Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận Cẩm Lệ

Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận Cẩm Lệ

Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Tính cấp thiết của đề tài

Bảo trợ xã hội (BTXH) là đóng một vai trò quan trọng của chính sách an sinh xã hội (ASXH), điều chỉnh trợ giúp tiền mặt, vật chất và tinh thần cho những nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, gặp hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng đảm bảo cuộc sống cần có sự trợ giúp của nhà nước.

Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mức sống của người dân và chú trọng đến công tác chăm lo đời sống của nhân dân để người dân có cuộc sống được ấm no và ổn định với mong muốn người dân được phát triển cùng với đất nước, cùng với xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều Chính sách, chủ trương, Nghị Quyết, Chỉ thị liên quan đến đời sống của người dân, thực hiện đảm bảo và đúng quy định các chính sách về BTXH, coi việc tổ chức thực hiện chính sách BTXH là một vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị – xã hội. Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (BLĐTB&XH), công tác BTXH đã đạt được nhiều kết quả để ghi nhận nhằm góp phần quan trọng trong đảm bảo ASXH, được tính đến năm 2017 cả nước đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 2.783.474 người, trong đó: 30.292 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; 1.524.192 người cao tuổi; 1.126.126 người khuyết tật đang hưởng trợ cấp; 5.006 người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo; 97.858 người đơn thân nuôi con thuộc hộ gia đình nghèo.

Công tác chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội thông qua cơ quan Bưu điện đã được gần 60 tỉnh, thành phố thực hiện (còn 05 tỉnh chưa thực hiện: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Nam Định, Quảng Bình) chưa triển khai toàn diện trợ cấp bảo trợ xã hội. Đến năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội quy định và 3 lần sửa đổi và đến năm 2013, thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) đối với đối tượng BTXH, Nghị quyết số 74/NQ-CP tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2014, Bộ Lao động – thương binh và xã hội và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 29 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP bảo đảm kinh phí tăng thêm để thực hiện chính sách này. BTXH là một luôn đóng vai trò quan trọng được Đảng bộ và chính quyền các cấp tại thành phố Đà Nẵng hết sức quan tâm chỉ đạo và nỗ lực thực hiện. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI đã chỉ rõ: “Phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội tương xứng với vị thế trung tâm kinh tế – xã hội. Tiếp tục đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm khám, chữa bệnh chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, toàn dân tham gia bảo hiểm y tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình thành phố “5 không”, “3 có” và các chính sách an sinh xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân”. Trong các văn bản ở quận Cẩm Lệ, BTXH luôn được ghi nhận là một vấn đề có ý nghĩa lâu dài, vừa mang tính chiến lược, lâu dài. Tại Đại hội Đảng bộ quận lần thứ III, Nghị quyết giai đoạn 2015-2020 đã chỉ rõ: “Phát triển văn hóa – xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế. Công tác chính sách – xã hội luôn được quan tâm, phát triển rộng, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tập trung giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội (như giải quyết trợ cấp xã hội cho những người không may gặp bị thiệt thòi, trợ giúp đột xuất kịp thời cho những trường hợp gặp rũi ro bất khả kháng, đào tạo nghề, giảm nghèo, ý tế, giáo dục) như tạo việc làm, giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế”.

Trong những năm qua, quận Cẩm Lệ đã triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả và nghiêm túc các văn bản quy định của Nhà nước về việc thực thi chính sách BTXH. Hệ thống văn bản chính sách trong lĩnh vực BTXH không ngừng được hoàn thiện, tạo một công thức cho việc thực hiện chính sách có hiệu quả cao, các chính sách BTXH đã được quy định trong các Luật và các văn bản dưới luật, đối tượng thụ hưởng luôn được mở rộng hơn, quy trình thực hiện cũng đa dạng hóa.

Từ thực tế thực hiện chính sách BTXH tại quận Cẩm Lệ, trong thời gian qua đã có 3.150 đối tượng thụ hưởng chính sách BTXH với mức là trên 15 tỷ đồng/năm, qua đó đã đảm bảo một phần quan trọng trong đời sống của người yếu thế trong xã hội. Tuy vậy, chính sách BTXH khi thực thi trên đại phương vẫn còn tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng được so với nhu cầu sống và sự đòi hỏi cao của xã hội, chưa phủ hết nhân dân cần trợ giúp, quy trình thực hiện có lúc chưa được thực hiện đúng đảm bảo, thời gian quy định, các thủ tục có lúc còn chậm trễ …. Từ thực tế trên bản thân chọn đề tài “Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện và các biện pháp bảo đảm thực hiện chính sách BTXH ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

Nhiệm vụ nghiên cứu

– Phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận của chính sách BTXH;

– Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách BTXH từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng;

– Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BTXH trên địa bàn quận và kiến nghị các nội dung nhằm góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách BTXH trong cả nước nói chung và quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Thực hiện chính sách BTXH từ thực tế quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, BTXH là một chính sách rộng lớn, bao gồm nhiều chính sách mà chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu các chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, chính sách trợ giúp đột xuất, chính sách trợ giúp về y tế, hỗ trợ chi phí mai táng.

Phạm vi nghiên cứu

Chính sách BTXH bao gồm nhiều chính sách, nhóm đối tượng hưởng lợi, trong phạm vi đề tài này giới hạn phạm vi nghiên cứu là:

– Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, chính sách trợ giúp về y tế, chính sách trợ giúp đột xuất, hỗ trợ chi phí mai táng.

– Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, trẻ em bị bỏ rơi; người tàn tật; người cao tuổi: Bao gồm người không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH, người cao tuổi không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nghèo; người nhiễm HIV/AIDS nghèo, không có khả năng lao động và Một số đối tượng gặp rủi ro khác.

– Phạm vi thời gian nghiên cứu: đánh giá thực trạng thực hiện chính sách BTXH từ năm 2013 đến năm 2017.

– Phạm vi không gian nghiên cứu: Tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, phương pháp luận liên ngành, giữa ngành chính sách công và ngành xã hội học; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện chính sách BTXH.

Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp đặc thù trong nghiên cứu khoa học xã hội, như bình luận, nghiên cứu tài liệu, phân tích, quy nạp, diễn dịch, so sánh, tổng hợp, …để phân tích quy phạm pháp luật, đánh giá thực tiễn các hoạt động bảo trợ xã hội thông qua việc thực thi các quy định của pháp luật về vấn đề này.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin thông qua nghiên cứu tài liệu của các nhà khoa học, các học giả, các giáo sư, tiến sĩ… làm cơ sở cho khung lý luận của đề tài, hình thành các khái niệm liên quan đến chính sách bảo trợ xã hội, phân loại đối tượng bảo trợ xã hội, nguyên tắc, nội dung của chính sách bảo trợ xã hội, các yếu tổ ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội.

Phương pháp thống kê dùng để tổng hợp các số liệu về vụ việc thực tế tại địa phương thông qua các báo cáo, các văn bản thống kê, quyết toán hồ sơ về hoạt động bảo trợ xã hội để từ đó đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trên thực tế.

Phương pháp phân tích và đánh giá là phương pháp kết hợp lý luận với thực tế, dựa trên khung lý luận để phân tích thực tế, từ phân tích thực tế để đánh giá được việc áp dụng các quy định của pháp luật. Thông qua việc phân tích các số liệu cũng như các vụ việc xảy ra trên thực tế có thể đánh giá được thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại địa bàn quận Cẩm Lệ đang gặp phải những vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đó.

Phương pháp khảo sát thực tế, tác giả đã thiết kế bảng khảo sát xã hội học đối với các đối tượng đang thụ hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Cuộc khảo sát được tiến hành vào khoảng tháng 12 năm 2017 tại các phường trên địa bàn quận Cẩm Lệ, tác giả sử dụng bảng hỏi khảo sát xã hội học là 210 phiếu phát ra. Phiếu khảo sát được xử lý ở phần mềm SPSS 16.0.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận

Luận văn hệ thống hóa lý thuyết về chính sách về BTXH, làm rỏ vị trí, vai trò, đặc điểm, chức năng các chế độ chính sách BTXH hiện hành của Nhà nước đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BTXH.

Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn cung cấp đầy đủ các vấn đề lý luận, thực tiễn, những cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban, ngành trong quá trình thực thi chính sách một cách hiệu quả, nhằm góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Trong việc thực hiện chính sách BTXH trên địa bàn quận Cẩm Lệ, đồng thời vận dụng tốt các chính sách BTXH để đánh giá lại các chế độ chính sách của đảng và nhà nước ta trong thời gian qua và đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung bài và kết luận gồm có ba chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

Chương 2. Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI

    1. Khái niệm bảo trợ xã hội và chính sách bảo trợ xã hội
      1. Khái niệm bảo trợ xã hội

Theo từ điển Tiếng Việt cụm từ “Bảo trợ” có nghĩa là giúp đỡ cho tổ chức hoặc cá nhân có khó khăn về vật chất trong cuộc sống [41]. Còn cụm từ “Trợ giúp” có nghĩa giúp đỡ về vật chất cho đỡ khó khăn, thiếu thốn [41]. Hai thuật ngữ “bảo trợ xã hội” và “trợ giúp xã hội” có nghĩa gần tương đồng nhau là một trong ba trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội tuy nhiên trong các văn bản, sách báo và giáo trình hiện nay phần lớn sử dụng thuật ngữ “trợ giúp xã hội”. Trợ giúp xã hội cùng với bảo hiểm xã hội có chức năng khắc phục rủi ro, hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh yếu thế trong xã hội. Trợ giúp xã hội là “tấm lưới đỡ” để hỗ trợ cho một số hộ gia đình, cá nhân không may bị rơi vào sự rủi ro tận cùng của xã hội [18]. Như vậy ở Việt Nam bảo trợ xã hội có một giới hạn hẹp so với an sinh xã hội và được thực hiện dưới hình thức trợ cấp xã hội trên thực tế.

Từ điển thuật ngữ an sinh xã hội của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không có thuật ngữ “bảo trợ xã hội” mà chỉ có khái niệm “trợ giúp xã hội” (social assistance) là “sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của nhà nước (lấy từ nguồn thu thuế và sự đóng góp của cộng đồng) nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho người thụ hưởng [55].

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) khái niệm bảo trợ xã hội là những biện pháp công cộng nhằm giúp các cá nhân, hộ gia đình ứng phó và kiềm chế được nguy cơ đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập. Khái niệm này nhấn mạnh sự kiềm chế nguy cơ, bảo trợ xã hội vừa là mạng lưới an toàn, vừa là cơ sở để phát triển vốn con người [41].

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì lại cho rằng: “Bảo trợ xã hội là việc cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế nhà nước hoặc tập thể, cộng đồng nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp” [41].

Khái niệm bảo trợ xã hội của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) như sau: Bảo trợ xã hội đề cập đến một hệ chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những rủi ro đối với hộ gia đình và cá nhân. Khái niệm này nhấn mạnh vào tính dễ bị tổn thương nếu người dân không có bảo trợ xã hội, và tác hại của việc thiếu bảo trợ xã hội đối với người khác [41].

Viện nghiên cứu Phát triển Hải ngoại (ODI) cho rằng: Bảo trợ xã hội là những hành động công ích nhằm giảm thiểu tính tổn thương, nguy cơ gây sốc và sự bần cùng hóa, là những điều không thể chấp nhận được về mặt xã hội. Nội dung khái niệm nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương và bần cùng hóa, do vậy bảo trợ xã hội hướng vào người nghèo hoặc những người khó khăn nhất thuộc tầng lớp không ai mong muốn trong xã hội [41].

Trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm của các tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước, theo tác giả: Bảo trợ xã hội là sự trợ giúp của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với người không may gặp rủi ro, bất hạnh, nghèo đói,… Từ nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu mức sống tối thiểu cho bản thân và gia đình, tạo mọi điều kiện giúp họ vượt qua những khó khăn để được hòa nhập vào cộng đồng xã hội.

      1. Khái niệm chính sách bảo trợ xã hội

Chính sách bảo trợ xã hội (CSBTXH), là việc tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ hoạt động của chính quyền các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và có cơ hội hòa nhập với cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.

CSBTXH là hệ thống chính sách của Nhà nước như chính sách trợ cấp xã hội, chính sách trợ giúp đột xuất, chính sách hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục và giải quyết một số việc làm phù hợp cho người yếu thế.

Thực hiện CSBTXH là một bộ phận quan trọng góp phần trong CSASXH, được hiện thực bởi các công cụ chính sách bao gồm các họat động có chủ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định nhằm đưa chính sách BTXH vào cuộc sống thông qua các nội dung công việc cụ thể được đảm bảo tuân thủ theo một chu trình nhất định để đạt được mục tiêu của chủ thể chính sách.

    1. Mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của chính sách bảo trợ xã hội

1.2.1. Mục tiêu chính sách bảo trợ xã hội

CSBTXH là sự đảm bảộng

từ phía Nhà nước nhằm góp phần hỗ trợ về tiền, hiện vật, về điều kiện chăm sóc sức khỏe, học tập và tạo việc làm đối với đối tượng yếu thế trong xã hội. Phương thức hoạt động của TGXH là thông qua các việc tổ chức thực hiện các chính sách công về BTXH. Bản chất CSBTXH tập trung vào bốn vấn đề chủ yếu:

– Bảo đảm quyền con người: Mục tiêu của BTXH là tạo ra một lưới đỡ an toàn cho tất cả mọi cá nhân của cộng đồng trong những trường hợp không may gặp rủi ro bất khả kháng, mất thu nhập do nhiều nguyên nhân khác nhau, như ốm đau, bệnh tật, già yếu… “rủi ro xã hội”. Mỗi người trong xã hội, với tư cách là một công dân, bất kể địa vị xã hội… họ phải được bảo đảm quyền cơ bản là được sống để phát huy những khả năng của mình và tập trung vào các vấn đề:

+ Thứ nhất, bảo đảm được cuộc sống ổn định, thông qua các chính sách BTXH để cá nhân, hộ gia đình có được một mức sống tối thiểu từ hỗ trợ tiền mặt, lương thực để trang trải nhu cầu trong ăn, uống, sinh hoạt hằng ngày.

+ Thứ hai, là hỗ trợ về dịch vụ y tế, phục hồi chức năng nhằm bảo đảm cho ổn định sức khỏe, đồng thời là một động lực sống để người kém may mắn ổn định cuộc sống.

+ Thứ ba, hỗ trợ giáo dục, dạy nghề và tạo việc làm. Vì vậy, BTXH không chỉ là những cơ chế nhỏ mà còn tạo thêm điều kiện thu nhập cho hộ gia đình có người yếu thế vơi đi cảnh bất hạnh tận cùng xã hội và đó cũng là một công cụ để bảo đảm quyền cơ bản của con người trong xã hội trước mọi “sự cố bất lợi trong xã hội”.

– Thể hiện tính nhân đạo, nhân văn:

BTXH tạo mọi điều kiện cho những người không may gặp bất hạnh, kém may mắn hơn những người bình thường khác tạo mọi điều kiện và động lực cần thiết để khắc phục những “rủi ro xã hội”, có cơ hội vươn lên hoà nhập vào cộng đồng. BTXH mang tính tích cực xã hội trong mỗi con người, dù giàu hay nghèo khó; người may mắn và người kém may mắn, giúp họ hướng tới quyền bình đẳng của con người sống trong cuộc sống công bằng, văn minh.

– Thực hiện một phần công bằng xã hội:

Chính sách BTXH là một công cụ để cải thiện đời sống nhân dân và các điều kiện sống của các tầng lớp dân cư “yếu thế” trong xã hội. Sự phân phối lại thu nhập được thể hiện, qua chính sách thuế, còn bên kia là những người được hưởng chính sách BTXH.

– Góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội:

Đến nay mọi người dân đã ý thức được sự phát triển của xã hội là một quá trình tác động lẫn nhau. Bảo đảm sự hạnh phúc, ấm no của mỗi người dân trên toàn xã hội; bảo đảm sự phân phối công bằng về thu nhập, tiến tới công bằng xã hội, văn minh; đạt hiệu quả sản xuất cao, bảo đảm việc làm, mở rộng và cải thiện về thu nhập giáo dục và y tế cộng đồng. Cung ứng mọi nhu cầu tối thiểu cần thiết cho những người lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bất hạnh là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của thế giới. Những lưới đầu tiên của BTXH đã giảm bớt đi sự khó khăn cho họ. Sự phát triển sau này của những lưới khác tạo ra sự đa dạng trong BTXH, giải quyết được nhiều nhu cầu khác nhau của nhiều nhóm người trong những trường hợp “rủi ro xã hội”. Tuy nhiên, phải thấy rằng, BTXH không loại trừ được sự nghèo khó mà chỉ có góp phần đẩy lùi đi sự khó khăn, nghèo khổ, giảm thiểu sự tác động tiêu cực đến sự phát triển chung của mọi cộng đồng và góp phần vào việc thúc đẩy tiến bộ xã hội hóa[31].

1.2.2. Nội dung của chính sách bảo trợ xã hội

CSBTXH hiện hành bao gồm nhiều loại chính sách, tuy nhiên trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến 4 chính sách BTXH sau đây:

1.2.2.1. Chính sách trợ cấp xã hội hằng tháng

Trợ cấp xã hội là khoản tiền của Nhà nước trợ cấp cho đối tượng chính sách xã hội từng tháng dùng chi tiêu cần thiết khác phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.

Trong 5 năm qua, các quy định trợ giúp xã hội thường xuyên liên tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện đến các nhóm xã hội yếu thế cần được trợ giúp. Mức trợ giúp thường xuyên được thay đổi trong vòng từ 02 đến 03 năm để đáp ứng kịp thời mức sống người thụ hưởng. Mức trợ cấp liên tục được điều chỉnh cụ thể: Mức chuẩn trợ cấp năm 2007 tăng lên 120.000 đồng/tháng, năm 2010 tăng lên 180.000 đồng/tháng và đến năm 2017 là 270.000 đồng/tháng [2]. Mức trợ cấp đối với đối tượng nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội được điều chỉnh tăng từ 2 đến 4 lần mức chuẩn tùy theo từng đối tượng. Chính phủ đã thực hiện phân cấp cho các địa phương trong việc quyết định mức trợ cấp xã hội cụ thể cho từng đối tượng cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội ở từng địa phương trên nguyên tắc không được thấp hơn mức chuẩn trợ cấp tối thiểu do Nhà nước quy định. Có thể thấy, những thay đổi mức trợ cấp và điều chỉnh về nguồn kinh phí dành cho hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện cuộc sống của nhóm yếu thế. 

Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng ngày càng nhiều. Nhiều văn bản pháp luật ra đời đã không ngừng mở rộng bao phủ đến các nhóm xã hội yếu thế cần trợ giúp; tiêu biểu là Nghị định số 07 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội, Nghị định số 168 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07, Nghị định số 67 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67. Nhìn chung, các nghị định này tập trung vào cá nhân, nhóm yếu thế trong xã hội đang gặp khó khăn về sức khỏe, bệnh tật, trẻ mồ côi, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa. Tuy nhiên, đối tượng đang gặp khó khăn về lao động, việc làm và khó khăn khác chưa được đề cập đến. Điểm nổi bật là các nghị định đã từng bước mở rộng, cập nhật đối tượng thụ hưởng nảy sinh do các biến cố kinh tế – xã hội. Nếu Nghị định 07/2000 chỉ có 4 nhóm đối tượng thụ hưởng là trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật nặng, người tâm thần mãn tính thì Nghị định 67/2007 đã tăng lên đến 9 nhóm đối tượng, trong đó nhiều nhóm đối tượng mới được bổ sung như: người cao tuổi (85 tuổi trở lên); người nhiễm HIV/AIDS; hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ; gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi,… Điều đáng lưu ý là hai Nghị định này sau khi ban hành 3 – 4 năm đã được sửa đổi, bổ sung một số điều nhằm tiếp tục điểu chỉnh tiêu chí xét đối tượng hưởng lợi. Chẳng hạn, Nghị định 168/2004 bổ sung nhóm trẻ em nhiễm HIV dương tính, Nghị định 13/2010 mở rộng tới các đối tượng tàn tật nặng không có khả năng lao động, tần tật không chỉ ở các hộ nghèo… Sự điều chỉnh này dẫn đến đối tượng hưởng lợi trợ giúp xã hội thường xuyên tăng gấp đôi kể từ năm 2001 đến 2005, với hai nhóm hưởng lợi mới là người cao tuổi và người nhiễm HIV/AIDS.

Nguồn kinh phí trợ giúp cũng không ngừng được điều chỉnh thêm nhằm huy động tối đa nguồn lực của Nhà nước, địa phương, các tổ chức xã hội trong ngoài cộng đồng và cá nhân tham gia ủng hộ đóng góp vào quỹ trợ giúp. Hiện nay, chế độ trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật và theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội.

Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên hiện nay được quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP trong đó bao gồm nhiều đối tượng với nhiều hoàn cảnh khó khăn với mức trợ cấp theo hướng dẫn Điều 11, Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTB&XH-BTC. Mức chuẩn 270.000 đồng áp dụng cho các nhóm đối tượng là Trẻ em và đối tượng còn lại (cá nhân), (kể cả cá nhân và hộ gia đình).

Việc thay đổi, bổ sung, điều chỉnh thủ tục hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên được tiến hành theo thủ tục luật định nhưng trong đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc.

1.2.2.2. Chính sách trợ cấp đột xuấttại cộng đồng

Trợ cấp đột xuất là một bộ phận hợp thành chính sách bảo trợ xã hội, bao gồm các chính sách, chế độ trợ giúp về tiền mặt, vật chất, tinh thần đối với các cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng khi gặp mọi rủi ro khác nhau (do thiên tại hỏa hoạn, hoặc lý do bất khả kháng khác …), trợ giúp cho họ vượt qua khó khăn, sớm khắc phục, ổn định đời sống.

1.2.2.3. Chính sách trợ giúp về y tế

Trợ giúp về y tế nhằm giúp cho đối tượng bảo đảm đủ các điều kiện chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh theo định kỳ, phục hồi chức năng, sử dụng các dịch vụ y tế cần thiết.

Chính sách y tế đối với đối tượng BTXH là việc thực hiện cấp thẻ BHYT đối với đối tượng BTXH để khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, theo quy định chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội.

– 100% đối tượng BTXH được cấp thẻ BHYT, trẻ từ 0-6 tuổi được khám sàng lọc phát hiện sớm dị tật bẩm sinh tại cộng đồng bằng một bộ phiếu sàng lọc. 100% trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ từ sàng lọc này được đánh giá, phân loại mức độ khó khăn để đưa ra chương trình can thiệp sớm phù hợp với từng trẻ

– Phấn đấu hàng năm có 100 hộ gia đình có NKT được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho NKT được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.

1.2.2.4. Chính sách về hỗ trợ mai táng

Hỗ trợ về mai táng là một trong những bộ phận cấu thành chính sách BTXH, đó là khoản chi phí mà những đối tượng BTXH khi chết được hưởng chi phí mai táng theo quy định.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục để hưởng chính sách về hỗ trợ mai táng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

1.2.3. Ý nghĩa của chính sách bảo trợ xã hội

Ngay từ khi ra đời cho đến nay, an sinh xã hội nói chung và bảo trợ xã hội nói riêng đã được đón nhận như một sự đảm bảo cho cuộc sống và đặc biệt có ý nghĩa đối với một bộ phận thành viên xã hội, bộ phận “người yếu thế”. Là sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất đối với mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro, bảo trợ xã hội là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật.

Dưới góc độ kinh tế, CSBTXH không vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận nhưng lại có ý nghĩa là công cụ phân phối lại tiền bạc, của cải và dịch vụ có lợi cho các thành viên bất hạnh trong xã hội, góp phần thu hẹp dần sự chênh lệch mức sống, giảm bớt đói nghèo,… Với góc độ này thì bảo trợ xã hội chính là biện pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội. Với mỗi thành viên xã hội nói chung và đối tượng bảo trợ nói riêng, chính sách bảo trợ xã hội đặc biệt có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự tồn tại và tạo cơ hội vượt qua những khó khăn, túng quẫn về kinh tế. Đối tượng của CSBTXH là những người có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểu của xã hội, các yêu cầu tối thiểu về kinh tế như ăn, mặc,… không được đảm bảo. Trong tình cảnh đó, chính sách bảo trợ xã hội chính là “lưới đỡ” kinh tế cuối cùng về miếng cơm manh áo hàng ngày cho đối tượng. Không chỉ dừng lại đó, bảo trợ xã hội còn đưa đến những cơ hội thuận lợi để đối tượng tự vươn lên đảm bảo và nâng cao đời sống của mình. Tuy nhiên, cũng phải nhận thức rằng, chính sách bảo trợ xã hội không loại trừ được nghèo đói, bất hạnh, rủi ro,… nhưng đây là biện pháp kinh tế góp phần đẩy lùi nghèo túng, khắc phục rủi ro, thúc đẩy sự tiến bộ công bằng xã hộixã hội.

Dưới góc độ chính trị, xã hội: CSBTXH đặc biệt có ý nghĩa. Đây không chỉ là thái độ của Nhà nước, là biện pháp hỗ trợ tích cực của xã hội đối với mỗi thành viên của mình khi gặp rủi ro, khó khăn mà còn làm giảm thiểu những bất ổn trong xã hội, góp phần duy trì ổn định xã hội trong đó có ổn định chính trị. Sở dĩ chính sách bảo trợ xã hội có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc như vậy là do xuất phát từ nền tảng của chính sách bảo trợ xã hội là sự tương tác, tương trợ cộng đồng của các thành viên xã hội trước những bất hạnh, rủi ro của cá nhân. Theo đó, những bất hạnh, khó khăn này được cả cộng đồng gánh vác, sẻ chia mà không đòi hỏi một nghĩa vụ nào về tài chính từ phía đối tượng. Ở đây không có sự phân biệt về đối tượng hưởng cũng như chủ thể thực hiện mà hơn thế nữa lại là yếu tố tạo nên sự hòa đồng giữa các thành viên xã hội, không phân biệt giới tính, tôn giáo, địa vị kinh tế,… Có thể coi chính sách bảo trợ xã hội là một hình thức tương trợ cộng đồng phổ biến nhất, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của mỗi cá nhân và có sức hút hấp dẫn trước những giá trị nhân bản của con người.

Ngày nay, CSBTXH không còn là vấn đề chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề có tính quốc tế. Việc thực hiện bảo trợ xã hội không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản chính trị hay địa lý nào, nó có ý nghĩa toàn cầu vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển hơn.

Dưới góc độ pháp luật: CSBTXH là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội, điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thòi, ít có cơ may trong cuộc sống như người bình thường khác và không đủ khả năng tự lo liệu. Ý nghĩa pháp luật của chính sách bảo trợ xã hội xuất phát từ quyền cơ bản của con người. Mỗi con người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đẳng, được thương yêu, đùm bọc, bảo vệ khỏi những biến cố bất lợi, đặc biệt là khi sự sống bị đe dọa [32].

Ở nước ta, quyền bảo trợ đã được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 67) và nhiều văn bản pháp lý khác. Điều đó cho thấy CSBTXH không chỉ đơn thuần là hoạt động tự phát mang tính nhân đạo của cộng đồng mà dưới góc độ pháp luật, nó đã được thể chế hóa thành chế định của hệ thống pháp luật an sinh xã hội quốc gia. Cũng từ đó, giúp chúng ta nhận thức được rằng, CSBTXH không phải là sự ban ơn, sự chiếu cố của xã hội đối với những thân phận thấp hèn, những người cùng cực, mà là quyền của mỗi thành viên trong xã hội, là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả cộng đồng.

Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
    1. Quy trình và các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

1.3.1. Quy trình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

1.3.1.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

Để việc thực hiện một cách hiệu quả CSBTXH, trước hết cần phải tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng từ kế hoạch tổ chức điều hành, kế hoạch chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; nhưng phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của chủ thể ban hành. Việc xây dựng kế hoạch phải xuyên suốt thời gian cụ thể để thực hiện chính sách, đi kèm với sự phân công người thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình của địa phương, đảm bảo được mục tiêu của Đảng và Nhà nước [29].

1.3.1.2. Phổ biển, tuyên truyền chính sách bảo trợ xã hội

Phổ biến, tuyên truyền CSBTXH là hoạt động mang tính thông tin, là hình thức công khai chính sách cho các cơ quan có thẩm quyền, các đối tượng chính sách và các bên tham gia hiểu rõ về mục đích, yêu cầu, về tính đầy đủ, tính đúng đắn của chính sách để các bên có liên quan tự giác tham gia thực hiện. Ngoài hoạt động mang tính thông tin, công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách còn giúp cho cán bộ, công chức tổ chức thực hiện chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất, mức độ, quy mô, tầm quan trọng của chính sách đối với đời sống xã hội, để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch chính sách [39].

1.3.1.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

Phân công, phối hợp thực hiện CSBTXH là việc cơ quan tổ chức thực hiện chính sách xem xét chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân có liên quan để phân công, phân nhiệm một cách cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp lý, xác định cơ quan nào đóng vai trò chủ trì, cơ quan nào có chức năng phối hợp, tránh trường hợp nêu chung chung, nhằm đảm bảo trong suốt quá trình thực hiện chính sách diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, không bị chồng chéo, thiếu sót hoặc bị tắc nghẽn.

Vì vậy, để việc tổ chức thực hiện chính sách bảo trợ xã hội có hiệu quả, trước tiên phải có sự thống nhất cao về quan điểm, về mục tiêu, về chương trình, kế hoạch thực hiện của cả hệ thống chính trị, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác tuyên truyền, vận động; công tác cung ứng nguồn lực tài chính, trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện chính sách. Tuy nhiên, chịu trách nhiệm chính và chủ công trong việc triển khai thực hiện là ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và UBND các cấp [40].

1.3.1.4. Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

Thực hiện CSBTXH là hoạt động nhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Vì vậy, các cơ quan và người thực hiện chính sách phải thường xuyên dự báo tình hình để có những tham mưu, đề xuất với Nhà nước có những giải pháp phù hợp, sử dụng những công cụ quản lý Nhà nước cần thiết để tác động kịp thời giúp cho chính sách được duy trì ổn định, lâu dài, bảo vệ quyền, lợi ích cho đối tượng thụ hưởng.

1.3.1.5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách các đối tượng hưởng chế độ bảo trợ xã hội

Điều chỉnh, bổ sung CSBTXH là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo hướng điều chỉnh CSBTXH ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tiễn phát triển của xã hội. Vì vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tiến hành điều chỉnh, bổ sung chính sách phù hợp với tình hình thực tế giúp cho các đối tượng chính sách có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên việc điều chỉnh, bổ sung phải phù hợp không được làm thay đổi mục tiêu chính sách, nếu thay đổi mục tiêu chính sách, coi như chính sách thất bại [25].

1.3.1.6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện CSBTXH là họat động diễn ra thường xuyên, liên tục của hệ thống các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách, đến các cơ quan và cán bộ, công chức được phân công thực hiện chính sách; kể cả đối tượng thụ hưởng nhằm xem xét chính sách đã được triển khai tổ chức thực hiện chưa, tiến độ thực hiện đến đâu, việc tổ chức thực hiện có đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng theo quy trình, kế hoạch đã ban hành hoặc đã đến tận được với các đối tượng chính sách không. Kiểm tra, theo dõi sát việc thực hiện chính sách góp phần kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách và chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu CSBTXH [18].

1.3.1.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện CSBTXH là một nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội. Đây là bước sau dung để đánh giá lại toàn bộ quá trình thực thi chính sách, tổng kết những kết quả đã đạt được và rút kinh nghiệm về những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại.

Việc tổ chức đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm phải được thực hiện một cách thường xuyên, có hiệu quả, lien tục từ Trung ương đến cơ sở hay nói một cách khác là phải tiến hành một cách đồng bộ thì mới có ý nghĩa thiết thực về mặt chính sách. Sau quá trình thực thi, thì quy đình tổng kết sẽ mang lại nhiều sự nhìn nhận, hay những suy nghĩ mới trong việc thực thi chính sách. Nhìn nhận những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế đang gặp phải để thay đổi, bổ sung cho phù hợp.

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

1.3.2.1. Các yếu tố thuộc về chính sách

Các yếu tố về văn hóa, chính trị, Hiến pháp, thể chế chính trị, quan điểm, quyết tâm của Đảng và Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các chính sách về bảo trợ xã hội. Trong quá trình thực hiện, phải tuân thủ các quy định, định hướng, văn bản pháp luật của Nhà nước thể áp dụng. Vì chính sách BTXH trước hết phải thực hiện cho được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đó là phục vụ vì lợi ích của cộng đồng, người dân và toàn xã hội. Bên cạnh các yếu tố về chính sách, việc thực hiện chính sách BTXH còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên trong của chính sách như: năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách, hình thức tuyên truyền, điều kiện, khả năng kinh tế của Nhà nước, các quan hệ bên trong của hệ thống các cơ quan thực thi chính sách.

1.3.2.2. Yếu tố nhận thức

Nhận thức là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho việc thực thi chích sách một cách đúng đắn, không bị sai lệch, đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa về mặt thực tiễn.

Do đặc điểm về chính sách BTXH có sự khác biệt so với các đối tượng chính sách khác, đó là những người bản thân họ chịu nhiều mất mát, thiệt thòi so với những người khác, nên họ rất dễ bị tổn thương; do vậy những người trực tiếp tham gia thực hiện chính sách ngoài việc phải nhận thức đúng đắn về chủ trương về quan điểm của Đảng và Nhà nước, họ phải thấu hiểu và thực sự trân trọng, không được có thái độ quan liêu, thờ ơ đối với các đối tượng này; thường xuyên chia xẻ, động viên.

1.3.2.3. Yếu tố phát triển kinh tế – xã hội

Là một yếu tố quan trọng đóng vai trò cho việc thực hiện chính sách BTXH. Giải quyết các vấn đề xã hội không thể tách rời nhau mà phải gắn bó cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện.

Nền kinh tế của một đất nước phát triển mạnh luôn được ổn định, trong một môi trường lành mạnh thì việc thực hiện chính sách luôn đạt hiệu quả cao.

Khi kinh tế tăng trưởng mạnh, ngân sách nhà nước ổn định thì việc thực hiện các chính sách BTXH phát huy mạnh, tạo mọi điều kiện cung ứng nguồn lực cho người dân và các đối tượng chính sách thụ hưởng để góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân .

Bên cạnh sự tăng trưởng, bền vững và ổn định về kinh tế thì yếu tố hòa bình, về an ninh chính trị – xã hội, người dân phấn khởi tin tưởng, ủng hộ Đảng, Nhà nước, cùng nhau đóng góp nhiều hơn vào các quỹ phúc lợi để xây dựng bảo vệ đất nước mỗi ngày một tăng cao.

1.3.2.4. Yếu tố nguồn lực: Con người, tài chính, cơ sở vật chất

Nếu như nói rằng, việc ban hành, triển khai thực hiện chính sách BTXH là điều kiện cần, thì các yếu tố về nguồn lực: con người, tài chính, cơ sở vật chất là điều kiện đủ để đảm bảo thực hiện được chính sách BTXH. Yếu tố con người được xem là nồng cốt và là trung tâm để thực thi. Muốn thực thi chính sách có hiệu quả thì cần phải có một đội ngũ cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ có năng lực và trình độ chuyên môn để có thể đảm bảo thực thi công vụ có hiệu quả và chất lượng.

Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý thực thi chính sách BTXH đòi hỏi phải có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cao, thường xuyên tiếp cận và nắm bắt kịp thời tình hình đời sống người dân, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người bị thiệt thòi, phải nhiệt tình và có trách nhiệm cao với công việc được phân công đảm nhiệm đồng thời làm cầu nối gắn kết giữ giữa Đảng, Nhà nước các cấp với người dân. Các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng thực thi chính sách bảo trợ xã hội cần lựa chọn cán bộ công chức (không nên chọn cán bộ bán chuyên trách, hầu hết tại địa phương chọn cán bộ làm công tác BTXH đều là bán chuyên trách) mới đảm bảo chính sách được triển khai thực hiện đến đúng đối tượng và đúng theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra.

Tổ chức bộ máy theo dõi, kiểm tra, giám sát và triển khai chính sách là rất quan trọng và có tính khả thi hay không, có đi vào chiều sâu hay không phải có một bộ máy tổ chức trung gian làm cầu nối giúp cho Nhà nước nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng đối tượng mà chính sách đã và đang hướng đến, thông qua các cơ quan có liên quan tham mưu đề xuất các chính sách, khi được ban hành thì bộ máy này triển khai theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện theo định kỳ.

Bên cạnh yếu tố về con người, trong quá trình triển khai thực hiện phải phân bổ nguồn tài chính thường xuyên để mua sắm các trang thiết bị tiện làm việc cho đội ngủ cán bộ, công chức; đảm bảo nguồn ngân sách hằng năm để chi trả lương cho bộ máy và đội ngủ cán bộ thực hiện chính sách, đồng thời chi trả trợ cấp hàng tháng cho người thị hưởng … Nếu chính sách ban hành đúng, nhưng không đảm bảo cơ sở vật chất và nguồn tài chính sẽ ảnh hưởng cao đến chính sách và danh dự của Đảng và Nhà nước; cũng như làm tổn thương lớn đến cuộc sống của các đối tượng chính sách.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 8\CHINH SACH CONG\NGUYEN THI HONG HANH\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *