Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Thực tiễn giáo dục cũng như lý luận về quản lý giáo dục đã khẳng định đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đó, trong chiến lược phát triển giáo dục nói chung và chiến lược phát triển của nhà trường nói riêng, phát triển đội ngũ giáo viên luôn là nhiệm vụ trọng tâm. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là giải pháp quan trọng, cốt yếu để nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục đào tạo đang là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia. Theo sự đánh giá chung của các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục thì chất lượng giáo dục – đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, nhưng quan trọng nhất vẫn là đội ngũ giáo viên. Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ trước hết là ra sức đào tạo và xây dựng đội ngũ giáo viên nói chung, trong đó có giáo viên Trung học cơ sở (THCS) nói riêng đủ về số lượng, có chất lượng cao, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ, năng lực chuyên môn xứng đáng với tầm vóc của thời kỳ mới. Ngành Giáo dục – đào tạo (GD & ĐT) đã và đang đứng trước những cơ hội phát triển mới, nhưng cũng đang đối đầu với nhiều thách thức mới:Yêu cầu phát triển quy mô, đồng thời phải đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả giáo dục – đào tạo ở tất cả các bậc học, ngành học.

Với mục tiêu cơ bản là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, giáo dục – đào tạo tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo nên nguồn “vốn xã hội” vô cùng quan trọng , đó là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cấp học, bậc học. Thông qua hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và các hoạt động xã hội khác, đội ngũ giáo viên là người thường xuyên trực tiếp thực hiệc các mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục.

Quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội. Trong đó, đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông; là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục, góp phần hoạch định chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược và các nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông. Để thực hiện mục tiêu đổi mới, một trong những giải pháp được đề ra trong Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và Hội nhập quốc tế” là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo [1].

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc THCS là cầu nối giữa Tiểu học với Trung học phổ thông. Bậc giáo dục THCS có một vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Vì vậy, xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục và tất cả các nhà trường trong đó có trường THCS.

Trong những năm qua công tác tổ chức thực thi các chính sách của Nhà nước về giáo dục trên địa bàn Thị xã nói chung và chính sách về phát triển đội ngũ giáo viên THCS nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng kể góp phần vào sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Chất lượng về giáo dục ở các bậc học của Thị xã trong những năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, trong đó chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Các chính sách phát triển giáo dục đã được các cấp uỷ, Đảng, chính quyền quan tâm.Tuy nhiên, các biện pháp tổ chức thực thi chính sách phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên THCS nói riêng còn bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế dẫn đến chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường không đồng đều, chưa tương xứng với vị trí giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Với mong muốn việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn Thị xã Điện Bàn thực sự mang lại hiệu quả, có tác động tích cực tới chất lượng đội ngũ giáo viên THCS và có tầm ảnh hưởng tích cực đến xã hội, chúng tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam” để làm Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Chính sách công.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần tổ chức hiệu quả, nâng cao chất lượng thực thi chính sách Phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THCS;

Thứ hai, chỉ rõ, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS; nêu rõ những thành tựu và hạn chế, bất cập trong việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam;

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để góp phần nâng cao tính hiệu quả trong việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên bậc THCS.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về mặt không gian: Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam;

Phạm vi về mặt thời gian: giai đoạn 2015-2019.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1.Cơ sở lý luận

Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học xã hội và các phương pháp nghiên cứu chính sách công.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin: Phân tích tài liệu sẵn có bao gồm các bài báo khoa học, sách, luận văn, luận án, các văn bản, các bài viết, các trang web có liên quan đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ giáo viên THCS;

Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thu thập và xử số liệu từ các báo cáo, tài liệu thống kê của Phòng Nội vụ Thị xã Điện Bàn, phòng GD-ĐT Thị xã Điện Bàn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để vận dụng trong quá trình thực hiện chính sách Phát triển đội ngũ giáo viên THCS không chỉ riêng Thị xã Điện Bàn, mà còn thực hiện được ở một số địa phương có điều kiện kinh tế tương đồng. Ngoài ra, Luận văn còn giúp các nhà QLGD tại địa phương khắc phục những tồn tại, hạn chế, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, THCS nói riêng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở;

Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở ở Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam;

Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở tại Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

    1. 1.1. Một số khái niệm cơ bản
      1. 1.1.1. Khái niệm chính sách công

Quan điểm của Thomas Dye (1972) cho rằng “Chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm”. Đáng lưu ý, chính sách công theo cách tiếp cận của Dye là sản phẩm hành động của nhà nước chứ không phải của các chủ thể phi nhà nước [45].

Theo nhà nghiên cứu William Jenkins (1978) thì “ Chính sách công là tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc nhóm các nhà hoạt động chính trị liên quan đến lựa chọn mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu trong tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền” . Quan điểm của Jenkins làm rõ hơn nhiều nội dung mang tính bản chất của chính sách công. Đó là sự mở rộng về chủ thể chính sách công – nhà hoạt động chính trị (ngoài thế chế, nhà nước), xác định tính hệ thống của chính sách công – “tập hợp các quyết định có liên quan với nhau” và nhất là làm rõ cấu trúc của bản chính sách bao gồm mục tiêu và phương tiện thực hiện chính sách [39].

Thomas (1985) có quan niệm hết sức đơn giản về chính sách công: “Chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm”. Thomas cho rằng những hành động mà Chính phủ làm hay không làm đều được gọi là chính sách công.

Ngoài ra, hai tác giả Kraft và Furlong (2004) cho rằng, chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình.

Lê Chi Mai (2008) đưa ra cách hiểu về thuật ngữ chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế- xã hội theo mục tiêu xác định [23].

Đỗ Phú Hải (2017) “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” [17].

Trong bài nghiên cứu Bàn về khái niệm chính sách công, tác giả Hồ Việt Hạnh với 7 cách tiếp cận chính sách công từ góc độ chính sách công từ góc độ quyền lực trong sự so sánh với chính sách tư đã cung cấp nhiều nhận thức mới mẻ, có tính gợi mở cao về chính sách công gắn với thực tiễn Việt Nam. Trên cơ sở tiếp cận đó, tác giả cho rằng “Chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết các vấn đề về lợi ích chung của cộng đồng” [18].

Từ những quan niệm trên chúng ta có thể hiểu Chính sách công một cách khái quát là Tổng thể chương trình hành động của Đảng và Nhà nước, nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội theo phương thức nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững, ổn định.

      1. 1.1.2. Khái niệm Chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Khái niệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách khá rộng rãi như: đội ngũ tri thức, đội ngũ công nhân, đội ngũ thanh niên xung phong, đội ngũ giáo viên…Ở một nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp một số đông người, hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục đích xác định; họ làm việc theo kế hoạch.

Đội ngũ giáo viên là những người cùng làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục, có đủ tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ theo quy định, có tinh thần đoàn kết, gắn bó, tạo thành một khối thống nhất. Từng hoạt động của mỗi thành viên luôn có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, có cùng quyền lợi và nghĩa vụ, có quy chế làm việc nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục chung. Đội ngũ này quyết định toàn bộ chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường bằng việc cống hiến hết tài năng và công sức của họ.Trong hệ thống giáo dục và đào tạo thì nhân lực chính là đội ngũ cán bộ, giáo viên, trong đó đội ngũ giáo viên là lực lượng chiếm đa số”.

Khái niệm về đội ngũ giáo viên có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, nhưng đều thống nhất: “ĐNGV là tập hợp những người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác bao gồm Cán bộ quản lý), giáo viên có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định. Tập thể này quyết định chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường bằng việc cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ”. Để thực hiện thành công và tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì đòi hỏi mỗi cá nhân giáo viên đều phải trên tinh thần cộng tác, tương tác, đoàn kết gắn bó tạo thành một khối thống nhất và mỗi hoạt động của từng thành viên luôn có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau trên cơ sở gắn kết với nhau theo mục tiêu chung nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục [27].

Đội ngũ giáo viên THCS là lực lượng các nhà giáo tham gia giáo dục và giảng dạy ở cấp THCS. Đội ngũ giáo viên THCS được tổ chức chặt chẽ, có sự thống nhất cao về lý tưởng, có cùng mục đích về giáo dục học sinh thành những con người phát triển toàn diện. Đội ngũ giáo viên THCS bao gồm người tham gia trực tiếp quá trình quản lý hoạt động giáo dục, đó là hiệu trưởng, giáo viên (Gồm giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm), giáo viên là tổng phụ trách Đội.

Người giáo viên THCS là những người tốt nghiệp ngành sư phạm theo chuẩn đào tạo bằng cao đẳng chuyên nghiệp, họ là những người đứng trong hệ thống giáo dục phổ thông giáo dục THCS được thực hiện 4 năm từ lớp 6 đến lớp 9. Đây là những giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình THCS nhằm đạt mục tiêu của giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển toàn diện và hình thành các kỹ năng, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành nhân cách, chuẩn bị tiền đề cho các em tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Nếu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu thì giáo dục THCS giúp học sinh phát triển kết quả giáo dục tiểu học, hình thành học vấn ở trình độ cơ sở, những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật để tiếp tục học lên Trung học phổ thông ( THPT), Trung cấp chuyên nghiệp hoặc đi vào cuộc sống lao động. Như vậy, ta có thể thấy người giáo viên THCS có một vai trò quan trọng, tạo cầu nối cho giáo dục phổ thông bậc tiểu học và bậc trung học [6].

Phát triển đội ngũ giáo viên là phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, tạo ra một đội ngũ (tổ chức) giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu (tổ chức, độ tuổi, giới, dân tộc), đảm bảo về chất lượng (trình độ chuẩn, phẩm chất, năng lực) đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu phát triển GD&ĐT trong từng thời kì phát triển của đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế – văn hóa.[10].

Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người giáo viên luôn là tâm điểm của hệ thống giáo dục là người giữ vai trò quyết định trong quá trình dạy học và đặc trưng trong việc định hướng giáo dục. Sự phát triển đội ngũ giáo viên được hiểu là quá trình biến đổi làm cho số lượng, cơ cấu và chất lượng luôn vận động đi lên trong mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau tạo nên thế cân bằng, bền vững.

Vì vậy, phát triển đội ngũ giáo viên nhằm mục đích tăng cường hơn nữa sự phát triển toàn diện của người giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp.

Chương trình hành động của ngành Giáo dục trong việc thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ – TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm những nội dung cụ thể sau:

– Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tập trung đầu tư xây dựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên;

– Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục mầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên tư vấn học đường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường xuyên;

Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên. Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ.

Thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ các trường đại học, cao đẳng với phương án kết hợp đào tạo trong và ngoài nước để đến năm 2020 có 25% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng là tiến sỹ;

Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần, tạo động lực cho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là với giáo viên mầm non; có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục.

Từ những quan điểm trên có thể thấy, thực chất phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên bậc THCS nói riêng là tạo ra sự thay đổi về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Biểu hiện của sự phát triển là hình thành và hoàn thiện đội ngũ giáo viên về kiến thức, thái độ, kỹ năng và các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, giúp đội ngũ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục.

Chính sách phát triển là tập hợp các quyết định chính trị của chủ thể quản lý bằng những giải pháp cụ thể nhằm mục tiêu nâng cao, hoàn thiện một đối tượng nào đó. Chính sách phát triển ngoài mang đặc điểm của một chính sách công nói chung còn mang một số đặc điểm riêng như: có tác động đến đối tượng nhằm thay đổi cả về chất lẫn về lượng, để phát triển đối tượng, chính sách có nhiều hướng để tác động nhằm thay đổi mọi mặt của đối tượng mà không riêng một mặt nào. Từ đó, nâng cao chất lượng và số lượng một cách toàn diện đến đối tượng của chính sách phát triển [23].

Việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS nhằm mục đích thể hiện tính đúng đắn, phù hợp của chính sách và có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân tích và đánh giá chính sách.

    1. 1.2. Nội dung các bước thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở
      1. 1.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Tổ chức thực thi chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS là quá trình lâu dài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch, lên chương trình để các cơ quan liên quan triển khai thực hiện một cách chủ động. Các cơ quan triển khai thực thi chính sách từ trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Nội dung xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách bao gồm:

– Lập kế hoạch bao gồm: các chủ thể tham gia, cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để tham gia thực thi chính sách, trách nhiệm của người quản lý và người thực thi chính sách;

– Dự kiến các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện trang thiết bị phục vụ cho việc thực thi chính sách; nguồn lực tài chính, vật tư, văn phòng phẩm…;

– Xây dựng kế hoạch thời gian triển khai thực hiện: thời gian duy trì chính sách, dự kiến các bước tổ chức thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm;

– Xây dựng những nội quy, quy định, quy chế về tổ chức, điều hành hệ thống tham gia thực hiện chính sách. Đồng thời dự kiến các hình thức khen thưởng, kỉ luật cá nhân, tập thể trong thực thi chính sách cũng như dự kiến cơ quan, đơn vị giám sát, kiểm tra kịp thời đôn đốc các đối tượng hoặc các chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS.

      1. 1.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Phổ biến, tuyên truyền chính sách có ý nghĩa rất quan trọng trong các bước tổ chức thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS. Phổ biến, tuyên truyền chính sách giúp cho đội ngũ viên chức, cụ thể là giáo viên cũng như mọi người dân tham gia thực thi chính sách hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách. Qua đó để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước;

Phổ biến, tuyên truyền chính sách giúp cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách được giao;

Phương tiện để phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS: mở các lớp tập huấn tập trung để quán triệt yêu cầu của các nội dung chính sách, bàn các giải pháp và phân công thực hiện chính sách, xây dựng các văn bản hướng dẫn phổ biến cụ thể việc thực hiện chính sách gửi cho các đơn vị, cơ quan và giáo viên để họ thực hiện. Ngoải ra cũng có thể đăng tải chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên các báo, tạp chí của ngành, của cơ quan, và các trang thông tin để cán bộ, công chức, viên chức biết và thực hiện;

Việc phổ biến, tuyên truyền vận động thực hiện chính sách cần thực hiện thường xuyên, liên tục để mọi đối tượng cần được tuyên truyền luôn củng cố lòng tin vào chính sách và thực thi chính sách một cách tích cực.

      1. 1.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Hiệu quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS phụ thuộc vào việc phân công hợp lý và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách. Chính sách được thực thi trên phạm vi không gian rộng lớn vì thế số lượng các đối tượng tổ chức và cá nhân tham gia thực thi chính sách là rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách công, chủ thể thực hiện và bộ máy tổ chức thực thi của nhà nước;

Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm thực hiện chính sách diễn ra hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian. Chúng đan xen nhau, thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển theo qui luật. Hoạt động phân công, phối hợp thực hiện chính sách diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực chính sách. Việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS được thực hiện dựa trên các văn bản của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Uỷ Ban nhân dân (UBND) tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng nội vụ Thị xã, Phòng Giáo dục & Đào tạo Thị xã; chủ thể thực hiện triển khai là trưởng phòng Nội vụ, trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo; người thực thi chính sách là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và giáo viên.

1.2.4. Duy trì chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Duy trì chính sách là toàn bộ hoạt động đảm bảo cho chính sách phát huy tác dụng lâu dài trong đời sống xã hội. Cụ thể hoá nội dung triển khai bằng các văn bản mang tính pháp lý- quy định rõ ràng. Tổ chức phối hợp thống nhất, hiệu quả, đồng bộ. Đảm bảo các điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ. Đảm bảo kế hoạch về thời gian và quy trình thực hiện;

Duy trì chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS là làm cho chính sách tồn tại và phát huy hết tác dụng trong môi trường thực tế. Muốn cho chính sách được duy trì cần phải có sự nhất trí và quyết tâm cao của chủ thể tổ chức, người thực thi và môi trường thực hiện. Đối với chủ thể tổ chức thực thi chính sách (phòng Nội vụ, phòng Giáo dục) phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đội ngũ giáo viên và toàn xã hội tích cực tham gia thực hiện chính sách. Nếu trong quá trình duy trì thực thi chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS gặp phải khó khăn do môi trường thực tế biến động hoặc do chính sách thay đổi thì các cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc hiện chinh sách và chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tế;

      1. 1.2.5. Điều chỉnh chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Điều chỉnh chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS là việc làm cần thiết, diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chức thực thi chính sách. Bởi chính sách từ khi xây dựng, ban hành và áp dụng vào cuộc sống có những vấn đề không hợp lý, chưa sát với tình hình thực tế nên cần phải có sự điều chính cho hợp lý. Để điều chỉnh chính sách hợp lý đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách cần phải có năng lực chuyên môn, kỹ năng đề xuất các giải pháp, biện pháp, cơ chế chính sách để chính sách được điều chỉnh có tính hiệu quả cao.

1.2.6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách cần thu thập, cập nhật đầy đủ các nguồn thông tin,các cơ sở dữ liệu thông tin phản ánh về quá trình triển khai và kết quả thực hiện chính sách từ các trường học trên địa bàn Thị xã. Trên cơ sở đó, phân tích xử lý thông tin, đối chiếu so sánh với các quy định trong chính sách hoặc các quy chế trong chính sách;

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS giúp kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách đồng thời nâng cao được chất lượng về phát triển đội ngũ giáo viên THCS hơn. Ngoài ra cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách.

      1. 1.2.7. Tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Đây là việc làm rất cần thiết và là nhiệm vụ rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thực hiện chính sách. Tổng kết đánh giá là quá trình xem xét kết luận về sự chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện chính sách và việc chấp hành của đội ngũ giáo viên THCS về thực thi chính sách. Muốn đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm phải dựa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí ở các chính sách cũng như các nguyên tắc đã được thống nhất. Cơ sở để đánh giá việc thực hiện chính sách là phải dựa trên kế hoạch đã được xây dựng để đối chiếu xem những nội dung nào đã được thực hiện và những nội dung nào chưa thực hiện. Qua đó phải có báo cáo tổng kết việc thực hiện chính sách để cấp trên căn cứ làm cơ sở xếp loại nhưng phải công bằng và khách quan;

Tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS sẽ thấy được trường học nào thực hiện tốt chính sách và đơn vị nào còn hạn chế về việc thực hiện chính sách. Từ đó có cơ sở để điều chỉnh, bổ sung ,hoàn thiện chủ trương, nghị quyết, các chương trình, các kế hoạch; phát huy ưu điểm, khen thưởng kịp thời các tập thể thực hiện tốt. Đồng thời có những giải pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại trong thực hiện chính sách.

    1. 1.3. Chủ thể và cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Chủ thể tham gia vào việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở là Phòng nội vụ, phòng Giáo dục và đào tạo, Cán bộ quản lý giáo dục (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng…), đội ngũ giáo viên THCS.

Cơ sở pháp lý để thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS ở đây gồm có:

– Thông tư 12/2011/TT-BGD-ĐT ngày 28/3/2011của Bộ giáo dục –đào tạo Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

– Thông tư số 20/2018/TT-BGD-ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo ban hành qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

– Công văn số 4530/BGD-ĐT ngày 1/10/2018 về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 20/2018/TT-BGD-ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo ban hành qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

– Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

Chủ thể thực hiện các văn bản trên là Phòng nội vụ, Phòng giáo dục-đào tạo, Cán bộ QLGD, đội ngũ giáo viên THCS. Chủ thể thực hiện chính sách phải được đào tạo có đủ trình độ, kinh nghiệm, phải có thái độ công tâm, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ.

    1. 1.4. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở
      1. 1.4.1. Yếu tố khách quan

– Tính chất của việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS:

Chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS trong thời gian qua, mặc dù được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhưng trong quá trình thực hiện chính sách vẫn còn nhiều bất cập, chưa có hiệu quả, đặc biệt là trong khâu đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên;

– Môi trường thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS:

Trong bối cảnh hiện tại khi xu hướng dân trí ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của đội ngũ giáo viên phải đáp ứng với nhu cầu thực tế. Nhưng để tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên ở nhiều nơi chưa phù hợp, cơ sở vật chất trường lớp xuống cấp, áp lực từ phía phụ huynh cũng làm ảnh hưởng đến đội ngũ trong quá trình thực thi chính sách;

– Mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS và đối tượng thụ hưởng chính sách:

Việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS chịu tác động và chi phối bởi nhiều đối tượng tham gia.Trong đó, đối tượng thực hiện chính sách gồm các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục- đào tạo, các ban ngành đoàn thể xã hội, …; đối tượng thụ hưởng chính sách là đội ngũ giáo viên.

Lợi ích của hai nhóm đối tượng này, không mâu thuẫn với nhau trong quá trình thực hiện chính sách, sẽ tác động mạnh mẽ và được triển khai thực hiện một cách dễ dàng;

– Đặc tính của đối tượng thực thi chính sách:

Hầu hết đội ngũ giáo viên đều có nhận thức sâu sắc về việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ như trau dồi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, bạn bè để nâng cao chất lượng dạy học của bản thân, để từ đó đội ngũ sẽ được đánh giá nhận xét cuối năm với hình thức hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó vẫn còn một vài giáo viên chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, với tư tưởng cuối năm có đánh giá thì cũng dựa trên giấy tờ hình thức nên dẫn đến việc không chịu khó trau đồi chuyên môn giảng dạy. Chính những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách.

      1. 1.4.2. Yếu tố chủ quan

– Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS:

Mỗi bước trong quy trình đều có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng đến quá trình thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế trong những năm qua chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS chưa đạt được mục tiêu cũng vì bỏ qua một khâu rất quan trọng đó là việc tuyên truyền chính sách hoặc tuyên truyền chưa hiệu quả hiệu quả; việc nhận thức vai trò của đội ngũ trong giáo dục ở một số nơi còn rất hạn chế cho thấy công tác tuyên truyền vận động chính sách đã không được chú trọng đúng mức;

– Điều kiện vật chất trong quá trình thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS:

Là yếu tố vô cùng quan trọng cùng với đối tượng thực hiện chính sách để thực hiện một cách có hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, việc đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy học ở các cơ sở trường học rất hạn chế, đôi khi đầu tư không đúng mục đích gây lãng phí và không mang lại hiệu quả;

– Sự ủng hộ của đối tượng thụ hưởng chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS:

Việc thực hiện chính sách nói chung và chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS nói riêng, không chỉ dành cho các cơ quan nhà nước thực hiện, mà có sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt đối với chính sách phát triển đội ngũ thì đó chính là phòng Nội vụ, phòng Giáo dục-đào tạo và Hiệu trưởng các trường THCS. Để có sự đồng tình ủng hộ thì trước hết cần phải tập trung tuyên truyền chính sách bằng nhiều hình thức đến phụ huynh, học sinh và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương.

Tiểu kết Chương 1

Chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS là tập hợp các quyết định chính trị của chủ thể quản lý bằng những giải pháp cụ thể nhằm mục tiêu xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên THCS có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS là đưa chính sách ấy vào thực tiễn để đạt được mục tiêu xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên THCS có trình độ cao đáp ứng ngày càng cao với thực tế xã hội. Quy trình thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS là một quy trình chức phổ biến, tuyên truyền về chính sách; phân công phối hợp thực hiện; duy trì, điều chỉnh; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Các chủ thể thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên THCS là phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục đào tạo, Hiệu trưởng trường THCS và đối tượng thụ hưởng chính sách là đội ngũ giáo viên THCS

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

    1. 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
      1. 2.1.1. Về vị trí địa lí

Thị xã Điện Bàn nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Nam; có vị trí địa lý từ 15050’ – 15057’ vĩ độ Bắc và 1080 – 108020’ kinh độ Đông. Phía Bắc, Tây Bắc tiếp giáp với huyện Hoà Vang và quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng. Phía Nam, Đông Nam tiếp giáp với huyện Duy Xuyên và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Phía Đông tiếp giáp biển Đông. Phía Tây tiếp giáp với huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Diện tích tự nhiên 214,709 km2, với dân số đầu năm 2019 là 251.400 người.

Toàn Thị xã Điện Bàn được chia thành 20 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 7 phường: Điện An, Điện Dương, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông, Điện Ngọc, Vĩnh Điện và có 13 xã gồm: Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Hòa, Điện Minh, Điện Phương, Điện Hồng, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong

Thị xã Điện Bàn có vị trí địa lý thuận lợi cùng với mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh, nên tốc độ và nhu cầu đô thị hóa ngày càng cao khiến nhu cầu phục vụ mở rộng các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ nơi đây đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ điều kiện, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đó là một trong những vấn đề mà các cấp chính quyền quan tâm, chăm lo cho công tác đào tạo nghề, hạn chế tình trạng thất nghiệp, nhằm giúp ổn định tình hình an ninh – trật tự trên địa bàn.

2.1.2. Về giáo dục – đào tạo

Thị xã Điện Bàn được mệnh danh là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, “đất học”, “đất khoa bảng” với những vinh danh “Ngũ phụng tề phi” “Tứ hổ đăng khoa” gắn liền với tên tuổi các nhà khoa bảng, danh nhân, chí sĩ nổi tiếng như: Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Nguyễn Hiển Dĩnh, Nguyễn Thành Ý, Phạm Như Xương, Phan Thành Tài, Lê Đình Dương, Phan Thúc Duyện, Lê Đình Thám, Phan Thanh… Nhắc đến giáo dục ở thị xã Điện Bàn là nhắc đến truyền thống hiếu học từ ngàn xưa.

Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục Thị xã Điện Bàn luôn đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: Tính đến cuối năm học 2018 – 2019, toàn thị xã có 90 trường, 89 cơ sở với 43.091 học sinh/1.349 lớp/ nhóm so với năm học 2017-2018 toàn thị xã tăng 4 trường và 1.364 học sinh, giảm 25 lớp. Cụ thể:

– Trường Mầm non- Mẫu giáo (MN-MG): 39 trường, với 13.022 trẻ/502 lớp/ nhóm; trong đó:

+ MN-MG công lập: 20 trường với 7.077 trẻ. Trong đó, có 7.052 trẻ/240 lớp và 1 nhóm trẻ với 25 trẻ;

+ MN tư thục: có 20 trường với 3.518 trẻ/130 lớp;

– Cơ sở MN, nhóm trẻ, lớp MG độc lập: 89 nhóm, lớp với 2.427 trẻ/131 nhóm, so với năm học 2017-2018 tăng: 18 nhóm và 155 trẻ.

– Tiểu học (TH): 32 trường với học sinh 17.905/570 lớp; so với năm học 2017 -2018 tăng 22 lớp, 1.405 học sinh.

– THCS: 18 trường, 12.164 học sinh /306 lớp; so với năm học 2017 – 2018 tăng 03 lớp, 246 học sinh [25].

2.2.3. Về tình hình chung của đội ngũ giáo viên

Tính đến cuối năm học 2018-2019 toàn ngành có 2.166 cán bộ giáo viên, nhân viên với trình độ đạt chuẩn 100%, trong đó có 82.5% trên chuẩn. Chia ra: Phòng GD&ĐT có 14 người (trong đó có 08 Viên Chức Biệt Phái), cán bộ quản lý trường học có 146 người, nhân viên 154 người, giáo viên 1.716 người, nhân viên Hợp đồng theo Nghị định 68 là 86 người. Hiện nay còn thiếu 250 giáo viên, trong đó: MN-MG 50 giáo viên, TH 173 giáo viên, THCS 37 giáo viên. Hiện nay có 85% giáo viên các trường học trực thuộc có trình độ đào tạo trên chuẩn và đạt mức xuất sắc trong xếp loại chuẩn nghề nghiệp, không có giáo viên xếp loại yếu.

Tỉ lệ giáo viên theo từng cấp học đạt được:

– Giáo viên Mầm non: 480 người/ /241, tỉ lệ giáo viên trên lớp đạt: 1.99;

– Giáo viên Tiểu học: 682 người/ 570 lớp, tỉ lệ giáo viên trên lớp đạt: 1.19;

– Giáo viên THCS: 554 người/ 306 lớp, tỉ lệ giáo viên trên lớp đạt: 1.81 [25].

    1. 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở trên địa bàn Thị xã Điện Bàn

2.2.1. Các nội dung cơ bản của việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở trên địa bàn Thị xã Điện Bàn

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM KHOA 9-DOT 1\CHINH SACH CONG\TRAN THI THANH VAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *