Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng

Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng

Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa

1. Tính cấp thiết của đề tài

Là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, thành phố Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh. Đà Nẵng đã và đang phát triển về mọi mặt, trên tất cả các lĩnh vực, chất lượng đời sống, trình độ dân trí, nhu cầu dân sinh, môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút nhiều nguồn vốn cả trong nước và ngoài nước. Có được những thành công này là nhờ vào quá trình xây dựng, vận dụng đúng đắn các đường lối chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển thành phố trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó là mặt trái của cơ chế thị trường cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị và TTATXH của thành phố.

Cùng với sự phát triển chung của toàn thành phố, quận Thanh Khê cũng là nơi có quá trình phát triển kinh tế nhanh, là nơi tập trung đông dân cư và phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ du lịch với đường bờ biển dài. Song song với quá trình phát triển, tình hình tội phạm trên địa bàn quận Thanh Khê có những diễn biến phức tạp. Trong đó đáng chú ý là tình hình tội phạm TCTS có xu hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu của tình hình tội phạm, với phương thức thực hiện tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Bên cạnh đó, hậu quả do tội phạm TCTS gây ra không chỉ là thiệt hại về vật chất mà còn gây ra những bất ổn trong xã hội và mất an ninh trật tự.

Mặc dù các cấp chính quyền ở quận Thanh Khê đã rất quan tâm tới công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm TCTS trên địa bàn. Tuy nhiên trên thực tế, một số loại tội phạm vẫn chưa thực sự được kiềm chế hiệu quả, trong đó nổi lên là tội phạm TCTS có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tình hình tội phạm của quận Thanh Khê, đặc biệt là tội TCTS trong những năm gần đây vẫn xẩy ra và đang có diễn biến phức tạp về cả tính chất và mức độ. Trong trong vòng 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018, Tòa án nhân dân quận Thanh Khê đã xét xử 275 vụ án với 392 bị cáo về tội TCTS chiếm 34,63% tổng số vụ án và 31,16% số bị can của tình hình tội phạm trên địa bàn quận.

Xuất phát từ thực tế tình hình TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, việc nghiên cứu thực trạng phòng ngừa, đánh giá những nguyên nhân, hạn chế của hoạt động phòng ngừa để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê là một yêu cầu cấp thiết. Đây là lý do tác giả lựa chọn Đề tài: “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng hệ thống giải pháp phòng ngừa hữu hiệu đối với tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Phân tích tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

– Làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

– Đề xuất giải pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ phụ thuộc giữa tình hình tội TCTS và các hiện tượng, quá trình kinh tế – xã hội và pháp lý khác trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng để tạo cơ sở cho việc thiết lập các giải pháp phòng ngừa tội phạm này.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Nội dung nghiên cứu: Đề tài được thực hiện dưới góc độ tội phạm học thuộc chuyên ngành “Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm”.

– Tội danh nghiên cứu: Đề tài luận văn đề cập đến tội trộm cắp tài sản, được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 (Sửa đổi bổ sung năm 2009) và tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017).

– Không gian nghiên cứu: Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

– Thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng số liệu thực tế từ năm 2014 đến năm 2018, gồm số liệu thống kê của Tòa án nhân dân và 50 bản án hình sự sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng ngừa tội phạm.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phuơng pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích, Phương pháp tổng hợp, Phương pháp so sánh; Phương pháp thống kê; Phương pháp phỏng vấn chuyên gia; Phương pháp lựa chọn điển hình; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ hơn lý luận tội phạm học về phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nói riêng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức tham khảo để vận dụng vào phòng ngừa loại tội phạm này cũng như là tài liệu thiết thực cho việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ nhận thức cho quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn trong vận dụng đối với công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.1. Những vấn đề lý luận về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

1.1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam

Muốn làm rõ về tình hình tội TCTS thì trước hết phải làm rõ được khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội phạm. Trên cơ sở đó, chúng ta mới nhận thức đúng và đầy đủ về tội TCTS, từ đó mới có thể đưa ra được các phương hướng, giải pháp đấu tranh, phòng chống cụ thể và hiệu quả đối với từng loại tội phạm.

Tội TCTS được quy định tại Điều 138 – Bộ luật hình sự Việt Nam (BLHS) năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, trong Chương XIV thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu và tại Điều 173 – Bộ luật hình sự Việt Nam (BLHS) năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, trong Chương XVI thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu, như sau: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm tội TCTS, nhưng dựa trên lý luận khoa học hình sự về tội trộm cắp tài sản trong BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 và trong BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và thực tiễn đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản thì có thể đưa ra khái niệm như sau: “Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.

1.1.2. Khái niệm tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Có nhiều định nghĩa về tình hình tội phạm như: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý tiêu cực, được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp, bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và khoảng thời gian nhất định” [41, tr.14]; hoặc theo quan điểm khác thì: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng tâm – sinh lý – xã hội tiêu cực mang tính lịch sử và tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giai cấp và được biểu hiện bằng tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra cùng các chủ thể thực hiện các hành vi đó trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định” [33, tr.17].

Các quan điểm đều thừa nhận tình hình tội phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội được biểu hiện qua các thông số về lượng (thực trạng (mức độ) và động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm) và các thông số về chất (cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm) của nó. Tình hình tội phạm có hai mặt gồm: Mặt bản chất; Mặt biểu hiện ra bên ngoài của bản chất đó bẳng tổng thể các hành vi phạm tội với các chủ thể thực hiện hành vi đó trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định. Sự thay đổi các thông số về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi các thông số về chất và sự thay đổi của mỗi thông số cụ thể đều dẫn đến sự thay đổi chung của tình hình tội phạm.

Tình hình tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong tổng thể tình hình tội phạm là một quan hệ giữa cái chung và cái riêng, trong đó tình hình tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng vừa phù hợp, thống nhất với những lý luận về tình hình tội phạm nói chung nhưng cũng có những đặc điểm, thông số riêng mang đặc trưng của một loại tội phạm cụ thể trên một địa bàn cụ thể.

Từ sự phân tích trên có thể hiểu: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng là một hiện tượng xã hội pháp lý hình sự tiêu cực, phản ánh toàn bộ thực trạng (mức độ), động thái (diễn biến), cơ cấu và tính chất tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong một khoảng thời gian nhất định.

1.2. Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

1.2.1. Thực trạng (mức độ) của tỉnh hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

“Mức độ của tình hình phạm tội là đặc điểm định lượng tiêu biểu, cho biết toàn bộ số người phạm tội cùng số tội phạm do họ thực hiện trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định” [33, tr.104].

Để thấy rõ được thực trạng của tình hình tội TCTS sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018, trước hết cần phải xác định số vụ phạm tội và số bị cáo phạm tội TCTS đã bị Tòa án xét xử và tuyên bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. Số liệu thống kê số vụ án và số bị cáo đã xét xử về các tội phạm và tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018, được thể hiện như sau:

Bảng 1.1. Mức độ tổng quan của tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018

NămTình hình tội phạm trên địa bàn quận Thanh KhêTội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh KhêTỷ lệ %
Số vụSố bị cáoSố vụSố bị cáoSố vụ

(D/B)

Số bị cáo

(E/C)

ABCDEFG
2014166248669039,7636,29
2015151263548435,7631,94
2016143236466732,1728,39
2017172273578333,1430,40
2018162238526832,1028,57
Tổng cộng794125827539234,6331,16

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Theo số liệu thống kê, từ năm 2014 đến năm 2018, trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đã xảy ra 275 vụ án TCTS với 392 người phạm tội. Trong đó năm 2014 xảy ra nhiều nhất với 66 vụ và 90 người phạm tội, năm 2016 xảy ra ít nhất với 46 vụ va 67 người phạm tội. Như vậy, từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, trung bình mỗi năm có 55 vụ TCTS với 79 bị cáo được xét xử sơ thẩm hình sự, chiếm tỷ lệ 34,63% về số vụ và 31,16 % về số bị cáo trong tổng số vụ và bị cáo nói chung trên toàn quận. Con số này nói lên phần hiện của tình hình tội TCTS trên địa bàn quận còn chiếm tỉ lệ tương đối cao.

Để có thể đánh giá một cách bao quát về thực trạng tình hình tội TCTS trên địa bàn nghiên cứu, tội phạm học đã đưa ra cách tính một loại chỉ số khái quát đó là cơ số tội phạm (chỉ số tội phạm), đó là chỉ số khái quát nhất về mức độ của tình hình tội phạm đối với một đơn vị hành chính – lãnh thổ, trong một đơn vị thời gian là một năm và được tính bằng số hành vi phạm tội trên mười nghìn dân.

a.1 Cơ số tội trộm cắp tài sản ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018

Cơ số tội phạm có một số cách tính khác nhau, ở đây chọn cách tính lấy số bị cáo hàng năm trên đơn vị 10.000 dân của năm đó để làm cách tính cơ số tội TCTS ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Cơ số tội TCTS được thể hiện ở Bảng 1.2:

Bảng 1.2. Cơ số tội trộm cắp tài sản ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018

NămTội trộm cắp tài sảnDân số

(người)

Cơ số phạm tội (C/D)Tỷ lệ vụ/số bị cáo (B/C)
Số vụSố bị cáo
ABCDEF
20146690190.7824,7273,68
20155484193.5254,3464,29
20164667196.2863,4168,66
20175783199.0114,1768,68
20185268201.7543,3776,47
Tổng số275392981.3584,070,15
Trung bình5578,4196.2724.070,15

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy ở cột E thể hiện số bị cáo phạm tội TCTS trên số dân, con số này càng lớn thì mức độ tội TCTS của năm đó càng cao. Qua phân tích, năm 2018 có mức độ thấp nhất cứ 10.000 dân thì có 3,37 người phạm tội TCTS; năm 2014 có mức độ cao nhất, cứ 10.000 dân thì có 4,72 người phạm tội TCTS.

Cơ số tội TCTS giai đoạn từ năm 2014 – 2018 trên toàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng là 4,0 nghĩa là cứ 10.000 dân thì có 4,0 người phạm tội TCTS. Qua đó cho thấy cơ số tội TCTS trên toàn quận có chiều hướng gia tăng từ năm 2014 trở đi.

a.2 So sánh cơ số tội trộm cắp tài sản của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng với các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Với cách tính như trên, cơ số tội TCTS của các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được xác định và thể hiện ở Bảng 1.3 như sau:

Bảng 1.3. Cơ số tội phạm trộm cắp ở các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018

Quận, huyệnTội trộm cắp tài sảnDân số

(người)

Cơ số phạm tội (C/D)Tỷ lệ vụ/số bị cáo

(B/C)

Số vụSố bị cáo
ABCDEF
Hải Châu2333281.176.5852,7971,04
Thanh Khê275392981.3583,9970,15
Sơn Trà167275698.1253,9460,73
Liên Chiểu139247510.9604,8356,28
Cẩm Lệ153251637.0903,9460,96
Ngũ Hành Sơn105195406.5354,8053,85
Hòa Vang185231919.7322,5180,09
Hoàng Sa
Thành phố

Đà Nẵng

1.2571.9195.330.3853,665,50

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Từ kết quả trên cho thấy cơ số tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ở mức cao (3,99) chiếm vị trí thứ 3 so với các quận, huyện còn lại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

So sánh số vụ và số bị cáo phạm tội TCTS trong tình hình tội phạm và đối chiếu với các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng, kết quả thống kê được thể hiện như sau:

Bảng 1.4. Mức độ tổng quan của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng so với các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng – giai đoạn từ 2014 đến 2018.

STTĐịa danhTình hình tội phạmTội trộm cắp tài sảnTỷ lệ %
Số vụSố bị cáoSố vụSố bị cáoSố vụ

(E/C)

Số bị cáo

(F/D)

ABCDEFGH
1Hải Châu678110223332834,3729,76
2Thanh Khê794125827539234,6331,16
3Sơn Trà48689616727534,3630,69
4Liên Chiểu41379313924733,6631,15
5Cẩm Lệ45681215325133,5530,91
6Ngũ Hành Sơn35662110519529,4931,40
7Hòa Vang53885718523134,3926,95
8Hoàng Sa
9Thành phố

Đà Nẵng

3.7216.3391.2571.91933,7830,27

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Từ kết quả cột H cho thấy nếu lấy tỷ lệ số bị cáo để so sánh thì kết quả Thanh Khê lại cao thứ 2 so với các quận, huyện khác trong thành phố, kết quả này khác với kết quả so sánh cơ số tội phạm TCTS đã nêu ở Bảng 3. “Áp dụng phương pháp xác định hệ đặc điểm chuyên biệt của tội phạm học” [30], [31], [32]. Trên cơ sở kết hợp hai tiêu chí là cơ số tội phạm và tỉ lệ bị cáo phạm tội TCTS trong tổng số bị cáo nói chung ở các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để tính cấp độ nguy hiểm của tình hình TCTS ở các quận, huyện, kết quả này được thể hiện ở Bảng 1.5 như sau:

Bảng 1.5. Cơ cấu theo mức độ nguy hiểm của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn các quận, huyện của thành phố Đà Nẵng được tính toán trên cơ sở kết hợp hai tiêu chí Cơ số tội phạm và Tỷ lệ bị cáo

STTQuận, huyệnCơ số phạm tộiTỷ lệ bị cáo phạm tội TCTS/THTPHệ số tiêu cực (C+D)Cấp độ nguy hiểm
ABCDEF
1Hải Châu2,79 (5)29,76 (6)5+6=116
2Thanh Khê3,99 (3)31,16 (2)3+2=53
3Sơn Trà3,94 (4)30,69 (5)4+5=95
4Liên Chiểu4,83 (1)31,15 (3)1+3=42
5Cẩm Lệ3,94 (4)30,91 (4)4+4=84
6Ngũ Hành Sơn4,80 (2)31,40 (1)2+1=31
7Hòa Vang2,51 (6)26,95 (7)6+7=137
8Hoàng Sa

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Như vậy, Bảng 5 cho thấy cấp độ nguy hiểm của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đứng vị trí thứ 3trong 7 cấp độ nguy hiểm của 07 địa danh cùng địa bàn thành phố Đà Nẵng. Huyện Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm nên ta không đưa vào so sánh.

1.2.2. Động thái (diễn biến) của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Động thái của tình hình tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê là sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu của tình hình tội TCTS tại một không gian và thời gian nhất định. Nghiên cứu về diễn biến của tình hình tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê là cơ sở cho việc dự báo tình hình tội TCTS trong tương lai và xây dựng được hệ thống các hoạt động phòng chống tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê.

Để thấy được mức độ của tình hình tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ 2014 đến năm 2018, chúng ta có thể xem biểu đồ đánh giá thực trạng của tình hình TCTS tại Biểu đồ 1.1 như sau:

Biểu đồ 1.1. Thực trạng của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn

quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (2014 – 2018)

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Qua biểu đồ trên thấy rằng, số lượng vụ án TCTS có sự tăng giảm không đều giữa các năm. Năm 2014 với số lượng vụ án và bị cáo phạm tội ở mức cao 66 vụ với 90 bị cáo, tuy nhiên đến năm 2015 đã có sự giảm nhẹ về số vụ lẫn số bị cáo 54 vụ với 84 bị cáo, năm 2016 tiếp tục giảm chỉ có 46 vụ với 67 bị cáo nhưng đến năm 2017 số lượng vụ án và số bị cáo lại tăng lên 57 vụ 83 và số vụ án, bị cáo năm 2018 lại giảm nhẹ còn 52 vụ với 68 bị cáo.

Biểu đồ 1.2. Diễn biến tình hình tội trộm cắp tài sản theo số lượng vụ án

trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (2014 – 2018)

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Biểu đồ 1.3. Diễn biến tình hình tội trộm cắp tài sản theo số lượng người phạm tội trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (2014 – 2018)

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Qua các Biểu đồ 1.2 và 1.3 cho ta thấy diễn biến của tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội TCTS nói riêng trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có chiều hướng tăng giảm nhưng nhìn tổng thế có giảm nhẹ trong những năm gần đây. Từ năm 2014 đến năm 2018 không chỉ số lượng vụ án phạm pháp hình sự giảm từ 66 vụ xuống 52 vụ mà số lượng người phạm tội cũng giảm từ 90 xuống 68 người phạm tội; tuy nhiên trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018 tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê cũng có sự tăng giảm không đều và từ năm 2016 đến 2017 số lượng vụ án hình sự và số người phạm tội có sự gia tăng đáng kể cho thấy tội phạm trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nói chung và tội phạm về TCTS nói riêng vẫn có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Qua Bảng 1.2 còn cho thấy tỷ lệ số vụ án trên tỷ lệ số bị cáo ở tội TCTS số bị cáo luôn cao hơn số vụ án điều đó thể hiện các vụ án TCTS có tính đồng phạm cao, số lượng người tham gia phạm tội TCTS trong một vụ án nhiều hơn. Qua số liệu này có thể đánh giá tình trạng các vụ phạm tội TCTS có tính đồng phạm, có tổ chức hay theo băng nhóm có nguy cơ gia tăng. Đồng thời có thể thấy xu hướng của tội phạm hình thành nên các đường dây TCTS, tiêu thụ tài sản liên tỉnh với thủ đoạn tinh vi hơn, hoạt động trộm cắp có tổ chức và theo băng nhóm thường tạo ra dư luận hoang mang lo sợ trong quần chúng nhân dân cũng như gây ra hậu quả lớn về mặt kinh tế.

1.2.3. Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 – 2018

“Cơ cấu của tình hình tội TCTS là tỷ trọng, mối tương quan giữa các nhóm tội, loại tội trong một chỉnh thể chung tổng hợp các tội phạm đã xảy ra trong một địa bàn và ở trong cùng một khoảng thời gian nhất định” [25, tr.104].

Được xem là đặc điểm định tính đặc trưng của hiện tượng TCTS, nên ngoài số liệu thống kê thường xuyên như đã sử dụng cho mặt định lượng cần phải bổ sung thêm số liệu nghiên cứu riêng; ở đây là số liệu được khai thác từ 100 bản án hình sự sơ thẩm dùng để sử dụng làm số liệu nghiên cứu riêng đối với đặc điểm định tính của tội TCTS. Cơ cấu của tình hình TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng được phản ánh qua các chỉ số cơ bản như sau:

Cơ cấu của tình hình tội TCTS trong mối quan hệ với tình hình tội phạm trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018:

Trên cơ sở số liệu thống kê ở Bảng 1.1, tỷ trọng của tội TCTS so với tổng số tội phạm đã xử lý chiếm tỷ lệ cao (34,63%), điều này chứng tỏ tội TCTS có mức độ phổ biến cao. Nếu xét theo từng năm trong cơ cấu tội phạm đã xử lý thì đây năm 2014 là năm mà có tỷ lệ số vụ án TCTS cao nhất chiếm 39,76% và năm 2017 là năm có tỷ lệ thấp nhất 32,10% trong. Qua đó có thể thấy được trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong 5 năm vừa qua thì tội TCTS là tội phổ biến.

Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong mối quan hệ với tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt từ năm 2014 đến năm 2018:

Bảng 1.6. Tỷ lệ của tội trộm cắp tài sản so với các tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018

NămTổng số tội xâm phạm sở hữuTội trộm cắp tài sảnTỷ lệ tội trộm cắp tài sản so với các tội xâm phạm sở hữu
Số vụ đã xét xửSố bị cáoSố vụ đã xét xửSố bị cáoSố vụ

(D/B)

Số bị cáo

(E/C)

ABCDEFG
201481118669081,4876,27
201578115548469,2373,04
201672103466763,8965,05
201786125578366,2866,40
201880107526865,0063,55
Tổng39756827539269,2769,01

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Theo số liệu thống kê ở Bảng 1.6 cho thấy tỷ lệ của tội TCTS trong tổng số các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt có sự biến đổi không ổn định trong các năm. Năm 2014, số vụ TCTS chiếm tỷ lệ 81,48% trong tổng số vụ án xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt; từ năm 2015 đến năm 2018 tỉ lệ này có sự tăng giảm theo từng năm, sau đó tiếp tục giảm xuống đến năm 2018 là 65% trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 đã xảy ra 275 vụ TCTS chiếm 69,27% trong tổng số 397 vụ xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. Kết quả thông kê cho thấy tỷ lệ số tội TCTS luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vụ án về các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.

Biểu đồ 1.4. Tỷ lệ tình hình tội trộm cắp tài sản so với tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố

Đà Nẵng (2014 – 2018)

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Biểu đồ 1.4 cho thấy tỷ lệ bình quân của tội TCTS so với các tội khác trong nhóm tội xâm phạm sở hữu trong giai đoạn khảo sát (2014 – 2018) chiếm đến 69,27% trên tổng số các vụ án. Như vậy, trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu thì tội TCTS luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 50%), con số này cho thấy tình hình TCTS là khá phổ biến. Như vậy, có thể khẳng định rằng nếu tập trung đấu tranh có hiệu quả với tội TCTS thì sẽ làm giảm tình hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Cơ cấu của tình hình TCTS từ năm 2014 đến năm 2018 được tính toán trên cơ sở diện tích và dân số của 8 đơn vị hành chính lãnh thổ (cấp phường) trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng:

Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có tổng cộng 10 đơn vị cấp phường. Để xem cấp độ nguy hiểm của tội TCTS ở từng đơn vị như thế nào và cấp độ nguy hiểm nhất rơi vào đơn vị nào thì cần nghiên cứu tất cả 10 đơn vị này. Muốn đạt được điều này, cần áp dụng phương pháp xác định hệ đặc điểm chuyên biệt của tội phạm học như đã trích dẫn, kết quả nghiên cứu theo phương pháp này được thể hiện ở các Bảng 1.7, 1.8, 1.9 như sau:

Bảng 1.7. Cơ cấu theo mức độ phạm tội trộm cắp tài sản từ năm 2014 đến năm 2018 được tính toán trên cơ sở số dân của 10 phường thuộc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

STTĐịa danhSố bị cáoDân số

(người)

Số dân/Số bị cáo (D/C)
ABCDE
1Phường Thanh Khê Tây3612.963360
2Phường Thanh Khê Đông3313.126398
3Phường Hòa Khê3112.826414
4Phường Vĩnh Trung4522.474499
5Phường An Khê5228.357545
6Phường Xuân Hà4625.437553
7Phường Thạc Gián3821.309561
8Phường Tân Chính3318.900573
9Phường Tam Thuận3922.750583
10Phường Chính Gián3923.612605
Tổng số392201.754515

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Bảng 1.8. Cơ cấu của tình hình trộm cắp tài sản trên cùng đơn vị hành chính từ năm 2014 đến năm 2018 được tính toán trên cơ sở diện tích 10 phường thuộc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

STTĐịa danhSố bị cáoDiện tích

(km2)

Số bị cáo/km2 (C/D)
ABCDE
1Phường Vĩnh Trung450,590
2Phường Tân Chính330,3789
3Phường Xuân Hà460,8178
4Phường Tam Thuận390,557
5Phường Chính Gián390,7254
6Phường Thạc Gián380,7749
7Phường Thanh Khê Đông330,8240
8Phường Thanh Khê Tây361,2230
9Phường An Khê522,1324
10Phường Hòa Khê311,6219
Tổng số3929,4641

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Bảng 1.9. Cơ cấu theo cấp độ nguy hiểm của tội trộm cắp tài sản từ năm 2014 – 2018 đối với 10 phường thuộc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng được xác định dựa trên cơ sở kết hợp yếu tố dân cư và diện tích

STTĐịa danhThứ bậc đã xét theo số dân và diện tíchHệ số tiêu cựcCấp độ nguy hiểm
ABCDE
1Phường Xuân Hà(6+3)92
2Phường Tam Thuận(9+4)134
3Phường Vĩnh Trung(7+1)81
4Phường Tân Chính(8+2)103
5Phường Chính Gián(10+5)156
6Phường An Khê(5+9)145
7Phường Thạc Gián(4+6)103
8Phường Hòa Khê(3+10)134
9Phường Thanh Khê Tây(1+8)92
10Phường Thanh Khê Đông(2+7)92

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Theo bảng thống kê 1.7 thì số dân trên bị cáo càng nhỏ (cột E) thì tội TCTS ở phường đó càng cao. Theo đó thì phường Thanh Khê Tây có mức độ phạm tội cao nhất: Cứ 360 người dân thì có 1 người phạm tội TCTS. Trong khi đó ở phường Chính Gián là 605 người.

Bảng 1.8 cho ta kết quả số bị cáo trên diện tích của từng địa danh. Đây là cơ sở để tính toán mật độ tội phạm, đó là số bị cáo trên 01 km2 càng cao thì tội TCTS ở phường đó càng cao. Từ kết quả phân tích số liệu theo tiêu chí này thì trật tự của từng địa danh, tức số thứ tự có sự thay đổi, theo đó phường Thanh Khê Tây không còn đứng ở vị trí thứ nhất mà thay thế vào đó là phường Vĩnh Trung và vị trí cuối là phường Hòa Khê.

Để đánh giá một cách toàn diện về tình hình tội TCTS thì cần phải kết hợp cả hai yếu tố dân cư và diện tích là cơ sở cho việc đánh giá 10 phường trên dịa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2018. Kết quả tại cột E Bảng 1.9 biểu thị cấp độ nguy hiểm được hình thành trên cơ sở hệ số tiêu cực (D), hệ số tiêu cực càng nhỏ thì cấp độ nguy hiểm của tình hình tội TCTS trên địa bàn đó càng cao. Theo đó thì phường Vĩnh Trung có hệ số tiêu cực (8) nên cấp độ nguy hiểm của tình hình tội TCTS ở phường Vĩnh Trung là cao nhất trong 10 phường thuộc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng; đứng thứ 2 là phường Xuân Hà, phường Thanh Khê Tây và phường Thanh Khê Đông cùng có hệ số tiêu cực (9); phường Chính Gián có hệ số tiêu cực (15) cho nên phường này có cấp độ nguy hiểm thấp nhất (cấp độ 6) trong 10 phường.

Từ số liệu các Bảng 1.7, 1.8, 1.9 có thể đưa ra một số nhận xét: Tình hình tội phạm tội phạm TCTS xảy ra nhiều ở các địa bàn phường Vĩnh Trung, phường Xuân Hà, phường Thanh Khê Tây, phường Thanh Khê Đông. Trước hết các phường này là nơi tập trung những địa điểm có nhiều điều kiện cho tội phạm TCTS xảy ra như chợ, trung tâm thương mại, trường học, cà nhà hàng, quán ăn, khu du lịch… Thứ hai các phường này đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ sở hạ tầng phát triển thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa, nguồn lực được đầu tư nhiều, cũng là điều kiện để phát sinh tội phạm TCTS. Thứ ba các phường Vĩnh Trung, phường Xuân Hà, phường Thanh Khê Tây, phường Thanh Khê Đông đều là những đơn vị hành chính số lượng người lao động, học sinh, sinh viên các vùng lân cận tập trung về đông, dân cư và kinh tế phát triển là điều kiện dễ phát sinh tội phạm.

Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng xét theo hình phạt và loại tội phạm từ năm 2014 đến năm 2018:

Bảng 1.10. Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 xét theo hình phạt

NămSố bị cáoHình phạt bổ sungHình phạt chính
Phạt tiềnCải tạo không giam giữTừ 3 năm tù trở xuốngTrong đó: phạt tù nhưng cho hưởng án treoTừ trên 3 năm đến 7 năm tùTừ trên 7 năm đến 15 năm tùTrên 15 năm tùTù chung thân
201490572409
20158404561410
20166701451407
201783621506
20186802530706
Tổng cộng392072737438
Tỷ lệ (%)1001,7969,6418,889,69

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Cơ cấu xét theo hình phạt được thể hiện ở Bảng 1.10, từ bảng thống kê trên cho thấy: Trong 05 năm qua, Tòa án cấp sơ thẩm quận Thanh Khê áp dụng hình phạt tù từ 3 năm trở xuống, số người phạm tội TCTS bị xử phạt dưới 3 năm tù từ năm 2014 đến 2018 là 273 bị cáo, chiếm 69,64% trên tổng số bị cáo phạm tội TCTS đã được xét xử; tiếp đến hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo là 74 bị cáo chiếm tỷ lệ 18,88% trong tổng số 392 bị cáo đã xét xử về tội TCTS; Hình phạt tù từ 03 đến 07 năm chiếm tỷ lệ tương đối ít so với số bị cáo bị áp dụng mức hình phạt tù dưới 3 năm, cụ thể là 9,69% so với tổng số bị cáo phạm tội TCTS đã được xét xử; hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng ít nhất chỉ có 07 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,79%; Không có bị cáo nào bị xử phạt hình phạt tù từ 07 năm trở lên cũng như tù chung thân.

Ngoài việc xem xét trên cơ sở cơ cấu xét theo hình phạt như đã nêu trên thì cũng cần xem xét đến cơ cấu loại tội phạm để thấy được tính chất, mức độ tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng để từ đó đối chiếu với hình phạt đã được áp dụng có phù hợp với tính chất tội phạm hay không để có cơ sở xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm.

Bảng 1.11. Cơ cấu của tình tình trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2018 xét theo loại tội phạm

NămLoại tội phạmHình phạt
Ít nghiêm trọngNghiêm trọngRất nghiêm trọngĐặc biệt nghiêm trọngHình phạt tù có thời hạnNhẹ hơn hình phạt tù có

thời hạn

20148196228
201574106618
20166075215
20177766815
2018626599
Tổng3543830785
%90,319,6978,3221,68

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Theo số liệu Bảng 1.11 có thể thấy tội phạm ít nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao 90,31% với 354 bị cáo; tội phạm nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 9,69% với 38 bị cáo; tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không có bị cáo nào.

Cơ cấu của tình hình tội TCTS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng theo đặc điểm nhân thân người phạm tội từ năm 2014 đến năm 2018:

Nghiên cứu nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội phạm học nhằm xác định được nguyên nhân phạm tội thuộc về nhân thân, mặt khác nghiên cứu quá trình hình thành những đặc điểm sai lệch trong nhân cách cá nhân để làm sáng tỏ nguyên nhân sâu xa nằm ở môi trường xã hội, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm, giáo dục cải tạo người phạm tội và ngăn ngừa tái phạm.

Nhân thân người phạm tội TCTS được làm rõ thông qua các tiêu chí như: Độ tuổi, giới tính, quốc tịch, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình; tiền án, tiền sự, nghiện hút.

– Cơ cấu xét theo độ tuổi, giới tính, quốc tịch, tôn giáo.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 9\TOI PHAM HOC\PHAM THANH SON\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *