Tổ chức dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh

Tổ chức dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh

Tổ chức dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh

1. Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong bối cảnh chung đó là: Cách mạng Công nghiệp 4.0 liên quan đến Internet kết nối vạn vật. Con người, máy móc, thiết bị, công việc được kết nối mọi nơi để sinh ra sản phẩm hay dịch vụ mới. Công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng phát triển; Nền kinh tế công nghệ cao, sử dụng chất xám trong mọi lĩnh vực và lấy tri thức làm động lực, công cụ phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế xã hội theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; Vì thế, mỗi giáo viên (GV) cần đổi mới phương pháp dạy học, đào tạo những học sinh (HS) có đủ năng lực (NL) để hoà nhập và cạnh tranh quốc tế.

Ngoài ra, theo định hướng phát triển giáo dục mới, HS phải là trung tâm trong các quá trình dạy và học, qua đó phát triển các NL của bản thân học sinh chứ không chỉ dạy, học truyền đạt kiến thức thông thường. Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ yêu cầu cần đạt của môn Vật lí ngoài việc góp phần thực hiện yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và NL chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể còn phải hình thành và phát triển năng lực vật lí (NLVL) của HS.

Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, HS hiện nay rất dễ tiếp cận các nguồn kiến thức mới (như internet, sách báo, truyền thông, …), không chỉ gói gọn trong sách giáo khoa; Đặc biệt, thế giới đang phải sống chung với đại dịch COVID-19 và nước ta cũng không ngoại trừ. Khi HS phải nghỉ học ở nhà, việc dạy học trực tuyến được triển khai trên cả nước, GV được khuyến khích chia sẻ tài nguyên trực tuyến cho HS qua nhiều kênh khác nhau để đảm bảo “tiếp tục việc học” cho tất cả HS. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học trực tuyến cho HS cũng gặp nhiều khó khăn. Một trong những thách thức đặt ra là làm thế nào để GV có thể xây dựng mô hình dạy học trực tuyến một cách bài bản và có hiệu quả.

Dạy học Vật lí theo mô hình “lớp học đảo ngược” sử phương tiện hiện đại, giúp phân phối các tài nguyên học tập, các bài giảng video, câu hỏi kiểm tra mức độ tiếp thu giúp cá nhân hóa việc học, để HS tự học ở nhà, … và giờ học ở lớp sẽ được GV tận dụng tối đa tổ chức cho HS vận dụng, thực hành kiến thức, thảo luận nhóm hoặc triển khai các dự án, giải quyết các vấn đề mở, phát triển được NL của HS mà đặc biệt là NLVL. Phương pháp dạy học này mang lại sự thay đổi lớn lao trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên giáo dục cùng với hàng loạt các ưu điểm khác nhau như thoải mái, linh hoạt, cá nhân hóa người học,… Ở lớp học truyền thống, HS ở những trình độ và khả năng tiếp nhận khác nhau phải bắt kịp với nhịp điệu giảng bài của GV, còn trong quá trình tự học và chuẩn bị cho lớp học đảo ngược, HS tự chủ sắp xếp việc học theo tốc độ và phong cách học tập của mình từ đó nắm vững được các kiến thức Vật lí, kết hợp với các tiết học trên lớp học sinh sẽ có nhiều thời gian để tìm hiểu được thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cũng như vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học từ đó phát triển tốt NLVL.

Mặt khác, phần quang hình học trong chương trình Vật lí THPT có ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và công nghệ như trong khoa đo lường, công nghệ điện tửy học… Chương “Khúc xạ ánh sáng” trong chương trình Vật lí 11 tương đối khó nhưng hay và khá quan trọng, giúp HS hiểu rõ về đường đi của tia sáng qua các môi trường. Kiến thức chương này có nhiều ứng dụng trong đời sống, gắn liền với thực tiễn phù hợp áp dụng mô hình lớp học đảo ngược để giảng dạy và phát triển NLVL cho HS.

Trên đây là lí do mà chúng tôi thực hiện đề tài: Tổ chức dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh.

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3. Mục tiêu nghiên cứu

Thiết kế tiến trình dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” Vật lí 11 theo mô hình lớp học đảo ngược để phát triển NLVL của HS.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu tổ chức dạy học được chương “khúc xạ ánh sáng” – Vật lí lớp 11 theo mô hình lớp học đảo ngược thì sẽ phát triển NLVL của HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.3. Phương pháp thống kê toán học

8. Đóng góp của đề tài

9. Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH

1.1. Năng lực Vật lí

1.1.1. Khái niệm năng lực và phát triển năng lực

1.1.2. Năng lực vật lý

1.1.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển năng lực Vật lí của học sinh

1.1.3.1. Rubric đánh giá năng lực vật lý của HS

1.1.3.2. Quy ước cách tính điểm và phân loại NL

1.2. Cơ sở lí luận của mô hình “lớp học đảo ngược”

1.2.1. Lớp học đảo ngược

1.2.2. Đặc điểm của lớp học đảo ngược

1.2.2.1. Ưu điểm

1.2.2.2. Nhược điểm

1.2.3. Tiến trình tổ chức dạy học theo hình thức lớp học đảo ngược

1.2.4. Cấu trúc bài học trên lớp trong mô hình lớp học đảo ngược

1.3. Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược theo hướng phát triển NLVL cho HS

Trước giờ học trên lớp
Hoạt động của HSHoạt động của GV
– HS tự học, tự nghiên cứu các video bài giảng ở nhà.

– Hoàn thành phiếu học tập nộp lên Padlet và hoàn thành bài tập online.

Gửi phản hồi thắc mắc lên group facebook (zalo) để GV hoặc các bạn khác trong lớp giải đáp, hỗ trợ các bạn khác.

– GV tạo video bài giảng (hoặc hướng dẫn học sinh khai thác bài giảng trên mạng), soạn phiếu học tập, hệ thống bài tập online.

– GV tổng hợp các vấn đề vẫn còn chưa rõ, kết quả bài trắc nghiệm trên mạng, chọn ra những bài có kết quả tốt nhất và kém nhất để chuẩn bị nội dung cho hoạt động tổ chức thảo luận trên lớp.

Trong giờ học trên lớp

Hoạt động của HSHoạt động của GV
– HS trao đổi, thảo luận sâu các vấn đề chưa rõ

– Hệ thống hóa kiến thức mới

– Luyện tập/giải bài tập; đặc biệt là các bài tập củng cố nội dung bài học và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề học tập trong các tình huống tương tự; thảo luận các phương pháp giải tập, phương án giải quyết vấn đề hay và tối ưu.

– Thực hành các kiến thức, kĩ năng đặc thù gắn với nội dung bài học (vẽ đồ thị, làm thí nghiệm…) theo nhóm hoặc cá nhân.

– Ghi nhận nhiệm vụ về nhà.

GV triển khai các hoạt động: Tạo tình huống học tập, tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận; Luyện tập/giải bài tập; Thực hành các kiến thức, kĩ năng đặc thù gắn với nội dung bài học; đánh giá học sinh, nhóm học sinh tại lớp.

– Giao nhiệm vụ cho HS thực hiện Hoạt động vận dụng, mở rộng ở nhà.

– Giao Phiếu định hướng học bài mới ở nhà (nếu bài học sau cũng theo mô hình lớp học đảo ngược).

Sau giờ học trên lớp
Hoạt động của HSHoạt động của GV
HS kiểm tra lại kiến thức đã học trong giờ học và tự tìm hiểu mở rộng, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề tực tiễn ở nhà. Nếu bài học tiếp theo vẫn theo mô hình lớp học đảo ngược thì sau giờ lên lớp, HS lại thực hiện hoạt động học bài học mới; nghiên cứu video bài giảng mới và học liệu điện tử mới của GV.GV hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của HS qua mạng

– Chuẩn bị cho Hoạt động học bài học mới ở nhà; tạo video bài giảng mới hoặc bổ sung video bài giảng cũ sao cho phù hợp với trình độ tiếp thu bài giảng của HS hiện tại

Tổ chức dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh
Tổ chức dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh

1.4. Thực trạng về sử dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong tổ chức dạy học trực tuyến theo hướng phát triển NLVL cho học sinh ở trường THPT hiện nay

1.4.1. Mục đích điều tra

1.4.2. Nội dung và phương pháp điều tra

1.4.3. Kết quả điều tra

1.4.3.1. Kết quả điều tra giáo viên

1.4.3.2. Kết quả điều tra học sinh

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

– LHĐN là một mô hình dạy học đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu và sử dụng. Ở nước ta, việc nghiên cứu và vận dụng mô hình LHĐN cần có những nghiên cứu cụ thể về lý luận và thực tiễn.

– Có nhiều quan niệm khác nhau về LHĐN. Chúng tôi đồng ý rằng LHĐN nói về sự đảo chiều của PPDH truyền thống, là nơi mà HS có sự tiếp xúc đầu tiên với các tài liệu mới bên ngoài lớp học, thường là qua các bài đọc hoặc video bài giảng, thời gian trên lớp sẽ được sử dụng để giải quyết vấn đề khó hơn thông qua các PPDH như giải quyết vấn đề, thảo luận hoặc tranh luận.

– LHĐN có liên quan mật thiết hình thành và phát triển NL của HS, trong đó chú ý tới năng lực vật lí.

– Qua điều tra về tình hình dạy học Vật lí và vận dụng LHĐN ở một số trường THPT tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi nhận thấy với các điều kiện hiện nay có thể vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học. Những phân tích về lý luận và thực tiễn cho thấy mô hình LHĐN là phù hợp với quá trình dạy học ở trường THPT, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Vận dụng mô hình LHĐN trong DH Vật lí nói chung và dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” nói riêng là rất cần thiết, góp phần thực hiện đổi mới GDPT theo định hướng phát triển NL HS.

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CHO HỌC SINH

2.1. Đặc điểm chương “khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11

2.1.1. Đặc điểm chung

2.1.2. Sơ đồ cấu trúc chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11

2.2. Tiến trình dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh

2.2.1. Thiết kế tiến trình bài dạy “Khúc xạ ánh sáng”

TIẾT Bài 26: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

I. Mục tiêu:

1. Năng lực vật lí (NL chính cần quan sát và đánh giá)

a. Nhận thức kiến thức vật lí

b. Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

c. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học

2. Góp phần phát triển các năng lực chung

a. Năng lực tự học:

b. Năng lực giao tiếp và hợp tác:

3. Phẩm chất

II. Chuẩn bị

  1. Chuẩn bị về thiết bị dạy học

– Video bài giảng “Khúc xạ ánh sáng” cung cấp cho học sinh tự học trước ở nhà;

– Bộ thí nghiệm về phản xạ toàn phần: 01 khối bán trụ bằng thủy tinh, 01 thước đo góc, 02 nguồn sáng chiếu qua khe hẹp hoặc đèn laze, giá đỡ.

– Bộ dụng cụ thực hành đo chiết suất của nước: 01 bình chứa, 01 gương phẳng, 2 thanh kẽm dài và giống nhau, 01 giá đỡ, 01 thước đo.

– Dụng cụ thí nghiệm khởi động: 01 cái bát, 01 đồng tiền xu, nước.

– 04 bảng phụ, bút viết bảng và đế từ gắn bảng phụ

– Các công cụ đánh giá: Rubric, câu hỏi, bài tập.

– Các phiếu học tập.

2. Về phương pháp và kỹ thuật dạy học chính

– Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược

– Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn.

– Sử dụng kỷ thuật 5W1H + làm việc nhóm.

– Sử dụng phương pháp dạy học theo trạm.

III. Thiết kế tiến trình dạy học:

3.1. Bước 1: Trước giờ học

1. Hoạt động 1: Tự học bài giảng E-learning ở nhà

a. Mục tiêu hoạt động:

b. Nội dung hoạt động:

– HS truy cập theo đường link:

https://1sbf3gbi7l3nclzxwaaoua-on.drv.tw/BaigiangElearning/BAIGIANG KXAS/ để học trực tuyến và tương tác trên bài giảng E-learning, kết hợp với đọc bài 26 SGK Vật lý 11.

c. Dự kiến sản phẩm:

d. Cách thức tổ chức:

– GV tạo bài giảng E-learning và đăng bài bài giảng lên mạng. Yêu cầu HS truy cập theo đường link: https://1sbf3gbi7l3nclzxwaaoua-on.drv.tw/BaigiangElearning/BAIGIANG KXAS/ để tự học bài mới trước ở nhà.

2. Hoạt động 2: Hoàn thành phiếu học tập và bài tập online

a. Mục tiêu hoạt động:

– HS hoàn thành đầy đủ phiếu học tập và bài tập.

b. Nội dung hoạt động:

– Học sinh truy cập địa chỉ GV cung cấp và hoàn thành phiếu học tập 1.1 và bài tập online có nội dung như phiếu học tập 1.2.

c. Dự kiến sản phẩm:

Đánh giá:

Mức 3: Chọn đáp án đúng.

Mức 2. Có chọn đáp án nhưng chưa đúng.

Mức 1. Không chọn đáp án.

d. Cách thức tổ chức:

– GV soạn và giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập và bài tập online. Gửi đường link làm bài tập online cho HS: https://azota.vn/de-thi/16qvti

– HS hoàn thành phiếu học tập nộp lên padlet theo đường link:

https://vi.padlet.com/phanthianhtuan/v6y5z51d0774fevl và vào azota theo đường link GV gửi để tiến hành làm bài tập online.

– GV theo dõi sản phẩm phiếu học tập và kết quả làm bài của HS, tổng hợp những bài tập HS làm tốt hoặc sai nhiều lưu ý thêm cho HS.

3. Hoạt động 3: Phản hồi

a. Mục tiêu hoạt động:

b. Nội dung hoạt động:

– HS gửi phản hồi, thắc mắc lên group zalo của lớp để GV tổng hợp.

c. Dự kiến sản phẩm:

d. Cách thức tổ chức:

– GV tạo group zalo môn lý của lớp, tạo các bài viết ứng với các bài học để HS vào phản hồi.

3.2. Bước 2: Trong giờ học trên lớp

1. Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)

a. Mục tiêu hoạt động:

b. Nội dung hoạt động:

– Thực hiện thí nghiệm quan sát trực tiếp hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

– Thực hiện phiếu học tập 1.3.

c. Dự kiến sản phẩm:

Đánh giá:

Mức 3: Nhắc lại được những kiến thức đã học và xác định được vấn đề “Góc tới và góc khúc xạ có quan hệ với nhau như thế nào? Biểu thức toán học nào biểu diễn mối quan hệ đó?”

Mức 2. Nhắc lại được những kiến thức đã học và đặt được câu hỏi gần với vấn đề.

Mức 1. Nhắc lại được những kiến thức đã học, chưa nêu được câu hỏi nào.

d. Cách thức tổ chức:

* Thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

* Phát hiện vấn đề cần giải quyết.

Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV phát phiếu học tập 1.3 và khăn trải bàn cho các nhóm và yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, ghi vào mảnh khăn trải bàn ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh ghi kết quả thảo luận vào phần chung của khăn trải bàn.

– Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.

Báo cáo kết quả thảo luận.

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

– Các nhóm đối chiếu kết quả, nhận xét, kết luận.

Đánh giá, nhận xét, chốt vấn đề

– GV đánh giá kết quả làm việc của học sinh và chốt lại vấn đề cần giải quyết.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1. Thảo luận về kiến thức của bài đã học ở nhà (7 phút)

a. Mục tiêu hoạt động:

b. Nội dung hoạt động:

– Thảo luận kết quả thực hiện phiếu học tập số 1.1.

c. Dự kiến sản phẩm:

d. Cách thức tổ chức:

Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu các nhóm thảo luận nhanh và hoàn thành phiếu học tập 1.1.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS thảo luận nhóm với các bạn xung quanh về các câu hỏi trong phiếu học tập 1.1. và ghi lại kết quả thảo luận vào bảng nhóm.

– Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát HS tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.

– Học sinh trình bày ý kiến về kiến thức khúc xạ ánh sáng đã học ở nhà.

– Học sinh thảo luận về kiến thức đã học và sửa phiếu học tập.

Báo cáo kết quả thảo luận.

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

– Các nhóm đối chiếu kết quả, nhận xét, kết luận.

Đánh giá, nhận xét, chốt vấn đề

– GV nhận xét phần trình bày của học sinh: điều làm được, chưa làm được, hướng khắc phục.

– Hệ thống háo kiến thức bài học.

– Đánh giá kết quả làm việc của học sinh.

Hoạt động 2.2. HS sửa bài tập đã làm ở nhà (3 phút)

a. Mục tiêu hoạt động:

b. Nội dung hoạt động:

– GV tổ chức tổng hợp kết quả bài tập trong phiếu học tập 1.2 của HS, nhận xét, trao đổi thắc mắc.

c. Dự kiến sản phẩm:

– HS sửa bài tập phiếu học tập 1.2, củng cố kiến thức, trao đổi, giải đáp thắc mắc.

d. Cách thức tổ chức

– GV tổng hợp kết quả bài tập của HS, nhận xét, trao đổi thắc mắc.

– HS sửa bài tập, tự củng cố kiến thức, trao đổi, thắc mắc.

3. Hoạt động 3: luyện tập, thực hành nội dung bài học mới

a. Mục tiêu hoạt động:

b. Nội dung hoạt động:

– Thực hiện các phiếu học tập 1.4; 1.5; 1.6;

c. Dự kiến sản phẩm:

Hoàn thành phiếu học tập 1.4

Đánh giá:

Lập kế hoạch thí nghiệmMức 3: Lập kế hoạch thực hiện chi tiết, rõ ràng.

Mức 2: Lập kế hoạch thực hiện nhưng chưa chi tiết.

Mức 3: Lập kế hoạch thực hiện nhưng còn sai sót.

Thực hiện kế hoạchMức 3: Thao tác thí nghiệm thuần thục, đo và xử lí số liệu chính xác, rút ra được kết luận giả thuyết đưa ra không đúng.

Mức 2. Thao tác thí nghiệm chính xác, nhưng đo và xử lí số liệu còn chậm, rút ra được kết luận giả thuyết đưa ra không đúng.

Mức 1. Còn lúng túng khi đo đạc, xử lí số liệu. Rút ra được nhận xét về tính chưa đúng đắn của giả thuyết.

– Đáp án phiếu học tâp 1.5

Đánh giá:

Mức 3: Vẽ được hình và tính toán đúng cả 2 bài tập.

Mức 2: Tính toán đúng nhưng chưa biểu diễn được bằng hình.

Mức 1: Chỉ tính đúng được câu 1.

– Đáp án phiếu học tâp 1.6

Đánh giá:

Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễnMức 3: Giải thích được vấn đề thông qua việc vận dụng các kiến thức khúc xạ ánh sáng logic.

Mức 2: Giải thích được vấn đề thông qua việc vận dụng các kiến thức khúc xạ ánh sáng nhưng chưa logic.

Mức 1: Giải thích vấn đề thông qua việc vận dụng các kiến thức khúc xạ ánh sáng đã có còn sơ sài.

Có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vữngMức 3: Từ kiến thức về khúc xạ ánh sáng nêu được vấn đề cần lưu ý hợp lý.

Mức 2: Từ kiến thức về khúc xạ ánh sáng nêu được vấn đề cần lưu ý.

Mức 1: Chưa nêu đúng vấn đề cần lưu ý.

d. Cách thức tổ chức:

Chia lớp thành 6 nhóm, bố trí 6 trạm trong đó có 2 trạm thực hành (cung phiếu học tập 1.4), 2 trạm bài tập (cùng phiếu học tập 1.5), 2 trạm giải thích hiện tượng (cùng phiếu học tập 1.6)

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Phổ biến, thống nhất nội quy làm việc theo trạm.

– Phát phiếu học tập của các trạm và yêu cầu học sinh hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập ở các trạm.

– HS tiến hành phân công nhiệm vụ, tiến hành làm việc theo nhóm

Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:

– Thực hiện nhiệm vụ học tập trong từng trạm và xoay vòng theo 3 trạm: thực hành, bài tập, giải thích hiện tượng.

– GV quan sát, hỗ trợ nhóm khi các nhóm gặp khó khăn.

Báo cáo kết quả thảo luận.

– GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Đánh giá, nhận xét, chốt vấn đề

– GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).

– GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo.

– GV nhận xét phần trình bày của các nhóm: điều làm được, chưa làm được, hướng khắc phục.

– Đánh giá kết quả làm việc của cá nhân và nhóm học sinh qua bảng Rubric (nhóm trưởng đánh giá thành viên trong nhóm)

– GV chốt vấn đề.

4. Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng (3 phút)

a. Mục tiêu hoạt động

b. Nội dung hoạt động

– Tìm hiểu các ứng dụng của hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong các dụng cụ quang học lăng kính, thấu kính.

c. Sản phầm hoạt động:

d. Cách thức tổ chức

Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau: Em hãy cho biết đường đi của tia sáng khi qua các dụng cụ quang học: lăng kính và thấu kính?

– Chuẩn bị cho tiết bài tập khúc xạ ánh sáng.

Thực hiện nhiệm vụ:

– HS ghi nhận nhiệm vụ vào vở và về nhà thực hiện.

3.3. Bước 3: Sau giờ học

a. Mục tiêu hoạt động:

b. Nội dung hoạt động:

– HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi phần tìm tòi mở rộng, tiếp tục trao đổi thắc mắc, phản hồi về bài học qua mạng và tìm hiểu mở rộng thêm trên internet.

– Chuẩn bị cho tiết học tiếp theo theo định hướng của GV.

c. Dự kiến sản phẩm:

– Câu trả lời trong phiếu học tập phần phần tìm tòi mở rộng của HS và các phản hồi về bài học qua mạng.

– Sản phẩm chuẩn bị cho tiết bài tập.

d. Cách thức tổ chức:

– HS tìm hiểu qua sách giáo khoa, mạng internet, thảo luận qua group để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

– GV theo dõi sự phản hồi của HS, hỗ trợ, hướng dẫn HS muốn mở rộng thêm về kiến thức.

2.2.2. Thiết kế tiến trình bài dạy “Bài tập khúc xạ ánh sáng”

2.2.3. Thiết kế tiến trình bài dạy “Phản xạ toàn phần”

2.2.4. Thiết kế tiến trình bài dạy “Bài tập phản xạ toàn phần”

2.3. Bài tập phát triển NLVL theo các mức của chương “Khúc xạ ánh sáng” – vật lí 11 và đề kiểm tra đánh giá NLVL của học sinh

2.3.1. Bài tập phát triển năng lực vật lí theo các mức của chương “Khúc xạ ánh sáng”

2.3.2. Xây dựng đề kiểm tra.

2.3.2.1. Ma trận đề kiểm tra

2.3.2.2. Đề kiểm tra đánh giá năng lực vật lí chương khúc xạ ánh sáng của HS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Vận dụng cơ sở đã nghiên cứu về phương pháp dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược theo hướng phát triển NLVL cho HS, tác giả đã phân tích nội dung kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí lớp 11 cơ bản và xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với từng bài học trong chương. Qua đó, thiết kế các công cụ và thiết kế tiến trình dạy học các bài “Khúc xạ ánh sáng”, “Bài tập khúc xạ ánh sáng”, “Phản xạ toàn phần” và “Bài tập phản xạ toàn phần”.

Sau khi thiết kế các công cụ bao gồm: video bài giảng, các phiếu học tập. Tiến trình cho một bài học như sau:

Trước giờ học trên lớp

Hoạt động 1: Học sinh tự học kiến thức mới tại nhà thông qua video clip bài giảng trực tuyến.

Hoạt động 2: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nộp lên padlet và làm bài kiểm tra trực tuyến tại nhà qua phần mềm Azota (trắc nghiệm).

Hoạt động 3: Phản hồi qua nhóm zalo của lớp để trao đổi các vấn đề thắc mắc.

Trong giờ học trên lớp

Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu.

Hoạt động 2: Thảo luận về kiến thức của bài đã học ở nhà.

Hoạt động 3: HS sửa bài tập đã làm ở nhà.

Hoạt động 4: Luyện tập, thực hành, vận dụng.

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng, giao phiếu hướng dẫn tự học cho bài hôm sau.

Sau giờ học trên lớp

– HS tìm hiểu qua sách giáo khoa, mạng internet, thảo luận qua group để thực hiện các nhiệm vụ được giao về nhà.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích

3.1.2. Nhiệm vụ

3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Đối tượng

3.2.2. Nội dung

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm

Quá trình TNSP được tiến hành tại trường THPT Võ Nguyên Giáp, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi gồm 1 lớp TNg là lớp 11B7, 1 lớp ĐC là lớp 11B10. Hai lớp này tương đương về sĩ số, tương đương về chất lượng học tập (thông qua kết quả học tập môn Vật lí của học kỳ trước).

Để đánh giá sự phát triển năng lực vật lý của học sinh trong quá trình học tập thông qua phiếu học tập chúng tôi chọn ra 9 HS trong lớp thực nghiệm có học lực khác nhau để đánh giá.

Bảng 3. 1. Số lượng, lớp đối chứng và thực nghiệm

TTNhóm thực nghiệmNhóm đối chứng
LớpSố lượngLớpSố lượng
111B74311B1043
Tổng cộng86 HS

Bảng 3. 2. Số lượng HS chọn theo dõi và đánh giá

Đối tượngHS giỏiHS kháHS trung bình, yếu
Số lượng333
GồmVõ Thới TrinhHuỳnh Hoài BảoĐỗ Duy Hoàng
Từ Như QuỳnhĐặng Quốc ThắngĐỗ Văn Hùng
Nguyễn Thị Ý KhuyênPhạm Thảo NguyênĐặng Quốc Vương

3.3.2. Phương pháp tiến hành

3.3.2.1. Phương pháp quan sát

3.3.2.2. Phương pháp thống kê toán học

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Kết quả thu được khi dạy thực nghiệm tiết 47, bài 27: “Khúc xạ ánh sáng”

3.4.2. Kết quả thu được khi dạy thực nghiệm tiết 48: “Bài tập khúc xạ ánh sáng”

3.4.3. Kết quả thu được khi dạy thực nghiệm tiết 49, bài 27: “Phản xạ toàn phần”

3.4.4. Kết quả thu được khi dạy thực nghiệm tiết 50: “Bài tập phản xạ toàn phần”

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Đánh giá định tính

3.5.2. Đánh giá định lượng

3.5.2.1. Đánh giá sự phát triển NLVL trên 1 học sinh thông qua phiếu học tập

3.5.2.2. Đánh giá sự phát triển NLVL trên từng nhóm HS

* Đối với nhóm HS giỏi

Hình 3.1. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLVL của nhóm HS giỏi

* Đối với nhóm HS khá

Hình 3.2. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLVL của nhóm HS khá

* Đối với nhóm HS trung bình, yếu

Hình 3.3. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLVL của nhóm HS trung bình, yếu

3.5.2.3. Đánh giá kết quả học tập qua bài kiểm tra của 2 lớp ĐC và TNg

Kết luận: Bát bỏ giả thiết H0: “Sự khác nhau giữa các giá trị trung bình về điểm số của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa”, chấp nhận giả thiết H1: “Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là có ý nghĩa”.

HS nhóm thực nghiệm nắm vững kiến thức đã được học vào làm bài kiểm tra tốt hơn so với HS nhóm đối chứng.

Vậy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng với mức ý nghĩa 0,05.

Điều đó cho phép kết luận tiến trình dạy học theo mô hình LHĐN đã mang lại hiệu quả cao hơn so với tiến trình dạy học của các lớp không sử dụng tiến trình dạy họctheo mô hình LHĐN vào bồi dưỡng NLVL cho HS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Quá trình TNg sư phạm, từ chọn mẫu TNg phù hợp về số lượng, điều kiện tổ chức DH và chất lượng của mẫu TNg thỏa mãn yêu cầu thực nghiệm sư phạm đến thực tế giảng dạy tại lớp TNSP. Các số liệu TN được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học, khẳng định tính đúng đắn về giả thuyết khoa học của đề tài. Cụ thể:

– Hầu hết HS đều rất thích thú với với việc tự xác định mục tiêu học tập, tự hệ thống tìm tòi các kiến thức, đặc biệt các em HS khá, giỏi thực sự hứng thú và say mê học hỏi, tự tìm tòi, hệ thống kiến thức qua mô hình lớp học đảo ngược từ đó phát triển NLVL của các em.

– Đối với GV,với mô hình lớp học đảo ngược giúp GV chủ động hơn, linh hoạt hơn trong các giờ dạy. Từ đó GV tạo không khí giờ học sôi nổi, HS hào hứng với các tình huống học tập, tích cực tham gia phát biểu, dự đoán, xây dựng kiến thức cũng như tự hình thành kiến thức cho HS.

– Dạy học với mô hình lớp học đảo ngược đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Với mô hình này đã tạo ra một môi trường dạy – học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS , HS với HS trước, trong và sau khi học trên lớp. Góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng NLVL cho HS.

– Dạy học với mô hình lớp học đảo ngược giúp HS có thời gian tiếp cận nhiều bài tập và bài tập có ứng dụng thực tiễn ngay trên lớp học mà không cần phải về nhà làm bài. Điều này giảm tải áp lực về nhà làm bài tập cho HS.

Từ kết quả thống kê toán học cho thấy tất cả HS mà chúng tôi tập trung theo dõi (9 HS) đều có điểm số tăng dần qua từng bài học, điều đó khẳng định NLVL của tất cả các em đều có sự phát triển. Như vậy, việc tổ chức DH theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm bồi dưỡng NLVL cho HS đã thực sự mang lại hiệu quả cao trong DHVL ở trường THPT.

Điều này có nghĩa là giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra là đúng đắn, kết quả nghiên cứu của đề tài hoàn toàn có thể vận dụng vào thực tế giảng dạy vật lí ở các trường THPT hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau khi hoàn thành nội dung nghiêm cứu đề tài: Tổ chức dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vât lí 11 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh. Đối chiếu với mụ đích, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành được những nội dung sau:

Trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực trạng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược.

Thiết kế tiến trình dạy học và tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược ở chương Khúc xạ ánh sáng.

Tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Võ Nguyên Giáp, phân tich định tính diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm thông qua quan sát, phân tích định lượng thông qua các phiếu học tập của HS trong 4 tiết và bài kiểm tra 45 phút. Từ đó rút ra những kết luận ban đầu về hiệu quả của các tiến trình đối với việc bồi dưỡng NLVL cho học sinh, cũng như tính khả thi của đề tài.

Những đóng góp của đề tài có thể kể ra như sau:

– Góp phần xây dựng cơ sở lý luận về dạy học bồi dưỡng và phát triển năng lực cho học sinh.

– Góp phần xây dựng tiến trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược phát triển năng lực học sinh.

– Làm ví dụ về tổ chức dạy học phát triển NLVL cho học sinh.

– Tạo cơ sở đưa ra các đề xuất vận dụng phương pháp dạy học hiện đại vào nhà trường phổ thông.

Do thời gian có hạn, cũng như các điều kiện khách quan nên chúng tôi chỉ mới thực nghiệm trên phạm vi nhỏ. Vì vậy, cần mở rộng phạm vi, kéo dài thời gian thực nghiệm, đa dạng hóa đối tượng để các kết luận của đề tài có độ tin cậy cao hơn.

2. Kiến nghị

– Tiếp tục nghiên cứu và tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược với các phần khác, nội dung kiến thức của chương trình Vật lí phổ thông nhằm bồi dưỡng NLVL cho HS.

– Mở rộng phạm vi, đối tượng, thời gian thực nghiệm trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

– Tiếp tục nghiên cứu thêm về việc kiểm tra – đánh giá, hoàn thiện cách đánh giá cụ thể và chi tiết hơn để đánh giá NLVL của HS

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\LY LUAN VA PHUONG PHAP DẠY HOC VAT LY\PHAN THI ANH TUAN\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *