Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận

Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững

Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam của thành phố Đà Đẵng và được đánh giá là quận có tiềm năng du lịch to lớn, thể hiện qua những điều kiện thuận lợi do hệ thống sản phẩm du lịch phong phú như các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, hệ thống chùa chiền và là điểm giữa của ba di sản văn hóa thế giới: Huế – Mỹ Sơn – Hội An. Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn cũng đang được đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia, sản phẩm làm ra tại Làng nghề không chỉ là sản phẩm đặt trưng của quận Ngũ Hành Sơn mà là quà tặng Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Đó chưa kể đến điều kiện tự nhiên quận Ngũ Hành Sơn đang sở hữu là một di sản thiên nhiên mà chẳng nơi nào có được: Khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn hung vĩ “núi trong long thành phố” và một bờ biển dài, nước xanh cát trắng đươc công nhận là môt trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh. Điều đặc biệt nhất là quận Ngũ Hành Sơn còn là nơi tổ chức những lễ hội truyền thống như: Lễ hội Quán thế Âm 19/2 Âm Lịch, Lễ hội Thạch Nghệ Tổ Sư, Lễ hội Vu lang báo hiếu 15/7 Âm Lịch và các cuộc thi điêu khắc đá mỹ nghệ tại làng nghề (ba năm/một lần).

Với nhiều tiềm năng và lợi thế lớn như vậy, tuy nhiên trong nhũng năm qua ngành du lịch quận Ngũ Hành Sơn vẫn chưa phát triển mạnh mẽ, còn đơn điệu. Trong khi Thành phố Đà Nẵng ngày càng thu hút được rất đông du khách đến thăm quan, mua sắm, nghĩ dưỡng nhưng đô thu hút khách đối với quận Ngũ Hành Sơn vẫn còn nhiều hạn chế, do đó cần phải có cách nhìn nhận mới hơn về phát triển du lịch trên địa bàn quận.

Hiện nay ngành du lịch đánh giá sự phát triển bền vững được quan tâm, do đó hàng loạt các chính sách được ban hành ở từng lĩnh vực như kinh tế, xã hội, môi trường và đã ký cam kết với quốc tế.

Để xây dựng quận Ngũ Hành Sơn trở thành khu đô thị phía Đông Nam của Thành phố và là đô thị du lịch, dịch vụ kiểu mẫu và là trung tâm dịch vụ nghỉ dưỡng, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, phát triển kinh tế tri thức công nghệ cao, phát huy thế mạnh phát triển Làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định góp phần cùng thành phố Đà Nẵng xây dựng thương hiệu “Thành phố đáng sống”, thành phố du lịch, thành phố thông minh.

Sự phát triển du lịch đã giúp diện mạo quận phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách để phát triển du lịch ở quận Ngũ Hành Sơn vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức lớn.

Xuất phát từ thực tiễn thiết thực và tính cấp bách của vấn đề, tôi chọn đề tài Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng” cho luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, luận văn đánh giá, phân tích thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn. Trong đó, nêu bật những nguyên nhân của mặt tích cực và hạn chế, yếu kém của nó; từ đó đề xuất phương hướng phát triển, giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững.

– Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn hiện nay

– Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở cấp địa phương (quận).

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về không gian: Trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

– Về thời gian: từ năm 2011 đến 2017

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công, trong đó chú ý nhiều đến tiếp cận thực hiện chính sách có sự tham dự, tham gia của các chủ thể chính sách.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực tế.

Phương pháp thu thập thông tin: Là thu thập thông tin từ các tài liệu của các tổ chức và học giả trong và ngoài nước có liên qua; phân tích, tổng hợp, thu thập các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, báo cáo, tài liệu thống kê của các ban ngnhf đoàn thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách phát triển du lịch bền vững ở nước ta nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng.

– Phương pháp khảo sát thực địa: Nhằm quan sát và thu thập thông tin ở các các địa phương về chính sách phát triển du lịch bền vững, gồm theo dõi tại các điểm kết hợp với gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn nhanh, đánh giá nhanh thực tế.

– Phương pháp phỏng vấn sâu: Là được dùng khá phổ biến trong nghiên cứu xã hội học, đó là đối thoại trực tiếp với đối tượng nhằm thu thập thông tin và kiểm tra các giả định liên quan đến thực hiện chính sách du lịch.

– Phương pháp thống kê: Là thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dung về thực trạng và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ở quận Ngũ Hành Sơn (chương 2).

– Phương pháp phân tích chính sách: Là đánh giá tính toàn vẹn, thống nhất, khả thi và hiệu quả của chính sách nhằm điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và thực tế. Phương pháp này được sử dụng để phân tích những vấn đề thực tế thực hiện chính sách (chương 2) và đề xuất giải pháp (chương 3).

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận

– Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu và vận dụng các kiến thức cơ bản về thực hiện chính sách công vào thực tiễn phát triển du lịch theo hướng bền vững ở một địa bàn cụ thể.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

– Luận văn cung cấp những căn cứ thực tiễn làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về thực hiện chính sách công từ thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở một địa bàn cụ thể (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chinh sách phát triển du lịch bền vững.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:

– Chương 1: Một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững.

– Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

– Chương 3: Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁTTRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

    1. 1.1. Các khái niệm

1.1.1. Chính sách và chính sách công

Chính sách là một thành tố, công cụ của quản lý. Chính sách công là thành tố của quản lý nhà nước, theo Vũ Cao Đàm (1996) có thể được hiểu “là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”.

B. Guy Peter (1990) cho rằng: “ Chính sách công là những hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách gián tiếp hay trực tiếp đến cuộc sống của mọi công dân”.

Theo PGS.TS Đỗ Phú Hải trong giáo trình Những vấn đề cơ bản của chính sách công, Học viện KHXH (2012) thì “chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” [15,tr.7] .

Chính sách công là kết quả của việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng cầm quyền thành các quyết định, tập hợp các quyết định chính trị với mục tiêu, giải pháp, công cụ nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ người dân.

Khái niệm chính sách công được hiểu là chính sách do Nhà nước ban hành và được định nghĩa ở nước ta tại Điều 2, Nghị định của Chính phủ số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, theo đó chính sách công là “định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định”.

1.1.2. Du lịch và phát triển du lịch bền vững

Ngày nay du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con người. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.

Tại Hội nghị LHQ về du lịch tại Rome-Italia (1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình.

Theo tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian lien tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.

Theo Điều 3, Luật du lịch Việt Nam (2017): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí…”[19,tr.8].

Như vậy, Du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể phức tạp.

Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu được chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch giảm thiểu tác động đến môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái của các điểm du lịch. Theo Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO) cho rằng phát triển du lịch bền vững cần quan tâm đảm bảo được 3 mục tiêu như sau:

– Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: Tạo sự tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định lâu dài nhất là về du lịch.

– Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: Việc khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch hợp lý cho phát triển đảm bảo lâu dài và có tính kế thừa cho các thế hệ sau. Bên cạnh các tác động trong quá trình phát triển du lịch đến môi trường sẽ được tôn tạo bảo vệ tài nguyên môi trường một cách ổn định nhất.

– Đảm bảo sự bền vững về xã hội: Theo đó sự phát triển du lịch có những đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển Luật Du lịch (2017) của Việt Nam định nghĩa “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế – xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai” (Điều 3) [19,tr.7].

Để đảm bảo đạt được phát triển du lịch bền vững cần thực hiện những nguyên tắc là:

+ Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững.

+ Hạn chế hết mức các xả thải ra môi trường nhằm hạn chế chi phí tôn tạo môi trường để ngày càng nâng cao chất lượng du lịch.

+ Phát triển du lịch phải bảo tồn tính đa dạng của môi trường du lịch; quy hoạch chi tiết phát triển của từng địa phương, vùng, miền, quốc gia

+ Phát triển du lịch tạo điều kiện cho kinh tế của các địa phương phát triển nhưng phải đảm bảo ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng dân cư

+ Thường xuyên tham khảo ý kiến cộng đồng dân cư tại địa phương và các cơ quan đảm bảo các vấn đề hoạt động du lịch.

+ Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu cho hoạt động du lịch, qua đó quảng báo du lịch của địa phương đến với khách trong nước và quốc tê, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng du lịch.

+ Triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đảm bảo lợi ích cho các chủ thể liên quan. Hiện nay, việc thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững vẫn còn mới mẻ ở nước ta. Do đó chúng ta rất cần một chính sách phát triển du lịch bền vững phù hợp, phải lồng ghép nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của du khách và người dân trong việc tham gia vào công cuộc phát triển du lịch bền vững.

Thông qua việc so sánh, một bản danh mục các yếu tố đánh giá sự phát triển bền vững và không bền vững trong phát triển du lịch được hình thành (Bảng 1.1).

Bảng 1.1. So sánh phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch

không bền vững

Các yếu tố đánh giáDu lịch bền vữngDu lịch

không bền vững

Tốc độ phát triểnChậmNhanh
Mức độ kiểm soátKhông
Quy môphù hợpKhông phù hợp
Mục tiêuDài hạnNgắn hạn
Phương pháp tiếp cậnTheo chất lượngTheo số lượng
Phương thứcTìm kiếm sự cân bằngTìm kiếm sự tối đa
Đối tượng tham gia kiểm soátĐịa phươngTrung ương
Chiến lượcQuy hoạch trước,

triển khai sau

Không có kế hoạch, triển khai tùy tiện
Kế hoạchTheo quan điểmTheo dự án
Mức độ quan tâmToàn bộVùng trọng điểm
Áp lực và lợi íchPhân tánTập trung
Quản lýQuanh năm, cân bằngThời vụ, cao điểm
Nhân lực sử dụngĐịa phươngBên ngoài
Quy hoạch kiến trúcBản địaTheo thị hiếu của du khách
MaketingTập trung, theo đôi tượngTràn lan
Sử dụng nguồn lựcVừa phải, tiết kiệmLãng phí
Tái sinh nguồn lựcKhông
Hàng hóaSản xuất tại địa phươngNhập khẩu
Nguồn nhân lựcCó chất lượngKém chất lượng
Du kháchSố lượng ítSố lượng nhiều
Học tiếng địa phươngKhông
Du lịch tình dụcKhông
Thái độ du kháchThông cảm và lịch thiệpKhông ý tứ
Sự trung thành của du kháchTrở lại tham quanKhông trở lại tham quan

Nguồn: Machado (2003)

Như vậy, du lịch bền vững có thể hiểu là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.

Gần đây, cùng với du lịch bền vững người ta thường nói nhiều về du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái, về bản chất, cũng là du lịch bền vững nhưng được nhấn mạnh nhiều hơn tới khía cạnh bảo vệ thiên nhiên và môi trường như là nền tảng cơ bản cho phát triển du lịch bền vững. Luật Du lịch (2017) của nước ta định nghĩa “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường” (Điều 3) [17,tr.8].

1.1.3. Chính sách phát triển du lịch bền vững và thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững

Chính sách phát triển du lịch bền vững được Nhà nước ra quyết định được cụ thể hóa bằng đường lối, chủ trường của Đảng gắn với các mục tiêu và giải pháp để giải quyết các vấn đề phát triển du lịch bền vững ở các địa phương trong nước.

Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững là việc đưa chính sách này vào thực hiện trong cuộc sống với kết quả, hiệu quả cụ thể. Kết quả được thể hiện quan hoạt động phát triển du lịch đáp ứng được về kinh tế – xã hội và môi trường.

Ở nước ta, chính sách và thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững được thể hiện trong Luật Du lịch Việt Nam (2017) tại Điều 5 với các nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững là (Điều 4) [21,tr.9]:

– Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.

– Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.

– Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

– Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

– Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.

    1. 1.2. Các bên liên quan và các yếu tố tác động, ảnh hưởng trong thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững

1.2.1. Các bên liên quan

Phát triển du lịch bền vững là phát triển đồng thời về kinh tế, xã hội và môi trường. Để đạt được mục tiêu này thì vai trò của các bên liên quan đến phát triển du lịch bền vững là quan trọng, quyết định đến hiệu quả của quá trình phát triển đó là:

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Các cơ quan này có vai trò trong việc hoạch định, xây dựng chính sách. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, phân bổ nguồn lực, tuyên truyền quảng bá du lịch, đảm bảo công tác an ninh tạo sự an toàn cho du khách, đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành du lịch và du khách.

– Doanh nghiệp du lịch: Doanh nghiệp du lịch là chủ thể quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững.

Đội ngũ nhân viên làm trong ngành du lịch là người trực tiếp thực thi các hoạt động du lịch, vì vậy, trình độ và khả năng ý thức của họ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững.

– Du khách: Là người tham gia trong việc đưa du lịch bền vững vào thực tiễn. ảnh hưởng của du khách đối với sự phát triển bền vững du lịch thể hiện thông qua ý thức, thái độ, trình độ và khả năng cảm nhận của du khách đối với nơi tham gia du lịch.

– Cộng đồng dân cư địa phương: Những hiểu biết về du lịch, nhận thức của cộng đồng dân cư, người dân, sự tham gia giám sát vào quá trình phát triển du lịch của địa phương ra sao là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững của một địa phương.

– Các tổ chức xã hội: Tham gia tích cực vào sự kiện du lịch ở tầm khu vực và quốc gia.

– Hiệp hội du lịch: Tuyên truyền, phổ biến về nội dung chính sách phát triển du lịch đến hội viên và cộng đồng doanh nghiệp. Chủ động hình thành tổ chức phát triển du lịch vùng để điều phối và tư vấn các vùng, liên kết phát triển, tổ chức xúc tiến quảng bá du lịch chung của vùng.

1.2.2. Các yếu tố tác động, ảnh hưởng

a. Yếu tố chủ quan

Thứ nhất, nhận thức, ý thức trong phát triển du lịch.

Nhận thức, ý thức là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch bền vững nói chung và thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững nói riêng, bởi lẽ nhận thức, ý thức quyết định và chi phối hành vi của con người, đặc biệt là liên quan tới hành vi ứng xử với tự nhiên là tài nguyên cơ bản để phát triển du lịch. Nhận thức, ý thức về du lịch bền vững tốt, đầy đủ sẽ tạo các hành vi ứng xử tốt, thân thiện với tự nhiên và môi trường trong khi vẫn thỏa mãn được các nhu cầu phát triển của các bên liên quan.

Thứ hai, chính sách, cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện phát triển du lịch.

Như mọi hoạt động phát triển khác, hoạt động phát triển du lịch cần có chính sách, cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện. Chính sách, cơ chế phát triển du lịch bền vững do Nhà nước xác định và được tổ chức thực hiện bởi hệ thống bộ máy quản lý. Chính sách, cơ chế phát triển du lịch bền vững thể hiện trong Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và cụ thể hóa thực hiện. Giúp Nhà nước quản lý phát triển du lịch ở các quốc gia là cơ quan đầu mối chuyên trách, thường là cấp bộ hay cấp tổng cục với hệ thống bộ máy tổ chức ở trung ương và địa phương. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, rất coi trọng phát triển, thậm chí là ngành kinh tế mũi nhọn nên chính sách, cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện phát triển du lịch được quan tâm hoàn thiện, đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng bền vững.

Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

Thứ ba, về năng lực tổ chức thực hiện.

Trong quản lý phát triển, năng lực tổ chức thực hiện được coi là yếu tố rất quan trọng, có tác động ảnh hưởng rất lớn tới thực hiện các mục tiêu phát triển theo hướng bền vững. Năng lực là khả năng cho thực hiện. Năng lực tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững là khả năng của hệ thống bộ máy tổ chức và con người cho thực hiện chính sách phát triển du lịch theo các mục tiêu phát triển bền vững. Chính sách tốt nhưng không được tổ chức triển khai thực hiện không tốt sẽ dẫn tới kết quả không tốt hay tuy tốt nhưng không bền vững.

Thứ tư, sự phối kết hợp của các bên liên quan.

Du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh tế đặc thù, cả về nguồn lực cho phát triển, cả về sản phẩm và cả về các bên liên quan. Khác với các hoạt động kinh tế khác mà ở đó sản phẩm hàng hóa được sản xuất bởi người sản xuất xong rồi đưa ra thị trường thì các bên liên quan trong phát triển du lịch có đặc thù là sự tham gia của không chỉ người sản xuất cung cấp sản phẩm du lịch (doanh nghiệp du lịch) mà còn cả người tiêu dùng sản phẩm du lịch (khách du lịch) và cộng đồng dân cư nơi có sản phẩm du lịch. Các bên liên quan này nếu không phối kết hợp với nhau sẽ không tạo nên sự phát triển du lịch bền vững. Sự phối kết hợp này mạnh hay yếu sẽ tác động trực tiếp tới duy trì các điều kiện cơ bản cho phát triển du lịch lâu dài hay không lâu dài.

b. Yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan trong phát triển du lịch bền vững là các yếu tố bên ngoài con người, như sự hấp dẫn của địa điểm du lịch; thương hiệu du lịch; cơ sở hạ tầng du lịch; an ninh, an toàn cho khách du lịch, … Các yếu tố này càng được đảm bảo thì càng làm tăng cường các điều kiện cho phát triển du lịch bền vững. Việc phấn đấu có được sự công nhận quốc tế về địa điểm du lịch hay tạo dựng thương hiệu du lịch cũng như môi trường ăn nghỉ an toàn, thân thiện cho du khách hưởng thụ các sản phẩm du lịch luôn được coi trọng trong chính sách và thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững.

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, quyết định mức độ hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch của địa phương.

Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, các cửa hàng thương nghiệp, cơ sở văn hóa thể thao, thông tin văn hóa. . . Cơ sở vật chất để phục vụ du lịch là các phương tiện cho việc ăn nghỉ của du khách được đảm bảo.

Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ khác như giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, y tế ngân hàng . . . thường xuyên được đảm bảo.

Bên cạnh đó sự ổn định chính trị của quốc gia, chính sách ngoại giao mở rộng đã nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế để đầu tư vào du lịch phát triển.Việc đảm bảo cho du khách được an tâm khi đến du lịch nghĩ dưỡng tại các địa phương trong nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.

    1. 1.3. Các bước thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững

1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Trong xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách xác định được các nội dung, nhiệm vụ để tổ chức điều hành, cung cấp nguồn nhân lực cho việc thực hiện chính sách, kế hoạch được hơp lý đúng thời gian.

Kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống phải tuân thủ những nội dung cơ bản sau:

– Tổ chức điều hành: Các cơ quan chủ trì và phối hợp để triển khai thực hiện đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để bố trí tham gia vào thực thi chính sách …

– Dự kiến các nguồn lực: Gồm các thành phần như tài chính, cơ sở vật chất, máy móc, xe cộ, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật …

1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Việc phổ biến tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách. Do vậy công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về ngành Du lịch với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để tạo sự đồng thuận về phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tổ chức các cuộc họp báo tuyên truyền chính sách cho các cơ quan thông tin đại chúng, công chức và viên chức làm công tác tuyên truyền; xây dựng văn bản hướng dẫn phổ biến cụ thể việc thực hiện chính sách gửi cho các cơ quan, đơn vị để họ tự nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách. Ngoài ra, có thể tuyên truyền bằng cách đăng tải trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử để các đối tượng được thụ hưởng chính sách và mọi người dân biết để thực hiện.

1.3.3. Xác định trách nhiệm và phân công phối hợp thực hiện chính sách

Chính sách phát triển du lịch bền vững tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương.

Việc thành công của một chính sách do nhiều yếu tố cấu thành, nhân tố cấu thành. Do đó, để cho việc thực thi chính sách thực hiện được đúng mục tiêu quản lý thì cần phải phối hợp các yếu tố, bộ phận, đối tượng tác động và liên quan.

Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các hoạt động du lịch trong phạm vi cả nước; phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện về phát triển du lịch phù hợp với mục tiêu phát triền kinh tế-xã hội của đất nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì, tham mưu cho Đảng, Nhà nước về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách.

1.3.4. Duy trì thực hiện chính sách

Duy trì thực hiện chính sách theo những giải pháp, biện pháp bảo đảm duy trì, tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường quốc tế.

Trong quá trình thực hiện chính sách nếu không duy trì và phát triển thì hiệu quả thực hiện chính sách thấp, gây lãng phí không đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, để duy trì chính sách cần phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu về nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỷ thuật để thực thi chính sách.

1.3.5. Điều chỉnh trong tổ chức thực hiện chính sách

Việc điều chỉnh thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững là hoạt động diễn ra thường xuyên. Về nguyên tắc, thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách là của cơ quan, tổ chức ban hành chính sách. Do đó các bên tham gia thực thi chính sách cần phải thường xuyên đề xuất điều chỉnh về giải pháp, biện pháp, cơ chế để thực hiện chính sách có hiệu quả, bảo đảm mục tiêu chính sách đã đề ra.

Việc điều chỉnh chính sách phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định, tức là chỉ thực hiện điều chỉnh về các biện pháp, giải pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu chính sách theo yêu cầu thực tế của bộ, ngành, đja phương, các bên tham gia.

1.3.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách là một trong những nhiệm vụ, một khâu quan trọng trong thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững.

Việc đối chiếu, so sánh với các quy định trong kế hoạch, quy chế, nội quy thực hiện chính sách để phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm (nếu có). Trong quản lý nếu phát hiện sơ hở, có đưa ra các giải pháp chấn chỉnh góp phần hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách. Trên cơ sở đó, phân tích xử lý thông tin,

1.3.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách

– Quá trình thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững cần xem xét, kết luận về chấp hành chính sách của các đối tượng.

– Các đối tượng tham gia thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững cần đánh giá những việc thực hiện được hay không.

– Để đánh giá kết quả thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững là tính hưởng ứng chấp hành các quy định về cơ chế, biện pháp điều kiện về không gian và thời gian thực hiện chính sách.

    1. 1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương Việt Nam và bài học rút ra

1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương

– Thành phố Huế

Trong những năm qua, ngoài mục tiêu phát triển mạnh mẽ du lịch, Thành phố Huế thuộc Tỉnh Thừa Thiên – Huế là một địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thành phố Huế thuộc Tỉnh Thừa Thiên – Huế được xem là một trung tâm văn hóa, du lịch lớn của miền Trung và cả nước. Thành phố Huế có nhiều điều kiện đặc thù về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Do vậy, phát triển bền vững luôn là vấn đề được quan tâm trên nhiều phương diện và trong từng lĩnh vực, với từng giai đoạn khác nhau; đặc biệt là với hệ thống di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại (vật thể, phi vật thể). Đây cũng là địa phương có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú với đầy đủ các dạng địa hình núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển, có thành phố Festival – Huế. Do vậy, việc phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Huế càng được đầu tư phát triển. 

Giai đoạn 2017 – 2020, Thành phố Huế phát triển đồng bộ, bền vững, chất lượng cao và chuyên nghiệp; xứng tầm là trung tâm du lịch của cả nước và khu vực. Thành phố Huế tập trung kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu, tạo điểm nhấn và có sức ảnh hưởng lớn đối với du lịch toàn tỉnh, tăng cường xã hội hóa các dự án đầu tư. Đồng thời, tỉnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có, chú trọng các sản phẩm du lịch văn hóa – di sản, xây dựng sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao.

Bên cạnh tập trung phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ chủ lực như văn hóa di sản, phát triển các loại hình sản phẩm mới dựa trên tiềm năng thế mạnh của địa phương, Thành phố Huế đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch theo hướng phù hợp với thực tế, tập trung ở các trung tâm du lịch đầu mối. Thành phố Huế sẽ hoàn chỉnh kế hoạch marketing giai đoạn 2017 – 2020 trên cơ sở chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, hoàn thiện môi trường du lịch và cải cách, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch dịch vụ. 

Năm 2017, Tỉnh Thừa Thiên – Huế đón 3,78 triệu lượt khách, tăng 16% so với năm trước, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 3.800 tỷ đồng.

– Thành phố Nha Trang

TP. Nha Trang đã và đang được đầu tư để trở thành một thành phố du lịch sinh thái biển, trung tâm du lịch mang tầm quốc gia, quốc tế… Dù trong tương lai, Khánh Hòa sẽ có thêm nhiều hệ thống tuyến điểm du lịch ở Cam Lâm, Cam Ranh, vịnh Vân Phong…, song Nha Trang được định hướng phát triển thành đô thị du lịch và vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Khánh Hòa…

TP. Nha Trang là địa bàn hội tụ đậm nét các yếu tố nền tảng cho một trung tâm du lịch biển quốc tế bao gồm đô thị phát triển với đầy đủ các giá trị văn hóa, nhân văn được đánh giá cao, môi trường khá trong sạch, con người hiền hòa, nhã nhặn… kết hợp với các giá trị về cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của vịnh, biển, núi, sông, vùng ngập mặn, cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú, hệ sinh thái biển đa dạng. Thành phố có nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá như Tháp Bà Ponagar, Viện Pasteur, Viện Hải dương học… Trong thành phố đã hình thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao, mang nét truyền thống, góp phần tạo nên bản sắc hấp dẫn của du lịch Nha Trang. Các di sản thiên nhiên – văn hóa, nhân văn đã và đang được bảo tồn ổn định, bước đầu khai thác có hiệu quả. Nhờ thế, số lượt khách du lịch đến Nha Trang ngày càng tăng. Năm 2008, Nha Trang đón 1,6 triệu lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 330.000 lượt, tăng 17% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu  hoạt động du lịch và dịch vụ ước đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 31,4%. Hiện tại, thành phố có 366 cơ sở kinh doanh lưu trú với 8.728 phòng và 14.178 giường, thu hút 7.770 lao động trực tiếp.

Trong 10 đến 15 năm tới, Khánh Hòa dự định phát triển 3 khu vực tập trung các dịch vụ du lịch gồm thị xã Cam Ranh và phụ cận khoảng 1.500 ha khai thác du lịch biển, đầm vịnh, cảnh quan biển, vịnh, núi, cồn cát… Cụm khu vực Dốc Lết, vịnh Vân Phong khoảng 1.350 ha. Nếu nhìn vào các con số quy hoạch thì quy mô đất dành cho phát triển du lịch dịch vụ tập trung ở Vân Phong dự báo còn lớn hơn Nha Trang rất nhiều. Tuy nhiên, theo các nhà tư vấn của Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng), hiện nay chỉ có Nha Trang là có tiềm năng về nhân văn và đô thị đủ tầm cỡ để phát triển thành trung tâm du lịch có sức hấp dẫn cao. Những nơi khác có tài nguyên thiên nhiên nhưng không đủ hấp dẫn về văn hóa, xã hội. Thiên nhiên đơn thuần không đi kèm với tài nguyên nhân văn sẽ không đủ hấp dẫn du khách nên không thể trở thành trung tâm du lịch lớn. Mặt khác, nếu chỉ tập trung khai thác sẽ mang lại hiệu suất thấp nhưng nguy cơ tàn phá môi trường lại rất cao. Chính vì thế, về du lịch, trước mắt tập trung khai thác khu vực Nha Trang và các vùng phụ cận. Đối với Nha Trang, cần xác định ngành chính là du lịch, đồng thời phải xác định rõ, nếu muốn phát triển du lịch ở tầm cỡ quốc tế thì phải hạn chế các ngành nghề có nguy cơ xung đột khác, tập trung vào một lĩnh vực, không đầu tư dàn trải. Theo kinh nghiệm thế giới, chỉ riêng du lịch và dịch vụ thừa sức “nuôi sống” những đô thị tầm vừa và nhỏ. Những đô thị du lịch nổi tiếng như Edinburgh, Venice… có thu nhập cao vào loại nhất thế giới mà không cần đến công nghiệp.

Hiện nay, du lịch Nha Trang chủ yếu dựa vào tham quan vịnh. Tuy nhiên, môi trường sinh thái vùng vịnh rất nhạy cảm, nhất là những vùng sinh thái đặc biệt như rạn san hô, hang yến. Vì thế, việc phát triển du lịch vịnh đại trà là không nên. Ngoài ra, ngành nuôi trồng thủy sản cũng bị ảnh hưởng nhiều khi môi trường vịnh ô nhiễm.

Trong điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Nha Trang đến năm 2020 và tầm nhìn ngoài 2030, các nhà tư vấn Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn đã đề xuất: Để có thể phát triển du lịch Nha Trang, quan trọng là phải bảo tồn và tôn tạo những tiềm năng du lịch chứ không chỉ khai thác chúng; tập trung dịch vụ lưu trú tại TP. Nha Trang, không dàn trải ra nhiều vùng khác, biến Nha Trang thành trung tâm du lịch chính của cả tỉnh. Những điểm du lịch khác của tỉnh cần tạo ra những không gian thiên nhiên, bổ trợ cho không gian du lịch đô thị tại Nha Trang. Bên cạnh đó, địa phương phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Nha Trang; khai thác hợp lý và hiệu quả dải đô thị ven biển; phát huy tối đa tính hướng biển của TP. Nha Trang để tạo ra một bản sắc chung là Nha Trang – thành phố biển; phát triển dải đô thị dọc sông Cái, tạo thành đô thị du lịch, đưa yếu tố biển vào sâu trong đất liền; nâng cấp Cảng Nha Trang thành cảng du lịch quốc tế kết hợp quy hoạch những khu vực dành cho tàu thuyền cá nhân…

– Thành phố Hội An

Trong những năm qua, điều kiện thời tiết, tình trạng biến đổi khí hậu, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường biển các tỉnh Bắc miền Trung… diễn biến phức tạp, bờ biển Cửa Đại tiếp tục sạt lở nặng nề nhưng ngành kinh tế du lịch Hội An vẫn tăng trưởng khá (khoảng 15,49%). Tổng lượng khách đến tham quan, lưu trú Hội An đạt hơn 2,6 triệu lượt người, tăng gần 18%, trong đó có gần 1,6 triệu lượt khách mua vé tham quan, tăng hơn 34%, doanh thu đạt 172,5 tỷ đồng, tăng hơn 36%.

Là ngành kinh tế mũi nhọn…, phát triển dựa trên các giá trị văn hóa và sinh thái, chính quyền TP.Hội An tiếp tục chú trọng chất lượng các hoạt động du lịch và dịch vụ. Năm qua, thành phố tập trung đáng kể cho công tác lập lại trật tự kinh doanh và vệ sinh môi trường trong khu phố cổ, triển khai phương án sắp xếp hàng rong, chấn chỉnh hoạt động tại các điểm tham quan du lịch, tạo môi trường du lịch lành mạnh, an toàn cho du khách. Là địa bàn trung tâm du lịch, có khu phố cổ nên phường Minh An đặc biệt tập trung cho công tác lập lại trật tự đô thị trên địa bàn của phường Minh An. Một số điểm mà du khách phản ánh rằng nhếch nhác về hàng rong, kinh doanh vỉa hè… đến nay đã được giải quyết một cách cơ bản. Và trật tự kinh doanh, trang trí hàng hóa trong gia đình cố định và dưới lòng sông cũng được quan tâm để ý nhiều hơn.

Cũng trên cơ sở phát huy thế mạnh, đặc trưng của từng vùng, Hội An còn thực sự chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới làm phong phú, đa dạng và tạo thêm nhiều trải nghiệm cho du khách. Trong năm, thành phố khai trương và đưa vào hoạt động tour “Về Hội An đi xe đạp”, điểm tham quan làng An Mỹ – phường Cẩm Châu, dịch vụ “Đi bộ dưới đáy biển ngắm san hô” ở Cù Lao Chàm và một số trò chơi thể thao bãi biển ở thôn An Bàng (Cẩm An), Bãi Ông (Tân Hiệp)… Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tiếp tục được đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ du khách ngày càng đông như: bãi đỗ xe, các điểm dừng chân, hệ thống nhà vệ sinh công cộng, hạ tầng phục vụ tại cảng Cửa Đại, Cù Lao Chàm…

Theo hướng phát triển, chính quyền thành phố còn chủ trương đẩy mạnh du lịch cộng đồng, tạo điều kiện để người dân được hưởng lợi ngay trên chính di sản của mình.Thành phố đã cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ lưu trú trong dân. Loại hình homestay hiện nay rất phát triển, kể cả các biệt thự du lịch ở các vùng ven. Sắp tới, thành phố sẽ mở rộng hơn nữa những quy định để tạo điều kiện tối đa cho các chủ hộ kinh doanh cũng như các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư phát triển mạnh hơn nữa loại hình này nhằm đem lại lợi ích cho nhiều người dân”. Trong năm, đã có 217 cơ sở với gần 890 phòng lưu trú được đưa vào hoạt động, nâng tổng số cơ sở hiện có lên hơn 430 cơ sở với gần 7.600 phòng. Công tác quản lý trên lĩnh vực này luôn được chỉ đạo thường xuyên, kịp thời điều chỉnh hướng không gian phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Năm 2017, Hội An tiếp tục mở rộng không gian du lịch cộng đồng tại các vùng quê, làng nghề các khu vực nông thôn, hải đảo cùng với sự đa dạng và làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, du lịch Hội An sẽ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, chất lượng.Ngành du lịch được xác định lấy chất lượng phục vụ là một yếu tố cạnh tranh, lấy tính thân thiện, hiếu khách, chu đáo của con người phố Hội thuần hậu truyền thống để làm một trong những nhu cầu đáp ứng hoạt động của du khách. Ngoài ra, việc liên kết liên vùng đối với những địa phương có di sản trên “Con đường di sản miền Trung”, đối với một số huyện có điểm tham quan trong tỉnh cũng cần tăng cường sự kết nối để phát triển. Hằng năm, Hội An phấn đấu tăng giá trị sản xuất ngành du lịch – dịch vụ – thương mại khoảng 16,20% và đón khoảng 3 triệu lượt khách đến tham quan lưu trú.

1.4.2. Bài học rút ra

Từ các kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở những địa phương, thành phố lớn trong cả nước, có thể học hỏi những kinh nghiệm trên về triển khai thực hiện tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, đó là:

– Trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện phát triển du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề liên quan trong mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

– Khuyến nghị về chiến lược để huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác thực hiện và tính bền vững nên tập trung vào những nguồn lực mà đã sẵn có ở cấp độ quốc gia và trong khu vực. Tăng cường tiếp cận với các nguồn lực tài chính có thể liên quan đến những nỗ lực khuyến khích sự đóng góp lớn hơn từ khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là dưới các hình thức quan hệ hợp tác công tư (PPP). Các chính quyền thành phố có thể đánh giá các chính sách đầu tư và các quy định để khuyến khích hệ thống tổ chức sắp xếp nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển du lịch bền vững.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại cũng được xem như một vấn đề chủ chốt cần hành động nhằm duy trì mức độ phát triển của hoạt động du lịch. Tạo thuận lợi cho du lịch ở các nước châu Á Thái Bình Dương cần bao hàm giải quyết các vấn đề được đặt ra từ nhu cầu du lịch không biên giới, rào cản và khả năng tiếp cận cho người khuyết tật. Hiện nay đã có một số các sáng kiến ở một số khu vực đáng chú ý, xem xét ngành công nghiệp du lịch về khía cạnh của khả năng tiếp cận mà không hề gây rào cản và tôn trọng các quyền con người của những người khuyết tật. Theo dõi hành động ở cấp quốc gia và khu vực sẽ được khuyến khích để du lịch không rào cản và tạo ra khả năng tiếp cận lớn hơn cho những người khuyết tật và người già là một công việc quan trọng của nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.

Tiểu kết Chương 1

Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững, trong những năm qua, du lịch đã có những bước phát triển nhanh nhưng chưa toàn diện. Trong quá trình phát triển đã nảy sinh những vấn đề cần quan tâm tiềm năng; nguồn tài nguyên du lịch chưa bền vững trong quá trình khai thác ngành du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ du lịch còn nhiều bất cập. Hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao…Với mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành thế mạnh của cả nước thì yêu cầu giải quyết các vấn đề trên;

Chương 1 cũng đã bàn đến các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển du lịch bền vững, trong đó, nhân tố con người được coi là nhân tố quan trọng. Bên cạnh đó, trong kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước cũng đã nêu lên những bài học cho quận Ngũ Hành Sơn trong phát triển du lịch bền vững. Đây là những nội dung cơ bản triển khai ở những chương sau.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 8\CHINH SACH CONG\NGUYEN THI VAN ANH\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *