáo phận, hay là Giám Mục chung của nhiều Giáo phận.

Hồng Y: Chức danh có vị trí cao cấp trong giáo hội, có nhiều loại chức Hồng Y. Hồng Y có thể không phải là Giám Mục.

Giáo Hoàng: được các Hồng Y bầu lên, là Giám Mục cao nhất, Giám Mục của các Giám Mục; Giám Mục thành Roma.

d. Danh từ chỉ tên riêng

Tên mà người Công giáo Việt Nam gọi là tên thánh thì đó là tên riêng như: Ða-Minh, Phanxicô, Phêrô…

2.2. TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG CÔNG GIÁO XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA

2.2.1. Yếu tố giới tính

Xét về nét nghĩa giới tính thì trong Công giáo số lượng từ mang nét nghĩa giới tính cũng khá phong phú.

Nam giới

Giám Mục

Linh Mục

Giáo Hoàng

Phó Tế

Thầy Sáu

Cụ Sáu

Nữ giới

Nữ Vương

Bà Cụ

Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Đức Mẹ Mông Triệu

Mẹ Tổng Quyền

Mẹ Bề Trên

2.2.2. Yếu tố nghĩa tôn ti

* Quan hệ cấp bậc:

Nam giới

Giáo Hoàng

Hồng Y

Giám Mục

Linh Mục

Phó Tế ( thầy đã chịu chức Thánh)

Thầy (chưa Phó Tế, chỉ nam tu sĩ)

Nữ giới

Mẹ Tổng Tuyền

Mẹ Bề Trên

Mẹ Giám Tập

Các em (chưa thành Xơ, giai đoạn đệ tử)

* Quan hệ tuổi tác:

Trong cách xưng hô, tuổi tác cũng có vai trò rất lớn trong việc chi phối việc lựa chọn cách xưng hô phù hợp. Nhưng khác với ngoài xã hội, tuổi tác ở đây được tính là tuổi đời và tuổi đạo (tuổi đạo hay còn gọi là tuổi dòng dành cho những người thuộc tầng lớp tu sĩ nam nữ). Họ tôn trọng những người lớn tuổi hơn mình và họ cũng sử dụng vốn từ chung của tiếng Việt chứ không có một vốn “biệt ngữ” riêng khi biểu lộ sự chênh lệch tuổi tác trong cách xưng hô: ông, bà, chú, bác, anh, chị, em, con… Đây cũng là một nét trong việc hòa nhập của văn hóa dân tộc đến tôn giáo.

2.3. TIỂU KẾT

Với chương này, chúng tôi đã đề cập đến TNXH trong Công giáo xét trên bình diện cấu tạo, bình diện từ loại và bình diện ngữ nghĩa. Số lượng 121 TNXH trong Công giáo, trong đó 20 từ đơn, 59 từ ghép: trong từ ghép có 53 từ ghép chính phụ và 6 từ ghép đẳng lập42 ngữ định danh đã tạo nên sự phong phú của lớp TNXH trong Công giáo.

Về bình diện từ loại, TNXH Công giáo chủ yếu là danh từ như danh từ thân tộc, danh từ chỉ nghề nghiệp, danh từ chỉ chức danh,… Về phương diện ngữ nghĩa, TNXH Công giáo mang các yếu tố nghĩa về giới tính, về tôn ti theo hàng giáo phẩm, chức sắc.

CHƯƠNG 3

TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG CÔNG GIÁO

XÉT TRÊN BÌNH DIỆN GIAO TIẾP

3.1. XƯNG HÔ GIỮA NHỮNG NGƯỜI CÙNG ĐI TU (CÙNG BẬC SỐNG)

3.1.1. Xưng hô trong quan hệ thầy – trò

Trong chủng viện, thầy tự xưng mình là “thầy”, “cha” hoặc “tôi”. Từ “thầy” ở ngôi thứ nhất được dùng phổ biến nhất và biểu hiện được sắc thái thân thiện gắn bó giữa tình thầy trò, thầy gọi (hô) trò là “con”, “trò”, “anh em”… hoặc gọi tên thánh của trò: Đaminh, Giuse, Anna… kèm theo cách hô gọi theo lứa tuổi, là cách gọi phổ biến và cách gọi này biểu hiện sắc thái thân mật, gắn bó.

Về phía người học trò, việc gọi thầy bằng những từ “thầy”, “cha”, hoặc “mẹ”, “dì”, “chị” (nếu là nữ tu) đều biểu thị sắc thái kính trọng, thân mật và gần gũi.

3.1.2. Xưng hô trong quan hệ cấp bậc của chức Thánh

  • Phó Tế xưng hô với các Phó Tế khác, Linh Mục, Giám Mục và Giáo Hoàng như sau: Cha – Con, chúng con (Thầy); Con – Cha;

Con (chúng con) – Đức Cha (Đức Giám Mục); Con (chúng con) – Đức Giáo Hoàng (Đức Thánh Cha)

– Các Giám Mục xưng hô với Giáo Hoàng, các Giám Mục khác, Linh Mục và Phó Tế như sau: Con (chúng con) – Đức Giáo Hoàng (Đức Thánh Cha); Con – Đức Giám Mục; Cha – Con, chúng con (Cha), Cha – Con, chúng con (Thầy).

– Giáo Hoàng xưng hô với các Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế như sau: ChaCon, chúng con (Đức Giám Mục, Cha, Thầy).

3.1.3. Xưng hô trong quan hệ giữa những nam nữ tu sĩ với nhau

Phần lớn những người trong cùng một cộng đoàn đều gọi nhau là “anh- em” (đối với những cộng đoàn nam tu sĩ), là “chị – em” (đối với những cộng đoàn nữ tu)

3.1.4. Xưng hô theo quan hệ lớn – nhỏ trong chức Thánh và tuổi tác

Vai

Giao tiếp

Xưng hô

lớn tuổi với

nhỏ tuổi

Xưng hô

nhỏ tuổi với lớn tuổi

Xưng hô

đồng tuổi

Giám Mục – Linh Mục– Tôi – Chú

– Tôi – Cha

– Tôi – Anh, em – Cha – Con

– Con – Đức Cha/ Cha
Giám Mục/ Linh Mục – thầy– Cha – Thầy

– Tôi – Thầy

– Tôi – Anh

– Cha – Con

– Con – Đức Cha/ Cha
Giám Mục/ Linh Mục – chủng sinh– Cha – Chú

– Cha – Anh

– Cha – Con

– Con – Đức Cha/ Cha
Giám Mục/Linh Mục – nữ tu– Cha – Con

– Cha – Chị/Xơ (soeur)/ Dì/ Bà.

-Tôi/Chị/Xơ(soeur)/ dì/ bà.

– Em – chị

– Con – Đức Cha

– Con – Cha/ – Ngài/ Cụ

Phó Tế – nữ tu– Em – Chị/ dì/ bà, soeur…

– Con – Chị/ dì/ bà…

 

– Con – thầy

3.2. XƯNG HÔ GIỮA GIÁO DÂN VỚI THIÊN CHÚA, CÁC THIÊN SỨ, CÁC PHÚC NHÂN

Trong giao tiếp, người Công giáo gọi Thiên Chúa bằng nhiều danh xưng khác nhau. Theo khảo sát của chúng tôi, người Công giáo gọi Thiên Chúa bằng những danh xưng sau: Ba Ngôi, Đức Chúa, Thiên Chúa…

Người Công giáo gọi các Thiên Sứ bằng những từ xưng hô sau: Thánh Thiên Thần, Thiên Thần,….

Những Phúc Nhân đã được hưởng thánh nhan Chúa là Đức Mẹ Maria và các Thánh. Khi trò chuyện và cầu nguyện với Đức Mẹ Maria, người Công giáo gọi Mẹ bằng nhiều danh xưng khác nhau: Bà, Đức Mẹ, Mẹ Maria…

3.3. XƯNG HÔ GIỮA GIÁO DÂN VỚI NGƯỜI ĐI TU (KHÁC BẬC SỐNG)

3.3.1. Xưng hô giữa giáo dân với những người có chức Thánh

Xưng hô giữa giáo dân với những người có chức Thánh
VớiGiáo HoàngCon(chúng con) – Đức Thánh Cha (Đức Giáo Hoàng)
Với Hồng YCon(chúng con) – Đức Hồng Y
Với Giám MụcCon(chúng con) – Đức Giám mục (Đức Cha),
Với Linh MụcCon(chúng con) – Cha
Với Phó TếCon(chúng con ) – Thầy

3.3.2. Xưng hô giữa giáo dân với tu sĩ

* Xưng hô giữa giáo dân với nữ tu:

– Con – dì (dì Phước)

– Con – mẹ( Mẹ bề trên)

– con – Chị/ bà / soeur… (chị bề trên,bà bề trên,soeur)

* Xưng hô giữa giáo dân với tu sĩ nam

– Con – thầy (thầy bề trên)

– Con- Cha (cha bề trên)

3.4. XƯNG HÔ GIỮA NHỮNG NGƯỜI ĐI TU VỚI GIÁO DÂN

3.4.1. Xưng hô trong quan hệ những người có chức Thánh với giáo dân

* Phó Tế với giáo dân:

– Tôi – Chú/bác/cô; Quý ông, quý bà, quý anh chị em;Thầy – con; Con – ông, bà.

* Giám Mục, Linh Mục với giáo dân:

– Cha/tôi – Con/anh/ chị/ em/ ông/ bà/ chú/ bác…

– Qúy ông, quý bà, quý anh chị em…

3.4.2. Xưng hô trong quan hệ những nam nữ tu sĩ với giáo dân

a. Xưng hô trong quan hệ nữ tu sĩ với giáo dân

Xưng hô trong quan hệ giữa nữ tu với giáo dân như sau:

Chị/ bà / soeur… – Con; Em – Anh,chị; Em – Chị; Con – Ông, bà; Con – Cô, chú; Con – Chị

b. Xưng hô trong quan hệ tu sĩ nam với giáo dân

– Thầy – Con/Các con (đối với giáo dân nhỏ tuổi)

– Thầy – Em/ Các em (đối với giáo dân nhỏ tuổi)

– Con – Ông, bà (đối với giáo dân lớn hơn tu sĩ nhiều tuổi)

– Tôi – Anh, chị (đối với giáo dân bằng hoặc lớn tuổi hơn tu sĩ không nhiều)

3.5. XƯNG HÔ GIỮA GIÁO DÂN VỚI GIÁO DÂN

Trong cộng đồng giáo dân, anh em hay hàng xóm thì xưng hô cũng giống như cách xưng hô của người Việt. Tuỳ mối liên hệ huyết thống với người nghe mà người nói phải sử dụng một trong những cách xưng hô khác nhau.

3.6. TIỂU KẾT

Chương 3 của luận văn chúng tôi đã đề cập đến TNXH trong Công giáo xét trên bình diện hoạt động giao tiếp, trên các khía cạnh sau:

Xưng hô giữa người đi tu với với nhau

Xưng hô giữa giáo dân với Thiên Chúa, các Thiên Sứ , các Phúc Nhân.

Xưng hô giữa người đi tu với giáo dân.

Xưng hô giữa giáo dân với giáo dân.

KẾT LUẬN

    Có thể thấy, xưng hô là một trong những phương tiện giao tiếp bắt buộc trong hầu hết các nền văn hóa. Khảo sát cách xưng hô của một cộng đồng, dân tộc không chỉ cung cấp cho chúng ta một hệ thống từ xưng hô mang tính đặc thù của cộng đồng, dân tộc đó mà còn giúp chúng ta biết được những đặc trưng văn hóa mà chủ thể văn hóa thể hiện qua hoạt động giao tiếp của mình.                                                                     

TNXH của những người theo đạo Công giáo ở Việt Nam vẫn là một “ẩn số” với không ít người Việt, bởi sự khác biệt và tương đồng với việc sử dụng từ ngữ xưng hô và cách xưng hô với người Việt cũng như những biến đổi của nó theo dòng lịch sử của đất nước qua những thời kì. Hệ thống TNXH trong cộng đồng Công giáo đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú. Qua hệ thống TNXH này, chúng ta phần nào hiểu hơn cái hay, cái đẹp cùng những yếu tố tâm linh trong cách xưng hô giao tiếp của cộng đồng Công giáo Việt Nam. Và hơn thế,chúng ta có thể tự hào hơn với những kiểu xưng hô giao tiếp mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

Với đề tài này, chúng tôi đưa ra kết quả nghiên cứu về lớp TNXH trong Công giáo như sau:

1. Trên cơ sở tìm hiểu về hệ thống từ ngữ xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt và khảo sát lớp từ ngữ xưng hô và hoạt động xưng hô giao tiếp ở cộng đồng giáo sĩ, giáo dân chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra hệ thống từ ngữ xưng hô trong giao tiếp Công giáo. Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát, mô tả và định lượng lớp từ ngữ xưng hô trong Công giáo gồm có 121 từ, trong đó có 20 từ đơn, 59 từ ghép và 42 ngữ định danh. Điều này đã tạo nên sự đa dạng và phong phú của lớp từ ngữ xưng hô trong Công giáo, qua đó cũng góp phần làm giàu thêm cho hệ thống TNXH tiếng Việt.

2. Về phương diện ngữ pháp, lớp TNXH trong Công giáo có cấu tạo từ đơn rất ít, có khoảng 20 từ, chiếm 16,53% trong tổng số từ TNXH Công giáo. Xưng hô trong Công giáo lại có số lượng từ ghép nhiều, có 59 từ chiếm 48,76%: trong đó có 6 từ ghép đẳng lập chiếm 10,17%, 53 từ ghép chính phụ chiếm 89,83%. Ngoài những từ đơn và từ ghép đã nêu, khi khảo sát lớp TNXH trong Công giáo, chúng tôi còn phát hiện có một số tổ hợp chính phụ mang tính định danh khá nhiều như: Chúa Thánh Thần, Con Cái Thiên chúa, Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời , Đức Mẹ Mông Triệu, Thượng Phụ Giáo Chủ, Chúa Tể Càn Khôn , Đức Chúa Trời, Đức Thượng Đế… nhưng chúng tôi chỉ chọn những từ chuyên dụng và xếp chúng vào ngữ định danh để khảo sát. Cụ thể, có 42 ngữ chuyên dụng chiếm 34,71% TNXH Công giáo. Chính số từ này đã tạo nên sự phong phú trong cấu trúc ngữ pháp của lớp TNXH trong Công giáo.

3. Về từ loại, TNXH trong Công giáo chủ yếu là đại từ và danh từ. Danh từ gồm có các danh từ thân tộc, danh từ danh tính, danh từ chỉ chức danh… được sử dụng làm từ xưng hô.

4. Về phương diện ngữ nghĩa, TNXH trong Công giáo cũng như TNXH trong tiếng Việt đều mang yếu tố nghĩa giới tính, yếu tố nghĩa tôn ti…. Trong giao tiếp ngôn ngữ, các thành viên trong các cộng đồng Công giáo ở Việt Nam không bỏ qua những quy tắc của chuẩn mực lịch sự mang đậm văn hóa Việt và thực hiện phương châm “xưng khiêm hô tôn” đầy tính nhân bản, thể hiện một sự giao thoa, hòa nhập của tôn giáo và văn hóa. Và cũng có thể khẳng định rằng Công giáo không chỉ đi sâu và ảnh hưởng lớn lao đến đời sống tâm linh của con người mà còn tác động không nhỏ đến tâm lý, đời sống và sinh hoạt của con người Việt, cách riêng là những người theo đạo Công giáo.

5. Về phương diện hoạt động giao tiếp, luận văn đã đề cập đến các mối quan hệ trong xưng hô. Và chính các mối quan hệ này đã tạo nên bức tranh đa sắc màu trong hoạt động giao tiếp của cộng đoàn Công giáo, đồng thời, đã tạo được sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và linh hoạt, góp phần bảo tồn nét đặc sắc trong văn hóa giáo tiếp của dân tộc Việt:

– Quan hệ giữa người đi tu với với nhau gồm: trong quan hệ thầy – trò, trong quan hệ lớn – nhỏ của chức Thánh, trong quan hệ giữa những nam nữ tu sĩ với nhau, trong quan hệ lớn – nhỏ và đồng tuổi.

– Quan hệ giữa giáo dân với Thiên Chúa, các Thiên Sứ, các Phúc Nhân

– Quan hệ giữa người đi tu với giáo dân gồm: trong quan hệ những người có chức thánh với giáo dân, quan hệ giữa giáo dân với những người có chức Thánh, quan hệ những nam nữ tu sĩ với giáo dân.

– Quan hệ giữa giáo dân với giáo dân.

TNXH trong Công giáo đã được xem xét dưới ánh sáng của ngôn ngữ học. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã thấy được Công giáo đã ăn sâu vào lòng văn hóa dân tộc, chúng hòa quyện và hỗ tương nhau để hòa vào bản sắc văn hóa của dân tộc Việt. Đó chỉ là bước đầu nghiên cứu và khảo sát nên đề tài cũng chỉ dừng lại ở một số từ xưng hô chuyên dụng trong giao tiếp Công giáo.

Đề tài TNXH trong đạo Công giáo là một đề tài hay và hấp dẫn đối với người nghiên cứu. Người viết hy vọng trong tương lai đề tài về Công giáo sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm và chú ý hơn nơi các nhà nghiên cứu để những vấn đề về giao tiếp được khai thác một cách triệt để và thấu đáo hơn.

Những gì đã thực hiện được trong luận văn, chúng tôi hy vọng đóng góp phần nào cho việc nghiên cứu hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt, Qua đó, cho thấy TNXH không chỉ đơn thuần là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là một yếu tố quan trọng của văn hóa. Như trong một bài viết, giáo sư sử học Phạm Cao Dương, một học giả Công giáo đã viết: “Ngày nay người ta không thể nói tới văn hóa của dân tộc Việt Nam hay cuộc sống của người Việt Nam trong bất cứ phạm vi nào mà không nói tới sự hiện diện, vai trò và sự đóng góp của đạo Công giáo, dù đó là cuộc sống ở trong nước hay cuộc sống ở nước ngoài”. Nền văn hóa của một dân tộc được ví như những tấm vải muôn màu mà sợi dọc là những cốt lõi văn hóa của chính dân tộc đó, trong khi những sợi ngang là những đón nhận qua nhiều thế hệ. Như vậy, tam giáo đã dệt nên những sợi ngang muôn màu trong một quá trình phát triển của văn hóa Việt Nam. Khi đạo Công giáo hiện diện ở Việt Nam thì đã có một yếu tố mới làm giàu cho văn hóa Việt Nam, trong đó hệ thống TNXH trong Công giáo là một ví dụ điển hình về sự giao lưu và hội nhập văn hóa Việt Nam với thế giới.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\LUAN VAN KHOA HỌC XH&NV\In luan van 23-11-2015\PHUONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *